TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9362: 2012


Đặc điểm thiết kế nền của nhà và công trình xây trên đất lún ướt



tải về 1.28 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.28 Mb.
#1807
1   2   3   4   5   6
5 Đặc điểm thiết kế nền của nhà và công trình xây trên đất lún ướt

5.1 Nền đất lún ướt phải thiết kế theo đặc điểm của loại đất này: ở trạng thái ứng suất của tải trọng ngoài hoặc trọng lượng bản thân của đất bị ướt, đất sẽ biến dạng thêm do lún ướt. Chỉ kể đến biến dạng lún ướt khi trị lún ướt tương đối của đất s ≥ 0,01.

5.2 Biến dạng thêm của đất lún ướt được phân ra:

a) Biến dạng lún ướt thẳng đứng Ss do tải trọng trên móng gây ra trong phạm vi vùng biến dạng của nền kể từ đáy móng đến độ sâu mà ở đấy tổng ứng suất thẳng đứng của tải trọng trên móng và trọng lượng bản thân của đất bằng áp lực lún ướt ban đầu ps;

b) Biến dạng lún ướt thẳng đứng S do trọng lượng bản thân của đất gây ra ở phần dưới của lớp đất lún ướt, bắt đầu từ độ sâu mà ở đó ứng suất thẳng đứng của trọng lượng bản thân đất bằng áp lực lún ướt ban đầu ps cho đến ranh giới dưới cùng của lớp lún ướt;

c) Biến dạng ngang Us xuất hiện khi đất lún ướt do trọng lượng bản thân của nó trong phạm vi phần cong của phễu lún ướt.

5.3 Điều kiện đất đai nơi xây dựng, tùy theo khả năng xuất hiện sự lún ướt do trọng lượng bản thân của đất, khi có các loại đất lún ướt, mà chia ra làm hai loại:

a) Lún ướt loại I khi mà sự lún ướt Ss xảy ra về cơ bản ở trong phạm vi vùng biến dạng do tải trọng của móng hoặc của các tải trọng ngoài khác gây ra, còn sự lún ướt S do trọng lượng bản thân của đất gây ra thực tế là không có hoặc không vượt quá 5 cm;

b) Lún ướt loại II khi mà sự lún ướt Ssđ do trọng lượng bản thân của đất gây ra, chủ yếu là ở phần dưới của lớp lún ướt và khi có tải trọng ngoài thì ngoài Ssđ còn có sự lún ướt Ss xảy ra ở phần trên của lớp lún ướt trong phạm vi vùng biến dạng.

5.4 Loại điều kiện địa chất về lún ướt được quy định khi khảo sát địa chất công trình dựa vào kết quả thí nghiệm trong phòng, khi cần chính xác thì sự lún ướt do trọng lượng bản thân gây ra phải thí nghiệm ở hiện trường bằng cách làm ướt đất trong hố thí nghiệm.

5.5 Khi thiết kế nền có đất lún ướt cần phải chú ý khả năng bị ướt và độ ẩm của đất tăng do:

a) Ướt cục bộ nền dẫn dến lún ướt đất trên diện hạn chế trong một số vùng hoặc toàn bộ bề dày lún ướt;

b) Ướt trầm trọng toàn bộ bề dày lún ướt trên một diện lớn và xuất hiện hết độ lún ướt đất do tải trọng truyền trên móng cũng như do trọng Iượng bản thân của đất gây ra;

c) Sự nâng cao mực nước ngầm gây ra lún ướt các lớp đất phía dưới của nền bởi trọng lượng bản thân của các lớp bên trên hoặc bởi tổng tải trọng trên móng của nhà và công trình và trọng Iượng bản thân của đất;

d) Độ ẩm của đất lún ướt tăng từ từ, làm phá hoại điều kiện tự nhiên về bốc hơi ẩm của đất do xây dựng và phủ lớp nhựa đường trên mặt đất và do sự tích tụ dần độ ẩm khi nước bề mặt thấm vào đất.

CHÚ THÍCH: Nguyên nhân và các dạng khác nhau về ướt đất nền theo 5.7, 5.8, 5.10, 5.14, 5.15 và 5.16.

5.6 Nền có đất lún ướt phải tính toán theo các yêu cầu nêu ở Điều 4.

Tổng biến dạng đứng của nền gồm có độ lún do tải trọng truyền Iên móng và độ lún ướt do tải trọng của móng và trọng lượng bản thân của đất gây ra. Độ lún do tải trọng truyền lên móng gây ra phải xác định theo các yêu cầu trình bày ở Điều 4. Đối với đất không có tính lún ướt thì dựa vào các đặc trưng biến dạng của đất ẩm tự nhiên còn đối với đất lún ướt thì theo các yêu cầu ở 5.10, 5.11, 5.12.

CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nền có đất lún ướt cần chú ý khả năng sử dụng các biện pháp nêu ở 4.8.1 và 5.16.

5.7 Áp Iực tính toán R trên nền đất có thể bị lún ướt do các nguyên nhân nêu ở 5.5a), 5.5b), 5.5c), cần xác định có kể đến các yêu cầu sau đây:

a) Khi khắc phục được khả năng xuất hiện lún ướt của nền do tải trọng trên móng và các phần nhà và công trình trên móng gây ra bằng các giảm áp lực trên đất thì trị số R không được vượt quá áp lực lún ướt ban đầu ps;

b) Khi đảm bảo độ bền của nhà và công trình bằng cách dùng tổng hợp các biện pháp chống nước với các biện pháp kết cấu được quy định theo tính toán về tổng độ lún và lún ướt có thể có của nền, thì khi trị số R xác định theo công thức (15) phải sử dụng trị tính các đặc trưng II và cII của đất lún ướt ở trạng thái no nước sau khi lún ướt.

c) Khi lèn chặt và gia cố đất lún ướt bằng các phương pháp khác nhau thì trị số R xác định theo công thức (15) phải sử dụng trị tính toán các đặc trưng II và cII của đất lèn chặt và gia cố có độ chặt cho trước và độ bền của đất ở trạng thái no nước.

5.8 Áp lực tính toán R trên nền khi không thể lún ướt (chỉ bị ẩm theo các nguyên nhân nêu ở 5.5d)) phải xác định theo công thức (15). Trong trường hợp này các đặc trưng của đất phải lấy:

- Nếu W ≥ Wp: Theo kết quả thí nghiệm đất ở trạng thái ẩm tự nhiên W;

- Nếu W < Wp: Theo kết quả thí nghiệm đất ở độ ẩm giới hạn dẻo Wp.

5.9 Kích thước sơ bộ của móng nhà và công trình xây trên đất lún ướt phải quy định xuất phát từ trị áp lực tính toán quy ước Ro (Bảng D.3).

Trị quy ước Ro cũng cho phép dùng để quy định kích thước cuối cùng của móng khi thiết kế những loại nhà nêu dưới đây nếu chúng không có quá trình công nghệ ướt:

a) Các nhà sản xuất, kho, nhà nông nghiệp và các nhà một tầng tương tự khác có kết cấu chịu lực ít nhạy với lún không đều, có tải trọng trên móng trụ đến 400 kN và trên móng băng đến 80 kN/m.

b) Nhà ở và nhà công cộng không khung, cao không quá ba tầng, có tải trọng trên móng băng đến 100 kN/m.

5.10 Lún ướt của đất phải xác định bằng tính toán kể đến những điều kiện đất đai (xem 5.3 và 5.4) dạng thấm ướt có thể có (xem 4.5) và các yếu tố khác.

Khi tính toán lún ướt của đất loại II do trọng lượng bản thân của đất gây ra cần xác định:

a) Trị lún ướt lớn nhất của xuất hiện khi thấm ướt toàn bộ chiều dày lún do làm ướt từ trên, với diện tích có bề rộng nhỏ hơn chiều dày lún ướt hoặc khi nâng cao mực nước ngầm;

b) Trị lún ướt có thể có Sct của đất khi làm ướt cục bộ một diện tích có bề rộng nhỏ hơn chiều dày lún ướt.

5.11 Độ lún ướt của nền, độ lệch lún và độ nghiêng của các móng riêng biệt phải tính toán có kể đến sự làm ướt không đều đất lún ướt do nước tràn theo các phía khác nhau từ nguồn thấm ướt ở vị trí bất lợi nhất đối với móng định tính toán.

5.12 Trị chuyển vị ngang của nền khi lún ướt do trọng lượng bản thân của đất gây ra (xem 5.2c)) cần phải xác định xuất phát từ sự hình thành phễu lún ướt trên mặt đất, phần cong của phễu phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, các đặc trưng cơ Iý của đất và vào điều kiện thấm ướt.

CHÚ THÍCH:

a) Việc tính toán biến dạng nêu ở 5.10 đến 5.12 nên tiến hành theo Phụ lục C.

2) Trị tính toán của độ lún ướt tương đối s cũng như trị áp lực lún ướt ban đầu ps là các trị tiêu chuẩn mà hệ số an toàn về đất trong công thức (12) lấy bằng đơn vị kd = 1.

5.13 Các yêu cầu tính toán nền theo biến dạng đứng (độ lún và lún ướt) được xem như thỏa mãn và các biến dạng có thể tính toán mà không cần kiểm tra đối với đất lún ướt loại I nếu như áp Iực trung bình thực tế lên nền dưới tất cả các móng của nhà không vượt quá:

a) Áp Iực lún ướt ban đầu ps;

b) Trị áp lực tính toán quy ước R0 (theo Phụ Iục D) đối với nhà nêu ở 5.9 được xây trên đất có độ lún ướt tương đối s < 0,03 ở áp lực P = 300 kPa.

5.14 Độ lún ướt của đất nền do ướt cục bộ và ướt nhiều từ trên xuống (xem 5.5a) và 5.5b)) nên dùng trong tính toán kết cấu của nhà và công trình có kể đến những điều kiện đất đai và các biện pháp chọn dùng trong thiết kế.

Ở những nơi có đất lún ướt loại I phải kể đến sự thay đổi tính nén của nền do ướt cục bộ đất lún ướt gây ra, còn đối với đất lún ướt loại II, ngoài sự thay đổi tính nén còn có sự hạ thấp mặt nền khi đất lún ướt bởi trọng Iượng bản thân của nó.

5.15 Nền nhà và công trình xây trên đất lún ướt trong những điều kiện mà ở đấy không thể thấm ướt cục bộ và ướt nhiều (xem 5.5a) và 5.5b)) và cũng không thể có sự dâng cao mức nước ngầm (xem 5.5c)), ví dụ trong những trường hợp khi nhà và công trình không lắp các đường ống cấp thoát nước, màng lưới đường ống bên ngoài đặt ở khoảng cách lớn hơn 1,5 lần bề dày lún ướt ... thì nên thiết kế như đối với đất không lún ướt; nhưng phải kể đến khả năng tăng dần độ ẩm của đất do những nguyên nhân trình bày ở 5.5d).

5.16 Khi có thể bị lún ướt do những nguyên nhân ở 5.5a), 5.5b) và 5.5c), cần dự kiến những biện pháp để loại trừ những ảnh hưởng có hại do lún ướt có thể có đến việc sử dụng thuận lợi nhà và công trình:

a) Khắc phục tính lún ướt của đất (xem 5.17) bằng cách đầm chặt hoặc gia cố đất;

b) Móng xuyên qua hết lớp đất lún ướt (xem 5.12);

c) Kết hợp nhiều biện pháp (xem 5.23) gồm cách loại trừ một phần tính lún ướt của đất, các biện pháp kết cấu và chống nước.

Việc chọn các biện pháp nên tiến hành tùy theo các loại điều kiện địa chất về lún ướt (xem 5.3) có thể do nền bị ướt cả chiều dày lún hoặc một phần chiều dày, sự tác dụng qua lại giữa nhà và công trình thiết kế với công trình và đường giao thông kế cận ...

CHÚ THÍCH: Việc đầm chặt và gia cố đất lún ướt hoặc móng cần xuyên qua hết lớp đất này nên thực hiện trong phạm vi toàn bộ chiều dày lún ướt hoặc chỉ làm ở phần trên của nó nếu như tổng biến dạng tính toán (độ lún và lún ướt) có thể có của nền là cho phép xét theo điều kiện bền của kết cấu và điều kiện sử dụng của nhà và công trình được thiết kế.

5.17 Loại trừ tính lún ướt của đất bằng cách:

a) Trong phạm vi vùng biến dạng hoặc một phần vùng này: lèn chặt bằng đầm nặng, làm các đệm đất, đầm hố móng, đầm chặt bằng nổ dưới nước, gia cố bằng hóa học và nhiệt;

b) Trong phạm vi tầng lún ướt: đầm sâu bằng cọc đất, làm ướt trước các lớp lún bên dưới, trong đó có cả nổ mìn dưới sâu, gia cố bằng hóa học và nhiệt.

5.18 Chiều sâu lèn chặt đất bằng đầm nặng quyết định bởi kích thước và trọng lượng đầm, chế độ đầm nện, loại đất... Còn lèn chặt đất bằng nổ dưới nước thì quyết định bởi trọng lượng thuốc nổ, mật độ đặt thuốc nổ, loại đất, chiều cao cột nước ....

Trong trường hợp nếu việc đầm nện không thể đảm bảo làm chặt đất ở độ sâu cần thiết, nên xét đến việc đào bỏ lớp đất lún ướt, làm đệm bằng đất và lèn chặt đệm này theo từng lớp.

Trọng lượng thể tích hạt đất trong phạm vi lớp được lèn chặt không được nhỏ hơn trọng lượng thể tích hạt đất của lớp lún ướt; còn trong đệm đất, không được nhỏ hơn 16,5 kN/m³ đến 17 kN/m³ tùy theo loại đất được dùng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp khi chiều sâu của vùng biến dạng vượt quá lớp được lèn chặt, kể cả đệm đất thì phương pháp lèn chặt đất nói ở đây được xem như biện pháp giảm sự lún ướt ướt có thể có của nền.

5.19 Việc đầm chặt hố móng phải thực hiện bằng các đầm nặng nhờ đó tạo được hố móng có hình dáng và chiều sâu cho trước với đất được lèn chặt dưới đáy hố và ở thành nghiêng của hố.

Tính toán nền móng trong các hố móng được lèn chặt phải tiến hành theo độ chặt và các đặc trưng bền của lớp lèn chặt, chiều dày của nó cũng như trị áp lực lún ướt ban đầu của đất bên dưới lớp được lèn chặt.

5.20 Các thông số lèn chặt theo chiều sâu của đất lún ướt bằng cọc đất (số lượng, khoảng cách, kích thước cọc,...) phải được quy định từ điều kiện đạt được độ chặt yêu cầu của đất nền, trong đó đã khắc phục hết sự lún ướt của đất do trọng lượng bản thân của đất và tải trọng truyền lên móng gây ra; còn kích thước của diện tích cần nén chặt trên mặt bằng phải xuất phát từ điều kiện đảm bảo sức chịu tải của khối đất được lèn chặt và của lớp đặt nền phía dưới khi đất có cấu trúc tự nhiên ở xung quanh bị lún ướt.

5.21 Làm ướt trước đất nền nên xem như biện pháp làm chặt (khắc phục tính lún ướt) chỉ đối với các lớp đất bên dưới nằm trong phạm vi vùng lún ướt do trọng lượng bản thân đất gây ra. Kích thước diện cần lèn chặt và phương pháp làm ướt phải quy định bằng tính toán sao cho trong phạm vi xây dựng công trình không có sự lún ướt do trọng lượng bản thân của đất gây ra.

Để loại trừ sự lún ướt của đất trong vùng biến dạng do tải trọng trên móng gây ra việc làm ướt trước đất nền trong những trường hợp cần thiết cần thêm:

- Lèn chặt lớp đất bên trên bằng nổ mìn dưới nước;

- Lèn chặt đất bằng đầm nặng hoặc làm đệm đất;

- Làm móng sâu, kể cả móng cọc xuyên hết lớp đất bên trên.

Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả việc làm chặt đất ở bên dưới trong những trường hợp cần thiết (ví dụ: khi tải trọng trên nền lớn) phải thực hiện đồng thời việc làm ướt đất với nổ mìn dưới sâu.

5.22 Việc xuyên hết lớp đất lún ướt của nền nên làm theo một trong các phương pháp sau đây:

- Xây dựng các móng bằng cọc đóng, cọc nhồi, cọc khoan nhồi và các loại cọc tương tự khác;

- Dùng các trụ hoặc băng bằng đất được gia cố bằng các phương pháp hóa học, nhiệt hoặc các phương pháp khác và được kiểm tra thực tế;

- Tăng độ sâu chôn móng.

5.23 Kết hợp các biện pháp chống nước và kết cấu cũng như lèn chặt và gia cố đất ở vùng bị biến dạng thông thường nên dùng ở những nơi đất lún ướt thuộc loại II.

Ở những nơi đất lún ướt loại I, các biện pháp chống nước và kết cấu chỉ nên xét trong những trường hợp khi do một nguyên nhân nào đó không thể loại trừ được tính lún ướt của đất trong phạm vi vùng biến dạng hoặc phải dùng móng sâu.

5.24 Sức chịu tải của nền có đất lún ướt khi móng gồm các trụ bằng đất gia cố phải xác định có kể đến cường độ của đất theo mặt hông của móng (“dương” đối với đất lún ướt loại I; “âm” đối với đất lún ướt Ioại II).

6 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất trương nở

6.1 Nền có đất trương nở phải thiết kế theo đặc thù của đất này khi thấm nước bị tăng thể tích - trương nở. Khi giảm độ ẩm của đất trương nở thì xảy ra quá trình ngược lại - co ngót.

Việc tăng thể tích có thể xảy ra ở đất sét thông thường nếu bị làm ướt bằng các chất thải hóa học của sản xuất công nghệ (ví dụ các dung dịch axit sunfuric).

CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nền bằng xỉ than nên chú ý rằng khi ướt, một số xỉ than có khả năng trương nở (ví dụ xỉ than khi luyện kim bằng điện).

6.2 Trị số trương nở của đất nền phụ thuộc vào áp lực tác dụng ở đáy móng, loại và trạng thái đất, chiều dày của lớp đất trương nở, diện bị ướt, tính chất vật lý và hóa học của chất lỏng thấm vào nền.

6.3 Biến dạng của nền có đất trương nở có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

- Sự trương nở do thấm làm ẩm đất do nước sản xuất, nước khí quyển hoặc do nâng cao mực nước ngầm;

- Sự tích tụ độ ẩm dưới công trình theo từng vùng ở độ sâu hạn chế do phá hoại điều kiện tự nhiên về bốc hơi khi xây dựng và phủ nhựa đường (lớp màng chắn trên mặt);

- Sự trương nở và co ngót của đất ở phần trên của vùng chứa do thay đổi chế độ thủy nhiệt (yếu tố khí hậu theo mùa) cũng như sự co ngót do khô bởi tác động của các nguồn nhiệt.

CHÚ THÍCH: Khi đất nền trương nở và co ngót sẽ xuất hiện áp lực thêm ở hướng ngang, áp lực này phải kể đến khi thiết kế các phần sâu của nhà và công trình (móng, tường tầng hầm, ...).

6.4 Nếu có đất trương nở phải tính theo biến dạng ứng với những yêu cầu chung trình bày ở Điều 4 và khi cần thiết thì cũng tính theo sức chịu tải.

Ngoài ra cần phải xác định trị tính toán về biến dạng thêm của nền do trương nở hoặc co ngót đất gây ra, bằng cách lấy tổng các biến dạng các lớp đất nền riêng rẽ xuất phát từ trị trương nở tương đối tr hoặc co ngót tương đối c xác định theo Phụ lục C do áp lực tổng tác dụng tại các lớp đất đang xét gồm trọng lượng bản thân của đất, tải trọng truyền từ móng nhà hoặc công trình và áp lực thêm do phần không thấm nước của khối đất gây ra.

6.5 Trị tiêu chuẩn của các đặc trưng c và tn xác định theo kết quả thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm có kể đến các chỉ dẫn ở 6.3 về những nguyên nhân thay đổi có thể có về độ ẩm của đất nền. Trị tính toán của các đặc trưng tn và c cho phép lấy bằng trị tiêu chuẩn khi trong công thức (12) lấy hệ số an toàn của đất kd = 1.

6.6 Nếu xác định bằng tính toán trị biến dạng của nền lớn hơn trị cho phép đối với nhà và công trình định thiết kế thì cần phải dự kiến:

- Các biện pháp để giảm biến dạng của nền (xem 4.8.2 và 6.7);

- Các biện pháp chống nước giữ cho đất nền không bị ướt (xem 4.8.5) hoặc hạn chế mức độ ướt;

- Các biện pháp kết cấu đối với nhà hoặc công trình để có thể tiếp nhận các biến dạng (xem 4.8.6).

Trị giới hạn về biến dạng do đất bị nở gây ra cho phép lấy theo Bảng 16 có chú ý đến các yêu cầu ở 4.6.28.

6.7 Các biện pháp nhằm giảm hoặc loại trừ các biến dạng có thể có do đất bị nở gây ra, gồm:

- Khắc phục tính chất trương nở của đất nền trong phạm vi toàn bộ hoặc một phần chiều dày bằng cách làm ướt trước;

- Dùng đệm cát thay thế;

- Thay thế toàn bộ hoặc một phần lớp đất trương nở bằng đất không trương nở;

- Móng xuyên qua (toàn bộ hoặc một phần) lớp đất trương nở.

6.8 Chiều dày của lớp đất nền được làm ướt trước, chiều dày của phần đất trương nở bị thay thế hoặc độ sâu của lớp đất bị móng xuyên qua phải quy định tùy theo trị biến dạng cần giảm do trương nở gây ra.

6.9 Khi xây móng trên nền đất trương nở có làm ướt trước cần phải xét đến việc làm các đệm bằng cát, sỏi hoặc đá dăm hay làm chặt lớp đất bên trên của nền bằng các vật liệu kết dính (ví dụ: vôi).

6.10 Đệm cát thay thế phải đặt trên mặt hoặc trong phạm vi Iớp đất trương nở khi áp lực truyền Iên nền không nhỏ hơn 100 kPa. Để làm đệm, được dùng cát có bất kỳ cỡ hạt nào trừ cát bụi, đầm chặt đến khối lượng thể tích không nhỏ hơn 1,55 T/m³.

6.11 Việc thay thế đất trương nở nên lấy đất không trương nở tại chỗ, đầm đến độ chặt cho trước. Trong trường hợp này việc xây dựng nhà phải làm như đối với đất bình thường không trương nở.

7 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất than bùn no nước

7.1 Nền đất than bùn phải thiết kế theo tính đặc thù của loại đất này: no nước, tính nén co lớn, kéo dài độ lún theo thời gian, các đặc trưng bền, biến dạng và thấm dưới tác dụng của tải trọng sẽ thay đổi nhiều và không đẳng hướng.

Nước ngầm trong đất than bùn thường có tính ăn mòn mạnh đối với vật Iiệu móng và các phần nằm trong đất của nhà và công trình, phải kể đến điều này khi chọn vật liệu và phương pháp chống tác dụng ăn mòn của nước.

7.2 Các đặc trưng bền và biến dạng của đất than bùn cũng như các quá trình Iưu biến khi thay đổi trạng thái ứng suất phải qui định tùy thuộc và các áp lực khác nhau truyền lên mẫu đất than bùn khi nén một trục trong điều kiện không nở hông (bằng thí nghiệm nén).

7.3 Các kết quả thí nghiệm đất than bùn, kể đến tính không đẳng hướng của nó, phải kèm theo chỉ dẫn về phương tự nhiên so với trục thẳng đứng của từng mẫu đất được lấy và về hướng của các quá trình thí nghiệm cơ học so với trục này.

Không cho phép kể đến tính không đẳng hướng của đất than bùn nếu trị các đặc trưng của đất đối với hướng ngang chênh không quá 40 % so với các trị này theo hướng thẳng đứng.

7.4 Không cho phép thiết kế nền là đất nhiều than bùn và than bùn (xem Bảng 12) làm chỗ tựa trực tiếp cho móng, không tùy thuộc vào chiều dày của các lớp đất ấy và vào trị tính toán biến dạng của nền.

7.5 Nếu trị tính toán biến dạng của nền đất than bùn hoặc sức chịu tải của nó không chịu được nhà và công trình thiết kế thì trong thiết kế phải dự kiến:

- Các biện pháp giảm các biến dạng có thể có của nền (xem 4.8.2 và 7.6);

- Các biện pháp kết cấu để nhà (công trình) tiếp thu các biến dạng dự tính của nền (xem 4.8.6).

7.6 Trong các biện pháp giảm biến dạng của nền đất than bùn no nước cần phải dự kiến:

- Móng xuyên qua (toàn bộ hoặc một phần) lớp đất than bùn trong đó kể cả móng cọc;

- Gạt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đất than bùn theo diện quy hoạch và thay bằng đất tại chỗ (không phải đất than bùn) hoặc bằng các đệm cát, sỏi (dăm);

- Nén chặt trước nơi định xây dựng.

7.7 Các phương tiện cơ bản dùng để nén trước đất than bùn là:

- Gia tải bằng đất đắp tạm thời hoặc thường xuyên có làm lớp thấm, các rãnh hoặc hố thoát nước;

- Hạ mực nước tạm thời hoặc thường xuyên.

7.8 Việc lựa chọn các biện pháp hoặc kết hợp chúng phải tiến hành có kể đến chiều dày của lớp và tính chất đất than bùn cũng như tính chất và chiều dày của các lớp đất nằm ngay bên dưới hoặc phủ bên trên đất than bùn.

7.9 Khi thiết kế việc gia tải cần phải quy định:

- Trị áp lực trên cốt đất được nén chặt cần phải đạt được đối với nhà hoặc công trình định thiết kế, đặc trưng bằng tính nén của đất;

- Thời gian cần thiết, đặc trưng đất được nén chặt.

Để xác định trị áp lực cũng như thời gian, đặc trưng của đất cần phải đạt, cho phép dùng phương pháp lý thuyết cố kết tuyến tính của đất.

7.10 Độ chặt của đất trong lớp gia tải bằng cát và trong đệm cát đắp trên đất than bùn phải kiểm tra theo số liệu xuyên tĩnh nêu ở Bảng 5.

CHÚ THÍCH: Không cho phép dùng xuyên động để kiểm tra độ chặt của đất trong đệm cát và trong lớp gia tải trong điều kiện đất than bùn no nước.

7.11 Việc tính toán nền đất than bùn theo sức chịu tải và theo biến dạng phải tiến hành có kể đến:

- Tốc độ chất tải trên mặt đất than bùn;

- Các lực thủy động sinh ra trong quá trình chất tải;

- Sự thay đổi ứng suất trên cốt đất do quá trình cố kết;

- Tính không đẳng hướng về độ bền của đất than bùn;

Khi tính toán cho phép dùng phương pháp lý thuyết cố kết tuyến tính.

8 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên bùn

8.1 Nền bùn phải thiết kế theo tính đặc thù của loại đất: tính nén co lớn, kéo dài độ lún theo thời gian, sự thay đổi đáng kể và tính không đẳng hướng của các đặc trưng bền, biến dạng, thấm và Iưu biến của bùn khi chịu tác dụng của tải trọng cũng như tính xúc biến khá lớn do hiện tượng hóa lỏng tạm thời của bùn khi chịu tác dụng của tải trọng động.

8.2 Các số liệu về bùn cần cho thiết kế nền phải thu thập trên cơ sở điều tra địa chất công trình bằng các phương pháp khác nhau trừ phương pháp động. Nên dùng các phương pháp như nén ngang trong hố khoan, xuyên tĩnh, cắt quay ...

8.3 Các đại lượng đặc trưng quan hệ giữa áp Iực với tính biến dạng, độ bền và tính không đẳng hướng của bùn cũng như các đặc trưng về các quá trình lưu biến cần quy định giống như đối với đất than bùn no nước theo các yêu cầu nêu ở 7.2 và 7.3.

8.4 Khi dùng bùn để làm nền phải phân biệt các trường hợp khi bùn là:

- Đáy hồ ao và tựa trên đất sét hoặc cát;

- Lớp giữa đất sét và đất cát.

8.5 Nếu nền bùn là đáy hồ, ao thì trên mặt nền phải đắp một lớp cát để đảm bảo nước thoát dễ dàng khi nền bùn chịu tác dụng của tải trọng nén của lớp cát và sau đó là tải trọng của nhà hoặc công trình.

Chiều dày lớp cát phải xác định bằng tính toán qua sức chịu tải của nền và lớp cát đắp bên trên cũng nằm trong chiều dày ấy.

Trạng thái ứng suất của bùn trong tính toán phải lấy ứng với trạng thái được nén chặt của bùn trong khi truyền tải trọng lên nền.

8.6 Nếu nền bùn gồm các lớp nằm giữa đất sét hoặc đất cát thì phải kiểm tra sự ổn định (sức chịu tải) giống như nền nhiều lớp của nhà hoặc công trình định thiết kế.

Trong trường hợp này tính chất cơ Iý của bùn nên lấy ứng với trạng thái ứng suất tự nhiên của đất.

Khi sức chịu tải của nền không đủ hoặc trị biến dạng tính toán không cho phép đối với nhà hoặc công trình thì cần dự kiến cách làm chặt nền bằng các phương pháp tương tự như cách làm chặt đất than bùn (xem 7.7 và 7.9).

8.7 Trong trường hợp cần giảm độ nhạy của nhà và công trình xây trên bùn đối với biến dạng không đều của nền thì phải dự kiến các biện pháp kết cấu theo yêu cầu của 4.8.6.

8.8 Tính nền theo biến dạng và theo sức chịu tải phải tiến hành theo những chỉ dẫn ở 7.11.

9 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất êluvi

9.1 Nền có đất êluvi phải thiết kế theo tính đặc thù của đất này: là sản phẩm phong hóa của đá tại chỗ và ở mức độ nào đấy giữ được cấu trúc và tổ chức của mình trong vỏ phong hóa cũng như giữ đặc tính về thế nằm của đất. Do đó khi thiết kế cần chú ý:

- Đất êluvi rất có thể không đồng nhất và trong phạm vi diện xây dựng theo chiều sâu và theo mặt bằng gồm một số loại khác nhau: đá phong hóa yếu và phong hóa đất hòn lớn, đất cát và đất sét, khác nhau rất nhiều về các đặc trưng độ bền và đặc trưng biến dạng;

- Đất êluvi, ví dụ như đất hòn lớn và đá bị phong hóa mạnh (đá bùn vôi) bị yếu đi và bị phá hoại trong khi chưa lấp hố móng;

- Á cát êluvi và cát bụi trong trường hợp no nước lúc đào hố móng và lúc xây móng có thể dẫn đến trạng thái lỏng;

- Cát bụi êluvi có hệ số rỗng e > 0,6 và độ no nước G < 0,7 khi ướt có thể có tính chất lún ướt.

9.2 Để kể đến một cách đầy đủ và chính xác hơn đặc điểm của đất êluvi khi khảo sát địa chất công trình cần xác định dạng đất đá gốc, cấu trúc và mặt cắt vỏ phong hóa, tính chất nứt, thành phiến, thành lớp, các phần bị hạ và bị bào mòn, mặt trượt, trị số, hình dáng và số lượng thể bị bao đất hòn lớn.

Việc lấy mẫu, quy định loại và phương pháp thí nghiệm trong phòng và hiện trường đối với đất êluvi phải thực hiện tùy thuộc vào mặt cắt vỏ phong hóa và thành phần đất đá gốc.

9.3 Khi thiết kế nền đất êluvi phải chú ý quy định cách thí nghiệm trong quá trình khảo sát về khả năng và trị số giảm độ bền của nền đất êluvi trong thời gian dự tính chưa bị lấp kín hố móng. Để đánh giá sơ bộ khả năng giảm độ bền của đất cho phép dùng các phương pháp gián tiếp dựa vào sự thay đổi trong thời gian cho trước về:

- Trọng lượng thể tích - đối với đá;

- Sức kháng xuyên đơn vị - đối với đất sét;

- Hàm lượng tương đối theo trọng lượng các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1 mm đối với đất cát và các hạt có kích thước nhỏ hơn 2 mm đối với đất hòn lớn.

CHÚ THÍCH: Ảnh hưởng của các tác động khí quyển ở các lớp bên trên của đất êluvi bị lộ cho phép xác định trong điều kiện thí nghiệm trong phòng các mẫu đất (nguyên dạng) được lấy lên.

9.4 Nếu nền gồm các loại đất có tính nén thay đổi lớn và có thể sinh ra các biến dạng không cho phép đối với nhà và công trình định xây dựng thì nên dự kiến:

- Làm các đệm đất lèn chặt phân bố bằng cát, đá dăm hoặc đất hòn lớn không bị phong hóa từ các đất đá gốc;

- Đào bỏ vùng bên trên của đất chịu nén thuộc các thể bao đá;

- Làm sạch nền ở vùng bên trên, loại bỏ chỗ bị rời rạc “túi” và “hốc” phong hóa trong đá và sau đó nhồi đá dăm hoặc cát đầm chặt;

- Làm bằng phẳng bề mặt đất đá nếu dùng móng đúc sẵn.

Trong trường hợp những biện pháp này thấy chưa đủ nên xét đến việc dùng móng cọc hoặc các biện pháp kết cấu theo yêu cầu của 4.8.6.

9.5 Trong thiết kế nền và móng phải dự kiến cách bảo vệ đất êluvi khỏi bị phá hoại bởi các tác động khí quyển và nước trong thời gian đào hố móng. Muốn làm vậy không được phép dừng thi công nền sau đó mới làm móng; cần phải dùng các biện pháp bảo vệ; không được đào đất ở hố móng đến ngay độ sâu thiết kế: lớp đất bảo vệ này phải dày ít nhất 0,3 m đối với đất sét và đất cát bụi và 0,1 m đến 0,2 m đối với các loại đất cát khác; phương pháp nổ mìn để đào đá chỉ cho phép dùng cách bắn mìn nông.

9.6 Việc tính nền đất êluvi theo biến dạng và theo sức chịu tải phải kể đến đặc điểm của đất này ứng với các yêu cầu chung quy định ở Điều 4.

10 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất nhiễm muối

10.1 Nền đất nhiễm muối phải thiết kế theo tính đặc thù của đất này

- Hình thành độ lún do xói ngầm khi đất bị ướt lâu dài (và thấm nước qua đất) trị độ lún này phụ thuộc và quá trình hình thành và thế nằm của đất, vào thành phần hạt và thành phần khoáng vật cấu trúc, hệ số rỗng và độ ẩm tự nhiên của đất, vào lượng chứa và thành phần định tính của muối hòa tan trong nước, phụ thuộc vào độ phân tán và phân bố của đất nhiễm muối trong nền, thành phần hóa học của chất lỏng thấm qua nền và điều kiện thấm, cũng như phụ thuộc vào tác động của tải trọng trên nền;

- Sự thay đổi tính chất cơ Iý của đất trong quá trình bị rửa trôi và thường làm giảm đặc trưng bền của đất;

- Sự trương nở của đất sét bị nhiễm muối trong trường hợp thấm ướt;

- Tác dụng ăn mòn vật Iiệu móng và các phần ngầm của nhà và công trình do đất nhiễm muối bị ướt và do sự hòa tan muối trong đất.

10.2 Nền đất nhiễm muối phải tính toán theo yêu cầu nêu ở Điều 4. Nếu đất nhiễm muối là loại lún ướt hoặc trương nở thì phải kể đến những yêu cầu bổ sung nêu ở Điều 5 và Điều 6.

10.3 Độ lún do xói ngầm xác định bằng tổng độ lún của từng lớp đất trong nền dựa vào lún tương đối do xói ngầm theo tính chất của đất, số thời gian thấm ướt và áp lực tác dụng.

Việc xác định trị độ lún do xói ngầm nền theo chỉ dẫn ở Phụ lục C.

10.4 Trị tương đối của độ lún do xói ngầm x phải xác định bằng thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh khi khảo sát địa chất công trình và để nghiên cứu chi tiết từng phần khác nhau của diện và để nghiên cứu chi tiết từng phần khác nhau của diện xây dựng phải thí nghiệm bổ sung trong phòng thí nghiệm.

10.5 Việc kéo dài thí nghiệm đất để xác định độ lún tương đối do xói ngầm không được ngắn hơn 5 ngày đêm khi lượng muối trong đất đạt đến trị số như sau:

a) Trong đất hòn lớn:

- 7 % trong chất nhét là sét, nếu lượng sét hơn 30 %;

- 2 % trong chất nhét là cát, nếu lượng cát hơn 40 %;

- 3 % trong các tảng đất hòn lớn;

- 2 % trong đất cát;

-7 % trong đất sét (không lún ướt với e > 0,67).

b) Đối với đất có lượng chứa muối lớn hơn, để thiết kế nền nhà và công trình cấp I và cấp II, thí nghiệm phải kéo dài ít nhất 3 tháng còn đối với nhà cấp II và IV cho phép thí nghiệm ít hơn 3 tháng.

10.6 Biến dạng toàn phần của nền đất nhiễm muối phải lấy bằng tổng biến dạng do:

- Sự nén chặt của đất;

- Hiện tượng xói ngầm (độ lùn do xói ngầm);

- Do lún ướt của đất (nếu đất thuộc loại lún ướt);

- Trương nở và co ngót của đất (nếu đất thuộc loại trương nở).

10.7 Khi muối phân bố không đều trong lớp đất và có khả năng phát triển các biến dạng tổng không đều, vượt quá trị cho phép đối với nhà hoặc công trình thì phải dự kiến các biện pháp ngăn chặn nền bị ướt và trong trường hợp cần thiết phải dự kiến các biện pháp kết cấu theo yêu cầu của 4.8.6 hoặc phải đặt móng trên đất không bị nhiễm muối bằng cách xuyên qua chiều dày lớp đất nhiễm muối.

11 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất đắp

11.1 Nền đất đắp phải thiết kế theo tính đặc thù của nó như:

Không đồng nhất về thành phần, tính nén co không đều, khả năng tự lèn chặt do trọng lượng bản thân của đất, đặc biệt trong trường hợp tác dụng chấn động do các thiết bị làm việc, do giao thông thành phố và giao thông công nghiệp, do sự thay đổi điều kiện địa chất thủy văn, việc làm ướt đất đắp, do sự phân giải các chất hữu cơ.

CHÚ THÍCH: Trong đất đắp bằng than xỉ và đất sét cần chú ý khả năng trương nở của nó khi bị ướt bằng nước và chất thải hóa học của sản xuất công nghiệp.

11.2 Tính nén co không đều của đất đắp được xét đến trong tính toán nền phải xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường tùy thuộc thành phần và cấu trúc của đất đắp, phương pháp đắp, loại vật liệu chiếm phần chính của đất đắp. Mô đun biến dạng của đất đắp phải xác định trên cơ sở thí nghiệm bằng bàn nén.

11.3 Nền đất đắp phải tính theo yêu cầu ở Điều 4. Trị biến dạng toàn phần xác định bằng tính toán phải được tính như tổng độ lún của nền do tải trọng trên móng gây ra, độ lún thêm do tự lèn chặt đất đắp theo các nguyên nhân nêu ở 11.1 và độ lún hoặc lún ướt của lớp đất tựa do tác dụng của trọng lượng đất đắp và tải trọng của móng.

11.4 Áp Iực tính toán trên nền đất đắp phải xác định theo yêu cầu ở 4.6.9, 4.6.10, 4.6.11, 4.6.12, 4.6.13, 4.6.14, 4.6.15, 4.6.16, 4.6.17 và 4.6.18 dựa trên kết quả thăm dò địa chất công trình và kể đến tính không đồng nhất về thành phần và tổ chức của đất, phương pháp đắp, loại vật liệu chính của đất đắp, độ chặt, độ ẩm và tuổi của đất đắp.

11.5 Áp lực tính toán trên nền trong trường hợp dùng đệm cát, dăm (sỏi) ... phải xác định xuất phát từ các đặc trưng cơ Iý của đất đạt được độ chặt cho trước trong thiết kế.

11.6 Kích thước ban đầu của móng nhà và công trình xây trên đất đắp phải quy định xuất phát từ áp lực tính toán quy ước Ro nêu ở Bảng D.4.

Trị quy ước Ro cũng cho phép dùng để quy định kích thước cuối cùng của móng nhà có tải trọng trên móng đơn đến 400 kN và trên móng băng đến 80 kN/m.

11.7 Nếu biến dạng toàn phần của nền xác định bằng tính toán thấy lớn hơn trị cho phép hoặc sức chịu tải của nền nhỏ hơn sức chịu tải cần có để đảm bảo việc sử dụng bình thường nhà và công trình thì trong thiết kế cần dự kiến các biện pháp theo các yêu cầu của 4.8.1, 4.8.2, 4.8.3, 4.8.4, 4.8.5, 4.8.6 và 4.8.7.

Những biện pháp cơ bản khi thiết kế nền đất đắp là:

- Lèn chặt nền (xem 11.8);

- Làm các đệm bằng cát, dăm (sỏi) hoặc bằng đất (xem 11.9);

- Các biện pháp kết cấu để giảm độ nhạy của nhà và công trình đối với biến dạng lớn của nền (4.8.6);

- Dùng móng sâu (kể cả cọc) để xuyên qua đất đắp.

CHÚ THÍCH: Nếu phần lớn các biến dạng tính toán của nền xảy ra do đất đắp bị ướt thì phải dự kiến các biện pháp chống nước.

11.8 Lèn chặt nền đất đắp bằng cách:

- Đầm chặt bề mặt bằng đầm nặng đến chiều sâu 3 m khi đất được đầm chặt có độ ẩm G ≤ 0,7;

- Đầm chặt bề mặt bằng các máy chấn động và máy lu có rung đến chiều sâu 1,5 m khi đất đắp là cát rời;

- Đầm chặt bằng cách rung có nước đến chiều sâu 6 m khi đất đắp là cát no nước.

11.9 Làm các đệm bằng cát, dăm (sỏi) hoặc bằng đất là nhằm đổi đất đắp có tính nén co lớn và không đều. Chiều dày của đệm, loại đất dùng, mức độ đầm chặt của đệm phải quy định theo kết quả tính nền ứng dụng với yêu cầu ở Điều 4 có kể đến các điều kiện xây dựng địa phương, có các loại đất tương ứng cũng như các thiết bị thi công đệm.

CHÚ THÍCH: Khi bên dưới lớp đất đắp có đất lún ướt loại II thì các đệm phải làm bằng đất sét trên toàn bộ diện tích xây dựng.

11.10 Thiết kế nền đất đắp có chứa tàn tích thực vật tính theo hàm lượng tương đối lớn hơn 0,1 (xem 3.19) phải chú ý đến các chỉ dẫn ở 7.1 đến 7.11: nên bóc đất đất này đi và thi công đệm hoặc dùng móng xuyên qua lớp đất có chứa tàn tích thực vật.

12 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây ở những nơi khác

12.1 Nền nhà và công trình xây ở những nơi khai thác phải thiết kế có kể đến sự sụt không đều của mặt đất, dẫn đến các biến dạng ngang của đất trượt do thi công mỏ và sự di chuyển của đất trong không gian bị đào xới.

Các thông số biến dạng của mặt đất, kể cả độ võng bề mặt, độ nghiêng và chuyển vị ngang cũng như các chỗ nhô cao phải xác định theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình ở nơi khai thác. Các thông số này được dùng chủ yếu để tính nền, móng và phần trên móng của nhà và công trình và cần chú ý khi tiến hành khảo sát địa chất công trình và xác định các đặc trưng của đất.

12.2 Trị tính toán các đặc trưng bền  và c và đặc trưng biến dạng E để xác định nội lực tác dụng trong móng do biến dạng của mặt đất gây ra phải lấy bằng trị tiêu chuẩn với hệ số an toàn về đất trong công thức (12) bằng đơn vị kd = 1.

Trị tính toán của mô đun biến dạng ngang (hướng cạnh) của đất Eng cho phép lấy bằng 0,5 đối với đất sét và 0,65 đối với đất cát so với trị tính toán của mô đun biến dạng (hướng đứng) E của đất.

12.3 Áp lực tính toán R trên đất nền phải xác định bằng công thức (15) theo các yêu cầu ở 4.6.9, 4.6.10, 4.6.11, 4.6.12, 4.6.13 và 4.6.14. Khi đó hệ số điều kiện làm việc của nhà m2 có tác dụng qua lại với nền kể đến ảnh hưởng độ cứng có kết cấu của nhà nên lấy theo Bảng 18 nếu nhà hoặc công trình thiết kế theo sơ đồ kết cấu cứng có giằng tường và móng băng khép kín theo chu vi; trong những trường hợp còn lại lấy hệ số m2 = 1.

12.4 Áp lực biên của móng bè đối với nhà và công trình kiểu tháp (nhà nhiều tầng, tháp nước có áp, ống khói, ...) cũng như các móng đơn của nhà công nghiệp phải tính toán có kể đến các mô men thêm do biến dạng của mặt đất khi khai thác gây ra.

Trong trường hợp này áp lực biên không được vượt quá 1,4R và ở các điểm góc không quá 1,5R; còn hợp lực của các tải trọng và tác động thì không vượt ra ngoài phạm vi lõi tiết diện đáy móng.

12.5 Không cần tính biến dạng của nền trong những trường hợp nêu ở Bảng 17 cũng như khi kết cấu chịu lực của nhà và công trình được thiết kế có kể đến độ sụt không đều của mặt đất. Ở nhũng nơi đất lún ướt thì kết cấu của nhà và công trình phải thiết kế có kể đến sự cộng tác dụng có thể có về biến dạng do khai thác và lún ướt của đất.

Bảng 18 - Hệ số m2

Loại đất

Hệ số m2 đối với nhà và công trình có sơ đồ kết cấu cứng khi tỷ số chiều dài của nhà (công trình) hoặc các đoạn nhà trên chiều cao L/H

L/H ≥ 4

4 > L/H > 2,5

2,5 ≥ L/H > 1,5

L/H ≤ 1,5

Đất hòn Iớn có chất nhét là cát và đất cát, trừ cát mịn và cát bụi

1,4

1,7

2,1

2,5

Cát mịn

1,3

1,6

1,9

2,2

Cát bụi

1,1

1,3

1,7

2,0

Đất hòn Iớn có chất nhét là sét và đất sét có chỉ số sệt ls ≤ 0,5

1,0

1,0

1,1

1,2

Như trên với chỉ số sệt Is > 0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

12.6 Khi thiết kế nền nhà và công trình ở những nơi khai thác phải dự kiến kết cấu móng (12.7 và 12.8) cũng như các biện pháp phụ trợ (xem 12.9) để giảm những ảnh hưởng bất Iợi do biến dạng mặt đất gây ra cho kết cấu trên móng.

12.7 Móng nhà và công trình xây ở những nơi khai thác phải dùng các sơ đồ kết cấu cứng, đàn hồi hoặc kết hợp tùy theo trị biến dạng của mặt đất khi khai thác, độ cứng của kết cấu trên móng, tính biến dạng của đất nền, ...

CHÚ THÍCH:

1) Móng thuộc sơ đồ kết cấu cứng là móng bè, móng băng có giằng bê tông cốt thép, móng đơn có liên kết với nhau, ...

2) Móng thuộc sơ đồ kết cấu đàn hồi là móng có khe lún nằm ngang giữa các móng đơn đảm bảo có thể trượt lên nhau cũng như móng có các phần tử đứng tựa kiểu khớp và nghiêng được khi đất chuyển vị ngang.

3) Móng thuộc sơ đồ kết hợp Ià những móng cứng có các khe trượt ở bên dưới.

4) Đối với nhà khung sơ đồ đàn hồi của móng có thể đảm bảo bằng cách dùng gối tựa kiểu khớp của cột với móng.

5) Đối với nhà nhiều tầng và nhà kiểu tháp không cho phép dùng các móng nghiêng.

12.8 Đối với nền đất có trị mô đun biến dạng bé (E < 10 MPa) cũng như khi tính chất xây dựng của đất có thể xấu đi do khai thác thì nên dùng móng cọc hoặc móng bè.

Nếu phần trên của nền nhà hoặc công trình có lớp đất đắp, đất than bùn, đất lún ướt hoặc các loại đất tương tự thì nên dùng các loại móng xuyên qua lớp đất ấy.

12.9 Các biện pháp nhằm giảm các tác động bất lợi (xem 12.6) của biến dạng mặt đất đối với móng và kết cấu nhà và công trình, gồm có:

a) Giảm bề mặt móng tiếp xúc với đất;

b) Giảm chiều sâu đặt móng đến giới hạn cho phép về điều kiện biến dạng và sức chịu tải của nền;

c) Đặt móng ở cùng một độ sâu;

d) Lấp đất vào hố móng và Iàm đệm móng bằng vật Iiệu có tính dính và ma sát bé ở chỗ tiếp xúc với mặt móng;

e) Làm các đệm đất trên nền đất thực tế không bị nén co;

f) Bố trí tầng hầm và tầng kỹ thuật dưới các chỗ phân cách của nhà;

g) Đào các rãnh tạm thời (trước khi khai thác) theo chu vi của nhà và công trình.

13 Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây ở những vùng động đất

13.1 Nền nhà và công trình xây ở những vùng động đất có cấp động đất tính toán 7, 8 và 9 phải thiết kế theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình ở những vùng động đất.

Ở những vùng có cấp động đất nhỏ hơn bảy thì thiết kế nền không cần kể đến tác động động đất.

13.2 Việc thiết kế nền có kể đến tác động động đất phải thực hiện trên cơ sở tính toán sức chịu tải bằng tổ hợp đặc biệt các tải trọng xác định theo yêu cầu của tiêu chuẩn về tải trọng và tác động cũng như tiêu chuẩn về thiết kế nhà và công trình ở những vùng động đất.

Kích thước sơ bộ của móng cho phép xác định bằng tính toán nền theo biến dạng như các yêu cầu của Điều 4 bằng tổ hợp cơ bản các tải trọng (không kể đến tác động động đất).

13.3 Tính toán nền theo sức chịu tải thường chỉ tính với thành phần đứng của tải trọng truyền qua móng xuất phát từ điều kiện:



trong đó:

Nd Ià thành phần thẳng đứng của tải trọng;

 Ià sức chịu tải của nền;

ktc Ià hệ số tin cậy, Iấy không nhỏ hơn 1,5;

mdd Ià hệ số động đất về điều kiện Iàm việc, Iấy như sau:

mdd = 1,2 đối với đá, đất hòn Iớn và đất cát ít ẩm (trừ cát rời) cũng như đất sét có chỉ số sệt Is ≤ 0,5;

mdd = 0,7 đối với cát rời no nước và đất sét có chỉ số sệt Is ≥ 0,75;

mdd = 1,0 đối với các Ioại đất còn Iại.

13.4 Với những tác động của tải trọng tạo ra mô men theo hai hướng của đế móng thì sức chịu tải  nên xác định riêng cho tác động của lực và mô men theo mỗi hướng độc lập nhau.

13.5 Khi tính nền và móng với tổ hợp đặc biệt của tải trọng có kể đến tác động động đất cho phép tựa không hoàn toàn đáy móng lên đất (gián đoạn một phần) khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Độ lệch tâm ep của tải trọng tính toán không vượt quá 1/3 bề rộng móng trong mặt phẳng mô men lật;



b) Sức chịu tải của nền phải xác định theo bề rộng quy ước của móng bc bằng bề rộng vùng nén dưới đáy móng (với eP):



3. Ứng suất tính toán lớn nhất dưới đáy móng có kể đến sự tựa không hoàn toàn của móng lên đất không được vượt quá tung độ mép của biểu đồ áp lực giới hạn.

13.6 Chiều sâu đặt móng trong vùng động đất (tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình ở vùng động đất) thuộc loại I và II cũng lấy giống như đối với móng ở vùng không bị động đất.

Đối với nhà cao hơn năm tầng nên tăng chiều sâu đặt móng bằng cách xây tầng hầm.

Các tầng hầm phải đặt bên dưới toàn bộ nhà hoặc dưới từng phần riêng rẽ nhưng đối xứng đối với trục nhà hoặc với từng bộ phận.

Chỗ chuyển tiếp từ phần nhà có tầng hầm sang phần không có tầng hầm phải dự kiến làm các bậc theo chỉ dẫn ở 13.7.

13.7 Móng nhà hoặc từng đoạn nhà trên đất không phải đá thường phải đặt ở cùng một độ sâu.

Trong trường hợp móng băng của các đoạn nhà kế cận nhau đặt ở các độ sâu khác nhau thì phải làm bậc để chuyển tiếp giữa hai độ sâu. Bậc không có độ dốc quá 1:2 và chiều cao mỗi bậc không quá 60 cm. Đoạn móng băng tiếp giáp mạch lún ít nhất 1 m phải có cùng độ sâu.

Khi cần đặt các móng trụ gần nhau ở các độ sâu khác nhau thì phải thỏa mãn điều kiện:

trong đó:

h là hiệu số chênh lệch về độ sâu đặt móng;

a là khoảng cách trên mặt bằng kể từ mép gần nhất của đáy hố móng sâu hơn đến mép đáy móng nông hơn;

1 là trị tính toán của góc ma sát trong của đất;

 Ià độ giảm tính toán của i, ở vùng động đất cấp 7 Iấy bằng âm hai độ (- 2°); cấp 8 Iấy bằng âm bốn độ (- 4°) và cấp 9 Iấy bằng âm bảy độ (- 7°);

c1 Ià trị tính toán của Iực dính đơn vị;

ptb Ià áp Iực trung bình dưới đáy của móng nằm cao hơn tính với tổ hợp tải trọng đặc biệt.

Các móng trụ cách nhau bởi khe lún phải ở cùng độ sâu.

14 Đặc điểm thiết kế nền đường dây tải điện trên không

14.1 Các yêu cầu ở phần này của tiêu chuẩn phải tuân theo khi thiết kế nền đường dây tải điện trên không và nền các trạm phân phối điện có điện thế từ 1 kV trở Iên.

CHÚ THÍCH: Các trụ điện sản xuất hàng Ioạt và móng có kết cấu phổ thông dùng ở các đường dây tải điện trên không và ở các trạm phân phối điện được gọi Ià trụ bình thường. Theo đặc tính chịu tải mà trụ điện được chia ra trụ trung gian, trụ neo và trụ góc. Trụ điện và các móng có kết cấu như trong các chỗ vượt đặc biệt được gọi Ià trụ chuyên dùng. Phải phân biệt các chế độ Iàm việc sau đây của đường dây tải điện: bình thường, sự cố và Iắp dựng.

14.2 Các đặc trưng của đất dùng trong tính toán nền trụ điện hoặc trạm phân phối điện ngoài trời phải Iấy theo kết quả nghiên cứu đất.

Nền của trụ điện bình thường (có móng trên nền thiên nhiên) cho phép tính toán bằng cách dùng các trị tiêu chuẩn các đặc trưng đất trình bày ở Phụ Iục B. Trong trường hợp này, hệ số an toàn ktc để xác định trị tính toán các đặc trưng của đất, kể cả khối Iượng thể tích dùng để tính nền theo biến dạng, Iấy ktc =1, và khi tính theo sức chịu tải, theo Bảng 19.

CHÚ THÍCH:

1) Trị đặc trưng ctc, tc, E nêu ở các bảng thuộc Phụ Iục B đối với đất sét có chỉ số sệt trong phạm vi Is = 0,5 đến Is = 0,75 cho phép Iấy như đối với đất có chỉ số sệt trong phạm vi Is = 0,5 đến Is = 1.

2) Trong trường hợp dùng các bảng trên cơ sở thống kê khác về các đặc trưng của đất được nghiên cứu theo các yêu cầu của 4.3.7, trị ktc phải quy định trên cơ sở những nghiên cứu đặc biệt.

Bảng 19 - Hệ số ktc để xác định trị tính toán các đặc trưng của đất khi tính nền theo sức chịu tải



LOẠI ĐẤT

Khối lượng thể tích 

Góc ma sát trong

Lực dính đơn vị

Đất cát

1,0

1,1

4,0

Á cát có chỉ số sệt Is ≤ 0,25, á sét và sét có chỉ số sệt Is ≤ 0,5

1,0

1,1

2,4

Á cát có chỉ số sệt Is > 0,25, á sét và sét có Is > 0,5

1,0

1,1

3,3

14.3 Trị tiêu chuẩn của khối Iượng thể tích đất đắp tcd khi tính nền trụ điện chịu tải trọng nhổ cho phép Iấy theo Bảng 20.

Bảng 20 - Trị tiêu chuẩn của khối lượng thể tích đất đắp lại



Phương pháp đầm đất đắp lại

Khối lượng thể tích đất đắp lại tcd (T/m³)

Ở độ ẩm tự nhiên

Có kể đến tác dụng đẩy nổi của nước

Đầm cơ giới

1,7



Đầm tay

1,7



CHÚ THÍCH: Tử số là trị khối lượng thể tích của đất sét còn mẫu số là khối lượng thể tích của đất cát.

14.4 Việc tính nền trụ điện theo biến dạng và theo sức chịu tải cần tiến hành đối với mỗi chế độ làm việc của trụ. Khi đó tác động động lực của gió lên kết cấu trụ điện chỉ được kể đến khi tính nền trụ điện theo sức chịu tải.

14.5 Các yêu cầu tính nền trụ điện chịu lực nhổ theo biến dạng được xem là thỏa mãn (tức là có thể không tính theo biến dạng) nếu khi nhổ bởi các lực đối xứng tuân theo điều kiện:

- Đối với móng có dạng hình nấm:

- Đối với bản neo:



trong đó:



là lực nhổ tiêu chuẩn truyền lên móng, tính bằng kilôniutơn (kN);

m là hệ số điều kiện làm việc lấy theo chỉ dẫn ở 14.6;

R là áp lực tính toán tính bằng (kPa) trên đất đắp lại của móng trong chế độ làm việc bình thường, lấy theo Bảng 21;

F là hình chiếu diện tích mặt phía trên móng lên mặt phẳng góc với đường tác dụng của lực nhổ, tính bằng xentimét vuông (cm2);

gm là trọng lượng của móng hoặc của bản neo, tính bằng kilôgam (kg);

 là góc nghiêng của đường tác dụng của lực nhổ so với hướng đứng.

14.6 Hệ số điều kiện làm việc m trong các công thức (37) và (38) lấy bằng m = mdxm0xmc, trong đó:

a) Hệ số md = 1 đối với đất nêu ở Bảng 21;

b) md = 0,85 đối với sét và á sét có chỉ số sệt 0,5 < Is < 0,75;

Bảng 21 - Áp lực tính toán trên đất đắp lại



Loại trụ điện

Độ chôn tương đổi của móng trụ h/d

Áp lực tính toán trên đất đắp lại ở chế độ làm việc bình thường R đối với đất (kPa)

Đất sét có chỉ số sệt

Is ≤ 0,5



Cát trung và cát mịn ít ẩm và ẩm

Khi khối Iượng thể tích của đất đắp , T/m³

1,55

1,70

1,55

1,70

1

2

3

4

5

6

1. Trụ thẳng, trung

0,8

32

36

32

40

gian, Ioại bình

36

40

40

48

thường



















1

40

40

40

50




45

50

50

60




1,5

50

60

50

60




55

65

60

75




2,0

60

85

70

85




70

105

80

105




2,5

-

100

-

100




120

120

2. Trụ neo bình

0,8

24

32

28

36

thường và neo góc

28

36

32

40

có kéo Iệch và
















không kéo Iệch, trụ

1

30

40

35

45

trung gian ở góc và

35

45

40

50

trụ vòng, giả thiết bị

1,5

40

50

45

55

phân phối điện

45

55

50

60

ngoài trời

2,0

50

65

55

65




55

70

60

70




2,5

-

70

-

75




80

80

3. Trụ đặc biệt

0,8

-

28

-

28




1,0

-

35

-

35




1,5

-

45

-

45




2,0

-

55

-

55

CHÚ THÍCH:

1) Tử số Ià trị R đối với móng hình nấm cũng như đối với bản neo của trụ có dây chằng chôn trong đất. Mẫu số Ià đối với bản neo có trụ tựa kiểu khớp trên móng.

2) Với những trị trung gian về độ chôn sâu tương đối h/d thì R xác định bằng nội suy.


c) Hệ số m0 đối với trụ điện có đáy:

5 m thì m0 = 1,2

2,5 m thì m0 = 1,0

1,5 m thì m0 = 0,8

d) Hệ số mc đối với chế độ làm việc:

Bình thường: mc = 1,0

Có sự cố: mc = 1,15

CHÚ THÍCH:

1) Kích thước đáy là khoảng cách giữa các trục móng đơn của trụ.

2) Ở những trị trung gian của đáy thì mc lấy theo nội suy.

14.7 Áp lực tính toán trên đất nền dưới đáy móng chịu nén - lật không được vượt quá trị số xác định theo công thức (15) với hệ số m2 =1.

Áp lực lớn nhất lên đất dưới mép đáy móng khi tác dụng tải trọng nén thẳng đứng và hai tải trọng ngang hướng theo các cạnh của đáy móng, không được vượt quá 1,2xR cho mỗi tải trọng ngang kết hợp với tải trọng đứng.

14.8 Trị giới hạn về độ lún của các khối móng độc lập và độ nghiêng khi chịu tải trọng đúng tâm và lệch tâm không được vượt quá trị số nêu ở Bảng 22.

Bảng 22 - Biến dạng giới hạn của nền trụ tải điện



Loại trụ điện

Độ lún của khối móng độc lập, cm

Độ nghiêng của móng đơn

Độ lún trung bình, cm

1. Trụ thẳng trung gian, loại bình thường

0,003B

0,003

Không quy định

2. Trụ neo bình thường và neo góc có kéo lệch và không lệch, trụ trung gian ở góc và trụ vòng, giả thiết bị phân phối điện ngoài trời

0,002 5B

0,002 5

Như trên

3. Trụ chuyên đặc biệt

0,002B

0,002

20

CHÚ THÍCH: B là khoảng cách giữa các trục móng theo hướng tác dụng của lực ngang. Ở các trụ có dây chằng, B là khoảng cách giữa trục móng chịu nén và neo làm việc do nhổ.

14.9 Việc tính nền trụ điện theo sức chịu phải tiến hành

a) Đối với các loại móng có dạng hình nấm khi tác dụng lực nhổ thẳng đứng, thì theo công thức:



b) Đối với bản neo khi tác dụng lực nhổ hướng theo góc  so với phương thẳng đứng thì theo công thức:



trong đó:



là lực nhổ tính toán truyền qua móng hoặc bản neo;

là hệ số tin cậy lấy theo Bảng 23;

d, V là trọng lượng đất đắp (có trọng lượng thể tích d) trong thể tích hình giật cấp kiểu tháp V tạo bơi phần đất bị trôi đi trong lượng phần móng nằm trong đất; thể tích khối tháp bị trồi V được xác định bằng những mặt phẳng đi qua mép trên cùng của móng và nghiêng với phương đứng một góc 0 lấy theo chỉ dẫn ở 14.10;

gm là trọng lượng của bản neo hoặc của móng;

Nb là sức chịu tải của nền bản neo xác định theo chỉ dẫn ở 14.10.

CHÚ THÍCH: Khi có nước ngầm, trọng lượng của móng và đất nằm ở dưới mực nước ngầm phải xác định có kể đến tác dụng đẩy nổi của nước.

Bảng 23 - Hệ số tin cậy



Loại trụ điện

Hệ số tin cậy

- Trụ điện thẳng, trung gian, loại bình thường

1,0

- Trụ thẳng bình thường, neo không có kéo lệch

1,2

- Neo góc bình thường, trung gian, góc vành khuyên, neo có kéo lệch và giả thiết bị phân phối điện ngoài trời

1,3

- Trụ chuyển đặc biệt

1,7

14.10 Sức chịu tải Nb của nền bản neo trong công thức (40) khi chịu tác dụng lực nhổ hướng một góc  với phương thẳng đứng, do hình thành khối đất bị trồi mà các mặt của nó nghiêng với phương ngang một góc 1 xác định bằng công thức:

a) Ở mép dưới của bản:



b) Ở mép trên của bản:



c) Ở mép cạnh của bản:



Sức chịu tải của nền bản neo Nbtính theo công thức:



trong đó:

d là trọng lượng thể tích của đất đắp xác định theo chỉ dẫn của 14.2 và 14.3;

V là thể tích khối đất bị đẩy trồi xác định theo chỉ dẫn của 14.9;

0 và co là các thông số tính toán của đất đắp xác định theo công thức:

 là hệ số nêu ở Bảng 24;

I và cI là trị tính toán lần lượt là của góc ma sát trong của đất và lực dính đơn vị, xác định theo yêu cầu ở 14.2 đối với trường hợp tính toán sức chịu tải của nền.

Bảng 24 - Hệ số 



Loại đất đắp

Khối lượng thể tích của đất đắp, T/m³

1,55

1,7

Cát, trừ cát bụi ẩm và no nước

0,5

0,8

Đất sét có chỉ số sệt Is < 0,5

0,4

0,6

CHÚ THÍCH: Hệ số  đối với cát bụi ẩm, sét và á sét ở chỉ số sệt 0,5 < Is ≤ 0,75 và á cát với 0,5 < Is ≤ 1 lần phải giảm đi 15 %.


tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương