TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9245 : 2012 CỌC Ống thép steel pipe piles Lời nói đầu


Bảng 5 – Hình dạng và dung sai kích thước



tải về 385.12 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích385.12 Kb.
#25082
1   2   3

Bảng 5 – Hình dạng và dung sai kích thước

Bộ phận

Dung sai

Ghi chú

Đường kính ngoài (D)

Phần cuối của ống

± 0,5 %

Để đo đường kính ngoài, dùng phép đo chu vi để tính và có thể sử dụng cả giá trị đo hoặc đường kính ngoài chuyển đổi từ giá trị đo. Việc quy đổi giữa đường kính ngoài, D, và chu vi, c, được tính bởi công thức sau:

D = c/


Trong đó:

D: đường kính ngoài (mm);

c: chu vi (mm);

 = 3,1416



Chiều dày (t)

t<16mm

D<500 mm

+ Không xác định

- 0,6 mm


-

500mm≤D<800mm

+ Không xác định

- 0,7 mm


800mm≤D≤2000mm

+ Không xác định

- 0,8 mm


t≥16mm

D<800 mm

+ Không xác định

- 0,8 mm


800mm≤D≤2000mm

+ Không xác định

- 1,0 mm


Chiều dài (L)

+ Không xác định

- 0




Độ cong (M)

M ≤ 0,1% L

Trong trường hợp ống có L<6 m,

M ≤ 6 mm




Độ phẳng của đầu mút để tạo hình cho mối hàn chu vi tại công trường (h)

h ≤ 2 mm



Độ vuông góc của đầu mút để tạo hình cho mối hàn chu vi tại công trường (h)

0,5% D nhưng không lớn hơn 4 mm



Chiều rộng mở của tai nối (E)

± 5 mm



Chiều rộng của mối hàn điểm

≤ 8 mm



Đối với ống đơn có đường kính ngoài vượt quá 2000 mm hoặc trong trường hợp hình dạng và dung sai kích thước khi có tỷ số t/D nhỏ hơn 1,0% phải theo thoả thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Bảng 6 – Dung sai độ lệch vị trí của mối hàn chu vi tại công trườnga) b)

Tính bằng milimét



Đường kính ngoài, D

Dung sai

D < 700

lớn nhất 2

700 ≤ D ≤ 1016

lớn nhất 3

1016 < D ≤ 2000

lớn nhất 4

CHÚ THÍCH: Độ lệch vị trí là sự chênh lệch đường kính ngoài của hai ống đơn tại vị trí đầu mút ống (giá trị chuyển đổi thành chu vi) khi tiến hành hàn chu vi tại công trường.

a) Ống đơn có đường kính ngoài vượt quá 2000 mm hoặc có t/D nhỏ hơn 1,0% phải được thoả thuận trước giữa khách hàng và nhà cung cấp.

b) Khi cần quyết định chọn trước việc nối một phần hoặc tất cả các ống đơn theo thoả thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp, các ống đơn được dùng để nối với nhau phải được ghi nhãn bằng số hoặc ký hiệu.

10. Chất lượng bề mặt

Ống đơn phải không có khuyết tật bất lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, sự gián đoạn bề mặt gây bất lợi cho sử dụng có thể loại bỏ bằng cách mài hoặc được sửa chữa bằng hàn.



11. Phương pháp thử

11.1. Phương pháp xác định thành phần hóa học

Phương pháp xác định thành phần hóa học của mẻ nấu theo thoả thuận của nhà sản xuất và khách hàng.

Thành phần hóa học của ống được xác định bằng phương pháp quang phổ phát xạ chân không phù hợp với TCVN 8998:2011 (ASTM E 415-08).

11.2. Thử cơ tính

11.2.1. Yêu cầu chung

Các yêu cầu chung cho thử cơ tính theo TCVN 4398 (ISO 377) và TCVN 4399 (ISO 404).



11.2.2. Giới hạn bền kéo

Việc thử nghiệm giới hạn bền kéo phải được thực hiện đối với phần vật liệu gốc và phần hàn của ống thép hàn bằng hồ quang điện. Phương pháp lấy phôi mẫu và số lượng mẫu thử phải như sau.

a) Phương pháp lấy mẫu phải theo TCVN 4398 (ISO 377).

b) Phương pháp lấy phôi mẫu và số lượng mẫu thử được lấy từ mỗi phôi mẫu phải theo Bảng 7.

c) Mẫu thử phải như sau.

1) Mẫu thử kéo phải là mẫu thử theo TCVN 8310 (ISO 4136) và phương pháp lấy mẫu phải phù hợp với một trong những phương pháp sau:

- Đối với ống không được tạo hình bằng cách giãn nở ống, mẫu thử phải được lấy từ ống đó hoặc từ cuộn thép hoặc tấm thép đã dùng để làm ra ống.

- Đối với ống được tạo hình bằng cách giãn nở ống, thì mẫu thử phải được lấy từ ống đó.

2) Mẫu thử giới hạn bền kéo của mối hàn của ống thép hàn bằng hồ quang điện phải là mẫu thử theo TCVN 8310 (ISO 4136) và phải bị cắt ra từ mẫu thử được lấy ở phần cuối ống đã được hàn với điều kiện tương tự như ống hở đó hoặc chính ống hở đó.

d) Phương pháp thử theo TCVN 197 (ISO 6892)



11.2.3. Thử nén bẹp

Thử nén bẹp như sau:

a) Mẫu thử: Đối với ống thép hàn bằng điện trở, lấy một mẫu thử nén bẹp có chiều dài 50 mm hoặc lớn hơn ở đầu mút ống hở.

b) Phương pháp thử: Đặt một mẫu thử giữa hai tấm phẳng ở nhiệt độ phòng và nén cho đến khi khoảng cách giữa hai tấm phẳng đạt giá trị như cho ở Bảng 3. Kiểm tra khe hở và vết nứt của mẫu thử đã được nén bẹp. Mẫu thử được đặt sao cho đường nối giữa tâm ống và mối hàn vuông góc với hướng nén như trong Hình 5.



Bảng 7 – Phương pháp lấy phôi mẫu và số lượng mẫu thử

Phân loại

Phương pháp lấy phôi mẫu

Số mẫu thử trong một phôi mẫu

Trong trường hợp lấy phôi mẫu từ ống hở

Lấy một phôi mẫu cho mỗi 1250 m ống hở tương đương hoặc tỉ lệ của nó có cùng kích thướca)

Mẫu thử kéo: 1

Mẫu thử kéo mối hàn: 1

Mẫu thử nén bẹp: 1


Trong trường hợp lấy mẫu để thử giới hạn bền kéo từ cuộn thép hoặc tấm thép

Đối với các tấm thép, đặt các tấm thép cùng mẻ luyện, trong đó chiều dày lớn nhất không gấp đôi chiều dày nhỏ nhất vào một lô và lấy một phôi mẫu từ mỗi lô tấm thép đó.

Tuy nhiên, với một lô có khối lượng vượt quá 50t, lấy một mẫu thử từ mỗi 2 phôi mẫu.

Còn đối với cuộn thép, lấy một phôi mẫu từ mỗi lô cuộn thép cùng mẻ luyện và chiều dày. Tuy nhiên, với một lô có khối lượng vượt quá 50t, lấy một mẫu thử từ mỗi hai phôi mẫu.


Mẫu thử kéo: 1

Trong trường hợp lấy mẫu thử giới hạn bền kéo mối hàn từ mẫu đầu mút ống thép được hàn bằng đường hàn thẳng trong cùng điều kiện như ống hở

Lấy một mẫu cho từng ống hở tương đương 1250 m hoặc một phần của ống hở có cùng kích thướca)

Mẫu thử kéo mối hàn: 1

CHÚ THÍCH: Về việc áp dụng các hạng mục thử nghiệm, xem Điều 6.

a) Cùng một kích thước là cùng đường kính ngoài và cùng chiều dày ống.



Hình 5 – Thử nén bẹp

11.3. Kiểm tra bằng chụp tia bức xạ

Kiểm tra bằng chụp tia bức xạ cho mối hàn chu vi tại nơi sản xuất như sau:

a) Tần suất kiểm tra và điểm kiểm tra bằng chụp tia bức xạ

Điểm chụp ảnh tia bức xạ là nơi giao cắt của mối hàn lăn và mối hàn chu vi tại nơi sản xuất. Tần suất kiểm tra là cứ 10 điểm giao cắt như thế của các đường hàn chu vi có cùng điều kiện hàn và có cùng kích thước thì chụp một ảnh.

b) Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra phù hợp với ISO 17636.



12. Kiểm tra và kiểm tra lại

12.1. Kiểm tra

Công tác kiểm tra phải như sau.



12.1.1. Các yêu cầu chung của công tác kiểm tra theo TCVN 4399 (ISO 404).

12.1.2. Thành phần hóa học của ống hở phải theo Điều 5.

12.1.3. Tính chất cơ học của ống hở phải theo Điều 6.

12.1.4. Mối hàn chu vi tại nơi sản xuất phải theo Điều 7.

12.1.5. Hình dạng và kích thước của ống đơn phải được kiểm tra cho từng ống đơn và kết quả phải theo Điều 9.

12.1.6. Chất lượng bề mặt, thông thường phải được kiểm tra trên từng ống đơn và kết quả phải theo Điều 10.

12.2. Kiểm tra lại

Ống đơn không được chấp nhận bởi thử kéo và thử nén bẹp có thể được quyết định chấp thuận hoặc không bằng cách kiểm tra lại theo TCVN 4399 (ISO 404).



13. Ghi nhãn

Ống đơn đã kiểm tra đạt yêu cầu phải được ghi nhãn không thể tẩy xoá được với các điều khoản sau:

Khi các ống hở khác cấp nhau hoặc kích thước khác nhau được liên kết lại để tạo thành một ống đơn, tất cả các cấp và kích thước ống hở đều phải được ghi nhãn.

a) Ký hiệu cấp cọc;

b) Tên hoặc chữ viết tắt hoặc nhãn hiệu hàng hoá của nhà sản xuất;

c) Số seri;

d) Kích thước (đường kính ngoài, chiều dày và chiều dài).

14. Báo cáo

Báo cáo phải theo Điều 8 của TCVN 4399 (ISO 404) và nhà sản xuất phải cung cấp chứng chỉ kiểm tra theo mẫu 3.1 b của ISO 10474 cho khách hàng. Khi có yêu cầu hồ sơ kiểm tra khác với quy định trên, khách hàng phải gửi yêu cầu đó tới nhà sản xuất khi đặt hàng. Tuy nhiên, đối với kích thước, phải gửi kết quả kiểm tra (cho mỗi 10 ống hoặc tỷ lệ của nó) tới khách hàng.

Khi nguyên tố hợp kim khác với các nguyên tố đã nêu trong Bảng 2 được thêm vào, hàm lượng của nguyên tố thêm vào phải được báo cáo trong chứng chỉ kiểm tra.
Phụ lục A

(Quy định)



Đặc tính chất lượng của ống đơn có gân

A.1. Quy định chung

Phụ lục này quy định các đặc tính chất lượng của ống đơn có gân.



A.1. Phương pháp sản xuất

Ống hở có gân được sản xuất bằng hàn hồ quang sau khi tạo hình thép băng mà trên đó các gân liên tục và song song với hướng cán phải được gắn bằng đường hàn đường xoắn sao cho gân được tạo ra trên bề mặt bên trong và/hoặc bề mặt ngoài. Tuy nhiên, khi ống thép có gân bên trong và bên ngoài sử dụng để làm ống hở, nó phải phụ thuộc vào thoả thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Hình A.1 và A.2 trình bày ví dụ về thép băng cuộn và cách tạo hình từ thép băng cuộn.



A.3. Hình dạng, kích thước, khối lượng đơn vị và dung sai kích thước của ống đơn có gân

A.3.1. Hình dạng của gân

Hình dạng của gân như sau.

a) Một ống đơn có gân bên trong và/hoặc bên ngoài phải có gân trên bề mặt bên trong và/hoặc bề mặt bên ngoài của ống thép.

b) Nếu cần thiết gân bên trong và/hoặc bên ngoài của ống đơn có gân có thể được loại bỏ trong những trường hợp sau:

- Khi các vành đệm để hàn ống, bích chặn và đai bằng đồng gây cản trở cho gân tại mối hàn chu vi tại công trường.

- Khi có lắp ráp phụ kiện;

- Khi có thoả thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

A.3.2. Kích thước và khối lượng đơn vị

Đường kính ngoài, chiều dày, diện tích mặt cắt ngang và khối lượng đơn vị của ống đơn trong trường hợp ống hở có gân phải được đo không kể gân và phải tuân theo Bảng 4.



A.3.3. Hình dạng và dung sai kích thước

a) Hình dạng và dung sai kích thước được trình bày trong Bảng A.1.

b) Dung sai kích thước của gân được trình bày trong Bảng A.2.

Bảng A.1 – Hình dạng và dung sai kích thước

Phân loại

Dung sai

Ghi chú

Đường kính ngoài (D)

Phần đầu mút ống

± 0,5%

Việc đo kích thước của đường kính ngoài phải được tiến hành như sau:

a) Ống đơn có gân bên trong được trình bày trong Bảng 5.

b) Ống đơn có gân bên ngoài phải thực hiện theo một trong những phương pháp thích hợp dưới đây. Ngoại trừ các chỉ dẫn khác, phương pháp này sẽ do nhà sản xuất quyết định.

D= L0/-hm x 2

D= L/

D= Li/-t x 2



Trong đó:

D: Đường kính ngoài;

Lo: Chu vi bao gồm cả gân;

hm: Chiều cao của chỗ lồi ra (giá trị trung bình của giá trị 3 điểm được đo);

L: Chu vi không bao gồm gân;

Li: Chu vi bên trong ống;

t: Chiều dày của ống thép (giá trị đã đo);

 = 3,1416.

c) Trong trường hợp ống đơn với gân bên trong và bên ngoài, thực hiện theo trường hợp b) ống đơn với gân bên ngoài.


Bảng A.2 – Dung sai kích thước của gân

Mục dữ liệu

Dung sai

Chiều cao gân (h)

Không nhỏ hơn 2,5 mm.

Bề rộng gân (B)

Từ 4 mm đến 20 mm.

Khoảng cách gân (L)

Từ 30 mm đến 40 mm.

Tuy nhiên, khoảng cách các gân bao gồm phần đường hàn xoắn (L’) không lớn hơn 230 mm.



Góc nghiêng tạo gân ()

Không lớn hơn 400.



Hình A.3 – Chiều cao gân và cự ly gân

A.4. Thử nghiệm

A.4.1. Thử giới hạn bền kéo

a) Lấy phôi mẫu và số lượng mẫu thử theo Bảng 7.

b) Mẫu thử gân của mẫu thử giới hạn bền kéo được lấy từ ống đơn có gân hoặc từ cuộn thép dùng làm ống phải là mẫu thử sau khi loại bỏ gân ra.

A.4.2. Phương pháp đo kích thước gân

a) Để đo chiều cao của gân, h, một điểm giữa chiều rộng cuộn thép và hai điểm tùy chọn gần cả hai đầu mút, tổng cộng 3 điểm, phải được đo tại điểm tùy chọn trên ống đơn.

b) Chọn một ống trong mỗi mười ống đơn và theo tỷ lệ này, tiến hành đo tại một điểm tùy ý.

A.5. Chất lượng bề mặt

Mọi gân phải không có khuyết tật có hại. Tuy nhiên, khuyết tật có hại của gân có thể được làm sạch bằng cách mài hoặc sửa chữa bằng phương pháp hàn.



A.6. Kiểm tra

Việc kiểm tra gân phải được thực hiện phù hợp với A.3.

Các kiểm tra khác phải được thực hiện phù hợp với Điều 12.

A.7. Ghi nhãn

Ống đơn sau khi kiểm tra đạt yêu cầu phải được ghi nhãn không thể tẩy xóa với các thông tin sau:

a) Ký hiệu cấp cọc;

b) Ký hiệu gân1);

c) Tên hoặc chữ viết tắt hoặc nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất;

d) Số seri sản phẩm;

e) Kích thước (đường kính ngoài, chiều dày và chiều dài).
Phụ lục B

(Tham khảo)



Ví dụ điển hình về hình dạng và kích thước của các phụ kiện

Phụ lục này mô tả ví dụ điển hình về hình dạng, kích thước và những đặc điểm khác của phụ kiện đi kèm với ống đơn do khách hàng quy định và không cấu thành các điều của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Các phụ kiện là các vật liệu tạm cần thiết cho công tác thi công tạm thời cọc móng.

B.1. Vật liệu phụ kiện và vật liệu hàn

Tính chất cơ học của vật liệu phụ kiện phải bằng hoặc cao hơn thép có giới hạn bền kéo không nhỏ hơn 345 MPa đối với cọc cấp SPP 345 và không nhỏ hơn 400 MPa đối với cọc cấp SPP 400 và SPP 490. Vật liệu hàn dùng để nối các thiết bị phụ kiện nên là một loại vật liệu hoặc kết hợp các vật liệu để đạt được giới hạn bền kéo quy định hoặc cao hơn giới hạn bền kéo quy định của phụ kiện.

Khi giới hạn bền kéo của ống hở và phụ kiện không đồng nhất, sử dụng vật liệu hàn có giới hạn bền kéo bằng hoặc cao hơn loại có giới hạn bền kéo thấp hơn.

B.2. Chất lượng bề mặt, kiểm tra và ghi nhãn phụ kiện

Chất lượng bề mặt, kiểm tra và ghi nhãn phụ kiện như sau:

a) Chất lượng bề mặt: Không nên có bất kỳ lỗi gây hại nào khi sử dụng trên hình dạng bên ngoài của phụ kiện.

b) Kiểm tra vật liệu và phần được hàn của phụ kiện: nên tuân theo quy định của B.1. Hình dạng bên ngoài nên được kiểm tra bằng mắt và nên thỏa mãn quy định của mục a).

c) Ghi nhãn: Phụ kiện không gắn với thân chính của ống tại nơi sản xuất nên được ghi nhãn sao cho dễ nhận ra cấp và kích cỡ của nó.

B.3. Ví dụ về hình dạng và kích thước của phụ kiện

B.3.1. Đai tăng cường

B.3.1.1. Hình dạng của đai tăng cường

Hình dạng của đai tăng cường được chỉ ra trên Hình B.1.





Hình B.1 – Hình dạng tiêu biểu của đai tăng cường

B.3.1.2. Phương pháp gắn

Phương pháp gắn nên như sau:

a) Vị trí gắn (l1): 18 mm.

b) Chiều dài chân mối hàn (a): 6 mm (hàn tiến hành bằng mối hàn góc).

B.3.1.3. Dung sai kích thước

Dung sai kích thước của đai tăng cường theo quy định trong Bảng B.1

Bảng B.1 - Dung sai kích thước của đai tăng cường

Phân loại

Chiều dày

T

Chiều dài

L1

Vị trí gắn

l1

Dung sai kích thước

+ Không xác định

- 0,9 mm


+ Không xác định

- 5 mm


+ 0

- 9 mm


B.3.2. Móc treo

Hình dạng và kích thước của móc treo theo quy định trên Hình B.2.



Tính bằng milimét



Tải trọng treo tối đa của móc treo

t (tấn)

Chiều rộng

A

Chiều cao

B

Vị trí lỗ

C

Kích thước phần vát

Chiều dày tấm treo

T

Đường kính lỗ

Ø

Chiều dài chân hàn

a

D

E

t ≤ 3

120

100

55

25

25

12

40

6

3 < t ≤ 5

120

100

55

25

25

16

40

9

5 < t ≤ 10

200

150

90

30

30

22

65

15

10 < t ≤ 20

300

250

150

50

50

22

80

15

Hình B.2 – Hình dạng và kích thước của móc treo

B.3.3. Vành đệm để hàn ống và vành chặn

Khi một vành chặn được gắn vào vành đệm để hàn ống của phần hàn tại công trường của ống đơn và cọc giữa hoặc cọc dưới hình dạng và kích thước phải phù hợp với Hình B.3 trừ khi có những chỉ dẫn cụ thể khác.

CHỈ DẪN: a) Miếng đệm có thể dùng thay thế cho đường hàn giữ khoảng cách chân

Chiều dày và chiều cao của vành đệm

Đường kính ngoài D, mm

T

Ĥ

ĥ

D ≤ 1016

4,5

50

15, khi Ĥ = 50

35, khi Ĥ = 70



D > 1016

6,0

70, 50

Ĥ = 50 mm trong trường hợp đào bên trong.


tải về 385.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương