TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9206 : 2012



tải về 354.75 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích354.75 Kb.
#4864
1   2   3

5.6.2 Công suất tính toán của phụ tải động lực trong công trình được tính như sau:

PĐL = P­TM + PBT + PĐH (kW)

Trong đó:

PĐL - Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực;

PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy trong công trình;

PBT - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió trong công trình;

PĐH - Công suất tính toán (kW) của phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm trong công trình.



5.6.2.1 Công suất tính toán của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió (động cơ bơm nước, quạt thông gió và các thiết bị khác) được xác định theo biểu thức sau:

Trong đó:

Kyc - Hệ số sử dụng lớn nhất của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió theo Bảng 5;

n - Số động cơ;

Pbti - Công suất điện định mức (kW) của động cơ bơm nước, quạt thông gió thứ i.

Bảng 5 - Hệ số yêu cầu Kyc của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió

Số lượng động cơ

Kyc­

Số lượng động cơ

Kyc­

Số lượng động cơ

Kyc­

2

1 (0,8)

8

0,75

20

0,65

3

0,9 (0,75)

10

0,70

30

0,60

5

0,8 (0,70)

15

0,65

50

0,55

CHÚ THÍCH: Con số trong ngoặc là cho loại động cơ có công suất lớn hơn 30 kW.

5.6.2.2 Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức:

Trong đó:

PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy;

Pni - Công suất điện định mức (kW) của động cơ kéo thang máy thứ i;

Pgi - Công suất (kw) tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị Pgi = 0,1Pni;

Pvi - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị của Pvi = 1;



Kyc - Hệ số yêu cầu của nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở xác định theo bảng 6.

Bảng 6 - Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong các công trình nhà ở

Số tầng

Hệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

15

20

6 đến 7

1

0,85

0,70

0,55

0,55

0,45

0,45

0,42

0,40

0,38

0,30

0,27

8 - 9

1

0,90

0,75

0,65

0,60

0,55

0,50

0,45

0,42

0,40

0,33

0,33

10 - 11

-

0,95

0,80

0,70

0,63

0,56

0,52

0,48

0,45

0,42

0,35

0,31

12 - 13

-

1

0,85

0,73

0,65

0,58

0,55

0,50

0,47

0,44

0,38

0,34

14 - 15

-

1

0,97

0,85

0,75

0,70

0,66

0,60

0,58

0,56

0,43

0,37

16 - 17

-

1

1

0,90

0,80

0,75

0,70

0,65

0,60

0,55

0,47

0,40

18 - 19

-

-

1

1

0,90

0,80

0,75

0,70

0,67

0,63

0,52

0,45

20 - 24

-

-

1

1

0,95

0,85

0,80

0,75

0,70

0,66

0,54

0,47

25 - 30

-

-

1

1

1

1

0,90

0,85

0,80

0,75

0,62

0,53

31 - 40

-

-

1

1

1

1

0,93

0,87

0,82

0,78

0,64

0,55

5.6.2.3 Công suất tính toán (kW) của điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm

Công suất tính toán của phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm sẽ được tính toán quy đổi từ yêu cầu công suất trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm và các thiết bị tiêu thụ điện khác của hệ thống.



Trong đó:

PTĐN - công suất trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa (Btu, Hp)

K - hệ số quy đổi từ công suất trao đổi nhiệt sang công suất điện (Btu = 0,09W; Hp = 0,736 kW)

 - hiệu suất làm việc của hệ thống điều hòa

Pyci - công suất yêu cầu của các thiết bị tiêu thụ điện khác của hệ thống điều hòa.



5.7 Phụ tải tính toán cho nhà khách, khách sạn

Phụ tải tính toán cho công trình này được xác định theo công thức:



PNO = PPN + 0,9PĐL

Trong đó:

PĐL - Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực trong công trình;

PPN - Công suất tính toán (kW) của phụ tải khối phòng nghỉ trong công trình.



5.7.1 Công suất tính toán (kW) của phụ tải khối phòng nghỉ được xác định theo công thức:

Trong đó:

Ppni - Công suất đặt (kW) của phòng nghỉ thứ i;

n - Số phòng nghỉ trong tòa nhà;

Ks - Hệ số đồng thời của phụ tải khối phòng nghỉ, lấy bằng 0,8.

5.7.2 Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực trong công trình nhà khách, khách sạn được tính như cho nhà ở tập thể, chung cư, nhà trọ, xem điều 5.3.2, nhưng hệ số yêu cầu đối với nhóm phụ tải thang máy tuân theo Bảng 7.

Bảng 7 - Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong nhà khách, khách sạn

Số thang máy đặt trong nhà

Kyc

Hệ số công suất cos

Từ 1 đến 2

1

0,6

Từ 3 đến 4

0,9

0,6

Từ 4 trở lên

0,8 - 0,6

0,6

5.8 Hệ số công suất tính toán lưới điện nhà ở lấy bằng 0,80 đến 0,85.

5.9 Khi xác định công suất tính toán của phụ tải động lực không tính công suất của các động cơ điện dự phòng, trừ trường hợp để chọn khí cụ bảo vệ và mặt cắt dây dẫn cấp điện cho động cơ dự phòng đó.

5.10 Khi xác định công suất tính toán của các động cơ điện của thiết bị chữa cháy, phải lấy hệ số yêu cầu bằng 1 với số lượng động cơ bất kì.

5.11 Hệ số đồng thời theo số mạch điện của tủ điện phân phối hoặc tủ điện phân phối phụ được xác định theo Bảng 8

Bảng 8 - Hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch

Stt

Số mạch

Hệ số Kđt

1

2 và 3 (tủ được kiểm nghiệm toàn bộ)

0,9

2

4 và 5

0,8

3

6 đến 9

0,7

4

10 và lớn hơn

0,6

CHÚ THÍCH: Nếu các mạch chủ yếu là cho chiếu sáng có thể coi Kđt gần bằng 1.

5.12 Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch

Hệ số đồng thời dùng cho các mạch cung cấp điện cho tải thông dụng được cho trong Bảng 9.



Bảng 9 - Hệ số đồng thời theo các chức năng của mạch

Chức năng của mạch

Hệ số Kđt

Chiếu sáng

1

Lò sưởi và máy lạnh

1

Ổ cắm

0,5 đến 0,8

Thang máy và cẩu(1)

- Cho động cơ có công suất lớn nhất

- Cho động cơ có công suất lớn thứ 2

- Cho động cơ khác


1

0,75



0,6

CHÚ THÍCH:

(1) Dòng điện được lưu ý bằng dòng định mức của động cơ và tăng thêm 1 trị số bằng 1/3 dòng khởi động của nó.



5.13 Công suất tính toán phụ tải đầu vào công trình công cộng phải lấy theo tính toán kỹ thuật của công trình. Khi lập thiết kế cơ sở cũng như thiết kế kỹ thuật, dùng các trị số ở Bảng 10.

Bảng 10 - Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ

STT

Tên phụ tải

Chỉ tiêu cấp điện

1

Văn phòng:

- Không có điều hòa nhiệt độ

- Có điều hòa nhiệt độ

45 W/m2 sàn

85 W/m2 sàn


2

Trường học - nhà trẻ, mẫu giáo

- Nhà trẻ, mẫu giáo

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

- Trường phổ thông

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

- Trường đại học

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ



25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn
25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn


25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn



3

Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

35 W/m2 sàn

90 W/m2 sàn


5

Khối khám chữa bệnh (công trình y tế)

- Bệnh viện cấp quốc gia

- Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố

- Bệnh viện cấp quận, huyện


2,5 kW/ giường bệnh

2 kW/ giường bệnh

1,5 kW/ giường bệnh



6

Rạp hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc

- Có điều hòa nhiệt độ


125 W/m2 sàn



7

Trụ sở cơ quan hành chính:

- Không có điều hòa nhiệt độ

- Có điều hòa nhiệt độ

45 W/m2 sàn

85 W/m2 sàn


5.14 Phụ tải tính toán của lưới điện chiếu sáng và điện động lực cung cấp cho công trình công cộng Pcc (kW) tính theo công thức:

Pcc = 0,9 (Pcs + Pđl)

Trong đó:

Pcs - Phụ tải tính toán chiếu sáng của công trình công cộng (kW);

Pđl - Phụ tải tính toán điện động lực của công trình công cộng (kW).



5.15 Phụ tải tính toán của lưới điện động lực cung cấp cho công trình công cộng Pđl (kW) tính theo công thức:

Pđl = Pmax + n1P1 + n2P2 + … + niPi

Trong đó:

Pmax - Công suất (kW) của thiết bị điện lớn nhất;

P1, P2, …Pi - Công suất (kW) của các thiết bị điện còn lại;

n1, n2,… n - Số lượng thiết bị điện cùng làm việc đồng thời của mỗi loại thiết bị điện.

5.16 Khi thiết kế lưới điện nhóm chiếu sáng công trình công cộng phải lấy phụ tải tính toán theo tính toán kỹ thuật chiếu sáng với hệ số đồng thời và hệ số sử dụng lớn nhất bằng 1.

6 Trạm biến áp, thiết bị đầu vào, bảng (hộp, tủ) điện, thiết bị bảo vệ

6.1 Vị trí trạm biến áp (TBA)

a) Đối với nhà ở, bệnh viện, trường học:

- Cho phép đặt TBA ở trong nhà nếu TBA sử dụng máy biến áp khô và phải đảm bảo mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175 - 1990, không trái với quy định ở điều I.1.13 của quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006.

- Cấm đặt TBA kề sát các phòng ở, phòng bệnh nhân, phòng học và các phòng làm việc.

b) Đối với công trình công cộng khác:

- Được đặt trạm biến áp ở trong nhà hoặc kề sát nhà nhưng phải đảm bảo mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175 - 1990, không trái với quy định ở điều I.1.13 của 11 TCN-18-2006, TBA phải có tường ngăn cháy với phòng kề sát và có lối ra thông trực tiếp với không gian bên ngoài.

c) Trạm biến áp nên đặt ở tầng trệt và phải có lối thông trực tiếp ra đường phố theo yêu cầu phòng cháy. Trong trạm có thể đặt máy biến áp (MBA) có hệ thống làm mát bất kỳ.

6.2 Bố trí trạm biến áp

a) Nơi đặt thiết bị phân phối điện áp đến 1000V mà người quản lý của hộ tiêu thụ điện tới được không cho phép thông với nơi đặt thiết bị điện phân phối cao áp và máy biến áp mà phải có cửa đi riêng có khóa.

b) Sàn đặt máy biến áp phải có độ cao trên mức ngập lụt cao nhất của khu vực.

c) Không được bố trí gian máy biến áp và thiết bị phân phối tại:

- Dưới những nơi ẩm ướt như: phòng tắm, khu vệ sinh, khu vực sản xuất ẩm ướt. Khi thật cần thiết mà bắt buộc phải bố trí tại những nơi này thì phải có biện pháp chống thấm.

- Ngay bên dưới và trên các phòng tập trung trên 50 người trong thời gian quá 1 giờ. Yêu cầu này không áp dụng cho gian máy biến áp khô hoặc máy biến áp làm mát bằng chất không cháy.

- Bố trí và lắp đặt máy biến áp cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn 11TCN - 20 - 2006 "Quy phạm trang bị điện" phần III trang bị phân phối và trạm biến áp.

6.3 Yêu cầu đặt thiết bị đầu vào:

a) Ở đầu vào công trình phải đặt ĐV hoặc PPĐV.

b) Trước khi vào nhà cần đặt tủ đầu cáp riêng để phân chia lưới điện bên trong và bên ngoài. Việc phân chia này phải được thực hiện ở PPC hoặc ở PPĐV.

6.4 Bố trí thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào, bảng điện nhóm

- Ở ĐV hoặc PPĐV phải đặt các khí cụ điều khiển, bảo vệ. Ở ĐV hoặc PPĐV có dòng điện đến 25 A không cần các khí cụ điều khiển. Khi rẽ nhánh từ đường dây trên không ĐDK vào nhà có đặt khí cụ bảo vệ có dòng điện đến 25 A thì không phải đặt ĐV hoặc PPĐV.

- Cho phép không đặt khí cụ bảo vệ cho đầu vào của đường dây vào nhà khi ở điểm bắt đầu rẽ nhánh đã được bảo vệ khi ĐV hoặc PPĐV đã được cấp điện bằng đường dây riêng.

- Trên mỗi đường dây ra của bảng (hộp, tủ) phân phối, nếu đặt khí cụ bảo vệ có thể đặt một khí cụ bảo vệ điều khiển chung cho một số đường dây ra. Khi phối hợp chung ĐV với bảng (hộp, tủ) phân phối điện, cho phép không đặt khí cụ đầu vào của đường dây vào nhà nếu khí cụ bảo vệ đó đã đặt ở trên đầu của đường rẽ nhánh.



6.5 Phải đặt khí cụ điều khiển ở đầu vào của đường dây cấp điện cho các cửa hàng, các xí nghiệp dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt, các phòng hành chính cũng như các phòng của các hộ tiêu thụ, đặc biệt là các phòng giao dịch của các cơ quan xí nghiệp mặc dù ở đầu đường dây hoặc trên nhánh rẽ từ đường dây cung cấp đã đặt khí cụ điều khiển.

6.6 Khi bố trí khí cụ bảo vệ, ngoài các yêu cầu về dòng điện, còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Trong nhà ở và công trình công cộng sử dụng mạng điện hạ áp 3 pha 4 dây, tại các bảng (tủ, hộp) điện phân phối với bảng (tủ, hộp) điện nhóm, chỉ đặt máy cắt hạ áp và cầu chảy tại dây pha của lưới điện;

- Ở gian cầu thang cách bảng điện trục đứng không quá 3 m và khi bảng điện trục đứng có cùng chức năng với bảng (hộp, tủ) điện tầng thì không yêu cầu đặt bảng (hộp, tủ) điện tầng riêng nữa.

6.7 Vị trí thiết bị đầu vào

- Các ĐV, PPĐV, PPC phải đặt ở phòng đặt bảng (tủ) điện hoặc đặt trong các tủ (hộp) điện hoặc hộc tường có khóa. Ở những nơi dễ bị ngập nước, ĐV, PPĐV và PPC phải được đặt cao hơn mức nước ngập cao nhất thường xảy ra.

- Với nhà không có gian cầu thang, cho phép đặt ĐV trên tường phía ngoài nhà nhưng phải có biện pháp bảo vệ phù hợp và không ảnh hưởng tới kết cấu và mỹ quan của nhà.

- Cho phép đặt ĐV, PPĐV và PPC trong các phòng khác, các tầng hầm khô ráo, hoặc trong tầng kỹ thuật khi người quản lý tới được dễ dàng, hoặc trong các phòng riêng của công trình có tường không cháy với độ chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.

- Khi đặt ĐV, PPĐV và PPC các bảng (hộp, tủ) phân phối điện và các bảng (hộp) điện nhóm, ngoài phòng đặt bảng điện cần thực hiện các yêu cầu sau:

a) Phải đặt thiết bị ở chỗ thuận tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa, ví dụ: khu cầu thang, tầng hầm khô ráo…;

b) Phải đặt các khí cụ điện trong tủ (hộp) bằng kim loại hoặc trong các hộc tường, cửa có khóa. Tay điều khiển các khí cụ này không được thò ra ngoài hoặc nếu có thò ra ngoài thì phải tháo ra được sau khi vận hành.

6.8 Cấm đặt bảng (hộp, tủ) điện ở dưới hoặc trong nhà xí tắm, phòng tắm, chỗ rửa chân tay, chỗ rửa thực phẩm trong bếp, phòng giặt, phòng có hóa chất..

Không được bố trí các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm dò, vòi của các đường ống dẫn nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các loại hộp kỹ thuật khác ở vị trí đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện trừ trường hợp chính phòng đó cần tới. Cấm đặt các ống khí đốt, ống dẫn chất cháy, đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện.

Phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện phải có cánh cửa mở ra phía ngoài và phải có khóa.



tải về 354.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương