TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9168 : 2012


A.2. Tính toán cụ thể A.2.1



tải về 1.03 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.03 Mb.
#5286
1   2   3   4   5   6   7

A.2. Tính toán cụ thể

A.2.1. Chọn công thức xác định lượng bốc hơi mặt ruộng

Do trong vùng đã có tài liệu nghiên cứu về hệ số Capop nên trong tính toán, lượng bốc hơi mặt ruộng được xác định theo công thức Capop.



A.2.2. Chọn biện pháp điều hòa nhu cầu nước trong thời gian gieo cấy.

Do thời gian gieo cấy ngắn, cường độ hao nước trong thời gian ngâm ruộng lớn (ải phơi nỏ) và để thuận tiện cho việc tổ chức gieo cấy, ta chọn biện pháp điều hòa nhu cầu tưới và biện pháp tưới trữ với diện tích gieo cấy hàng ngày là không đổi.



A.2.3. Vẽ đường quá trình hao nước thành phần và đường quá trình hao nước tổng cộng theo lớp nước mặt ruộng tối thiểu trong công thức tưới tăng sản.

Đường quá trình hao nước thành phần bao gồm: đường quá trình hao nước do ngấm (ngấm bão hòa và ngấm ổn định) đường quá trình hao nước do bốc hơi trong các thời kỳ sinh trưởng. Trong trường hợp của chúng ta không tiến hành thay nước nên sẽ không có đường quá trình hao nước thành phần do thay nước trên ruộng lúa.

Tổng hợp đường quá trình hao nước thành phần theo thứ tự thời gian ta sẽ có đường quá trình hao nước tổng cộng.

Tổng hợp đường quá trình hao nước tổng cộng với đường quá trình tạo thành và nâng cao lớp nước mặt ruộng tối thiểu trong công thức tưới tăng sản.

1) Vẽ các đường quá trình hao nước thành phần

- Đường quá trình hao nước do ngấm bão hòa

Để vẽ được bất kỳ một đường quá trình hao nước nào trong trường hợp gieo cấy tuần tự, ta cần xác định được:

+ Cường độ hao nước bình quân

+ Thời gian hao nước trên diện tích gieo cấy đồng thời: th

+ Thời gian gieo cấy: tg

Trong trường hợp này, cường độ hao nước bình quân do ngấm bão hòa xác định theo công thức:

(mm/ngày) (A.1)

trong đó:

A là độ rỗng của đất đã phơi ải (% thể tích đất);

H là chiều sâu tầng bão hòa, tính bằng mm;

βo là độ ẩm ban đầu, tính bằng % A;

th là thời gian bão hòa, tính bằng ngày.

Theo Bảng A.1 ta có:

mm/ngày (A.2)

Thời gian hao nước th = tb = 5 ngày

tg = 25 ngày

Như vậy th ≤ tg và đường quá trình hao nước do ngấm bão hòa sẽ là (Hình A.1)





Hình A.1 - Đường quá trình hao nước

mm/ngày

- Đường quá trình hao nước do ngấm ổn định.

Tiếp sau quá trình ngấm bão hòa là quá trình ngấm ổn định.

Cường độ hao nước bình quân do ngấm ổn định cũng chính là hệ số ngấm ổn định.

Như vậy:

eh,ođ = 2 mm/ngày

Thời gian hao nước do ngấm ổn định sẽ là:

th,ođ = Σtst + tn - tb

trong đó

Σtst là tổng thời gian sinh trưởng của lúa;

Σtst = 119 ngày

tn là thời gian ngâm ruộng, tn = 3 ngày

tb là thời gian ngấm bão hòa, tb = 5 ngày

Vậy: th,od = 119 + 3 - 5 = 117 ngày

Từ đó: th > tg; Wmax = eh,ođ = 2 mm/ngày.

Đường quá trình hao nước do ngấm ổn định như Hình A.2





Hình A.2 - Đường quá trình hao nước do ngấm ổn định

+ Các đường quá trình do bốc hơi mặt ruộng trong các thời kỳ ngâm ruộng, cấy, bén rễ, đẻ nhánh, đứng cái làm đòng, trổ bông phơi màu, ngậm sữa, chắc xanh như Bảng A.6.

Khi vẽ các đường quá trình hao nước này, cường độ hao nước sẽ là trị số bình quân trong thời gian hao nước đồng ruộng Th, có nghĩa là:

trong đó


α là hệ số Capop (Bảng A.2);

Eo là lượng bốc hơi mặt nước tự do ngày xác định theo các tài liệu Bảng A.6;

Th = th + tg

th xác định theo Bảng A.3, tương ứng với số ngày của các thời kỳ sinh trưởng.

2) Đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng

Đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng bao gồm: đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối thiểu (amin) và đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối đa (amax) trong công thức tưới tăng sản.



Bảng A.5 - Đường quá trình tạo lớp nước mặt ruộng

Thời kỳ

th (ngày)

Th = th + tg



α

Wmax (mm/ngày)

Đường quá trình







Số ngày

Từ …
đến …













Ngâm ruộng

3

28

1/I - 28/I



1





Cấy bén rễ

30

55

4/1 - 8/II



0,85





Đẻ nhánh

40

65

4/II - 10/IV



1,70





Đứng cái làm đòng

25

50

16/III - 6/V



1,65





Trổ bông phơi màu

9

34

11/IV - 15/V



1,15





Ngậm sữa chắc xanh

15

40

20/IV - 28/V



1,15





Thời gian tạo thành lớp nước mặt ruộng trên 1 thửa đơn vị (gieo cấy đồng thời) là 1 ngày đêm tức th = 1,(th < tg), nên đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối thiểu như Hình A.3 a), đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối đa như Hình A.3 b)

Hình A.3 a)



Hình A.3 b)



Hình A.3 - Đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối đa (3a, 3b)

Lớp nước mặt ruộng tối đa và tối thiểu theo đầu bài (Bảng A.3) là:

amin = 50 mm, amax = 100 mm

Các trị số Wmax trong Hình A.3 a), A.3 b) sẽ là:



mm/ngày, mm/ngày

A.3. Tổng hợp các đường quá trình hao nước thành phần và đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng tối thiểu, ta sẽ được đường quá trình hao nước tổng cộng theo lớp nước mặt ruộng tối thiểu. Đó là giới hạn dưới của quá trình hao nước tổng cộng (Hình A.3).

A.4. Xác định dung tích điều tiết nước trên ruộng theo công thức tưới tăng sản và theo điều kiện chịu ngập không giảm sản của lúa.

Lần lượt vẽ đường lũy tích của các đường quá trình tạo thành lớp nước mặt ruộng amin, amax, [a] ta sẽ xác định được đường quá trình dung tích điều tiết nước trên ruộng theo công thức tưới tăng sản và điều kiện chịu ngập không giảm sản. Đó là các giới hạn điều tiết nước trên ruộng lúa.



A.5. Xác định đường quá trình lượng mưa thiết kế

Lượng mưa thiết kế ở ngày thứ t xác định theo công thức:

Ptk,t = αt x Pt

trong đó:

αt là tỷ lệ diện tích hao nước ở ngày thứ t so với tổng diện tích;

Trong tg ngày đầu vụ:

Trong thời gian ngày cuối vụ:

t3 = t - (Σtst + tn) = t - (119 + 3) = t - 121

Ở giai đoạn giữa vụ: αt = 1

Pt là lượng mưa rơi xuống ở ngày thứ t (Bảng A.4)



Bảng A.6 - Kết quả tính toán đường quá trình lượng mưa thiết kế

Đơn vị tính bằng mm/ngày



Ngày mưa

Pt

t

αt

Ptk,t

Ngày mưa

Pt

t

αt

Ptk,t

17/1

17/1


18/1

13/2


14/2

24/2


25/2

22/3


29/3

30/3


31/3

4/4


5/4

6/4


7/4

4,0

2,0


3,0

2,0


2,0

3,0


1,7

2,3


11,5

3,0


2,0

3,4


6,1

3,1


2,1

15

17

18



0,6

0,68


0,72

1

1



1

1

1



1

1

1



1

1

1



1

2,4

1,36


2,16

2,0


2,0

3,0


1,7

2,3


11,5

3,0


2,0

3,4


6,1

3,1


2,1

8/4
6/5

10/5


13/5

15/5


17/5

18/5


19/5

20/5


21/5

22/5


23/5

26/5


3,4
5,3

4,9


12,5

3,2


16,3

5,0


16

4,0


5,0

6,0


13,3

18,5


125


129

132


134

136


137

138


139

140


141

142


145

1
0,8

0,68


0,5

0,48


0,4

0,16


0,32

0,28


0,24

0,20


0,16

0,04


3,4
4,24

33,4


6,1

2,3


6,5

18

3,12



1,12

1,2


1,2

2,12


0,7

A.6. Phối hợp giữa đường quá trình mưa, nước hao tổng cộng, xác định đường quá trình hệ số tưới theo phương trình cân bằng nước (1) đã ghi trong tiêu chuẩn.

A.7. Kiểm tra kết quả tính toán

Qua kết quả tính toán, ta thấy:

- Đường quá trình hệ số tưới thỏa mãn các ràng buộc về điều kiện quản lý khai thác và hoạt động của công trình như Điều A.4 của đầu bài đã cho.

- Lớp nước mặt ruộng luôn nằm trong phạm vi lớp nước tối đa và tối thiểu.

- Hệ số điều tiết nước mưa:

trong đó:

804 là tổng lượng mưa đã sử dụng (mm) xác định từ đồ thị;

1150 là tổng lượng mưa thiết kế (mm) xác định từ bảng kết quả tính toán chế độ tưới được tổng kết ở Bảng A.7.



Bảng A.7 - Tổng kết kết quả tính toán chế độ tưới

Đợt tưới

Từ ngày/tháng đến ngày

Số ngày

Hệ số tưới q
(l/s/ha)

Mức tưới m
(m3/s/ha)

I

II

III



IV

V


Ngày 1 tháng I đến 5 tháng I

Ngày 6 tháng I đến 30 tháng I

Ngày 12 tháng II đến 8 tháng III

Ngày 16 tháng III đến 5 tháng IV

Ngày 16 tháng IV đến 29 tháng IV


5

25

24



20

14


0,8

1,0


0,8

0,8


0,8

345,6

2 160


1 658,9

1 382,4


967,7













Σ = 6 515,6

Mức tưới toàn vụ: 6 515,6 m3/ha

Mức tưới trong thời gian làm ải (mức tưới trong tg ngày đầu tiên): 2 074 m3/ha.



A.8. Hãy tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng vào tháng 7 cho một vùng trồng lúa với các tài liệu đã cho sau:

Nhiệt độ bình quân tối đa trong tháng 7:



oC

Nhiệt độ bình quân ngày tối thiểu trong tháng 7:



oC

Vĩ độ: 30o N

Độ cao: 95 m

tức xếp vào loại mạnh/trung bình.

Trị số độ ẩm tương đối tối thiểu

HRmin = 35 % tức xếp vào loại trung bình.

Vận tốc gió ở độ cao 2 m

U2 = 3 m/s tức xếp vào loại điều hòa.

Với các tài liệu đã cho, ta có:



oC

Trị số P được xác định từ bảng 4 ứng với vĩ độ 30o N trong tháng 7

P = 0,31

Vậy f = Ρ.(0,46t + 8,13) = 0,31.(0,46 x 28,5 + 8,13)

f = 6,6 mm/ngày

Với trị số f đã xác định với các tính chất của U2, n/N, HRmin bằng đồ thị xác định được:

ETo = 8 mm/ngày

Trị số Kc xác định theo bảng 10 ứng với trường hợp I với gió điều hòa.

Ta có: Kc = 1,1

Vậy eh = Kc x ETo

eh = 1,1 x 8 = 8,8 mm/ngày

A.9. Tính toán mức nước tưới, hệ số tưới lúa chiêm cho hệ thống thủy nông nhỏ, thiếu tài liệu cơ bản

A.9.1. Các tài liệu cho trước

- Đất đai trong vùng là đất cát pha không bị nhiễm phèn mặn

- Lượng mưa ngày với tần suất 75 % như bảng 3 phụ lục

- Ngày bắt đầu làm ải: Ngày 10 tháng 1

- Thời gian gieo cấy tg = 20 ngày

- Thời kỳ sinh trưởng của lúa như Bảng A.2.



A.9.2. Phương pháp và kết quả tính toán

Do vùng tưới nhỏ và thiếu tài liệu cơ bản nên việc tính toán hệ số tưới có thể căn cứ vào các quy định trong TCVN 8641 : 2011.

Xác định được mức tưới ải là 1 800 m3/ha, mức tưới trong thời kỳ dưỡng lúa xác định cụ thể là:

- Từ ngày cấy đến làm đòng cứ 8 ngày tưới 1 lần với mức tưới mỗi lần là 400 m3/ha.

- Từ thời kỳ làm đòng đến 6 ngày tưới 1 lần với mức tưới mỗi lần 400 m3/ha.

- Ở các thời đoạn lượng mưa rơi xuống không đáng kể (< 10 mm) riêng thời đoạn tử 29 tháng 3 đến 6 tháng 4 có lượng mưa rơi xuống là 23 mm. Do vậy cần hiệu chỉnh lại mức tưới trong thời đoạn này.

- Mức nước tưới sau khi hiệu chỉnh sẽ là: 400 x = 270 m3/ha

- Mức tưới dưỡng tổng cộng sẽ là: 400 x 11 + 270 = 4670 m3/ha

- Hệ số tưới lớn nhất rơi vào thời gian tưới ải

l/s-ha
Phụ lục B

(Quy định)



Phân cấp thiết kế hệ thống tưới

B.1. Cấp thiết kế hệ thống tưới là căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình, là cơ sở và căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động xây dựng.

B.2. Công trình thủy lợi được phân thành 5 cấp thiết kế (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy thuộc vào quy mô công trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ..v.v.. Công trình ở các cấp khác nhau sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Hệ thống tưới được phân thành 4 cấp, từ cấp I đến cấp IV (không có cấp đặc biệt) được quy định trong Bảng B.1.

Bảng B.1 - Phân cấp hệ thống tưới

Quy mô hệ thống tưới

Cấp thiết kế

Đặc biệt

I

II

III

IV

Hệ thống thủy nông có diện tích đất canh tác được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu, 103 ha

-

> 50

> 10 đến 50

>2 đến 10

< và = 2


Phụ lục C

(Quy định)



Bảng C.1 - Hệ số Kc của cây lúa nước tại một số vùng

Thời kỳ

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Đ.Xuân

Mùa

Đ.Xuân

Hè thu

Mùa

Đ.Xuân

Hè thu

Mùa

Mạ

1,34

1,40

1,34

1,45

1,60

1,04

0,91

0,93

Cấy - Bén rễ

1,34

1,40

1,34

1,45

1,60

1,08

1,05

0,99

Đẻ nhánh

1,50

1,55

1,50

1,60

1,65

1,08

1,15

1,06

Đứng cái

1,60

1,70

1,65

1,70

1,75

1,04

1,21

1,17

Làm đồng - Trổ

1,75

1,65

1,70

1,85

1,90

1,02

1,21

1,16

Ngậm sữa - Chắc xanh

1,70

1,84

2,06

2,06

2,06

1,02

1,19

1,08

Chắc xanh - Chín

1,70

1,84

2,06

2,06

2,06

1,03

1,13

0,96


tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương