TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8656-4: 2012 iso/iec 19762-4: 2008



tải về 391.1 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích391.1 Kb.
#39333
1   2

Hình 2 - Trường điện từ

Phân cực tròn thường được dùng trong các hệ thống truyền thông vì hướng của ang-ten phát và thu ít quan trọng hơn so với sóng phân cực thẳng. Vec-tơ từ trường H luôn luôn vuông góc với vec-tơ E. Sử dụng quy ước IEEE, mặt đầu sóng quay tròn theo chiều kim đồng hồ tiếp cận máy thu được xác định là phân cực tròn trái (LHC). Năng lượng trong mặt đầu sóng thể hiện dưới dạng vec-tơ Poynting, P:

P = (E x H) = E x H sin 

Trong đó  là góc pha giữa E và H



06.01.93

Chuẩn trực (Alignment)

Hướng của thẻ đối với ang-ten máy đọc, dưới dạng thay đổi các vị trí x, y, và z của thẻ.



06.01.94

Phân cực của ang-ten (Ang-tenna polarization)

(Hệ thống ang-ten) tiêu điểm của đầu mút của vec-tơ cường độ điện trường trong một mặt phẳng vuông góc với vec-tơ truyền.



06.01.95

Hỏi lần lượt (Poling)

Quá trình mà các trạm dữ liệu được mời để truyền tại một thời điểm.

CHÚ THÍCH Nói chung được dùng cho kết nối đa điểm, hỏi lần lượt có thể dùng cho kết nối điểm - điểm.

[ISO/IEC 2382-9, 09.06.24]



06.01.96

Mật độ thông lượng công suất (Power flux density)

Công suất đi qua bề mặt một phần tử theo hướng năng lượng truyền lan của một sóng điện từ chia cho diện tích của phần tử đó.

[IEC 50(705), 705-02-03]

06.01.97

Độ tăng ích công suất (Power gain)

Theo một hướng đã cho, cường độ trường bức xạ bởi một ang-ten phát so với cường độ trường bức xạ bởi một ang-ten đẳng hướng khi cung cấp cùng một công suất đầu vào.

CHÚ THÍCH 1 Độ tăng ích công suất bao gồm cả suy hao tiêu tán, trái với độ tăng ích định hướng.

CHÚ THÍCH 2 Độ tăng ích công suất không gồm các suy hao do không phù hợp phân cực.



06.01.98

Khả năng lập trình (Programmability)

Khả năng đưa dữ liệu vào và thay đổi dữ liệu và các chức năng chứa trong bộ phát đáp.



06.01.99

Lập trình (Programming)

Hành động nhập hoặc thay đổi dữ liệu chứa trong bộ phát đáp.



06.01.100

Thời gian sống thiết kế (Projected life)

Thời gian sống ước lượng cho một bộ phát đáp thường thể hiện dưới dạng số chu kỳ đọc và/ hoặc ghi, hoặc đối với các bộ phát đáp chủ động tính bằng năm, dựa trên thời gian sống của pin và hoạt động đọc/ ghi.



06.01.101

Tán sắc xung (pulse dispersion)

Sự trải ra về bề rộng hoặc độ rộng của xung khi truyền qua một hệ thống truyền dẫn thực tế, do ảnh hưởng của các thành phần phản ứng được phân bổ.



06.01.102

Hệ số Q (Q factor)

Hệ số chất lượng (Quality factor)

Tỷ số của tần số trung tâm và băng thông.



06.01.103

Trường bức xạ gần (Radiating near field)

Vùng không gian giữa vùng trường gần hoạt động và vùng trường xa, ở đó thành phần chiếm ưu thế của trường điện từ là các vùng không gian mà thể hiện sự truyền năng lượng và trong không gian đó phân bố trường theo góc không phụ thuộc khoảng cách tới ang-ten.

CHÚ THÍCH Nếu ang-ten có kích thước chung cực đại không lớn hơn bước sóng, thì khu vực trường gần bức xạ không thể xác định trong thực tế.

[IEC 50(712), 712-02-04]



06.01.104

Bức xạ (Radiation)

Hiện tượng mà nhờ nó năng lượng ở dạng sóng điện từ phát ra từ một nguồn vào không gian.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ có liên quan: động từ bức xạ.

[IEC 50(705), 705-02-01]



06.01.105

Hiệu suất bức xạ (Radiation efficiency)

Tỷ số của tổng công suất bức xạ bởi một ang-ten với công suất thực mà ang-ten đó nhận được.

[IEC 50(712), 712-02-50]

06.01.106

Hiệu suất ang-ten (Ang-tenna efficiency)

(ang-ten loại mở với độ rọi mở quy định) Tỷ số của tổng diện tích hiệu dụng cực đại và diện tích hình học của độ mở.

[IEC 50(712), 712-02-06]

06.01.107

Giản đồ xạ (Radiation pattern)

Biểu đồ bức xạ (Radiation diagram)

Thể hiện bằng hình của hàm phân bổ trong không gian của trường điện từ.

CHÚ THÍCH Ví dụ, mẫu bức xạ có thể là một biểu đồ của độ lớn của một thành phần trường xa, hoặc là một đường viền của giá trị tương đương của một thành phần trường xa, tại một khoảng cách nào đó tới ang-ten, như một hàm số của hướng.

[IEC 50(712), 712-02-15]



06.01.108

Khoảng (Range)

Khoảng cách (tối thiểu hoặc tối đa) giữa ang-ten của bộ thẩm định và (các) thẻ.

CHÚ THÍCH Trường hợp nhiều thẻ, khoảng này được đo từ tâm hình học của quần thể thẻ.

06.01.109

Đọc/ghi (Read/write)

Khả năng đọc dữ liệu từ bộ phát đáp và thay đổi dữ liệu (quá trình ghi) khi dùng một thiết bị lập trình thích hợp.



Cf. Máy đọc/bộ thẩm định

06.01.110

Bộ chỉ thị cường độ tín hiệu thu (Receiving signal strength indicator - RSSI)

Giá trị của công suất nhận được ở đầu vào, nó có thể được thể hiện bằng dữ liệu số hoặc điện áp analog tùy theo ứng dụng phần cứng.



06.01.111

Chắn (Screening)

Quá trình chắn truyền dẫn RF để tránh những tác động không mong muốn của thẻ bên ngoài vùng hoạt động mong muốn.

CHÚ THÍCH Quá trình tránh hoặc giảm thiểu những nhiễu điện từ bằng cách dùng các vật liệu hấp thụ và phản xạ điện từ có cấu trúc hoặc vị trí thích hợp để giảm tương tác giữa nguồn nhiễu tiềm tàng và mạch điện được bảo vệ.

06.01.112

Phần tử tín hiệu (Signal element)

Một phần tử của một tín hiệu rời rạc về thời gian phân biệt với các phần khác bởi một hoặc nhiều đặc tính như khoảng thời gian, vị trí tương đối, dạng sóng, độ lớn của nó.

[IEC 60050-702, 702-05-01]

CHÚ THÍCH Mỗi phần tạo thành một tín hiệu rời rạc và phân biệt với các phần khác bởi một hoặc nhiều đại lượng đặc trưng.

CHÚ THÍCH Ví dụ về các đại lượng đặc trưng là biên độ, dạng sóng, khoảng thời gian và vị trí theo thời gian.

[ISO/IEC 2382-9, 09-02-05]



06.01.113

Tín hiệu trên tạp âm và méo (Signal to noise & distortion - SINAD)

Viết tắt của tỷ số giữa tổng của tín hiệu, tạp âm và méo với tổng của tạp âm và méo, thường thể hiện bằng đê-xi-ben (dB).

CHÚ THÍCH SINAD được tính bằng tỷ số giữa tổng công suất nhận được, tức là công suất tín hiệu-cộng-tạp âm-cộng méo nhận được, và tỷ số tín hiệu trên tạp âm của công suất tạp âm-cộng-méo nhận được.

06.01.114

Tỷ số tín hiệu/tạp âm (Signal/noise ratio - S/N)

Tỷ số, thường được thể hiện bằng đề-xi-ben, của công suất tín hiệu mong muốn trên công suất của tạp âm cùng tồn tại một điểm xác định trên kênh truyền (thường là tại đầu ra của máy thu) trong những điều kiện xác định.

CHÚ THÍCH 1 Nói chung, tín hiệu này không thể tách khỏi tạp âm và trong thực tế tỷ số này (tín hiệu tạp âm) trên tạp âm là đo được.

CHÚ THÍCH 2 Các điều kiện quy định gồm bản chất và các đặc tính của tín hiệu mong muốn, bản chất và đặc tính của tạp âm, các đặc tính của ang-ten và máy thu như độ rộng băng, và các quy định khác nữa.

[IEC 60050-713:1998, 713-11-19]

06.01.115

Sóng mang hình sin (Sinuasoidal carrier)

Dạng sóng cơ bản, được đặc trưng bởi tần số đơn và bước sóng, được dùng để mang dữ liệu hoặc thông tin bằng cách điều chế một số đặc tính của dạng sóng này.

Cf. Điều chế

06.01.116

Mặt nạ phổ (Spectrum-mask)

Mật độ công suất cực đại của một phát xạ thể hiện bằng một hàm của tần số.



06.01.117

Song công phân chia theo thời gian (Time division duplexing - TDD)

Ứng dụng của ghép kênh phân chia theo thời gian chỉ rõ thời gian vật lý được sử dụng như thế nào.

VÍ DỤ Bộ thẩm định và thẻ không hoạt động đồng thời.

06.01.118

Ghép kênh phân chia theo thời gian (Time division multiplexing - TDM)

Ghép kênh trong đó một số tín hiệu độc lập được phân bổ vào những khoảng thời gian tuần hoàn tách biệt để truyền trên một kênh chung.

[IEC 60050-704, 704-08-07]

06.01.119

Đường lên (Up-link)

Kết nối radio giữa một trạm phát mặt đất và trạm thu không gian.

[IEC 60050-725 , 725-12-23]

06.01.120

Kênh truyền (Transmission channel)

Các phương tiện truyền phát tín hiệu theo một hướng giữa hai điểm.

CHÚ THÍCH Một số kênh có thể chia sẻ một đường truyền chung: ví dụ, mỗi kênh được cấp một dải tần cụ thể hoặc một khe thời gian cụ thể. Ở một số nước, thuật ngữ "kênh truyền thông" hoặc gọi tắt "kênh" cũng được dùng để chỉ "mạch viễn thông", tức là bao quanh hai hướng truyền. Cách dùng này bị phản đối. Một kênh truyền có thể đủ điều kiện nhờ bản chất của các tín hiệu được truyền phát, hoặc là độ rộng dải hoặc tốc độ số của nó, ví dụ, kênh điện thoại, kênh điện tín, kênh dữ liệu. Kênh 10 MHz. Kênh 34 Mbit/s.

[IEC 60050-704, 704-04-02]



06.01.121

Trường mở (Open field)

Đường từ bộ phát tới bộ thu là đường ngắm LOS (Line Of Sight).



06.01.122

Môi trường làm việc (Operating environment)

Vùng trong đó tín hiệu RF của một bộ thẩm định bị suy giảm dưới 90 dB.

CHÚ THÍCH Trong không gian tự do, môi trường làm việc là một hình cầu có bán kính khoảng 1000 m với bộ thẩm định đặt ở tâm; trong một tòa nhà hoặc một môi trường đóng khác, kích thước và hình dáng của môi trường làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất của vật liệu, hình dáng của tòa nhà và có thể nhỏ hơn 1000 m ở một số hướng và lớn hơn 1000 m ở các hướng khác.

06.01.123

Quy trình hoạt động (Operating procedure)

Tập các chức năng và lệnh được một bộ thẩm định dùng để nhận dạng và sửa đổi các thẻ (còn gọi là lớp nhận dạng thẻ).



06.01.124

Phiên (Session)

Quá trình kiểm tra gồm có một bộ thẩm định và một mẫu thẻ có liên quan.

VÍ DỤ Một bộ thẩm định chọn một trong bốn phiên và kiểm tra các thẻ trong phiên này; bộ thẩm định và quần thể thẻ liên quan làm việc trong một và chỉ một phiên trong khoảng một vòng kiểm tra (đã xác định ở trên), ở mỗi phiên, các thẻ duy trì một cờ hiệu kiểm tra tương ứng; các phiên cho phép thẻ giữ dấu trạng thái kiểm tra của chúng một cách riêng biệt cho mỗi một trong bốn quá trình kiểm tra xem kẽ về thời gian có thể được, bằng cách sử dụng một cờ hiệu kiểm tra độc lập cho mỗi quá trình.

06.01.125

Tập lệnh (Command set)

Tập các lệnh được dùng để phát hiện và sửa đổi một mẫu thẻ.



06.01.126

Yêu cầu lặp tự động (Automatic repeat request - ARQ)

Giao thức bao gồm phát hiện lỗi và nhắc lại truyền phát này sau đó để sửa lỗi nếu cần.

CHÚ THÍCH Tần số được dùng để mang dữ liệu bằng cách điều chế dạng sóng mang thích hợp, trong hệ thống dạng bằng tần số radio là khóa dịch biên (ASK), Khóa dịch tần số (FSK), khóa dịch pha (PSK) hoặc các cách khác. Tín hiệu mang không mang thông tin trước khi dữ liệu được thêm vào tín hiệu nhờ điều chế.

06.01.127

Tính tương thích (Compatibility)

Sự kết hợp cùng nhau của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ trong các điều kiện cụ thể để hoàn thành các yêu cầu có liên quan mà không gây ra các phản ứng không chấp nhận được.

CHÚ THÍCH Tính đổi lẫn, tính tương thích, và tính không gây nhiễu là các mức độ tương thích khác nhau.

06.01.128

Dải tần số (Frequency range)

Tập các tần số (của thiết bị) mà nhờ đó có thể điều chỉnh các thiết bị hoạt động một cách hiệu quả.

CHÚ THÍCH Dải tần của thiết bị có thể được chia thành các khoảng nhỏ ngắt quãng có thể liền nhau hoặc ngắt quãng.

[IEC 60050-702, 702-09-68]



06.01.129

Tính đổi lẫn (Interchangeability)

Tình trạng giữa các thiết bị hoặc các hệ thống có chức năng, đặc tính giao diện và hoạt động tương đương nhau có thể hoán đổi cho nhau mà không cần thay đổi và vẫn đạt được cùng một dịch vụ hoạt động như cũ.



06.01.130

Thiết bị cự ly ngắn (Short range device - SRD)

Các máy phát radio có khả năng truyền thông đơn hướng và hai hướng và có khả năng gây nhiễu là nhỏ đối với các thiết bị radio khác.

CHÚ THÍCH Dưới đây là một số loại SRD:

- Điều khiển từ xa

- Đo từ xa

- Báo động

- Thoại và video.

06.01.131

Cơ sở kĩ thuật cho quy định (Technical basis for regulation - TBR)

Một phần của các ETS (các quy định kĩ thuật và thử nghiệm) do ETSI xây dựng, được dùng làm nền tảng cho các quy định kỹ thuật chung.



06.01.132

Chip (Chip)

Phần thời gian (của các liên lạc radio số) của tín hiệu thể hiện một kí tự, được truyền đi với các đặc điểm được phân biệt với các đặc điểm của các phần khác của cùng tín hiệu, tuân theo một quy tắc đã định.

CHÚ THÍCH Trích từ IEC 60050-713, 713-07-04.

06.01.133

Vùng/khu vực/trường thu nhận (Capture field/ area/ zone)

Vùng của trường điện từ, được xác định bởi ang-ten của bộ thẩm định/máy đọc, trong đó bộ phát đáp được báo hiệu để thực hiện một đáp ứng.



06.01.134

Chống xung đột (Anti-clash)

Đặc tính nhờ đó tránh được xung đột tại bộ thu của máy đọc/bộ thẩm định để đối phó với phát sinh từ các bộ phát đáp có mặt đồng thời trong vùng thẩm định hoặc đọc của một hệ thống nhận dạng bằng tần số radio và cạnh tranh sự chú ý tại cùng một thời điểm mà không tạo ra một báo lỗi hoặc một khóa phiên.

CHÚ THÍCH Còn gọi là chống tranh chấp và chống xung đột.

06.01.135

Tầm hoạt động (Field of view - FoV)

Khu vực/vùng/trường thu nhận (Capture field/area/zone)

Vùng xung quanh bộ thẩm định/máy đọc mà trong vùng đó bộ thẩm định/máy đọc có khả năng liên lạc với bộ phát đáp.



06.01.136

Đường xuống (Forward link)

Liên lạc từ bộ thẩm định/máy đọc tới bộ phát đáp.

CHÚ THÍCH Còn được biết đến là đường xuống.

Cf. Đường lên.



06.04.01

Ang-ten (Ang-tenna)

Dây trời (kháng) (Aerial (deprecated))

Một phần của hệ thống thu hoặc phát radio được thiết kế để ghép nối giữa một máy phát hoặc một máy thu với môi trường mà sóng radio truyền lan.

[IEC 60050 (712), 712-01-01]

CHÚ THÍCH 1 Cấu trúc ang-ten thường gặp trong các hệ thống nhận dạng bằng tần số radio, có thể được dùng để cả nhận và truyền năng lượng điện từ, đặc biệt là năng lượng điện từ đã được điều chế dữ liệu.

CHÚ THÍCH 2 Xem thêm ang-ten lưỡng cực.

06.04.02

Ang-ten lưỡng cực (Dipole ang-tenna)

Ang-ten đối xứng gồm các vật dẫn điện thẳng và được cấp năng lượng bởi một đường dẫn cân bằng

CHÚ THÍCH 1 Từ "lưỡng cực" đôi khi được dùng để mô tả các ang-ten không phù hợp ở mọi khía cạnh với định nghĩa trên. Trong những trường hợp đó, cần có từ nói rõ thêm, ví dụ "lưỡng cực bất đối xứng".

[IEC 60050 (712), 712-04-23]

CHÚ THÍCH 2 Ang-ten lưỡng cực gồm một dây dẫn đơn có chiều dài bằng khoảng nửa bước sóng của sóng mang.

CHÚ THÍCH 3 Ang-ten lưỡng cực là cơ sở cho các kiểu ang-ten phức tạp hơn.



06.04.03

Bộ kích thích (Exciter)

Mạch điện tử được dùng để điều khiển ang-ten.

CHÚ THÍCH Kết hợp bộ kích thích và ang-ten thường được gọi là bộ truyền phát hoặc máy quét.

06.04.04

Thẻ nhớ (1) (Memory card (1))

Thẻ đọc/ ghi hoặc có thể lập trình lại có kích cỡ bằng thẻ tín dụng.

CHÚ THÍCH Dữ liệu có thể được truy nhập qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua bộ vi xử lý (thẻ thông minh) hoặc qua kết nối vô tuyến (không tiếp xúc).



06.04.05

Thẻ nhớ (2) (Memory card (2))

Từ ngược nghĩa với thẻ nhớ flash.

[IEC 60050-713:1998, 713-06-03].

06.04.06

Bộ phát đáp (Transponder)

Tổ hợp của máy phát radio và máy thu nhận radio tự động phát tín hiệu đáp ứng một tín hiệu kích thích tương ứng.

CHÚ THÍCH Tín hiệu được phát đáp ứng là một phần được xác định trước và nói chung khác với đáp ứng với một tín hiệu kích thích tương ứng.

[IEC 60050-713, 713-08-04]



06.04.07

Thiết bị tích hợp trên bo mạch (On-board equipment - OBE)

Bộ phát đáp tích hợp trên bo mạch (On-board transponders)

Bộ phát đáp gắn vào phương tiện hoặc vật phẩm sẽ được nhận dạng và chứa số nhận dạng duy nhất hoặc rõ ràng và dữ liệu liên kết.

06.04.08

Mạng ang-ten phẳng (Planar array)

Ang-ten tấm phẳng (Flat panel ang-tenna)

Mạng ang-ten trong đó các điển tương ứng của các phần tử phát xạ nằm trên một mặt phẳng.

[IEC 50(712), 712-01-07]

CHÚ THÍCH Có thể được đặc trưng là các ang-ten tấm dẫn phẳng, thường làm bằng tấm hoặc lá kim loại.



06.04.09

Thiết bị lập trình (Programmer)

Thiết bị điện tử để nhập hoặc thay đổi dữ liệu lập trình trong bộ phát đáp, thông thường qua một kết nối gần, bằng truyền dữ liệu hoặc ghép cảm biến.



06.04.10

Bộ cảm biến (Sensor)

Thiết bị điện tử nhậy cảm với trạng thái vật lý hoặc một hợp chất hóa học và gửi đi một tín hiệu "điện tử tương ứng với đặc tính quan trắc được.



06.04.11

Bộ thu phát (Transceiver)

Máy phát-máy thu (Transmitter-receiver)

Sự kết hợp trong một đơn vị đơn lẻ của máy thu và máy phát radio có những thành phần mạch chung và thường dùng chung một ang-ten cho cả thu và phát.

[IEC 60050-713:1998, 713-08-02]

06.04.12

Máy phát (Transmitter)

Thiết bị điện tử để tạo sóng điện từ và để truyền trường điện từ thông qua một ang-ten để truyền năng lượng và/ hoặc truyền thông tới một thẻ nhờ thông tin dữ liệu đã được điều chế.

CHÚ THÍCH Thường được xem xét tách biệt với ang-ten như là công cụ nhờ đó ang-ten được cấp năng lượng. Về mặt này nó cũng còn được gọi là bộ kích thích.

06.04.13

Sóng âm bề mặt (Surface acoustic wave - SAW)

Công nghệ được dùng để nhận dạng tự động trong đó tín hiệu tần số radio vi ba công suất thấp được chuyển thành tín hiệu siêu âm bởi một vật liệu tinh thể áp điện trong thẻ.

CHÚ THÍCH Sự biến thiên dịch pha trong tín hiệu phản xạ có thể được dùng để cung cấp một phân định đơn chất.

4. Chữ viết tắt

OBE

TBR

SRD

PWM

PDM

PSK

MSK

GMSK

FSK

FHSS

DSSS

DBPSK

BPSK

ARQ

ASK

TDM

TDD

S/N

SINAD

RSSI

RFI

RF/DC

PPM

PM

MHz

kHz

GHz

ETSI



ETS

ETR

EIRP

EMI

CDMA

CSMA/CD



CSMA

SAW

Thiết bị trên bo mạch (On-board equipment)

Cơ sở kĩ thuật cho luật lệ (Technical basic for rgulation)

Thiết bị cự ly ngắn (Short range devise)

Điều chế độ rộng xung (Pulse width modulation)

Điều chế độ rộng xung (Pulse duration modulation)

Khóa dịch xung (Pulse shift keying)

Khóa dịch tối thiểu (Minimum shift keying)

Khóa dịch tối thiểu Gauss (Guassian minimum shift keying)

Khóa dịch tần số (Frequency shift keying)

Điều chế trải phổ nhảy tần (Frequency Hopping Spread Spectrum modulation)

Điều chế trải phổ chuỗi trực tiếp (Direct sequence spread spectrum modulation)

Điều chế khóa dịch pha nhị phân vi sai (Differential binary phase shift keying)

Điều chế khóa dịch pha nhị phân (Binary phase shift keying)

Yêu cầu lặp lại tự động (Automatic repeat request)

Khóa dịch biên độ (Amplitude shift keying)

Ghép kênh phân chia theo thời gian (Time division multiplexing)

Song công phân chia theo thời gian (Time division duplexing)

Tỷ số tín hiệu/ tạp âm (Signal/noise ratio)

Tín hiệu trên tạp âm & méo (Signal to noise & distortion)

Bộ chỉ thị cường độ tín hiệu thu (Receiving signal strength indicator)

Nhiễu tần số vô tuyến (Radio-frequency interference)

Truyền thông dữ liệu bằng tần số vô tuyến (Radio-frequency data communication)

Điều chế vị trí xung (Pulse position modulation)

Điều pha (Phase modulation)

megahertz

kilohertz

gigahertz

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunication Standards Institute)

Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunication Standard)

Báo cáo Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications Report)

Công suất bức xạ hiệu dụng (Effective radiated power)

Nhiễu điện từ (Electromagnetic interference)

Đa truy nhập phân chia theo mã (Code division multiple access (2))

Đa truy nhập cảm nhận sóng mang phát hiện xung đột (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection)

Đa truy nhập cảm nhận sóng mang (Carrier Sense Multiple Access (2))

Sóng âm bề mặt (Surface acoustical wave)



Mục lục tra cứu

Absolute gain

Acknowledgment signal

Air interface

Alignment

ALOHA random

ALOHA slotted

Amplitude modulation

Amplitude shift keying

Ang-tenna

Ang-tenna polarization

Anti-clash

Asynchronous transmission (1)

Asynchronous transmission (2)

Authentication

Automatic repeat request

Bandwidth times time

Binary phase shift keying

Capture field/area/zone

Carrier

Carrier frequency



Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection

Carrier Sense Multiple Access (1)

Carrier Sense Multiple Access (2)

Carrier signal

Channel

Channel decoding



Channel encoding

Chip


Chip rate

Chipping


Code division multiple access (1)

Code division multiple access (2)

Collision avoidance

Collision (1)

Collision (2)

Command set

Compatibility

Continuous wave

De-tuning

Differential binary phse shift keying

Dipole ang-tenna

Direc sequence spread spectrum modulation

Directivity

Down-link

Duplex transmission

Effective radiated power

Electric field

Electromagnetic coupling

Electromagnetic field

Electromagnetic interference

Electromagnetic noise

Electromagnetic spectrum

Electromagnetic wave

Emission


Equivalent isotropically radiated power

European Telecommunications Report

European Telecommunications Standard

European Telecommunications Stadards Institute

Exciter

Far field region



Field of view

Field strength

Forward link

Frequency

Frequency band

Frequency hop rate

Frequency hop sequence

Frequency hopping spread spectrum modulation

Frequency range

Frequency shift keying (1)

Frequency shift keying (2)

Full-duplex transmission (1)

Gaussian minimun shift keying

Gigahertz

Harmonics

Hop rate


Hop sequence

Immunity


Inductive coupling

Interchangeability

Interlaced half duplex

Isotropic radiator

Kilohertz

Magnetic field

Megahertz

Memory card (1)

Memory card (2)

Minimum shift keying

Modulatioin

Non interference

On-board equipment

Open field

Operating environment

Operating procedure

Penetration

Phase modulation

Phase shift keying

Planar array

Polarization

Polarization summary

Polling

Power flux density



Power gain

Programmability

Programmer

Programming

Projected life

Pulse dispersion

Pulse duration modulation (1)

Pulse duration modulation (2)

Pulse position modulation (1)

Pulse position modulation (2)

Pulse width modulatioin

Q factor


Radiating near field

Radiation

Radiation efficiency

Radiation pattern

Radio frequency

Radio frequency data communication

Radio frequency noise

Radio frequency disturbance

Radio frequency interference

Range


Read/write

Receiving signal strength indicator

Screening

Sensor


Session

Short range device

Signal element

Signal to noise & distortion

Signal/noise ratio

Sinusoidal carrier

Source decoding

Source encoding

Spectrum mask

Spread spectrum modulation

Spreading sequence

Surface acoustic wave

Technical basis for regulation

Time division duplexing

Time division multiplexing

Transceiver

Transmission channel

Transmitter

Transponder

Up-link


Hệ số tăng ích tuyệt đối

Tín hiệu báo nhận

Giao diện không dây

Chuẩn trực

ALOHA ngẫu nhiên

ALOHA có chia khe

Điều chế biên độ

Khóa dịch biên độ

Ang-ten

Phân cực của ang-ten



Chống xung đột

Truyền dị bộ (1)

Truyền dị bộ (2)

Xác thực


Yêu cầu lặp tự động

Băng thông nhân thời gian

Khóa dịch pha nhị phân

Vùng/khu vực/trường thu nhận

Sóng mang

Tần số sóng mang

Đa truy nhập cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột

Đa truy nhập cảm nhận sóng mang (1)

Đa truy nhập cảm nhận sóng mang (2)

Tín hiệu mang

Kênh/đường truyền

Giải mã kênh

Mã hóa kênh

Chip


Tốc độ chip

Chipping


Đa truy nhập phân chia theo mã

Đa truy nhập phân chia theo mã

Tránh xung đột

Xung đột


Xung đột

Tập lệnh


Tính tương thích

Sóng liên tục

Giảm điều hưởng

Khóa dịch pha nhị phân vi sai

Ang-ten lưỡng cực

Điều chế trải phổ chuỗi trực tiếp

Độ định hướng

Đường xuống

Truyền song công (hai chiều)

Công suất bức xạ hiệu dụng

Điện trường

Ghép điện từ

Trường điện từ

Nhiễu điện từ

Tạp âm điện từ

Phổ điện từ

Sóng điện từ

Phát xạ


Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương

Báo cáo viễn thông Châu Âu

Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu

Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu

Bộ kích thích

Miền trường xa

Tầm hoạt động

Cường độ trường

Đường xuống

Tần số


Băng tần

Tốc độ nhảy tần

Chuỗi nhảy tần

Điều chế trải phổ nhảy tần

Dải tần số

Khóa dịch tần (1)

Khóa dịch tần (2)

Truyền song công hoàn toàn

Khóa dịch tối thiểu Gauss
Hài

Tốc độ nhảy

Chuỗi nhảy

Miễn nhiễm

Ghép cảm ứng

Tính đổi lẫn

Bán song công xen kẽ

Bộ bức xạ đẳng hướng


Từ trường
Thẻ nhớ (1)

Thẻ nhớ (2)

Khóa dịch tối thiểu

Điều chế


Không nhiễu

Thiết bị tích hợp trên bo mạch

Trường mở

Môi trường làm việc

Quy trình hoạt động

Xuyên qua

Điều chế pha

Khóa dịch pha

Mạng ang-ten phẳng

Phân cực


Giản đồ phân cực

Hỏi lần lượt

Mật độ thông lượng công suất

Độ tăng ích công suất

Khả năng lập trình

Thiết bị lập trình

Lập trình

Thời gian sống thiết kế

Tán sắc xung

Điều chế độ rộng xung (1)

Điều chế độ rộng xung (2)

Điều chế vị trí xung (1)

Điều chế vị trí xung (2)

Điều chế độ rộng xung

Hệ số Q (hệ số chất lượng)

Trường bức xạ gần

Bức xạ

Hiệu suất bức xạ



Giản đồ xạ

Tần số radio

Truyền thông dữ liệu bằng tần số radio

Tạp âm tần số radio

Nhiễu loạn tần số radio

Nhiễu tần số radio

Khoảng

Đọc/ghi


Bộ chỉ thị cường độ tín hiệu thu

Chắn


Bộ cảm biến

Phiên


Thiết bị cự ly ngắn

Phần tử tín hiệu

Tín hiệu trên tạp âm và méo

Tỷ số tín hiệu/tạp âm

Sóng mang hình sin

Giải mã nguồn

Mã hóa nguồn

Mặt nạ phổ

Điều chế trải phổ

Chuỗi trải phổ

Sóng âm bề mặt

Cơ sở kĩ thuật cho quy định

Song công phân chia theo thời gian

Ghép kênh phân chia theo thời gian

Bộ thu phát

Kênh truyền

Máy phát

Bộ phát đáp

Đường lên


06.01.47

06.01.48


06.01.04

06.01.93


06.01.69

06.01.70


06.01.22

06.01.39


06.04.01

06.01.94


06.01.134

06.01.49


06.01.50

06.01.51


06.01.126

06.01.52


06.01.43

06.01.133

06.01.53

06.01.54


06.01.66

06.01.64


06.01.65

06.01.55


06.01.56

06.01.58


06.01.57

06.01.132

06.01.37

06.01.38


06.01.67

06.01.68


06.01.61

06.01.62


06.01.63

06.01.125

06.01.127

06.01.20


06.01.83

06.01.44


06.04.02

06.01.31


06.01.71

06.01.72


06.01.73

06.01.14


06.01.07

06.01.11


06.01.03

06.01.77


06.01.78

06.01.05


06.01.06

06.01.76


06.01.13

06.01.84


06.01.85

06.01.86


06.04.03

06.01.08


06.01.135

06.01.12


06.01.136

06.01.15


06.01.16

06.01.33


06.01.35

06.01.32


06.01.128

06.01.40


06.01.41

06.01.74


06.01.42

06.01.19


06.01.87

06.01.34


06.01.36

06.01.79


06.01.10

06.01.129

06.01.75

06.01.88


06.01.17

06.01.09


06.01.18

06.04.04


06.04.05

06.01.45


06.01.21

06.01.89


06.04.07

06.01.121

06.01.122

06.01.123

06.01.90

06.01.23


06.01.46

06.04.08


06.01.91

06.01.92


06.01.95

06.01.96


06.01.97

06.01.98


06.04.09

06.01.99


06.01.100

06.01.101

06.01.25

06.01.26


06.01.24

06.01.27


06.01.28

06.01.102

06.01.103

06.01.104

06.01.105

06.01.107

06.01.01

06.01.02


06.01.82

06.01.80


06.01.81

06.01.108

06.01.109

06.01.110

06.01.111

06.04.10


06.01.124

06.01.130

06.01.112

06.01.113

06.01.114

06.01.115

06.01.59

06.01.60


06.01.116

06.01.29


06.01.30

06.04.13


06.01.131

06.01.117

06.01.118

06.04.11


06.01.120

06.04.12


06.04.06

06.01.119




THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1): Specification of basic notation (Công nghệ thông tin - Chú giải cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1): Quy định kĩ thuật về chú giải cơ bản).

[2] ISO/IEC 9834-1, Information technology - Open systems interconnection - Procedures for the operation of OSI Registration Authorities: General procedures and top arcs of the ASN.1 Object Identifier tree (Công nghệ thông tin - Kết nối các hệ thống mở - Thủ tục cho hoạt động Ủy quyền đăng ký OSI: Thủ tục chung và các cung đỉnh của cây số phân định đối tượng ASN.1).

[3] ISO/IEC 15962, Information technology - Radio frequency identification (RFID) for item management - Data protocol: data encoding rules and logical memory functions (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số radio (RFID) để quản lý vật phẩm - Giao thức dữ liệu: Các quy tắc mã hóa dữ liệu và các chức năng bộ nhớ logic).

[4] TCVN 8656-1 (ISO/IEC 19762-1), Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 1: Thuật ngữ chung liên quan đến AIDC.

[5] TCVN 8656-2 (ISO/IEC 19762-2), Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 2: Phương tiện đọc quang học (ORM).

[6] TCVN 8656-3 (ISO/IEC 19762-3), Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 3: Nhận dạng bằng tần số radio.

[7] TCVN 8656-5 (ISO/IEC 19762-5), Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 5: Các hệ thống định vị.

[8] ISO/IEC 18000-6, Information technology - Radio frequency identification for item management - Part 6: Parameters for air interface communications at 860 MHz to 960 MHz (Công nghệ thông tin - Phân định bằng tần số radio để quản lý vật phẩm - Phần 6: Các thông số để truyền thông giao diện không dây tại 860 MHz đến 960 MHz).

[9] IEC 60050-712, International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 712: Ang-tennas. (Thuật ngữ kĩ thuật điện quốc tế - Chương 712: Ang-ten)


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Phân loại các mục

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Chữ viết tắt

Mục lục tra cứu



Thư mục tài liệu tham khảo
Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 391.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương