TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009


Hình G.1 - Cấu hình thử nghiệm: thiết bị một pha trên hệ thống sao TN hoặc TT



tải về 1.38 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Hình G.1 - Cấu hình thử nghiệm: thiết bị một pha trên hệ thống sao TN hoặc TT



Hình G.2 - Mạng đo, trọng số dòng điện chạm cảm thụ hoặc phản ứng lại (đối với tất cả đèn điện cấp II và đèn điện cố định cấp I)



Hình G.3 - Mạng đo, trọng số dòng điện chạm cho qua



Hình G.4 - Mạng đo, trọng số đối với dòng điện qua dây dẫn bảo vệ tần số cao
PHỤ LỤC H

Để trống
PHỤ LỤC I

Để trống
PHỤ LỤC J

(tham khảo)



Giải thích mã IP đối với các cấp bảo vệ

Để có mô tả chi tiết đầy đủ, xem TCVN 4255 (IEC 60529) mà đoạn dưới đây trích dẫn.

Loại bảo vệ được đề cập trong hệ thống phân loại này như dưới đây.

a) Bảo vệ con người chống chạm hoặc tiếp cận với bộ phận mang điện và chống tiếp xúc với bộ phận chuyển động (không phải trục quay nhẵn và tương tự) bên trong vỏ ngoài và bảo vệ thiết bị chống sự xâm nhập của vật thể rắn từ bên ngoài.

b) Bảo vệ thiết bị bên trong vỏ bọc khỏi sự xâm nhập có hại của nước.

Ký hiệu chỉ ra các cấp bảo vệ gồm có các chữ cái đặc trưng IP sau đó là hai chữ số ("chữ số đặc trưng") chỉ ra sự phù hợp với các điều kiện quy định ở Bảng J.1 và J.2 tương ứng. Chữ số thứ nhất chỉ ra cấp bảo vệ được mô tả ở điểm a) bên trên và chữ số thứ hai chỉ ra cấp bảo vệ được mô tả ở điểm b) bên trên.



Bảng J.1 - Cấp bảo vệ được chỉ ra bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Chữ số đặc trưng thứ nhất

Cấp bảo vệ

Mô tả tóm tắt

Mô tả tóm tắt các vật thể không lọt vào được vỏ bọc

0

Không có bảo vệ

Không có bảo vệ đặc biệt

1

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 50 mm

Bề mặt lớn của cơ thể, ví dụ bàn tay (nhưng không được bảo vệ chống tiếp xúc có chủ ý). Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 50 mm.

2

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 12 mm

Ngón tay hoặc vật thể tương tự có chiều dài không vượt quá 80 mm. Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 12 mm.

3

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 2,5 mm

Dụng cụ, sợi dây, v.v… có đường kính hoặc chiều dày lớn hơn 2,5 mm. Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 2,5 mm.

4

Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 1,0 mm

Sợi dây hoặc dải bằng có chiều dài lớn hơn 1,0 mm. Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 1,0 mm.

5

Bảo vệ chống bụi

Không ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của bụi nhưng lượng bụi xâm nhập chỉ ở mức vừa phải để thiết bị vẫn làm việc thỏa đáng

6

Kín bụi

Không có bụi xâm nhập

Bảng J.2 - Cấp bảo vệ được chỉ ra bằng chữ số đặc trưng thứ hai

Chữ số đặc trưng thứ hai

Cấp bảo vệ

Mô tả tóm tắt

Định nghĩa

0

Không có bảo vệ

Không có bảo vệ đặc biệt

1

Bảo vệ chống giọt nước nhỏ giọt

Giọt nước (rơi thẳng đứng) không gây ảnh hưởng có hại

2

Bảo vệ chống giọt nước rơi thẳng khi vỏ nghiêng đi 15o

Giọt nước rơi thẳng đứng không gây ảnh hưởng có hại khi vỏ nghiêng một góc 15o về cả hai phía của phương thẳng đứng

3

Bảo vệ chống tia nước

Nước rơi dưới dạng tia nước ở góc đến 60o cả về hai phía của phương thẳng đứng không gây ảnh hưởng có hại

4

Bảo vệ chống tóe nước

Nước bắn tóe vào vỏ từ mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại

5

Bảo vệ chống phun nước

Nước được phun vào vỏ theo mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại

6

Bảo vệ chống phun nước mạnh

Nước được phun dưới dạng luồng mạnh vào vỏ từ mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại

7

Bảo vệ chống ảnh hưởng của ngâm nước

Nước không được xâm nhập vào vỏ ngoài với lượng có hại khi vỏ bị ngâm nước tạm thời trong điều kiện tiêu chuẩn về áp suất và thời gian

8

Bảo vệ chống lại ảnh hưởng khi chìm trong nước

Thiết bị thích hợp để ngâm nước liên tục trong điều kiện do nhà chế tạo quy định.

CHÚ THÍCH: Bình thường, điều này có nghĩa là thiết bị được làm kín. Tuy nhiên, với loại thiết bị nhất định, có thể hiểu là nước có thể vào nhưng chỉ theo cách không gây ảnh hưởng có hại.



Kỹ thuật làm sạch đặc biệt không được đề cập trong thông số IP. Khuyến cáo nhà chế tạo nêu thông tin thích hợp liên quan đến kỹ thuật làm sạch, nếu cần. Thông tin này đi kèm với khuyến cáo có trong TCVN 4255 (IEC 60529) đối với kỹ thuật làm sạch đặc biệt.


PHỤ LỤC K

(tham khảo)



Phép đo nhiệt độ

K.1. Phép đo nhiệt độ đèn điện

Các khuyến cáo dưới đây đề cập đến các phương pháp đo nhiệt độ làm việc trên đèn điện trong hộp chống gió lùa phù hợp với 12.4.1. Các phương pháp đo này được phát triển thích hợp riêng cho đèn điện; có thể sử dụng các phương pháp khác nếu được thiết lập sao cho chúng có độ chính xác và đúng ít nhất là tương đương.

Nhiệt độ của vật liệu rắn thường được đo bằng nhiệt ngẫu. Điện áp ra được đo bằng thiết bị trở kháng cao. Với dụng cụ đọc trực tiếp, cần kiểm tra trở kháng đầu vào của nó là thích hợp với trở kháng của nhiệt ngẫu. Nhiệt độ bộ chỉ thị loại hóa học hiện nay chỉ thích hợp để kiểm tra sơ bộ phép đo.

Sợi dây của nhiệt ngẫu nên có độ dẫn nhiệt thấp. Nhiệt ngẫu thích hợp chứa 80/20 niken-crôm ghép đôi với 40/60 niken-đồng (hoặc với 40/60 niken-nhôm). Từng cặp sợi dây (thường ở dạng dải, hoặc tròn từng phần) phải đủ mạnh để đi qua lỗ 0,3 mm. Tất cả các phần đầu của sợi dây có khả năng phơi nhiễm bức xạ phải có lớp phủ kim loại có hệ số phản xạ cao. Cách điện của từng sợi dây có nhiệt độ và thông số điện áp thích hợp; cách điện cũng phải mỏng nhưng bền.

Nhiệt ngẫu được gắn vào điểm đo với nhiễu trong các điều kiện nhiệt là nhỏ nhất và có nhiệt trở tiếp xúc thấp. Nếu một điểm cụ thể trên một bộ phận không được quy định thì theo khảo sát sơ bộ, cần tìm điểm có nhiệt độ cao nhất (với mục đích này, nhiệt ngẫu có thể được gắn trong đui đèn bằng vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp; các dụng cụ sử dụng nhiệt kế cũng thích hợp). Điều quan trọng là phải khảo sát các vật liệu như thủy tinh vì nhiệt độ có thể biến đổi nhanh theo vị trí. Nhiệt ngẫu gắn bên trong hoặc gần đèn điện cần có mức độ phơi nhiễm nhiệt dẫn hoặc bức xạ nhỏ nhất. Cần cẩn thận để tránh điện áp từ các bộ phận mang dòng.

Các phương pháp dưới đây được xem là hữu ích khi gắn các mối nối của nhiệt ngẫu tại điểm đo.

a) Kẹp cơ khí, ví dụ bên dưới cơ cấu cố định (cần tránh kẹp dưới các bộ phận mang dòng).

b) Hàn vào bề mặt kim loại (với lượng chất hàn nhỏ nhất).

c) Bằng chất dính (lượng nhỏ nhất yêu cầu). Chất dính không được tách nhiệt ngẫu khỏi điểm đo. Chất dính sử dụng với vật liệu trong suốt thì càng trong suốt càng tốt. Chất dính thích hợp để sử dụng với thủy tinh có thành phần là một phần natri silicat với hai phần canxi sunphat với dung môi là nước.

Trên các bộ phận phi kim loại, 20 mm cuối của nhiệt ngẫu được gắn vào bề mặt để bù luồng nhiệt từ điểm đo.

d) Cáp. Cách điện được xé ra và gài nhiệt ngẫu vào (không chạm vào ruột dẫn); sau đó, cách điện được buộc trở lại.

e) Bề mặt lắp đặt (xem Phụ lục D). Nhiệt ngẫu được gắn với đĩa bằng đồng (đường kính xấp xỉ 15 mm, dày 1 mm, và có lớp phủ đen mờ), mức lõm có bề mặt tại điểm nóng nhất.

Nhiệt độ môi trường xung quanh trung bình trong hộp chống gió lùa được lấy là nhiệt độ không khí ở điểm gần một trong các vách được đục lỗ ở mức chính giữa của đèn điện. Nhiệt độ thường được đo bằng nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh, bầu nhiệt kế được che để chống bức xạ bằng trụ hai lớp bằng vật liệu được đánh bóng.

Nhiệt độ trung bình trong toàn bộ cuộn dây được đo bằng phương pháp tăng điện trở. Quy trình được mô tả trong Phụ lục E.

CHÚ THÍCH: Thường có sai số trong khi tính toán ước lượng. Cần tiến hành kiểm tra sơ qua độc lập bằng cách đo nhiệt độ vỏ của phần tử và thêm bộ vi sai cuộn dây-vỏ thích hợp vào kết cấu.

Tất cả các dụng cụ đo nhiệt độ cần được kiểm tra thường xuyên. Khuyến cáo rằng người được ủy quyền đo cần lắp lẫn đèn điện để nâng cao tính nhất quán trong phép đo các vật liệu khác nhau ở các mức nhiệt độ khác nhau.



K.2. Phép đo nhiệt độ các bộ phận cách điện của đui đèn

Cần đặt nhiệt ngẫu lên các điểm đo dưới đây, như chỉ ra trên Hình K.1:

a) viền của đui đèn (không phải trên đui đèn kim loại hoặc gốm);

b) tại điểm tiếp xúc giữa đầu đèn và đui đèn (nếu làm bằng vật liệu cách điện không phải là gốm);

Mục đích là thực hiện phép đo trên đui đèn và cần càng gần càng tốt với điểm tiếp xúc giữa đầu đèn và đui đèn mà không chạm vào đầu đèn;

c) tại chỗ rẽ đôi của cáp với khoảng cách lớn nhất là 10 mm so với các đầu nối của đui đèn (nếu có - điểm đo này là quan trọng nếu sợi dây có thể chạm vào chỗ rẽ đôi này).



CHÚ THÍCH: Đui đèn có thể là ES hoặc BC.



Hình K.1 - Đặt nhiệt ngẫu lên đui đèn điển hình
PHỤ LỤC L

(tham khảo)



Hướng dẫn để áp dụng tốt thiết kế đèn điện

L.1. Phạm vi áp dụng

Hướng dẫn để áp dụng tốt này nhằm thông tin cho nhà chế tạo đèn điện về những khía cạnh thiết kế đèn điện mà do tính chất của chúng, không kiểm soát được bởi các thử nghiệm tiêu chuẩn hóa và thể chế đánh giá. Phụ lục này cung cấp thông tin bao trùm các khía cạnh như chọn vật liệu, sự suy giảm vật liệu nhựa trong suốt tuổi thọ của nó, ảnh hưởng của các phần tử ăn mòn và bảo vệ thích hợp, xem xét nhiệt trong thiết kế quang, khuyến cáo liên quan đến hiệu ứng cuối tuổi thọ của bóng đèn và khả năng chịu rung.

Phụ lục này áp dụng cho đèn điện sử dụng trong nhà và ngoài trời và thông tin về kết cấu chấp nhận được nói chung nhưng vẫn chưa hết được mọi khía cạnh. Do đó, hướng dẫn này không được xem là yêu cầu do các giải pháp khác có thể có hiệu quả tương đương hoặc thậm chí tốt hơn trong các ứng dụng cụ thể nhất định.

Phân loại các ảnh hưởng bên ngoài được cho trong IEC 60364-5-51.



L.2. Chất dẻo trong đèn điện

Trong kết cấu đèn điện, thành phần chất dẻo trở nên quan trọng và trở thành các phần tử chức năng xác thực. Thành phần này có trong các bộ phận bên trong như dây dẫn, và các phụ kiện như nắp trong suốt, tấm che và các bộ phận của giá đỡ kết cấu.

Các ứng dụng liên quan đến sử dụng "bình thường" của đèn điện quy định tuổi thọ của các bộ phận bằng chất dẻo này.

Sử dụng quá mức và các ảnh hưởng gây hư hại làm giảm khả năng chống lão hóa. Xem Bảng L.1.



Bảng L.1 - Ảnh hưởng gây hư hại

Ảnh hưởng gây hư hại

Nguyên nhân

Kết quảa

Nhiệt độ làm việc cao

Điện áp làm việc quá cao

Biến dạng

Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao

Làm giòn

Lắp đặt không thích hợp

Phai màu

Bức xạ UV

Bóng đèn thủy ngân áp suất cao có thành phần UV quá mức

Vàng

Bóng đèn diệt khuẩn

Làm giòn

Chất hoạt tính

Chất làm mềm (chất hóa dẻo)

Gãy

Làm sạch không đúng (với phương pháp diệt khuẩn)

Giảm độ bền
Hỏng bề mặt bên ngoài

a Tất cả các nguyên nhân có thể liên quan đến tất cả các kết quả.

Cần lưu ý đặc biệt đến:

- nhiệt độ vận hành liên tục;

- bức xạ UV và bức xạ nhìn thấy được;

- va đập cơ tĩnh và động;

- khí quyển bị ôxy hóa.

Một số kết hợp các ảnh hưởng trên có ảnh hưởng đặc biệt và có thể làm vật liệu không thích hợp cho ứng dụng dự kiến. Ví dụ, kết hợp bức xạ UV và nhiệt có thể tạo ra chất màu xanh từ cách điện của cáp PVC, chỉ ra sự suy giảm của cách điện. Các đặc tính công bố có liên quan đến vật liệu cụ thể có tên chủng loại cho trước có thể khác nhau tùy thuộc vào bộ lọc hoặc chất kìm hãm được sử dụng, quy trình chế tạo và thiết kế.



L.3. Khả năng chống gỉ

Đèn điện để sử dụng trong khí quyển bình thường trong nhà có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau.

Các phần tử bằng lá kim loại của đèn điện cần được xử lý trước thích hợp và phủ bề mặt, ví dụ tráng men nung.

Bộ phản xạ nhôm không được sơn và cánh thông âm nên là hợp kim nhôm có lớp phủ anốt.

Các phụ kiện của đèn điện, ví dụ như kẹp, khớp nối, v.v…, khi được mạ điện bằng vật liệu thích hợp sẽ cho làm việc thỏa đáng trong khí quyển bình thường trong nhà. Lớp phủ thích hợp là kẽm, niken/crôm và thiếc.

CHÚ THÍCH: An toàn điện của đèn điện để sử dụng trong nhà trong các điều kiện ẩm được kiểm tra bằng các thử nghiệm ở Mục 9.



L.4. Khả năng chống ăn mòn

Đèn điện để sử dụng ngoài trời hoặc trong nhà trong khí quyển có độ ẩm cao cần có đủ khả năng chống gỉ. Mặc dù giả thiết rằng các đèn điện này không yêu cầu phải làm việc trong điều kiện có hơi hóa học nhưng cần ghi nhớ rằng khí quyển có chứa một tỉ lệ nhỏ các chất khí gây ăn mòn như sunphua điôxit và trong khí có hơi ẩm, các chất khí này có thể gây ăn mòn nghiêm trọng trong thời gian dài.

Khi đánh giá khả năng chịu ăn mòn của đèn điện, cần ghi nhớ rằng các phần bên trong của đèn điện kín (ngay cả khi đèn điện có một hoặc nhiều lỗ xả) phải chịu ăn mòn ít hơn nhiều so với phần bên ngoài.

Các kim loại dưới đây hoặc kết hợp của chúng được xem là cung cấp đủ khả năng chống ăn mòn:

a) đồng đỏ và đồng thiếc hoặc đồng thau có không ít hơn 80 % đồng;

b) thép không gỉ;

c) nhôm (dạng lá, đùn hoặc đúc) và kẽm đúc khuôn, được xem là chịu ăn mòn khí quyển;

d) sắt đúc hoặc sắt dễ uốn dày tối thiểu 3,2 mm, được phủ ít nhất là 0,05 mm kẽm trên bề mặt bên ngoài và lớp phủ nhìn thấy được bằng vật liệu đó trên bề mặt bên trong;

e) thép lá, phủ kẽm, chiều dày trung bình của lớp phủ bằng 0,02 mm;

f) vật liệu trùng hợp, xem Điều L.1.

Các phần tử kim loại tiếp xúc với nhau cần được làm từ kim loại nằm sát nhau trong chuỗi ganvanic để tránh ăn mòn điện hóa. Ví dụ, đồng thau hoặc hợp kim đồng không được sử dụng cùng với nhôm hoặc hợp kim nhôm; tiếp xúc giữa từng vật liệu trong nhóm này và thép không gỉ dễ chấp nhận hơn.

Vật liệu nhựa sử dụng ngoài trời thường được chọn từ các vật liệu có đặc tính không thay đổi đáng kể trong thời gian vận hành dài, ví dụ, acrylic.

Nói chung, vật liệu xenlulô không thỏa mãn các điều kiện về độ ẩm cao khi sử dụng cả ở trong nhà và ngoài trời, và các vật liệu khác có polystyren, thích hợp để sử dụng trong nhà, có khả năng suy giảm nặng nề nếu sử dụng ngoài trời do sự kết hợp của hơi ẩm và bức xạ mặt trời.

Trong trường hợp kết cấu của đèn điện nhựa được thiết kế cho điều kiện ẩm cao (trong nhà hoặc ngoài trời) có các mối nối gắn xi măng thì xi măng được sử dụng nhất thiết phải có khả năng chịu phơi nhiễm hơi ẩm liên tục trong thời gian dài mà không bị suy giảm.

CHÚ THÍCH: An toàn về điện đối với đèn điện để sử dụng ngoài trời trong điều kiện ẩm được kiểm tra bằng các thử nghiệm ở Mục 9.

L.5. Khí quyển có chất ăn mòn hóa học

Đèn điện được sử dụng trong khí quyển trong đó hơi hoặc khí ăn mòn hóa học có thể xuất hiện với nồng độ đáng kể và đặc biệt trong trường hợp ngưng tụ xảy ra, yêu cầu cần tuân thủ các phòng ngừa nêu trên đối với đèn điện ngoài trời và cần thực hiện theo các phòng ngừa dưới đây.

a) Nói chung, đèn điện có thân làm bằng cách đúc kim loại chịu ăn mòn sẽ vận hành tốt hơn đèn điện bằng lá kim loại.

b) Trong trường hợp sử dụng các kim loại thì chúng phải được chọn, trong chừng mực có thể, về khả năng chịu chất ăn mòn cụ thể vì hầu hết các kim loại đều phản ứng với chất ăn mòn. Nhôm đúc khuôn thỏa mãn cho hầu hết các ứng dụng.

c) Tương tự, sử dụng sơn hoặc hệ thống bảo vệ khác cần phải chọn có tính đến các chất ăn mòn cụ thể hoặc nhóm chất ăn mòn. Ví dụ, sơn có khả năng chịu axit cao có thể không có khả năng chịu kiềm.

d) Nhựa như acrylic, PVC và polystyren có khả năng chịu tốt hầu hết các axit vô cơ và kiềm. Tuy nhiên, chúng có khả năng phản ứng với một số chất lỏng hữu cơ và hơi hữu cơ và ảnh hưởng này phụ thuộc vào cả loại nhựa và chất hóa học cụ thể, do đó, cần chọn vật liệu thích hợp với các điều kiện cụ thể.

e) Lớp phủ thủy tinh tráng men có khả năng chịu nhiều chất hóa học nhưng trong lớp phủ tráng men nhất thiết không được có phần nào bị vỡ hoặc nứt nếu vận hành thỏa đáng trong khí quyển có ăn mòn cao.

L.6. Thiết kế bộ phản xạ

Vật liệu sử dụng trong phản xạ ánh sáng cũng phản xạ phổ hồng ngoại theo đúng cách như vậy. Do đó, bộ phản xạ quang hiệu quả cũng phản xạ hầu hết bức xạ IR từ đèn điện, làm giảm các ảnh hưởng quá nhiệt.

Điều quan trọng là các điểm nóng không được tập trung trên các bộ phận của đèn điện và bóng đèn tại nơi mà chúng có thể ảnh hưởng đến tính năng hoặc làm giảm độ bền của vật liệu. Nói chung, khuyến cáo rằng ánh sáng phản xạ (và tia hồng ngoại) không được tập trung ngược lên thành bóng đèn, sợi đốt bóng đèn hoặc ống hồ quang. Điều này làm ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn và trong một số trường hợp nặng nề, có thể làm hỏng vỏ bóng đèn hoặc ống hồ quang.

Không được vượt quá nhiệt độ làm việc lớn nhất nêu trong tiêu chuẩn bóng đèn (xem thư mục tài liệu tham khảo ở 0.2).



L.7. Các phụ kiện ở các loại đèn điện khác nhau

Trong tiêu chuẩn phụ kiện, chiều dài đường rò và khe hở không khí thường liên quan đến điều kiện nhất định như nhiễm bẩn độ 2 và cấp quá điện áp I, mà cần phải ghi nhớ để chọn các phụ kiện trong đèn điện. Các tham số khác, ví dụ cháy hoặc khả năng chịu phóng điện bề mặt, cũng có thể ảnh hưởng đến việc chọn các phụ kiện của đèn điện. Điều này cũng có nghĩa là phần tử cần xét có thể được sử dụng trong phần lớn đèn điện trong đó các điều kiện tương ứng chiếm ưu thế. Trong một số đèn điện, ví dụ một số đèn điện chiếu sáng đường, phố, đèn điện chiếu sáng khẩn cấp, v.v…, áp dụng các điều kiện chặt chẽ hơn khác. Điều này ngụ ý rằng các phụ kiện "bình thường" có thể không được sử dụng mà không phù hợp với các điều kiện chặt chẽ hơn này. Kết quả của điều này là nhà chế tạo đèn điện có thể phải làm việc với các phụ kiện phù hợp với các điều kiện khác để sử dụng cho các loại đèn điện khác nhau.

Trong tương lai, các phụ kiện cần phải tính đến các tham số dưới đây:

A. Môi trường hẹp của các phụ kiện

A1. Phóng điện bề mặt (IEC 60112)

- môi trường thông thường không cần thử nghiệm phóng điện bề mặt

- mục tiêu đòi hỏi thử nghiệm phóng điện bề mặt ở 175 V (tức là chỉ số phóng điện bề mặt CTI 175).

A2. Độ nhiễm bẩn (IEC 60664-1)

- nhiễm bẩn độ 1

- nhiễm bẩn độ 2

- nhiễm bẩn độ 3

- nhiễm bẩn độ 4

B. Cấp quá điện áp (IEC 60664-1)

- quá điện áp cấp I

- quá điện áp cấp II

- quá điện áp cấp III

- quá điện áp cấp VI

C. Khả năng chịu cháy (bộ IEC 60695-2)

- thử nghiệm sợi dây nóng đỏ ở 650 oC

- thử nghiệm sợi dây nóng đỏ ở 850 oC



L.8. Khuyến cáo về việc bảo vệ balát điện từ đối với hiện tượng cuối tuổi thọ của bóng đèn HID

Vì rủi ro quá tải có thể có của balát vào cuối tuổi thọ của bóng đèn, cần sử dụng mạch bảo vệ thích hợp để làm việc với bóng đèn natri áp suất cao và một số bóng đèn halogenua kim loại.

Thử nghiệm được tiến hành sử dụng mạch thử nghiệm ở Hình C.3.

Hiện nay, thường chấp nhận rằng không có khả năng để balát từ tính bình thường sẽ đáp ứng yêu cầu thử nghiệm này mà không có thêm cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt.



L.9. Khả năng chịu ảnh hưởng của rung

Kết cấu của đèn điện cần có khả năng chống các ảnh hưởng do rung có thể xuất hiện trong vận hành, điều này thường liên quan đến đèn chiếu sáng đường phố (TCVN 7722-2-3 (IEC 60598-2-3)) và đèn pha (TCVN 7722-2-5 (IEC 60598-2-5)). Vì sự khác nhau trong thiết kế đèn điện, phương pháp lắp đặt và điều kiện áp dụng (đặc tính vị trí, điều kiện thời tiết, v.v…), không thể tiêu chuẩn hóa các phương pháp thử nghiệm rung cụ thể.

Khuyến cáo rằng nhà chế tạo nghiên cứu các đặc tính rung trong thiết kế đèn điện, chọn cơ cấu cố định và môi trường dự kiến để sử dụng. Từ các đặc tính này, cần tiến hành thử nghiệm rung thích hợp cho sự tin cậy về an toàn của đèn điện trong suốt tuổi thọ của sản phẩm.

Khi xem xét an toàn của đèn điện sau thử nghiệm rung, các kiểm tra dưới đây có thể thích hợp:

a) Duy trì các phụ kiện vào cơ cấu cố định của chúng bên trong đèn điện.

b) Không bị mài mòn/hư hại sợi dây hoặc cách điện của phụ kiện.

c) Duy trì các mối nối điện.

d) Duy trì mối nối cơ.

e) Duy trì các cơ cấu cố định của hệ thống lắp đặt.

f) Bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi và hơi ẩm được duy trì.

g) Duy trì chiều dài đường rò và khe hở không khí.

h) Không được xê dịch hoặc phải "đặt lại" sau mỗi thử nghiệm tải gió (TCVN 772-2-3 (IEC 60598-2-3) và (TCVN 7722-2-5 (IEC 60598-2-5)).

i) Không vỡ bóng đèn.

j) Bóng đèn giữ nguyên vị trí.

k) Các dấu hiệu sớm về giảm chất lượng có thể lan truyền gây ra mất an toàn.

l) Không có bộ phận nào tách ra khỏi đèn điện.

CHÚ THÍCH 1: Điểm i) và j) có thể xem là yếu tố tính năng hơn là yếu tố an toàn trong một số trường hợp.

CHÚ THÍCH 2: Ảnh hưởng do suy giảm tính năng của vật liệu theo tuổi thọ và sử dụng cũng cần xem xét.

CHÚ THÍCH 3: Ở một số nước, tiêu chuẩn quốc gia đề cập đến thử nghiệm rung cho một số loại đèn điện nhất định (ví dụ: ANSI C136 ở Mỹ; AS3771 ở Úc).



tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương