TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009


PHỤ LỤC C (quy định) Điều kiện mạch không bình thường



tải về 1.38 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

PHỤ LỤC C

(quy định)



Điều kiện mạch không bình thường

Dưới đây là danh mục các điều kiện mạch không bình thường áp dụng cho đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang dạng ống hoặc bóng đèn phóng điện khác và từ đó rút ra điều kiện nhiệt nặng nè nhất (xem 12.5.1). Nếu đèn điện có từ hai bóng đèn trở lên thì chỉ áp dụng các điều kiện không bình thường cho một bóng đèn cho kết quả bất lợi nhất. Điều kiện không bình thường được thiết lập trước khi bắt đầu thử nghiệm. Điều kiện 4) và 5) chỉ đề cập đến bóng đèn có hai cực được nung nóng trước (ví dụ, bóng đèn huỳnh quang). Bản mô tả gồm cả hướng dẫn bố trí thử nghiệm. Để thuận tiện, điều kiện mạch không bình thường được tạo ra hoặc được mô phỏng bằng một cơ cấu đóng cắt từ xa để không nhất thiết phải làm ảnh hưởng đến đèn điện đã được thử nghiệm đầy đủ ở hoạt động bình thường.

a) Ngắn mạch các cực tiếp xúc của tắcte

Điều kiện này áp dụng cho các tắcte có cực tiếp xúc chuyển động, kể cả tắcte lắp trong bóng đèn.

b) Chỉnh lưu bóng đèn

1) Đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang (Hình C.1 và C.2)

Đây là điều kiện sự cố có thể xuất hiện sau khi kéo dài thời gian sử dụng đèn điện sử dụng balát không có tắcte có bộ điều khiển điện kháng điện cảm. Khi thử nghiệm đèn điện cho hiệu ứng chỉnh lưu, phải sử dụng mạch điện chỉ ra trên Hình C.1. Bóng đèn được nối với điểm giữa các điện trở tương đương thích hợp. Cực tính của bộ chỉnh lưu được chọn để có điều kiện làm việc bất lợi nhất. Nếu cần, khởi động bóng đèn sử dụng cơ cấu khởi động thích hợp.

Đặc tính của bộ chỉnh lưu phải là:

- điện áp đỉnh ngược  800 V

- dòng điện nghịch rò  10 A

- dòng điện thuận > 3 lần dòng điện danh nghĩa chạy trong bóng đèn

- thời gian quá độ  50 s

Tuy nhiên, đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn Fa6 phải được thử nghiệm như sau:

Ban đầu, cho bóng đèn làm việc trong điều kiện bình thường với bộ chỉnh lưu nối tắt nối tiếp với bóng đèn. Sau đó mở nối tắt của bộ chỉnh lưu. Bộ chỉnh lưu phải được đưa vào ở cả hai cực tính. Thử nghiệm kết thúc khi bóng đèn tắt hoàn toàn. Nếu không, tiến hành thử nghiệm dưới đây:

Cho bóng đèn làm việc như chỉ ra trên Hình C.2. Cực tính của bộ chỉnh lưu phải được chọn để cho điều kiện làm việc bất lợi nhất. Nếu cần, khởi động bóng đèn sử dụng cơ cấu khởi động thích hợp.

2) Đèn điện dùng cho một số bóng đèn halogenua kim loại và một số bóng đèn hơi natri áp suất cao mà theo tiêu chuẩn an toàn của bóng đèn IEC 62035, có thể làm cho balát, biến áp hoặc cơ cấu khởi động quá tải (xem Hình C.3).

Bóng đèn trong đèn điện được thay bằng mạch thử nghiệm như chỉ ra trên Hình C.3. Thử nghiệm được bắt đầu với mạch thử nghiệm, đèn điện và bộ điều khiển đã ổn định ở nhiệt độ môi trường xung quanh hộp chống gió lùa. Điều chỉnh dòng điện qua bóng đèn đến giá trị bằng hai lần dòng điện qua bóng đèn bình thường bằng cách thay đổi điện trở R. Không điều chỉnh thêm R.

Nếu đạt được điều kiện ổn định trước khi vượt quá các giới hạn nhiệt độ ở 12.5.2 mà bộ điều khiển bảo vệ nhiệt cơ cấu bảo vệ không tác động, thì phải điều chỉnh R để tăng dòng điện theo các nấc thích hợp, ví dụ mức tăng 10 %. Cần cẩn thận để đạt đến các điều kiện ổn định đến mức có thể ở từng nấc. Trong mọi trường hợp, không được điều chỉnh dòng điện quá ba lần dòng điện bóng đèn bình thường.

CHÚ THÍCH 1: Đối với mạch được bảo vệ bằng cơ cấu bảo vệ tự hồi phục, có thể xuất hiện một số chu kỳ đóng/cắt trước khi đạt đến nhiệt độ lớn nhất.

CHÚ THÍCH 2: Đèn điện lắp cùng các loại bóng đèn halogenua kim loại và bóng đèn natri áp suất cao cụ thể dưới đây không phải chịu các yêu cầu thử nghiệm về chỉnh lưu ở trên.

- bóng đèn natri áp suất cao có công suất danh định bằng 1 000 W và lớn hơn;

- bóng đèn natri áp suất cao được thiết kế để thay thế trực tiếp cho bóng đèn thủy ngân;

- bóng đèn natri áp suất cao và bóng đèn halogenua kim loại được nhận biết theo IEC 62035 là không có khả năng chỉnh lưu cuối tuổi thọ của nó;

- các bóng đèn natri áp suất cao và bóng đèn halogenua kim loại khác mà không có rủi ro chỉnh lưu cuối tuổi thọ đã được nhà chế tạo bóng đèn nhận biết. (Việc này có thể hạn chế tính thích hợp của đèn điện chỉ cho nhà chế tạo bóng đèn cụ thể).

c) Tháo bóng đèn mà không lắp lại.

d) Hở mạch một cực của bóng đèn.

Điều kiện này có thể được tạo ra bằng cách đóng cắt. (Một cách khác, bóng đèn thử nghiệm có thể được thay đổi thích hợp).

Cực được chọn phải là cực làm ảnh hưởng bất lợi nhất đến các kết quả.

e) Bóng đèn không khởi động mà cả hai điện cực còn nguyên vẹn. Với điều kiện này, có thể sử dụng bóng đèn thử nghiệm không vận hành được hoặc bóng đèn thử nghiệm đã được thay đổi.

f) Hãm (các) động cơ có trong đèn điện.





Hình C.1 - Mạch điện dùng để thử nghiệm hiệu ứng chỉnh lưu
(chỉ cho một số balát điện dung không có tắc te)




Hình C.2 - Mạch điện dùng để thử nghiệm hiệu ứng chỉnh lưu
(balát dùng cho các bóng đèn một chân)




Chú giải

1 nguồn


2 balát, biến áp, cơ cấu khởi động

3 đèn điện

4 mối nối bóng đèn

D 100 A, 600 V

R 0… 200  (công suất của điện trở ít nhất là bằng 1/2 công suất bóng đèn)

Hình C.2 - Mạch điện dùng để thử nghiệm hiệu ứng chỉnh lưu của một số bóng đèn natri áp suất cao và một số bóng đèn halogenua kim loại
PHỤ LỤC D

(quy định)



Hộp chống gió lùa

Các khuyến cáo dưới đây liên quan đến kết cấu và sử dụng hộp chống gió lùa thích hợp cho đèn điện, như yêu cầu đối với các thử nghiệm làm việc bình thường và không bình thường. Các kết cấu khác của hộp chống gió lùa là thích hợp nếu nó được thiết lập sao cho đạt được các kết quả giống nhau.

Hộp chống gió lùa có hình hộp chữ nhật, có đỉnh hộp và ít nhất 3 mặt bên là vỏ hai lớp, và có đáy chắc chắn. Vỏ hai lớp này phải là tấm kim loại có đục lỗ, đặt cách nhau khoảng 150 mm, với lỗ thông thường có đường kính từ 1 mm đến 2 mm chiếm khoảng 40 % toàn bộ diện tích mỗi lớp vỏ.

Bề mặt bên trong nên sơn bằng sơn đen mờ. Ba kích thước chính bên trong mỗi kích thước phải ít nhất là 900 mm. Phải có một khe hở không khí ít nhất là 200 mm giữa bề mặt bên trong và bề mặt bất kỳ của đèn điện lớn nhất mà hộp chống gió lùa được thiết kế.

CHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu thử nghiệm hai hay nhiều đèn điện trong một hộp rộng thì phải chú ý để sự phát nhiệt từ một đèn điện không làm ảnh hưởng đến đèn điện khác.

Mặt ngoài phía trên đỉnh hộp và xung quanh các mặt đục lỗ phải có khoảng hở ít nhất là 300 mm. Hộp phải đặt ở vị trí được bảo vệ càng xa càng tốt khỏi gió lùa và chỗ thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí. Nó cũng phải được bảo vệ khỏi nguồn phát xạ nhiệt.

Đèn điện cần thử nghiệm phải được đặt cách xa sáu bề mặt bên trong của hộp chống gió lùa. Đèn điện được lắp đặt (chịu các yêu cầu ở 12.4.1 và 12.5.1) như trong điều kiện vận hành.

Đèn điện để cố định trực tiếp lên trần hoặc sàn phải được cố định vào bề mặt lắp đặt gồm có một tấm gỗ hoặc tấm gỗ dán. Sử dụng vật liệu cách điện không cháy nếu đèn điện không thích hợp để lắp trên bề mặt cháy. Tấm gỗ này dày từ 15 mm đến 20 mm và trải dài không dưới 100 mm (nhưng tốt nhất là không quá 200 mm) bên ngoài hình chiếu vuông góc với kích thước ngoài nhẵn của đèn điện. Phải có một khe hở không khí ít nhất là 100 mm giữa tấm gỗ và bề mặt bên trong của hộp. Tấm gỗ được sơn đen bằng sơn phi kim loại mờ.

Đèn điện để cố định vào góc được cố định vào góc gồm có hai tấm gỗ, mỗi tấm phù hợp với các yêu cầu nói trên.

Yêu cầu có tấm thứ ba nếu đèn điện được cố định vào góc thẳng đứng ngay dưới trần mô phỏng.

Đèn điện không được làm cho hốc lắp đặt đạt đến nhiệt độ có khả năng gây ra nguy hiểm hoặc rủi ro cháy và kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.

Đèn điện lắp chìm được lắp đặt trong hốc thử nghiệm, gồm có một trần treo, trên đỉnh là một hộp chữ nhật có các mặt thẳng đứng và mặt trên cùng nằm ngang.

Trần treo làm bằng tấm gỗ dán xốp dày 12 mm, trong đó có một khe hở thích hợp cho đèn điện. Tấm gỗ dán này phải kéo dài tối thiểu 100 mm ra ngoài phía nhô ra của đèn điện trên tấm gỗ. Các mặt thẳng đứng của hộp làm bằng gỗ nhiều lớp dày 19 mm và mặt trên cùng bằng tấm gỗ dán xốp dày 12 mm được gắn chặt vào các mặt thẳng đứng.

a) Đèn điện để lắp chìm trong trần có phủ vật liệu cách nhiệt

Che hộp bằng vật liệu cách nhiệt vừa vặn vào bên ngoài hộp. Cách nhiệt phải tương đương với hai lớp có chiều dày 10 cm bằng len vô cơ có hệ số suất nhiệt trở bằng 0,04 W/(m.K). Có thể sử dụng các lớp mỏng hơn nếu có suất nhiệt trở cao hơn. Nhiệt trở của hộp thử nghiệm trong bất kỳ trường hợp nào phải ít nhất là 5 m2 K/W.

b) Đèn điện để lắp chìm trong trần nhưng không thích hợp để phủ bằng vật liệu cách nhiệt

Đối với đèn điện loại này, hốc thử nghiệm phải là vật liệu như mô tả ở trên.

Các mặt bên và mặt trên cùng của hộp cách đèn điện như theo hướng dẫn của nhà chế tạo đi kèm đèn điện. Nếu không quy định khoảng cách thì hộp được che phải chạm vào xung quanh đèn điện.

Nếu đèn điện được cung cấp cùng các bộ phận riêng rẽ được thiết kế để lắp chìm (ví dụ, với hộp bóng đèn và hộp bộ điều khiển riêng rẽ) thì hốc thử nghiệm phải được kết cấu như một hộp đơn lẻ tuân thủ các khuyến cáo của nhà chế tạo về khoảng cách nhỏ nhất giữa các bộ phận và bên trong hốc (xem Hình D.1). Trong trường hợp khoảng cách giữa các bộ phận không được quy định thì phải sử dụng các hốc thử nghiệm riêng rẽ cho từng bộ phận.



Chú giải

a, b, c, d khoảng cách nhỏ nhất do nhà chế tạo quy định

Các khoảng cách khác phù hợp với Phụ lục D.

Hình D.1 - Ví dụ về hốc thử nghiệm trong đó đèn điện gồm các bộ phận riêng rẽ

Nếu có các tấm đệm nhô ra trên mặt trên hoặc các mặt bên của đèn điện thì các tấm đệm này phải được tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bên trong của hộp thử nghiệm hoặc vật liệu cách nhiệt.

Trần treo và bên trong của hộp được sơn đen bằng sơn phi kim loại đen mờ và phải có khe hở không nhỏ hơn 100 mm giữa cụm lắp ráp này và các vách bên trong, trần và sàn của hộp thử nghiệm.

Khi đèn điện được thiết kế để lắp chìm bên trong tường, thực hiện thử nghiệm sử dụng hốc thử nghiệm tương tự hốc mô tả ở trên nhưng với bảng đặt thẳng đứng.

Đối với đèn điện được phân loại để lắp đặt trực tiếp với bề mặt bắt lửa bình thường, không phần nào của hốc thử nghiệm được vượt quá 90 oC (như chỉ ra trong Bảng 12.1) trong khi thử nghiệm nhiệt ở điều kiện làm việc bình thường và 130 oC (như nêu trong Bảng 12.3) trong khi thử nghiệm nhiệt ở điều kiện làm việc không bình thường.

Đèn điện lắp trong rãnh trượt được nối với hệ thống rãnh trượt thích hợp với đèn điện. Rãnh trượt được lắp đặt như trong sử dụng bình thường, theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Đèn điện được nối với rãnh trượt ở tư thế bất lợi nhất về nhiệt trong sử dụng bình thường mà hướng dẫn lắp đặt hoặc ghi nhãn cho phép. Cho đèn điện làm việc trong các điều kiện quy định ở 12.4.1 và 12.5.1.

Tất cả các khoảng cách phải đo từ các phần xa nhất của vị trí dịch chuyển khi đèn điện điều chỉnh được kích thước ngoài hoặc vị trí ở cả hai trục khi được lắp đặt hoàn toàn và trong quá trình làm việc bình thường (xem Hình D.2).

Hình D.2 minh họa đúng kích cỡ hộp thử nghiệm dùng cho đèn điện điều chỉnh được ở cả hai trục và do đó, cần khoảng cách bên trong trần để điều chỉnh.





Hình D.2 - Kích cỡ hộp thử nghiệm đúng (trần cách điện) đối với đèn điện điều chỉnh được
PHỤ LỤC E

(quy định)



Xác định độ tăng nhiệt của cuộn dây bằng phương pháp tăng điện trở

CHÚ THÍCH: Tham khảo các balát áp dụng cho các phần tử tương tự như máy biến áp.

Trước khi bắt đầu thử nghiệm, thực hiện bố trí sao cho có thể nối balát nhanh bằng phương tiện thích hợp có điện trở không đáng kể vào cầu Wheatstone, hoặc dụng cụ đo thích hợp khác, sau khi ngắt đèn điện ra khỏi nguồn cung cấp.

Cần có đồng hồ bấm giờ có kim giây đọc dễ dàng.

Quy trình thử nghiệm như sau:

Đèn điện được giữ không có điện trong thời gian đủ dài để đảm bảo rằng đèn điện hoàn chỉnh,kể cả cuộn dây balát, ổn định nhiệt ở nhiệt độ môi trường xung quanh về căn bản là không đổi (t1) và không được thay đổi quá 3 oC trong thời gian này.

Đo điện trở (R1) của cuộn dây balát nguội và ghi lại t1. Đèn điện được cho làm việc cho đến khi đạt ổn định nhiệt như chỉ ra bằng cơ cấu đo nhiệt độ thích hợp gắn với thân balát. Ghi lại nhiệt độ không khí xung quanh (t­3) trong hộp chống gió lùa.

Sau đó ngắt đèn điện ra khỏi nguồn cung cấp, ghi lại thời gian và nối ngay balát vào cầu Wheatstone. Đo điện trở càng nhanh càng tốt và ghi lại thời gian tương ứng.

Các phép đo điện trở khác, nếu cần, được thực hiện ở khoảng thời gian thích hợp trong khi balát nguội, ghi lại thời gian tại đó thực hiện phép đo. Các phép đo này cho phép vẽ đồ thị đường cong thời gian/điện trở mà được ngoại suy ngược về điểm ứng với thời điểm ngắt nguồn cung cấp và đọc điện trở R2 của cuộn dây nóng.

Vì điện trở của đồng thay đổi tỉ lệ trực tiếp với nhiệt độ khi được đo từ điểm chuẩn bằng -234,5 oC nên nhiệt độ cao t2 có thể được tính từ tỷ số của điện trở nóng R2 với điện trở nguội R1 bằng công thức:



Hằng số 234,5 quy về cuộn dây đồng; đối với nhôm, hằng số này là 229. Do đó, đối với cuộn dây làm bằng sợi dây đồng:



Độ tăng nhiệt là chênh lệch giữa nhiệt độ tính được t2 và nhiệt độ không khí xung quanh t3 khi kết thúc thử nghiệm:

độ tăng nhiệt = (t2 - t3) oC
PHỤ LỤC F

(quy định)



Thử nghiệm điện trở đối với ứng suất ăn mòn của đồng và hợp kim đồng

F.1. Hộp thử nghiệm

Phải sử dụng bình thủy tinh đậy kín được cho thử nghiệm này. Các bình này có thể là bình sấy hoặc máng lõm đơn giản bằng thủy tinh có vành tròn và nắp. Thể tích bình phải ít nhất là 10 l. Phải được duy trì tỉ lệ nhất định của không gian thử nghiệm với thể tích dung dịch thử nghiệm là (20:1 hoặc 10:1).



F.2. Dung dịch thử nghiệm

Chuẩn bị 1,0 l dung dịch:

Hòa tan 107 g amonium cloride (loại chất phản ứng NH4Cl) trong khoảng 0,75 l nước chưng cất hoặc nước khử khoáng hoàn toàn và thêm dung dịch natri hyđrôxit 30 % (được chuẩn bị từ chất phản ứng NaOH và nước chưng cất hoặc nước khử khoáng hoàn toàn) bằng một lượng cần thiết để đạt đến độ pH bằng 10 ở 22 oC. Với các nhiệt độ khác, điều chỉnh dung dịch này để ứng với các giá trị pH quy định trong Bảng F.1.

Bảng F.1 - Độ pH của dung dịch thử nghiệm


Nhiệt độ
oC

Dung dịch thử nghiệm
pH

22  1

25  1


27  1

30  1


10,0  0,1

9,9  0,1

9,8  0,1

9,7  0,1



Sau khi điều chỉnh pH, điều chế 1,0 l với nước chưng cất hoặc nước khử khoáng hoàn toàn.

Việc này không làm thay đổi độ pH nữa.

Trong mọi trường hợp, giữ nhiệt độ không đổi trong phạm vi  1 oC trong khi điều chỉnh pH, tiến hành đo pH sử dụng dụng cụ cho phép điều chỉnh độ pH trong phạm vi  0,02.

Dung dịch thử nghiệm có thể được sử dụng trong thời gian kéo dài, nhưng phải kiểm tra độ pH thể hiện lượng ngưng tụ amoniac trong hơi khí quyển ít nhất ba tuần một lần và điều chỉnh nếu cần.



F.3. Đoạn thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trên các đoạn thử nghiệm lấy từ đèn điện.



F.4. Quy trình thử nghiệm

Bề mặt của đoạn thử nghiệm phải được làm sạch cẩn thận, vecni được lau bằng axêtôn, mỡ và dấu vân tay được lau bằng xăng nhẹ hoặc sản phẩm tương tự.

Hộp thử nghiệm có chứa dung dịch thử nghiệm phải được đưa về nhiệt độ bằng (30 oC  1 oC). Đoạn thử nghiệm, được nung nóng trước đến 30 oC phải được đặt trong hộp thử nghiệm càng nhanh càng tốt sao cho hơi amôniăc có hiệu quả mà không bị cản trở. Các đoạn thử nghiệm tốt nhất là được treo để chúng không chìm vào dung dịch thử nghiệm cũng như không bị chạm vào nhau. Cơ cấu đỡ hoặc treo phải làm bằng vật liệu không dễ phản ứng với hơi amôniăc, ví dụ thủy tinh hoặc sứ.

Phải thực hiện thử nghiệm ở nhiệt độ không đổi bằng 30 oC  1 oC để loại trừ hình thành nước ngưng tụ nhìn thấy được do sự biến động nhiệt độ mà có thể làm mất chính xác nghiêm trọng các kết quả thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm phải bắt đầu khi hộp thử nghiệm đóng lại và kéo dài 24 h. Sau xử lý này, đoạn thử nghiệm phải được rửa trong nước máy; 24 h sau, chúng phải không có vết nứt khi xem xét bằng kính có độ phóng đại là 8x.

Để không ảnh hưởng kết quả thử nghiệm, các đoạn thử nghiệm phải được cầm cẩn thận.
PHỤ LỤC G

(quy định)



Đo dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ2

G.1. Đèn điện được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh bằng 25 oC  5 oC ở điện áp và tần số cung cấp danh định trong mạch thử nghiệm như chỉ ra trên Hình G.1.

G.2. Đèn điện được cho làm việc với (các) bóng đèn có loại mà nó được thiết kế, sao cho khi ổn định ở điện áp danh định, công suất và điện áp bóng đèn của bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn phóng điện khác nằm trong phạm vi  5 % giá trị danh định.

G.3. Dòng điện trong dây dẫn bảo vệ được đo với đèn điện được nối như mô tả ở 12.4.1. Ngoài ra, mạch đo như trong Hình G.4, với A và B nối trong hình G.1 giữa dây PE của đèn điện và sử dụng mối nối đất. Mạch đo dòng điện chạm được ngắt mạch.

Trình tự thử nghiệm phải như mô tả ở Điều G.5 nhưng "e" luôn hở và không phải thực hiện phép đo trên đèn điện cấp II.

Điện áp U4 đo bằng vônmét điện trở cao (điện tử hoặc máy dao động) ở giá trị hiệu dụng chia cho R và được giá trị dòng điện ở giá trị hiệu dụng.

G.4. Đối với phép đo dòng điện chạm, sử dụng mạch điện quy định ở Hình G.1, G.2 và g.3.

Trình tự thử nghiệm phải như mô tả trong Điều G.5. Sử dụng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn phù hợp với TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001) như đầu dò thử nghiệm và đặt vào các bộ phận kim loại chạm tới được, hoặc bộ phận cách điện được bọc lá kim loại, kích cỡ 10 cm x 20 cm của thân đèn điện.

Phương pháp đo quy định ở đây dựa trên giả thiết là đèn điện được sử dụng trong hệ thống nối sao TN hoặc TT, tức là đèn điện được nối giữa pha (L) và trung tính (N). Đối với hệ thống khác, xem các điều liên quan ở IEC 60990.

Trong trường hợp đấu nối nhiều pha, quy trình tương tự xảy ra nhưng phép đo được thực hiện trên một pha tại một thời điểm. Áp dụng các giới hạn tương tự cho từng pha.

Sử dụng mạch đo ở Hình G.3 cho đèn điện di động cấp I, trong khi mạch đo ở Hình G.2 được sử dụng cho tất cả các trường hợp ngoại trừ khi dòng điện trong dây dẫn bảo vệ yêu cầu.

Điện áp U2 và U3 trong mạch đo ở Hình G.2 và G.3 là điện áp đỉnh.

Nếu bao gồm tần số trên 30 kHz, phép đo dòng điện chạm phải gồm có phép đo các ảnh hưởng bỏng điện ngoài phép đo ở Hình G.2. Đối với các ảnh hưởng cháy, giá trị hiệu dụng không quá tải của dòng điện chạm có liên quan. Dòng điện chạm không quá tải được tính từ điện áp hiệu dụng U1, đo qua điện trở 500  ở Hình G.2.

Điện cực đầu nối A (ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn) phải được đặt lần lượt vào từng bộ phận chạm tới được. Với mỗi lần đặt điện cực đầu nối A, điện cực đầu nối B phải được đặt với đất, sau đó đặt lần lượt vào từng bộ phận chạm tới được khác.

Với phép đo trên đèn điện cấp II, bỏ qua dây dẫn bảo vệ.

Mạch thử nghiệm ở Hình G.1 phải sử dụng biến áp cách ly.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu đối với đèn điện cấp III, rãnh trượt và hệ thống dây đang được xem xét.

G.5. Trình tự thử nghiệm

Dòng điện chạm được đo như sau:



Bảng G.1 - Vị trí của cơ cấu đóng cắt e, n và p đối với phép đo các cấp đèn điện khác nhau

Loại đèn điện

Vị trí của cơ cấu đóng cắt (xem Hình G.1)




e

n

p

a) Cấp II

-

Đóng

1




-

Đóng

2




-

Mở

1




-

Mở

2













b) Cấp I, nối cố địnha

Đóng

Đóng

1




Đóng

Đóng

2




Đóng

Mở

1




Đóng

Mở

2













c) Cấp I, nút kín được

Đóng

Đóng

1




Đóng

Đóng

2




Mở

Đóng

1




Mở

Đóng

2




Đóng

Mở

1




Đóng

Mở

2




Mở

Mở

1




Mở

Mở

2

a Các phép đo này liên quan đến đèn điện cấp I chỉ có các bộ phận cách điện cấp II.

Trong trường hợp đèn điện di động và đèn điện điều chỉnh được có lắp cơ cấu đóng cắt để sử dụng với bóng đèn huỳnh quang hoặc bóng đèn phóng điện khác, đèn điện phải được ngắt điện sau các phép đo. Sau đó, đóng điện cho đèn điện và trước khi khởi động lại (các) bóng đèn, đo lại dòng điện chạm như quy định ở Bảng G.1.




tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương