TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009



tải về 1.38 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

13.3.1. Bộ phận bằng vật liệu cách điện để giữ bộ phận mang dòng hoặc bộ phận SELV đúng vị trí phải chịu các thử nghiệm sau:

Bộ phận cần thử nghiệm phải chịu thử nghiệm ngọn lửa hình kim theo IEC 60695-11-5, ngọn lửa thử nghiệm được đặt lên mẫu trong 10 s tại điểm có khả năng xảy ra nhiệt độ cao nhất, có thể đo nếu cần, trong quá trình thử nghiệm nhiệt ở Mục 12.

Thời gian cháy không được vượt quá 30 s sau khi lấy ngọn lửa ra và bất kỳ tàn lửa nào rơi từ mẫu cũng không được mồi cháy các bộ phận nằm bên dưới hoặc cháy giấy bản quy định ở 4.187 của ISO 4046-4, đặt nằm ngang cách 200 mm  5 mm bên dưới mẫu thử nghiệm.

Không áp dụng yêu cầu của điều này trong trường hợp đèn điện có tấm chắn hiệu quả chống các tàn lửa.



13.3.2. Bộ phận bằng vật liệu cách điện không dùng để giữ bộ phận mang dòng đúng vị trí nhưng để bảo vệ chống điện giật, và các bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ cho bộ phận SELV đúng vị trí phải chịu thử nghiệm sau:

Các bộ phận phải chịu thử nghiệm sử dụng sợi dây nóng đỏ niken-crôm nung nóng đến 650 oC. Trang bị thử nghiệm và quy trình thử nghiệm phải như mô tả trong IEC 60695-2-10.

Bất kỳ ngọn lửa hay than đỏ nào của mẫu cũng tự tắt trong vòng 30 s khi rút sợi dây nóng đỏ ra và bất kỳ tàn lửa hoặc giọt nóng chảy nào cũng không được mồi cháy lớp giấy bản theo quy định ở 4.187 của ISO 4046, đặt nằm ngang cách 200 m  5 mm bên dưới mẫu thử nghiệm.

Không áp dụng yêu cầu của điều này trong trường hợp đèn điện có tấm chắn hiệu quả chống các tàn lửa hoặc trong trường hợp vật liệu cách điện là gốm.



13.4. Khả năng chịu phóng điện bề mặt

Bộ phận cách điện của đèn điện, không phải đèn điện thông thường, dùng để giữ bộ phận mang dòng hoặc bộ phận SELV đúng vị trí hoặc tiếp xúc với các bộ phận này, phải là vật liệu chịu được phóng điện bề mặt trừ khi chúng được bảo vệ chống bụi và hơi ẩm.



13.4.1. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây, được thực hiện ở ba vị trí trên mẫu thử nghiệm.

Đối với các vật liệu không phải là gốm, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm chống phóng điện bề mặt theo IEC 60112 với chi tiết như sau:

- Nếu mẫu không có bề mặt phẳng tối thiểu là 15 mm x 15 mm thì có thể tiến hành thử nghiệm trên một bề mặt phẳng có kích thước giảm lược với điều kiện là các giọt chất lỏng không chảy ra ngoài mẫu trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, không được sử dụng các phương tiện nhân tạo để giữ chất lỏng trên bề mặt. Trong trường hợp có nghi ngờ, có thể thực hiện thử nghiệm trên một dải vật liệu riêng rẽ cùng loại, có kích thước yêu cầu và được chế tạo theo cùng quy trình.

- Nếu chiều dày của mẫu nhỏ hơn 3 mm thì cần gộp hai mẫu, hoặc nhiều hơn nếu cần, để có được chiều dày tối thiểu là 3 mm.

- Thử nghiệm phải được thực hiện ở ba vị trí của mẫu hoặc trên ba mẫu.

- Các cực (xem Hình 11) phải là platin và phải sử dụng dung dịch thử nghiệm A, như mô tả ở 7.3 của IEC 60112.



13.4.2. Mẫu phải chịu được 50 giọt chất lỏng mà không hỏng ở điện áp thử nghiệm ứng với chỉ số phóng điện bề mặt PTI 175.

Xuất hiện hỏng nếu dòng điện bằng 0,5 A hoặc lớn hơn chạy trong ít nhất 2 s theo tuyến dẫn giữa các điện cực trên bề mặt của mẫu, làm tác động rơle quá dòng hoặc nếu mẫu cháy mà không nhả rơle quá dòng.

Không áp dụng Điều 9 của IEC 60112 liên quan đến xác định ăn mòn.

Không áp dụng chú thích 3 ở Điều 5 của IEC 60112 liên quan đến xử lý bề mặt.



Mục 14: Đầu nối bắt vít

14.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định các yêu cầu đối với tất cả các loại đầu nối sử dụng vít lắp vào đèn điện.

Ví dụ về đầu nối bắt vít được chỉ ra trong các hình từ Hình 12 đến Hình 16.

14.2. Định nghĩa

14.2.1. Đầu nối kiểu trụ (pillar terminal)

Đầu nối trong đó ruột dẫn được luồn vào trong một lỗ hoặc hốc và được kẹp bên dưới chân (các) vít. Lực kẹp có thể do chân vít ép trực tiếp hoặc thông qua một chi tiết kẹp trung gian chịu lực ép của chân vít.

Ví dụ về đầu nối kiểu trụ được cho trên Hình 12.

14.2.2. Đầu nối bắt vít (screw terminal)

Đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp bên dưới mũ vít. Lực kẹp có thể do mũ vít ép trực tiếp hoặc thông qua chi tiết trung gian ví dụ như vòng đệm, lá kẹp hoặc cơ cấu chống tở dây,.

Ví dụ về đầu nối bắt vít được cho trên Hình 13.

14.2.3. Đầu nối bắt bulông (stud terminal)

Đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp bên dưới đai ốc. Lực kẹp có thể ép trực tiếp nhờ đai ốc có hình dạng thích hợp hoặc thông qua chi tiết trung gian như vòng đệm, lá kẹp hoặc cơ cấu chống tở dây.

Ví dụ về đầu nối bắt bulông được cho trên Hình 13.

14.2.4. Đầu nối kiểu yên ngựa (saddle terminal)

Đầu nối trong đó ruột dẫn được đặt dưới một tấm kẹp hình yên ngựa và được kẹp bởi hai hoặc nhiều vít hoặc đai ốc.

Ví dụ về đầu nối kiểu yên ngựa được cho trên Hình 14.

14.2.5. Đầu nối kiểu lỗ (lug terminal)

Đầu nối bắt vít hoặc đầu nối bắt bulông được thiết kế để kẹp đầu cốt của cáp hoặc kẹp thanh dẫn bằng vít hoặc đai ốc.

Ví dụ về đầu nối kiểu lỗ được cho trên Hình 15.

14.2.6. Đầu nối măng sông (mantle terminal)

Đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp áp vào đáy của một rãnh bằng một vòng đệm có hình dạng thích hợp đặt dưới đai ốc hay một cái nêm nếu là đai ốc có mũ hoặc bằng chi tiết có hiệu quả tương đương để truyền lực ép từ đai ốc lên ruột dẫn bên trong rãnh.

Ví dụ về đầu nối măng sông được cho trên Hình 16.

14.3. Yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản

14.3.1. Các yêu cầu này áp dụng cho đầu nối có vít kẹp mang dòng không vượt quá 63 A, được thiết kế để nối, chỉ bằng cách kẹp, ruột dẫn đồng của cáp hoặc dây mềm.

Yêu cầu này không loại trừ các đầu nối có kiểu không phải kiểu được chỉ ra trong các Hình từ 12 đến 16.



14.3.2. Đầu nối có thiết kế đa dạng và có hình dạng khác nhau: trong số đó, bao gồm: đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp trực tiếp hoặc gián tiếp bên dưới chân vít, đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp trực tiếp hoặc gián tiếp bên dưới mũ vít, đầu nối trong đó ruột dẫn được kẹp trực tiếp hoặc gián tiếp bên dưới đai ốc và đầu nối được thiết kế riêng để sử dụng với đầu cốt của cáp hoặc thanh dẫn.

Nguyên tắc cơ bản chi phối các yêu cầu này được quy định ở các điều từ 14.3.2.1 đến 14.3.2.3.



14.3.2.1. Đầu nối chủ yếu để nối chỉ một ruột dẫn, mặc dù, do phạm vi rộng rãi của ruột dẫn mà mỗi đầu nối được yêu cầu để kẹp, trong một số trường hợp, đầu nối có thể thích hợp để kẹp hai ruột dẫn có cùng điện tích mặt cắt danh nghĩa nhỏ hơn giá trị lớn nhất mà đầu nối được thiết kế.

Một số loại đầu nối nhất định, cụ thể là đầu nối kiểu trụ và đầu nối măng sông, có thể sử dụng để đi dây nguồn song song, khi cần nối hai hoặc nhiều ruột dẫn có cùng hoặc khác diện tích mặt cắt danh nghĩa hoặc cấu tạo. Trong những trường hợp này, kích cỡ đầu nối quy định trong tiêu chuẩn này có thể không áp dụng được.



14.3.2.2. Nói chung, các đầu nối thích hợp để nối cáp hoặc dây mềm mà không cần chuẩn bị đặc biệt ruột dẫn, nhưng trong một số trường hợp nhất định, cần có dự phòng để nối đầu cốt cáp hoặc để nối đến thanh dẫn.

14.3.2.3. Phân loại bằng số đối với đầu nối được chấp nhận, dựa trên diện tích mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn mà đầu nối chấp nhận. Theo phân loại này, mỗi đầu nối có thể chấp nhận bất kỳ một trong ba kích cỡ liên tiếp của ruột dẫn trong dải diện tích mặt cắt danh nghĩa quy định trong TCVN 6610 (IEC 60227) hoặc IEC 60245.

Ngoài ra, kích cỡ của ruột dẫn trong phạm vi mỗi dải tiến lên một nấc cho mỗi mức tăng kích cỡ của đầu nối.

Diện tích mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn được ấn định cho mỗi đầu nối được cho trong Bảng 14.1, bảng này cũng nêu đường kính của ruột dẫn lớn nhất mà mỗi đầu nối có thể chấp nhận.

Có thể sử dụng đầu nối với ruột dẫn nhỏ hơn danh nghĩa nêu trong dải, với điều kiện là ruột dẫn được kẹp với lực ép đủ để đảm bảo nối điện và cơ thích hợp.



Bảng 14.1 - Diện tích mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn theo kích cỡ đầu nối

Kích cỡ đầu nối

Ruột dẫn mềm

Ruột dẫn cứng, một sợi hoặc bện

Diện tích mặt cắt danh nghĩa
mm2

Đường kính của ruột dẫn lớn nhất
mm

Diện tích mặt cắt danh nghĩa
mm2


Đường kính của ruột dẫn lớn nhất
mm

0a

0,5

0,75

1

1,45

-

-

-

-

1b

0,75

1

1,5

1,73

0,75

1

1,5

1,45

2

1

1,5

2,5

2,21

1

1,5

2,5

2,13

3

1,5

2,5

4

2,84

1,5

2,5

4

2,72

4c

2,5

4

6

3,87

2,5

4

6

3,34

5

2,5

4

8

4,19

4

6

10

4,32

6

4

6

10

5,31

6

10

16

5,46

7

6

10

16

6,81

10

16

25

6,83

a Không thích hợp cho ruột dẫn cứng. Thích hợp cho ruột dẫn mềm có diện tích mặt cắt 0,4 mm2 (xem 5.3.1).

b Cũng thích hợp cho ruột dẫn mềm có diện tích mặt cắt danh nghĩa bằng 0,5 mm2 nếu đầu ruột dẫn được gập đôi lại.

c Không thích hợp cho ruột dẫn mềm 6 mm2 của một số kết cấu đặc biệt.

14.3.3. Đầu nối phải cho phép đấu nối đúng ruột dẫn đồng có diện tích mặt cắt danh nghĩa như cho trong Bảng 14.2 và không gian dành cho ruột dẫn phải tối thiểu như trên Hình 12, 13, 14 hoặc 16, nếu thích hợp.

Không áp dụng các yêu cầu này cho đầu nối kiểu lỗ.



Bảng 14.2 - Diện tích mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn theo dòng điện lớn nhất

Dòng điện lớn nhất mà đầu nối phải mang
A

Ruột dẫn mềm

Ruột dẫn cứng, một sợi hoặc bện

Diện tích mặt cắt danh nghĩa
mm2

Cỡ đầu nối

Diện tích mặt cắt danh nghĩa a
mm2

Cỡ đầu nối

2

6

10



16

20

25



32

40

63



0,4

0,5 đến 1

0,75 đến 1,5

1 đến 2,5

1,5 đến 4

1,5 đến 4

2,5 đến 6

4 đến 10


6 đến 16

0

0

1



2

3

3



4 hoặc 5b

6

7



-

0,75 đến 1,5

1 đến 2,5

1,5 đến 4

1,5 đến 4

2,5 đến 6

4 đến 10

6 đến 16


10 đến 25

-

1

2



3

3

4



5

6

7



a Không áp dụng các yêu cầu này cho đầu nối được sử dụng để nối liên kết các linh kiện khác nhau của đèn điện bằng cáp hoặc dây mềm không phù hợp với IEC 60227 hoặc IEC 60245 nếu đáp ứng các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này.

b Kích cỡ đầu nối số 4 không thích hợp cho ruột dẫn mềm 6 mm2 của một số kết cấu đặc biệt, trong trường hợp đó, cần sử dụng kích cỡ đầu nối số 5.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng phép đo và bằng cách lắp ruột dẫn có diện tích nhỏ nhất và lớn nhất quy định.

14.3.4. Đầu nối phải cung cấp đấu nối thích hợp các ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm ở 14.4.



14.4. Thử nghiệm cơ

14.4.1. Đối với đầu nối kiểu trụ, khoảng cách giữa vít kẹp và đầu ruột dẫn khi luồn vào hoàn toàn phải ít nhất là như trên Hình 12.

Khoảng cách nhỏ nhất giữa vít kẹp và đầu ruột dẫn chỉ áp dụng cho đầu nối kiểu trụ mà ruột dẫn không thể đi qua.

Đối với đầu nối măng sông, khoảng cách giữa phần cố định và đầu ruột dẫn, khi luồn hoàn toàn phải ít nhất là như trên Hình 16.

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo, sau khi ruột dẫn một sợi có diện tích mặt cắt lớn nhất nêu trong Bảng 14.2 được gài vào hoàn toàn và kẹp hoàn toàn.



14.4.2. Đầu nối phải được thiết kế và đặt sao cho ruột dẫn một sợi cũng như sợi bện của ruột dẫn bện không trượt ra khi xiết chặt vít kẹp hoặc đai ốc.

Không áp dụng yêu cầu này cho đầu nối kiểu lỗ.

Đối với đèn điện cố định được thiết kế chỉ riêng cho đấu nối cố định đến dây dẫn (bên ngoài) cố định, chỉ áp dụng yêu cầu này khi sử dụng ruột dẫn bện một sợi hoặc ruột dẫn bện cứng. Thử nghiệm được thực hiện với ruột dẫn bện cứng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.

Đầu nối được lắp với ruột dẫn có kết cấu như nêu trong Bảng 14.3.

Bảng 14.3 - Kết cấu của ruột dẫn

Kích cỡ đầu nối

Số sợi bện và đường kính danh nghĩa của các sợi bện
(n x mm)

Ruột dẫn mềm

Ruột dẫn bện cứng

0

32 x 0,20

-

1

30 x 0,25

7 x 0,50

2

50 x 0,25

7 x 0,67

3

56 x 0,30

7 x 0,85

4

84 x 0,30

7 x 1,04

5

84 x 0,30

7 x 1,35

6

80 x 0,40

7 x 1,70

7

126 x 0,40

7 x 2,14

Trước khi luồn vào đầu nối, các sợi bện của ruột dẫn cứng được nắn thẳng và các ruột dẫn mềm được xoắn lại theo một chiều sao cho tạo thành một vòng xoắn đồng đều trên chiều dài xấp xỉ 20 mm.

Ruột dẫn được luồn vào đầu nối một khoảng tối thiểu theo quy định hoặc trong trường hợp không có quy định về khoảng này, luồn ruột dẫn vào đầu nối cho đến khi nó vừa nhô ra khỏi phía bên kia của đầu nối và ở vị trí mà sợi bện dễ bị tuột ra nhất. Vít kẹp sau đó được xiết với mômen bằng 2/3 mômen cho trong cột tương ứng của Bảng 14.4.

Đối với ruột dẫn mềm, lặp lại thử nghiệm với ruột dẫn mới được xoắn như trước nhưng theo chiều ngược lại.

Sau thử nghiệm, không có sợi bện nào của ruột dẫn được tuột ra khỏi khe hở giữa phương tiện kẹp và cơ cấu giữ.



14.4.3. Kích cỡ đầu nối và bằng 5 phải cho phép nối được ruột dẫn mà không cần chuẩn bị đặc biệt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "chuẩn bị đặc biệt" bao gồm việc hàn thiếc các sợi của ruột dẫn, sử dụng các đầu cốt cáp, tạo ra các lỗ, v.v… nhưng không phải là nắn sửa ruột dẫn trước khi đưa vào đầu nối hoặc xoắn ruột dẫn mềm để làm chắc đầu dây.

Chất gắn cùng với việc gia nhiệt các sợi bện phủ thiếc của ruột dẫn mềm mà không hàn bổ sung thì không được xem là chuẩn bị đặc biệt.



14.4.4. Đầu nối phải có đủ độ bền cơ.

Vít và đai ống dùng để kẹp ruột dẫn phải có ren hệ mét ISO. Đầu nối dùng cho dây đi bên ngoài không được dùng để cố định bất kỳ thành phần nào khác ngoại trừ chúng cũng có thể kẹp ruột dẫn bên trong nếu chúng được bố trí sao cho không có khả năng bị dịch chuyển khi lắp ruột dẫn bên ngoài.

Vít không được làm bằng kim loại mềm hoặc dễ bị trượt như nhôm hoặc kẽm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm ở 14.3.3, 14.4.6, 14.4.7 và 14.4.8.



14.4.5. Đầu nối phải chịu được ăn mòn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ăn mòn quy định ở Mục 4.



14.4.6. Đầu nối phải được cố định vào đèn điện hoặc vào khối đầu nối hoặc được cố định vào vị trí. Khi vít kẹp hoặc đai ốc được xiết chặt hoặc nới lỏng, đầu nối không được làm việc lỏng lẻo, dây đi bên trong không phải chịu ứng suất, và chiều dài đường rò và khe hở không khí không giảm thấp hơn các giá trị quy định ở Mục 11.

Yêu cầu này không có hàm ý là đầu nối phải được thiết kế để chống xoay hoặc dịch chuyển mà bất kỳ sự dịch chuyển nào cũng phải được giới hạn đủ để đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Phủ bằng hợp chất gắn hoặc nhựa là đủ để ngăn đầu nối làm việc lỏng lẻo với điều kiện là hợp chất gắn hoặc nhựa không phải chịu ứng suất trong quá trình sử dụng bình thường và tác dụng của keo hoặc nhựa gắn không bị ảnh hưởng do nhiệt độ đạt được ở đầu nối trong những điều kiện bất lợi nhất được quy định trong Mục 12.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, đo và bằng thử nghiệm dưới đây.



Đặt vào đầu nối một ruột dẫn đồng cứng một sợi có mặt cắt danh nghĩa lớn nhất trong Bảng 14.2. Vít và đai ốc được xiết chặt rồi nới lỏng năm lần bằng tuốc nơ vít hoặc chìa vặn đai ốc thử nghiệm thích hợp, đặt mômen khi xiết bằng với mômen được chỉ ra trong cột thích hợp ở Bảng 14.4 hoặc trong bảng của hình 12, 13, 14, 15 hoặc 16 tương ứng, chọn giá trị nào lớn hơn.

Bảng 14.4 - Mômen xiết đặt lên vít và đai ốc

Đường kính danh nghĩa của ren
mm

Mômen
Nm

I

II

III

IV

V

Đến và bằng 2,8

0,2

-

0,4

0,4

-

Trên 2,8 đến và bằng 3,0

0,25

-

0,5

0,5

-

Trên 3,0 đến và bằng 3,2

0,3

-

0,6

0,6

-

Trên 3,2 đến và bằng 3,6

0,4

-

0,8

0,8

-

Trên 3,6 đến và bằng 4,1

0,7

1,2

1,2

1,2

1,2

Trên 4,1 đến và bằng 4,7

0,8

1,2

1,8

1,8

1,8

Trên 4,7 đến và bằng 5,3

0,8

1,4

2,0

2,0

2,0

Trên 5,3 đến và bằng 6,0

-

1,8

2,5

3,0

3,0

Trên 6,0 đến và bằng 8,0

-

2,5

3,5

6,0

4,0

Trên 8,0 đến và bằng 10,0

-

3,5

4,0

10,0

6,0

Trên 10,0 đến và bằng 12,0

-

4,0

-

-

8,0

Trên 12,0 đến và bằng 15,0

-

5,0

-

-

10,0

Ruột dẫn được rút ra sau mỗi lần nới lỏng vít hoặc đai ốc.

Cột I áp dụng cho vít không có mũ vít nếu vít đó khi xiết chặt không nhô ra khỏi lỗ, và áp dụng cho các vít khác không thể xiết chặt bằng tuốc nơ vít có lưỡi rộng hơn đường kính vít.

Cột II áp dụng cho đai ốc của các đầu nối măng sông được xiết chặt bằng tuốc nơ vít.

Cột III áp dụng cho các vít khác được xiết chặt bằng tuốc nơ vít.

Cột IV áp dụng cho vít hoặc đai ốc, không phải đai ốc dùng cho đầu nối măng sông, được xiết chặt không phải bằng tuốc nơ vít.

Cột V áp dụng cho các đai ốc của các đầu nối măng sông trong đó đai ốc được xiết chặt không phải bằng tuốc nơ vít.

Khi vít có mũ vít sáu cạnh có phương tiện để xiết chặt bằng tuốc nơ vít và giá trị của cột III mà IV là khác nhau thì thử nghiệm được thực hiện hai lần, lần đầu đặt mômen quy định trong cột IV lên mũ vít sáu cạnh và sau đó đặt mômen quy định trong cột III vào bằng tuốc nơ vít vào loại mẫu mới. Nếu giá trị của cột III và cột IV là như nhau thì chỉ thực hiện một thử nghiệm với tuốc nơ vít.

Trong quá trình thử nghiệm, đầu nối không được lỏng ra và không được xảy ra cách tình trạng hỏng như gẫy vít hoặc hỏng đầu vít, rãnh (khiến cho không dùng được với tuốc nơ vít thích hợp), ren, vòng đệm gây trở ngại đến việc sử dụng đầu nối sau này.

Đối với đầu nối măng sông đường kính danh nghĩa là đường kính của bu lông có xẻ rãnh, Hình dạng của lưỡi tuốc nơ vít thử nghiệm phải phù hợp với đầu vít cần thử nghiệm. Vít và đai ốc phải được xiết đều, không giật.



tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương