TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009


Dòng điện chạm, dòng điện trong dây dẫn bảo vệ và bỏng điện



tải về 1.38 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

10.3. Dòng điện chạm, dòng điện trong dây dẫn bảo vệ và bỏng điện

Dòng điện chạm hoặc dòng điện trong dây dẫn bảo vệ có thể xuất hiện trong quá trình làm việc bình thường của đèn điện không được vượt quá giá trị nêu trong Bảng 10.3 khi đo theo Phụ lục G:



Bảng 10.3 - Giới hạn của dòng điện chạm, dòng điện trong dây dẫn bảo vệ và bỏng điện

Dòng điện chạm

Giới hạn lớn nhất (đỉnh)

Tất cả đèn điện cấp II và đèn điện cấp I có thông số danh định đến và bằng 16 A lắp với phích cắm nối được với ổ cắm không nối đất

0,7 mA

Dòng điện trong dây dẫn bảo vệ

Dòng điện nguồn

Giới hạn lớn nhất (hiệu dụng)

Đèn điện cấp I lắp với phích cắm một pha hoặc nhiều pha, có thông số danh định đến và bằng 32 A

 4 A

> 4 A nhưng  10 A

> 10 A


2 mA

0,5 mA/A


5 mA

Đèn điện cấp I được thiết kế để nối cố định

 7 A

> 7 A nhưng  20 A

> 20 A


3,5 mA

0,5 mA/A


10 mA

Bỏng điện




Đang xem xét

Kiểm tra sự phù hợp theo Phụ lục G.

CHÚ THÍCH 1: Đối với đèn điện có lắp balát điện tử dùng điện xoay chiều, dòng điện rò có thể phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách giữa bóng đèn và phương tiện hỗ trợ khởi động nối đất do hoạt động của bóng đèn ở tần số cao.

CHÚ THÍCH 2: Tham khảo thêm các giải thích về đo dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ có thể có trong IEC 60990 và IEC 61140 (Phụ lục B).

Mục 11: Chiều dài đường rò và khe hở không khí

11.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định các yêu cầu tối thiểu đối với chiều dài đường rò và khe hở không khí trong đèn điện.

CHÚ THÍCH 1: Cần lưu ý rằng các giá trị chiều dài đường rò và khe hở không khí nêu trong mục này là giá trị nhỏ nhất tuyệt đối.

CHÚ THÍCH 2: Cách đo chiều dài đường rò và khe hở không khí được quy định trong IEC 60664-1.

CHÚ THÍCH 3: Cần tham khảo IEC 60664-3 để có thông tin sử dụng lớp phủ, rót hoặc đúc để đạt được phối hợp cách điện bằng bảo vệ chống nhiễm bẩn hoặc tạo cách điện rắn.

11.2. Chiều dài đường rò và khe hở không khí

Các bộ phận được mô tả trong bảng của Phụ lục M phải có đủ khoảng cách. Chiều dài đường rò và khe hở không khí được nhỏ hơn các giá trị nêu trong Bảng 11.1 và Bảng 11.2.

Có thể tìm được các giá trị chiều dài đường rò và khe hở không khí đối với các giá trị trung gian của điện áp làm việc bằng nội suy tuyến tính giữa các giá trị trong bảng. Không quy định các giá trị đối với điện áp làm việc thấp hơn 25 V vì điện áp thử nghiệm ở Bảng 10.2 được xem là đủ.

Khoảng cách giữa các bộ phận mang dòng khác cực tính phải phù hợp với các yêu cầu đối với cách điện chính.

CHÚ THÍCH: Cần tham khảo IEC 60664-1 để có mô tả chi tiết về độ nhiễm bẩn hoặc cấp quá điện áp.

Khoảng cách tối thiểu quy định dựa trên các tham số dưới đây:

- để sử dụng ở độ cao đến 2 000 m trên mực nước biển;

- nhiễm bẩn độ 2 trong đó thường chỉ xuất hiện nhiễm bẩn không dẫn nhưng đôi khi có thể dẫn tạm thời do ngưng tụ;

- thiết bị có cấp chịu xung II là thiết bị tiêu thụ năng lượng được cấp nguồn từ hệ thống lắp đặt cố định.

11.2.1. Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo có hoặc không có dây dẫn có mặt cắt lớn nhất nối với các đầu nối của đèn điện.

Rãnh bất kỳ có chiều rộng nhỏ hơn 1 mm góp phần tăng chiều dài đường rò chỉ được tính theo chiều rộng rãnh.

Mọi khe hở không khí có chiều rộng nhỏ hơn 1 mm đều được bỏ qua khi tính tổng khe hở không khí, trừ khi tổng khe hở không khí nhỏ hơn 3 mm thì một phần ba của chiều rộng khe hở này mới được tính đến.

Đối với đèn điện có ổ cắm đầu vào, thực hiện phép đo với bộ nối thích hợp được nối vào.

Khoảng cách qua các rãnh hoặc lỗ hở ở phần bên ngoài của vật liệu cách điện được đo với lá kim loại tiếp xúc với bề mặt chạm tới được. Lá kim loại này được đẩy vào trong các góc và các vị trí tương tự bằng ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn quy định trong TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001) nhưng không ấn vào các lỗ.

Không đo chiều dài đường rò bên trong ở các phần tử có chất gắn cố định. Ví dụ về các phần tử có chất gắn cố định là các phần tử bịt kín hoặc đổ đầy hợp chất gắn.

Không áp dụng các giá trị ở Bảng 11.1 cho các bộ phận đã có tiêu chuẩn riêng rẽ nhưng áp dụng khoảng cách lắp đặt và khoảng cách chạm tới được cho bộ phận đó khi nó được lắp trong đèn điện.

Chiều dài đường rò tại đầu nối nguồn được đo từ bộ phận mang điện trong đầu nối đó đến các bộ phận kim loại chạm tới được bất kỳ, và khe hở không khí được đo giữa dây nguồn đi vào và các bộ phận kim loại chạm tới được tức là từ một dây dẫn trần có mặt cắt lớn nhất đến bộ phận kim loại có thể chạm tới được. Tại phía dây đi bên trong của đầu nối, khe hở không khí được đo giữa các bộ phận mang điện của đầu nối và các bộ phận kim loại chạm tới được (xem Hình 24).

CHÚ THÍCH: Phép đo khe hở không khí từ nguồn và dây đi bên trong là khác nhau vì nhà chế tạo đèn điện không kiểm soát được chiều dài cách điện trên dây dẫn nguồn mà người lắp đặt bóc đi.

Khi xác định chiều dài đường rò và khe hở không khí tại các ống bọc ngoài, cơ cấu chặn dây, vật mang sợi dây hoặc kẹp, phải thực hiện phép đo khi cáp đã được lắp vào.



Bảng 11.1 - Khoảng cách nhỏ nhất đối với điện áp hình sin (50/60 Hz)
(cần sử dụng cùng Phụ lục M)


Điện áp làm việc hiệu dụng
không vượt quá

V

Khoảng cách
mm

50

150

250

500

750

1 000

Chiều dài đường rò b






















- PTI của cách điện chính a

 600

0,6

0,8

1,5

3

4

5,5




< 600

1,2

1,6

2,5

5

8

10

- PTI của cách điện phụ a

 600

-

0,8

1,5

3

4

5,5




< 600

-

1,6

2,5

5

8

10

- Cách điện tăng cường




-

3,2 d

5 d

6

8

11

Khe hở không khí c






















- Cách điện chính

- Cách điện phụ

- Cách điện tăng cường





0,2

-

-



0,8

0,8


1,6

1,5

1,5


3

3

3

6



4

4

8



5,5

5,5


11

a PTI (chỉ số phóng điện bề mặt) phù hợp với IEC 60112.

b Đối với chiều dài đường rò, điện áp một chiều tương đương bằng với giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều hình sin.

c Đối với khe hở không khí, điện áp một chiều tương đương bằng với giá trị đỉnh của điện áp xoay chiều.

d Đối với vật liệu cách điện có PTI  600, giá trị này giảm xuống hai lần giá trị cho cách điện chính đối với vật liệu này.

CHÚ THÍCH: Ở Nhật, không áp dụng giá trị cho trong Bảng 11.1. Nhật yêu cầu giá trị lớn hơn các giá trị nêu trong bảng trên.

Có thể tìm được các giá trị chiều dài đường rò và khe hở không khí tương ứng các giá trị trung gian của điện áp làm việc bằng nội suy tuyến tính giữa các giá trị trong bảng. Không quy định các giá trị đối với điện áp làm việc thấp hơn 25 V vì điện áp thử nghiệm ở Bảng 10.2 được xem là đủ.

Trong trường hợp chiều dài đường rò đến các bộ phận không mang điện hoặc không được thiết kế để nối đất tại nơi không thể xuất hiện phóng điện, giá trị quy định cho các vật liệu có PTI  600 được áp dụng cho tất cả các vật liệu (không cần chú ý đến giá trị PTI thực).

Đối với chiều dài đường rò chịu điện áp làm việc trong khoảng thời gian nhỏ hơn 60 s, giá trị quy định cho các vật liệu có PTI  600 được áp dụng cho tất cả các vật liệu.

Đối với chiều dài đường rò không có khả năng bị nhiễm bụi hay ẩm, áp dụng các giá trị quy định cho các vật liệu có PTI  600 (không cần chú ý đến giá trị PTI thực).

Chiều dài đường rò nhỏ nhất dùng cho điện áp xung hình sin hoặc không phải hình sin được cho trong Bảng 11.2.



Bảng 11.2 - Khoảng cách nhỏ nhất dùng cho điện áp xung hình sin hoặc không phải hình sin




Điện áp xung danh định giá trị đỉnh
kV


2,0

2,5

3,0

4,0

5,0

6,0

8,0

10

12

Khe hở không khí nhỏ nhất, mm

1,0

1,5

2

3

4

5,5

8

11

14




Điện áp xung danh định giá trị đỉnh
kV


15

20

25

30

40

50

60

80

100

Khe hở không khí nhỏ nhất, mm

18

25

33

40

60

75

90

130

170

CHÚ THÍCH: Khoảng cách ở Bảng 11.2 được rút ra từ IEC 60664-1, Bảng 2, trường hợp A, điều kiện trường không đồng nhất.

Chiều dài đường rò không được nhỏ hơn khe hở không khí nhỏ nhất yêu cầu.

Đối với các khoảng cách chịu cả xung điện áp hình sin và không hình sin, khoảng cách nhỏ nhất không được nhỏ hơn giá trị cao nhất chỉ ra trong cả hai bảng trên.



Mục 12: Thử nghiệm độ bền và thử nghiệm nhiệt

12.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định các yêu cầu liên quan đến thử nghiệm độ bền và các thử nghiệm nhiệt của đèn điện.



12.2. Chọn bóng đèn và balát

Bóng đèn sử dụng cho các thử nghiệm này phải được chọn theo Phụ lục B.

Bóng đèn sử dụng trong thử nghiệm độ bền được cho làm việc ở công suất lớn hơn công suất danh định của nó trong thời gian kéo dài, và không được sử dụng cho các thử nghiệm nhiệt. Tuy nhiên, để thuận tiện thường giữ lại các bóng đèn đã được sử dụng cho thử nghiệm nhiệt ở điều kiện làm việc bình thường để sử dụng cho thử nghiệm nhiệt trong điều kiện làm việc không bình thường.

Nếu đèn điện yêu cầu balát riêng và balát này không được cung cấp cùng đèn điện thì phải chọn balát cho các mục đích thử nghiệm là điển hình của sản xuất bình thường và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật liên quan của balát. Công suất cung cấp cho bóng đèn chuẩn bởi balát này trong các điều kiện chuẩn phải trong phạm vi 3 % công suất bóng đèn danh định.

CHÚ THÍCH 1: Xem tiêu chuẩn IEC phụ trợ liên quan để có điều kiện chuẩn.

CHÚ THÍCH 2: Ở tiêu chuẩn tính năng của bóng đèn liên quan, công suất danh định vẫn có thể được chỉ ra là công suất "khách quan". Từ này sẽ được sửa trong lần xuất bản sau của các tiêu chuẩn này.



12.3. Thử nghiệm độ bền

Trong các điều kiện thể hiện chu kỳ phát nóng và nguội trong vận hành, đèn điện không được trở nên mất an toàn hoặc hỏng sớm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện thử nghiệm mô tả ở 12.3.1.

12.3.1. Thử nghiệm

a) Đèn điện phải được lắp đặt trong hộp nhiệt có phương tiện để khống chế nhiệt độ môi trường xung quanh ở bên trong hộp.

Đèn điện phải được định vị trên bề mặt đỡ (và ở cùng tư thế làm việc) tương tự như trong thử nghiệm nhiệt làm việc bình thường (xem 12.4.1).

b) Nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc ở bên trong hộp phải được duy trì trong phạm vi 2 oC của (ta + 10) oC trong quá trình thử nghiệm; ta là 25 oC trừ khi có ghi nhãn khác trên đèn điện.

Nhiệt độ môi trường xung quanh bên trong hộp phải được đo theo Phụ lục K. Balát dùng để làm việc riêng rẽ với đèn điện phải được lắp đặt trong không khí tự do, không nhất thiết nằm trong hộp nhiệt, và phải được làm việc ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 25 oC  5 oC.

c) Đèn điện phải được thử nghiệm trong hộp trong tổng thời gian là 168 h bao gồm bảy chu kỳ 24 h liên tiếp. Đặt điện áp cung cấp như quy định trong điểm d) dưới đây vào đèn điện trong 21 h đầu và ngắt điện trong 3 h còn lại của mỗi chu kỳ. Thời gian phát nóng ban đầu của đèn điện là phần của chu kỳ thử nghiệm đầu tiên.

Điều kiện mạch điện phải như trong làm việc bình thường cho sáu chu kỳ đầu, và trong điều kiện làm việc không bình thường (xem Phụ lục C) cho chu kỳ thứ bảy. Đối với đèn điện có động cơ điện (ví dụ, quạt) phải chọn điều kiện không bình thường ảnh hưởng nặng nề nhất đến kết quả thử nghiệm.

Đối với đèn điện mà không có thử nghiệm điều kiện không bình thường theo 12.5.1 thì tổng thời gian thử nghiệm phải là 240 h (tức là 10 x 24 chu kỳ ở điều kiện bình thường). Đối với đèn điện sợi đốt, phải áp dụng tổng thời gian thử nghiệm 240 h cho mọi trường hợp.

d) Trong thời gian làm việc, điện áp cung cấp cho đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt, không phải ELV, phải là 1,05  0,015 lần điện áp tại đó đạt được công suất danh định của bóng đèn và 1,10  0,015 lần (điện áp danh định hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định) đối với đèn điện ELV dùng cho bóng đèn sợi đốt vônfram, đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang dạng ống và đèn điện dùng bóng đèn phóng điện khác.

e) Nếu đèn điện ngừng làm việc vì hỏng hóc, áp dụng các điều dưới đây:

- Nếu có khả năng hỏng một phần đèn điện (kể cả bóng đèn) áp dụng hướng dẫn ở điểm g) của 12.4.1.

- Nếu cơ cấu bảo vệ nhiệt tác động trong thời gian sáu chu kỳ đầu, thử nghiệm phải được thay đổi như sau:

1) Đối với đèn điện có cơ cấu bảo vệ theo chu kỳ, đèn điện phải được để nguội cho đến khi cơ cấu này phục hồi. Đối với đèn điện có cơ cấu bảo vệ nhiệt tác động một lần (dây chảy nhiệt) thì phải thay cơ cấu này.

2) Đối với tất cả các loại đèn điện, thử nghiệm phải được tiếp tục đến tổng cộng 240 h với mạch điện và nhiệt độ được điều chỉnh sao cho vừa đủ để cơ cấu bảo vệ không tác động. Đèn điện được xem là không đạt thử nghiệm nếu phải điều chỉnh xuống thấp hơn các đặc trưng danh định của đèn điện thì cơ cấu bảo vệ mới không tác động.

- Nếu cơ cấu bảo vệ nhiệt tác động trong chu kỳ thứ bảy (điều kiện không bình thường) thì phải để nguội hoặc trong trường hợp cơ cấu bảo vệ tác động một lần, phải thay thế và tiếp tục thử nghiệm với mạch điện và nhiệt độ được điều chỉnh sao cho vừa đủ để cơ cấu bảo vệ không tác động.

CHÚ THÍCH: Nếu cơ cấu bảo vệ nhiệt tác động trong chu kỳ thứ bảy (điều kiện không bình thường) thì coi như chức năng bảo vệ dự kiến là phù hợp.

Cần thực hiện các bố trí để báo hiệu quy định làm việc bị gián đoạn. Thời gian thử nghiệm hiệu quả không được giảm do kết quả của việc gián đoạn này.

12.3.2. Sự phù hợp

Sau thử nghiệm ở 12.3.1, đèn điện và đối với các đèn điện lắp trên rãnh trượt, kể cả rãnh trượt và các bộ phận thành phần của hệ thống rãnh trượt phải được kiểm tra được bằng mắt. Không được có linh kiện nào của đèn điện không làm việc được (không phải khả năng hỏng như mô tả trong điểm e) của 12.3.1) và đui đèn xoáy ren Edison bằng chất dẻo không bị biến dạng. Đèn điện không bị mất an toàn và không gây hỏng cho hệ thống rãnh trượt. Ghi nhãn của đèn điện vẫn phải rõ ràng.

CHÚ THÍCH: Dấu hiệu về các điều kiện mất an toàn bao gồm nứt, cháy sém và biến dạng.

12.4. Thử nghiệm nhiệt (làm việc bình thường)

Trong điều kiện thể hiện vận hành bình thường, các bộ phận của đèn điện (kể cả bóng đèn), dây dẫn nguồn bên trong đèn điện hoặc bề mặt lắp đặt không được đạt đến nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến an toàn.

Ngoài ra, các bộ phận được thiết kế để chạm vào, cầm, điều chỉnh hoặc nắm bằng tay trong khi đèn điện ở nhiệt độ làm việc không được quá nóng đối với mục đích này.

Đèn điện không được gây quá nhiệt cho các vật thể được chiếu sáng.

Đèn điện lắp trong rãnh trượt không được gây quá nhiệt cho rãnh trượt mà chúng được lắp vào.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách tiến hành thử nghiệm mô tả ở 12.4.1. Điều kiện thử nghiệm để đo nhiệt độ rãnh trượt phải như nêu ở 12.1 của IEC 60570.

Đối với đèn điện có động cơ điện, động cơ này phải làm việc như dự kiến trong quá trình thử nghiệm.

12.4.1. Thử nghiệm

Nhiệt độ phải được đo như chỉ ra ở 12.4.2 phù hợp với các điều kiện sau:

a) Đèn điện phải được thử nghiệm trong hộp chống gió lùa được thiết kế để tránh thay đổi quá mức về nhiệt độ môi trường xung quanh. Đèn điện thích hợp để lắp đặt bề mặt phải được lắp trên bề mặt như mô tả trong Phụ lục D. Ví dụ về hộp chống gió lùa cho trong Phụ lục D nhưng có thể sử dụng loại hộp khác nếu kết quả đạt được là tương thích với các kết quả đạt được khi sử dụng hộp mô tả trong Phụ lục D. (Đối với balát tách rời đèn điện, xem điểm h) của điều này.)

Đèn điện phải được nối với nguồn cung cấp bằng hệ thống đi dây và vật liệu bất kỳ (ví dụ, ống lót cách điện) được cung cấp cùng đèn điện cho mục đích này.

Nói chung, việc đấu nối phải theo hướng dẫn đi kèm với đèn điện hoặc được ghi nhãn trên đèn điện. Nếu không, việc đi dây yêu cầu để nối đèn điện cần thử nghiệm vào nguồn mà không được cung cấp cùng đèn điện phải là loại đại diện cho thực tế chung. Dây dẫn không được cung cấp cùng đèn điện sau đây được gọi là đoạn thử nghiệm.

Phép đo nhiệt độ được thực hiện phải phù hợp với các Phụ lục E và K.

b) Tư thế làm việc phải là tư thế bất lợi nhất về nhiệt có thể được chấp nhận một cách hợp lý trong vận hành. Đối với đèn điện lắp cố định loại không điều chỉnh được, không được chọn tư thế của đèn điện nếu trong hướng dẫn đi kèm hoặc ghi nhãn trên đèn điện quy định là không cho phép điều chỉnh. Đối với đèn điện điều chỉnh được, khoảng cách yêu cầu đến các vật thể được chiếu sáng phải được tuân thủ nếu có ghi nhãn trên đèn điện, trừ các đèn điện không có phương tiện hãm cơ khí ở vị trí bất kỳ, khi đó vành trước của bộ phản xạ, nếu không thì bóng đèn phải được định vị cách bề mặt lắp đặt 100 mm.

c) Nhiệt độ môi trường xung quanh bên trong hộp chống gió lùa phải nằm trong dải từ 10 oC đến 30 oC và tốt nhất là 25 oC. Nhiệt độ này không được thay đổi quá 1 oC trong khi thực hiện các phép đo và trong khoảng thời gian đủ dài trước đó làm ảnh hưởng kết quả.

Tuy nhiên, nếu bóng đèn có các đặc tính điện nhạy nhiệt (ví dụ, bóng đèn huỳnh quang) hoặc nếu thông số đặc trưng ta của đèn điện vượt quá 30 oC thì nhiệt độ môi trường xung quanh bên trong hộp chống gió lùa phải nằm trong phạm vi 5 oC so với ta và tốt nhất là bằng ta.

d) Điện áp thử nghiệm đối với đèn điện phải như dưới đây.

- Đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt không phải là ELV: điện áp tạo ra 1,05 lần công suất danh định của bóng đèn thử nghiệm (xem Phụ lục B) trừ bóng đèn nguồn thử nghiệm nhiệt (HTS) luôn làm việc ở điện áp ghi nhãn trên bóng đèn.

- Đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang dạng ống và đèn điện dùng bóng đèn phóng điện khác và đèn điện ELV có bóng đèn sợi đốt vônfram: 1,06 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định của đèn điện).

- Đối với động cơ có trong đèn điện: 1,06 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định của đèn điện).

Ngoại lệ:

Để xác định nhiệt độ trung bình của cuộn dây của phần tử có ghi nhãn tw và để xác định nhiệt độ của hộp có ghi nhãn tc trừ tụ điện, điện áp thử nghiệm phải đúng bằng điện áp danh định. Ngoại lệ này chỉ áp dụng cho phép đo cuộn dây hoặc nhiệt độ hộp và không áp dụng, ví dụ, cho phép đo khối đầu nối trên cùng một phần tử.

Tụ điện có hoặc không có tc được thử nghiệm ở 1,06b lần điện áp danh định khi làm việc bên trong đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang hoặc bóng đèn phóng điện khác.

CHÚ THÍCH 1: Nếu đèn điện có cả bóng đèn sợi đốt hoặc bóng đèn huỳnh quang dạng ống hoặc bóng đèn phóng điện khác hoặc động cơ thì có thể cần cung cấp tạm thời cho đèn điện hai nguồn riêng rẽ.

e) Trong và ngay trước phép đo, điện áp cung cấp phải giữ trong phạm vi 1 % và tốt nhất là 0,5 % điện áp thử nghiệm. Điện áp cung cấp phải được giữ trong phạm vi 1 % điện áp thử nghiệm trong thời gian trước đó vì có thể ảnh hưởng đến phép đo; thời gian này không được nhỏ hơn 10 min.

f) Không được thực hiện các phép đo cho đến khi đèn điện đã ổn định nhiệt, tức là, nhiệt độ thay đổi với tốc độ nhỏ hơn 1 oC một giờ.

g) Nếu đèn điện ngừng làm việc vì một bộ phận của đèn điện có khuyết tật (kể cả bóng đèn) thì phải thay bộ phận này và tiếp tục thử nghiệm. Các phép đo đã được thực hiện thì không phải lặp lại nhưng đèn điện phải được ổn định trước khi thực hiện các phép đo khác. Tuy nhiên, nếu xuất hiện điều kiện nguy hiểm, hoặc nếu bộ phận bất kỳ trở nên không làm việc được như một khuyết tật điển hình thì đèn điện được xem là không đạt thử nghiệm.

h) Nếu bộ điều khiển từ xa/các bộ phận điều khiển từ xa cung cấp như một phần của đèn điện thì chúng phải được lắp đặt và vận hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Nhiệt độ của tất cả các bộ phận này phải phù hợp với giới hạn quy định ở Mục 12.

Nếu bộ điều khiển từ xa không được cung cấp như một phần của đèn điện thì nhà chế tạo sẽ giao nộp bộ điều khiển điển hình của sử dụng bình thường. Bộ điều khiển này phải được làm việc trong không khí lưu thông tự do và ở nhiệt độ môi trường xung quanh bằng 25 oC  5 oC. Không phải đo nhiệt độ của bộ điều khiển.

i) Trong trường hợp nghi ngờ khi thử nghiệm đối với đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt, phải lặp lại thử nghiệm với bóng đèn nguồn thử nghiệm phát nóng (HTS), nếu có sẵn. Đối với nhiệt độ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đầu đèn thì các giá trị thu được từ bóng đèn HTS là quyết định. Đối với nhiệt độ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi bức xạ thì các giá trị thu được từ bóng đèn sản xuất bình thường có bầu thủy tinh trong suốt là quyết định.

j) Đối với đèn điện được đề cập ở 3.2.13, chùmg sáng từ đèn điện được chiếu thẳng đến bề mặt thẳng đứng bằng gỗ sơn đen mờ tương tự như được mô tả ở Phụ lục D. Đèn điện được lắp đặt ở khoảng cách được ghi nhãn trên đèn điện so với bề mặt này.

Trong quá trình thử nghiệm, phải thực hiện phép đo nhiệt độ của các bộ phận cách điện nhất định nếu có yêu cầu đối với các thử nghiệm ở Mục 13.

k) Đối với phép đo nhiệt độ của đui đèn dành cho bóng đèn huỳnh quang hai đầu, mối nối nóng của nhiệt ngẫu phải được đặt ngay vào bề mặt của đui đèn sát với đầu đèn. Nếu không thể thì cần đặt càng gần càng tốt với điểm này mà không chạm vào đầu đèn.

CHÚ THÍCH 2: Khuyến cáo rằng nhà chế tạo đèn điện cung cấp mẫu thử nghiệm điển hình với nhiệt độ ngẫu đã gắn với đui đèn. Thông thường, chỉ chuẩn bị một đui đèn theo cách này.

l) Trong quá trình thử nghiệm sự phù hợp, đi dây nguồn qua đèn điện và đi dây nguồn song song phải được mang tải đến giá trị lớn nhất mà cỡ dây cho phép, hoặc ở giá trị do nhà chế tạo quy định trong hướng dẫn lắp đặt.

CHÚ THÍCH 3: Ở Canađa và Mỹ, trong quá trình thử nghiệm nhiệt, yêu cầu cả đi dây nguồn qua đèn điện và đi dây nguồn song song phải mang tải giá trị lớn nhất mà cỡ dây cho phép.



tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương