TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7392-2 : 2009 iso/ts 11135-2 : 2008



tải về 1.7 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích1.7 Mb.
#35103
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
A.3.3. Phương pháp phân số âm bằng cách sử dụng quy trình Stumbo Murphy Cochran (SMCP)

Phương pháp Stumbo Murphy Cochran sử dụng dữ liệu từ dãy phân số âm để tính giá trị D. Về nguyên tắc, phương pháp này chỉ sử dụng dữ liệu một lần chạy thử, nhưng dữ liệu từ nhiều lần chạy thử cần xác nhận độ tái lập. Dữ liệu thu được từ giá trị trung bình của ít nhất ba (3) lần chạy thử trong dãy phân số âm để tính toán được quy định trong D.3.3 của ISO 11138-1:2006. Tính giá trị D thì tương đối dễ, nhưng việc tính giới hạn tin cậy trên 95 % thì phức tạp và có một số hạn chế để sự tính toán có giá trị. Phương pháp tính đối với giới hạn tin cậy trên 95 % về giá trị D và những giới hạn được trình bày trong bài thuyết trình của Shintani và cộng sự.



Công thức cho phương pháp Stumbo Murphy Cochran là:

(A.14)

trong đó:



D là giá trị D, tính bằng phút (min);

t là thời gian tiếp xúc, tính bằng phút (min);

N0 là quần thể ban đầu trên mỗi BI;

n = tổng số lượng BI khi chạy thử;

r = số lượng BI âm tính đối với tăng trưởng.

Công thức để xác định khoảng tin cậy 95 % để tính giá trị D là:



(A.15)

Giá trị này thay thế cho số hạng n/r trong công thức giá trị D ở trên.

Sau đây là một ví dụ đã được làm, bằng cách sử dụng quần thể 1 x 106, 50 mẫu/lần chạy thử và 13 mẫu dương tính:

Log(106) = 6

Số lượng âm tính = 50 - 13 = 37

Thời gian tiếp xúc = 26 min



Số hạng về khoảng tin cậy 95 % được chèn vào số hạng n/r trong công thức giá trị D ở trên là:











D giới hạn dưới

D giới hạn trên

CHÚ THÍCH: Việc tính khoảng tin cậy 95 % sẽ không còn chính xác nữa nếu giá trị của
PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Hướng dẫn về Phụ lục B của TCVN 7392-1:2009 (ISO 11135-1:2007)
Xác định thận trọng t lệ gây chết của quá trình tiệt khuẩn -
Phương pháp tiếp cận khả năng hủy diệt

B.1. Quy định chung

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn thêm để tham khảo Phụ lục B của TCVN 7392-1:2009 (ISO 11135-1:2007) và hướng dẫn bổ sung để tham khảo Điều 8 và 9 của Tiêu chuẩn này. Vì cách tiếp cận chất chỉ thị sinh học/vi sinh vật tạp nhiễm và cách tiếp cận khả năng hủy diệt sử dụng nhiều quy trình tương tự nhau, nên một số nội dung trong Phụ lục này giống với nội dung trong Phụ lục A.



B.1.1. Không có hướng dẫn.

B.1.2.

a) Phương pháp tiếp cận na chu trình: Không có hướng dẫn.

b) Phương pháp tiếp cận tính toán chu trình: Phương pháp này gồm việc tiếp xúc PCD hoặc BI với chu trình thực nghiệm, loại bỏ sự kiểm chứng và thực hiện việc đếm vi sinh vật có khả năng sống sót trên mẫu thử hoặc chất chỉ thị kiểm chứng. Việc đếm vi sinh vật sống sót có thể được sử dụng trong việc xây dựng đường cong sống sót và giá trị D. Giá trị D hoặc giá trị SLR sau đó sẽ được tính bằng cách sử dụng mô hình hồi quy thích hợp. Xem A.3 trong TCVN 7392-1:2009 (ISO 11135-1:2007).

Mẫu được cài đặt tiếp xúc tại thời điểm bằng không cần được tiếp xúc với tất cả các giai đoạn của chu trình thực nghiệm trước khi bơm chất tiệt khuẩn.

Phương pháp liệt kê cho phép tính tỷ lệ khả năng gây chết với số lượng mẫu nhỏ. Tối thiểu có bốn (4) mẫu được dùng ở năm (5) lần tiếp xúc.

B.1.3. Cần sử dụng khoảng thời nuôi cấy tối thiểu là 7 d để khôi phục BI trừ khi nghiên cứu nuôi cấy được giảm bớt đã hoàn tất có tính đến các thông số của quá trình được đánh giá xác nhận.

B.1.4. Sự phù hợp của BI liên quan đến sức kháng của vi sinh vật tạp nhiễm có thể được chứng minh bằng một phép thử vô khuẩn trước hoặc trong khi xác định quá trình bằng cách sử dụng chu trình phân đoạn.

B.2. Cách tiến hành

B.2.1. Đối với phương pháp này, PCD có thể được sử dụng và cần được chỉ rõ để cung cấp sự kiểm chứng cho quá trình tiệt khuẩn lớn hơn sản phẩm mà nó đại diện. Sức kháng của PCD phải ít nhất bằng sức kháng của vi sinh vật tạp nhiễm tự nhiên đã được định vị trong phần hầu như không tới gần được của khối tải. Xem 7.1.5 để tham khảo về sự phát triển của PCD và 8.6 để tham khảo về việc xác định sự phù hợp của PCD.

B.2.2. Vị trí trong sản phẩm khó đạt được vô khuẩn nhất có thể không chỉ gồm các khu vực mà sự thâm nhập của chất tiệt khuẩn bị giảm sút, nhưng cũng những khu vực đó lại có khả năng có số lượng vi sinh vật tạp nhiễm tồn tại đáng kể. Xem 7.2 trong ISO 14161:2000[3].

Những khía cạnh để cân nhắc là:

a) chiều dài và đường kính trong của lumen, và thành vách của thiết bị y tế có cho phép truyền EO hay không;

b) sự hấp thụ các phần khác nhau của cả sản phẩm và vật liệu;

c) khối lượng và khối lượng riêng của các hạng mục;

d) hình dạng khối tải, đặc biệt là khối sản phẩm được trộn lẫn.



B.2.3. Xem xét chăm sóc sức khỏe: Để chứng minh sự thâm nhập đầy đủ của EO, độ ẩm và nhiệt độ vào sản phẩm, PCD cần được chọn để theo dõi thường quy và đánh giá xác nhận quá trình tiệt khuẩn bằng EO. Sức kháng của PCD với EO cần được chỉ rõ là bằng hoặc lớn hơn sức kháng của vi sinh vật tạp nhiễm tự nhiên của sản phẩm được tiệt khuẩn.

B.2.4. Không có hướng dẫn.

B.2.5. Việc thu được dữ liệu liệt kê vi sinh vật hoặc dữ liệu hủy diệt phân đoạn, đòi hỏi việc tiếp xúc kiểm chứng vi sinh vật ít có khả năng gây chết hơn là hiện tại trong chu trình sản xuất thông thường. Điều này thì thường được thực hiện bằng cách giảm bớt thời gian tiếp xúc trong khi việc giữ tất cả các thông số khác không đổi tại điều kiện thông thường, hoặc tại điều kiện xử lý có thể chấp nhận được tối thiểu. Bằng cách sử dụng nhiệt độ cho phép tối thiểu của quá trình để nghiên cứu liệt kê đảm bảo khả năng gây chết được yêu cầu vẫn thu được khi vận hành trong phạm vi nhiệt độ quy định.

Các thông số ảnh hưởng ban đầu đến khả năng gây chết là thời gian tiếp xúc, nồng độ của EO, độ ẩm và nhiệt độ. Nếu sự điều chỉnh các thông số khác với thời gian tiếp xúc được thực hiện, toàn bộ tác động đến chu trình phải được đánh giá xác nhận vì sự điều chỉnh có thể không đạt được kết quả mong muốn do các thông số có mối tương quan lẫn nhau. Ví dụ, kết quả việc giảm nhiệt độ sẽ làm tăng nồng độ EO trên thực tế nếu không có sự thay đổi về áp suất khí được thực hiện.



B.2.6. SLR có thể được tính bằng cách sử dụng các kết quả của chu trình phân đoạn, các công thức và các ví dụ đã làm trong Phụ lục A.

Không kể phương pháp được sử dụng, nó được giả định rằng:

a) quần thể sinh học là thuần nhất;

b) các thông số của quá trình (trừ thời gian tiếp xúc khí) là hằng số lặp lại;

c) tồn tại mối quan hệ sống sót bán lôga;

d) sinh vật được tiếp xúc hoặc không được tiếp xúc đều phản ứng tương tự trong môi trường phục hồi.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7391-7 (ISO 10993-7), Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 7: Dư lượng sau tiệt trùng bằng etylen oxit

[2] ISO 11138-1:2006, Sterilization of health care products - Biological indicators - Part 1: General requirements (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 1: Yêu cầu chung)

[3] ISO 14161:2006, Sterilization of health care products - Biological indicators - Guidance for the selection, use and interpretation of results (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng và biểu thị kết quả)

[4] ISO 14937, Sterilization of health care products - General requirements for characterization of a sterilizing agent and the development, validation and routine control of a sterilization process (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Yêu cầu chung đối với sự mô tả tính chất tác nhân tiệt khuẩn và triển khai, đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quá trình tiệt khuẩn đối với thiết bị y tế).

[5] ISO 15883-1, Washer-disinfectors - Part 1: General requirements, terms and definitions and tests (Thiết bị tẩy rửa -Phần 1: Yêu cầu chung, thuật ngữ, định nghĩa và th nghiệm)

[6] ISO 15883-2, Washer-disinfectors - Part 2: Requirements and tests for washer-disinfectors employing thermal disinfection for surgical instruments, anaesthetic equipment, bowls, dishes, receivers, utensils, glassware, etc. (Thiết bị tẩy rửa - Phần 2: Yêu cầu và thử nghiệm đối với thiết bị tẩy rửa sử dụng nhiệt để tẩy rửa đối với dụng cụ phẫu thuật, thiết bị gây mê, bát, đĩa, bình đựng, đ dùng nấu ăn, đồ thủy tinh, ...)

[7] ISO 15883-4, Washer-disinfectors - Part 4: Requirements and tests for washer-disinfectors employing chemical disinfection for thermolabile endoscopes (Thiết bị tẩy ra - Phần 4: Yêu cầu và thử nghiệm đối với thiết bị tẩy rửa sử dụng hóa chất để ty rửa đối với đèn nội soi nhiệt)

[8] ISO/TS 15883-5, Washer-disinfectors - Part 5: Test soils and methods for demonstrating cleaning efficacy (Thiết bị tẩy rửa - Phần 5: Phép thử gây bẩn và phương pháp chứng minh hiệu quả của việc làm sạch)

[9] AAMI TIR15, Ethylene oxide sterilization equipment, process considerations and pertinent calculations (Thiết bị tiệt khuẩn bằng etylen oxit, xem xét quá trình và tính toán thích hợp)

[10] AAMI TIR28:2001, Product adoption and process equivalency for ethylene oxide sterilization (Sự chấp nhận sản phảm và quá trình tương đương đối với tiệt khuẩn bằng etylen oxit)

[11] ANSI/AAMI ST41:1999, Ethylene oxide sterilization in health care facilities: Safety and effectiveness (Tiệt khuẩn bằng etylen oxit sản phẩm chăm sóc sức khỏe - An toàn và hiệu quả)

[12] AS/NZS 4187 2003, Cleaning, disinfecting and sterilizing reusable medical and surgical instruments and equipment, and maintenance of associated environments in health care facilities (Làm sạch, tẩy rửa và tiệt khuẩn dụng cụ và thiết bị y tế và phẫu thuật có thể sử dụng lại và duy trì môi trường kết hợp trong phương tiện chăm sóc sức khỏe)

[13] EN 1422:1997, Sterilizers for medical purposes - Ethylene oxide sterilizers - Requirements and test methods (Thiết bị tiệt khuẩn đối với mục đích y tế - Thiết bị tiệt khuẩn bằng etylen oxit - Yêu cầu và phương pháp thử)

[14] GILLIS, J. and SCHMIDT, W.C., Scanning electron microscopy of spores on inoculated product surfaces, Medical Device and Diagnostic Industry, 5(6), pp.46-49, 1983

[15] HOLCOMB, R.G. and PFLUG, I.J., The Spearman-Karber method of analyzing quantal assay microbial destruction data, In: Pflug I.J., ed. Selected Papers on the Microbiology and Engineering of Sterilization Processes, 5th ed., Minneapolis: Environmental Sterilization Laboratory, pp.83-100, 1988

[16] MOSLEY, G.A., Estimating the effects of EtO BIER-Vessel Operating Precision on D-value Calculations, Medical Device & Diagnostic Industry, April 2002

[17] MOSLEY, G.A. and GILLIS, J.R., Factors Affecting Tailing in Ethylene Oxide Sterilization. Part 1: When Tailing is an Artifact and Scientific Deficiencies in ISO 11135 and EN 550, PDA Journal of Pharmaceutical Science and Technology, 58, (2) pp.81-95, 2004

[18] MOSLEY, G.A., GILLIS, J.R. and KRUSHEFSKI, G., Evaluating the formulae for integrated lethality in ethylene oxide sterilization using six different endospore forming strains of bacteria, and comparisons of integrated lethality for ethylene oxide and steam systems, PDA J Pharm Sci Technol. 59(1) pp.64-86, 2005

[19] MOSLEY, G.A., GILLIS, J.R. and WHITBOURNE, J.E., Formulae for Calculations of Integrated Lethality for EtO Sterilization Processes, Refining the Concepts and Exploring the Applications, Pharm. Tech. 26, (10) pp.114-134, 2002

[20] PFLUG, I.J., Microbiology and Engineering of Sterilization Processes, Minneapolis, Environmental Sterilization Services. 11th ed., Minneapolis, 2003

[21] RODRIGUEZ, A.C., YOUNG, B., CAULK, K., ZELEWSKI, J., DWASNICA, S. and AGUIRRE, S., Calculating Accumulated Lethality and Survivorship in EtO Sterilization Processes, M D & D I, September2001

[22] WEST, K.L., Ethylene oxide sterilization: A study of resistance relationships, In: Sterilization of Medical Products. Gaughran E. and Kereluk K., eds., Johnson & Johnson, New Brunswick (NJ), 1977

[23] SHINTANI et al., Comparison of D10-value accuracy by the limited Spearman-Karber procedure (LSKP), the Stumbo-Murphy-Cochran procedure (SMCP), and the survival- curve method (EN), Biomed. Instrum. Technol. 29(2), pp.113-24, 1995

[24] STUMBO, C.R., MURPHY, J.R. and COCHRAN, J., Nature of Thermal Death Time Curves for P.A. 3679 and Clostridium Botulinum, Food Technology, 4, pp.321-326, 1950
MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Hệ thống quản lý chất lượng

5. Mô tả tác nhân tiệt khuẩn

6. Mô tả quá trình và thiết bị

7. Xác định sản phẩm

8. Xác định quá trình

9. Đánh giá xác nhận

10. Theo dõi và kiểm soát thường quy

11. Tháo dỡ sản phẩm khỏi quá trình tiệt khuẩn

12. Duy trì hiệu quả của quá trình

Phụ lục A (quy định) Xác định tỉ lệ gây chết của quá trình tiệt khuẩn - Phương pháp tiếp cận chất chỉ thị sinh học/vi sinh vật tạp nhiễm



Phụ lục B (quy định) Xác định thận trọng tỉ lệ gây chết của quá trình tiệt khuẩn - Phương pháp tiếp cận khả năng hủy diệt

Thư mục tài liệu tham khảo
Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương