TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7217-2: 2013 iso 3166-2: 2007



tải về 3.14 Mb.
trang1/28
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích3.14 Mb.
#33629
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7217-2:2013

ISO 3166-2:2007

MÃ THỂ HIỆN TÊN VÀ VÙNG LÃNH THỔ CỦA CÁC NƯỚC - PHẦN 2: MÃ VÙNG LÃNH THỔ



Codes for the representation of names of countries and their subdivisions - Part 2: Country subdivision code

Lời nói đầu

TCVN 7217-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 3166-2:2007;

TCVN 7217-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và Tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7217 chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 3166, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước”

- TCVN 7217-1:2007 (ISO 3166-1:2006) Phần 1: Mã nước

- TCVN 7217-2:2013 (ISO 3166-2:2007) Phần 2: Mã vùng lãnh thổ

- TCVN 7217-3:2013 (ISO 3166-3:1999) Phần 3: Mã tên các nước được sử dụng trước đây
MÃ TH HIỆN TÊN VÀ VÙNG LÃNH TH CỦA CÁC NƯỚC - PHẦN 2: MÃ VÙNG LÃNH THỔ

Codes for the representation of names of countries and their subdivisions - Part 2: Country subdivision code

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các mã toàn cầu để thể hiện tên chính thức của phân vùng hành chính của các nước và lãnh thổ trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với TCVN 7217-1 (ISO 3166-1).

Điều 4 đến Điều 7 của tiêu chuẩn này cung cấp cấu trúc mã thể hiện tên các các địa phận hành chính quan trọng, hoặc các khu vực tương tự của các nước và các thực thể địa chính trị nêu trong TCVN 7217-1(ISO 3166-1).

Điều 8 bao gồm danh mục các tên và các yếu tố mã của các vùng lãnh thổ và các thực thể địa chính trị cùng với các yếu tố mã được tạo ra với mỗi nước.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ các nước - Phần 1: Mã nước.

TCVN 8271:2009 (ISO/IEC 10646:2003), Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

3.1. Mã (Code)

Tập hợp các dữ liệu được chuyển đổi hay thể hiện dưới các hình thức khác nhau theo một tập hợp các quy tắc được thiết lập trước

[Định nghĩa 1.1.4.07, TCVN 5453:2009 (ISO 5127:2001)]

3.2. Yếu tố mã (Code element)

Kết quả của việc áp dụng một mã cho một yếu tố của bộ được mã hóa [Định nghĩa 04.02.04, TCVN 7563-4:2005 (ISO/IEC 2382-4:1999)]

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, một yếu tố mã thể hiện tên vùng lãnh thổ của một nước

3.3. Tên vùng lãnh thổ (country subdivision name)

Tên của một đơn vị từ địa phận của một nước, vùng phụ thuộc, hoặc các vùng khác của vùng địa chính trị được nêu trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1).

4. Nguyên tắc để đưa vào danh mục tên vùng lãnh thổ

4.1. Danh mục và nguồn danh mục

4.1.1. Danh mục tên của vùng lãnh thổ trong tiêu chuẩn này cũng bao gồm các yêu cầu để đáp ứng các phạm vi rộng nhất có thể của các ứng dụng

4.1.2. Tên của vùng lãnh thổ trong tiêu chuẩn này phải phản ánh đúng các phân vùng lãnh thổ bao gồm trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). Các tên gọi phản ánh đầy đủ vùng lãnh thổ đã biết của các nước hiện hành, v v..., mà không có sự chồng chéo, theo thông báo của các cơ quan có thẩm quyền liên quan hoặc nếu không, thì từ nguồn tài liệu tham chiếu được nêu (xem Phụ lục A).

Cần duy trì sự tương ứng một-một với các tên nước trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), mỗi yếu tố mã alpha-2 được gắn cho một tên nước trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) cũng được thể hiện trong danh mục được nêu trong Điều 8 của tiêu chuẩn này.



4.1.4. Các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để phân loại các vùng lãnh thổ. Các tên của vùng lãnh thổ được liệt kê trong phân loại của chúng. Các thuật ngữ được sử dụng để mô tả phân loại này là các thuật ngữ được sử dụng bởi các nước liên quan, nếu có yêu cầu và là sẵn có. Trong một số trường hợp, thuật ngữ về phân vùng lãnh thổ nhất thiết phải có vì nếu thiếu thì sẽ làm thay đổi dạng ngữ pháp của tên vùng lãnh thổ đó.

VÍ DỤ LT-VL Vilniaus Apskritis

Nếu thiếu Apskritis (có nghĩa là hạt Lithuanian) sẽ làm thay đổi tên vùng lãnh thổ Vilnius (tên thành phố).

4.1.5. Trong tiêu chuẩn này, khi xuất hiện các phân cấp thì mối quan hệ hiện có giữa chúng sẽ được tư liệu hóa. Các yếu tố này được thể hiện sau các tên phân vùng trong một cột riêng biệt.

4.2. Lựa chọn ngôn ngữ, La tinh hóa, bộ ký tự

Ngôn ngữ hành chính của một nước là ngôn ngữ viết được sử dụng bởi chính quyền của đất nước ở cấp quốc gia.

Tên của nước và các phân vùng lãnh thổ được nêu bằng ngôn ngữ hành chính của các nước liên quan như biểu thị bằng tiếng La tinh theo trật tự bảng chữ cái và bằng bộ ký tự được trình bày bên dưới.

VÍ DỤ: DE-BY Bayern (không: Bavaria)

Trường hợp tên vùng lãnh thổ được đăng ký trong bảng chữ cái phi Latinh, chúng được thể hiện trong tiêu chuẩn này ở dạng Latinh với mức có thể phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, đặc biệt là những tiêu chuẩn được khuyến nghị của Nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc về tên địa lý (UNGEGN), hoặc nếu không thì với chỉ dẫn của nguồn.

Đối với các tên vùng lãnh thổ được liệt kê trong tiêu chuẩn này, thì sử dụng bảng chữ cái Latinh 26 ký tự, trong trường hợp có liên quan bằng cách sử dụng các dấu phụ có trong bảng ký tự đặc thù của TCVN 8271 (ISO/IEC 10646). Xem 4.4 c).



4.3. Các điều khoản đặc biệt: các tên thay thế

4.3.1. Trong trường hợp ngoại lệ, các biến thể của tên vùng lãnh thổ của cùng một nước được thể hiện trong dấu ngoặc vuông bên cạnh tên đó. Tuy nhiên, trong trường hợp có một số ngôn ngữ hành chính, thứ tự chữ số của các yếu tố mã được xem xét. Các nguồn của các biến thể thường được chỉ định.

4.3.2. Trong trường hợp tên vùng lãnh thổ tồn tại từ hai ngôn ngữ hành chính, chúng có thể được thể hiện với cùng một yếu tố mã. Ngôn ngữ được sử dụng được chỉ dẫn trong ISO 639-1 về yếu tố mã hai chữ cái, nếu nó tồn tại.

4.4. Trình bày danh mục

Danh mục các nước được sắp xếp theo thứ tự chữ cái của yếu tố mã nước alpha-2 của TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). Đối với mỗi nước, thứ tự chữ cái của các tên vùng lãnh thổ được cung cấp bởi các nước liên quan hoặc được chỉ ra trong nguồn danh mục của các nước đó, lưu giữ lại mạo từ trước tên vùng lãnh thổ. Đối với mỗi danh mục tên nước thì bao gồm yếu tố sau đây:

a) Tiêu đề thể hiện:

1) TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) yếu tố mã alpha-2 cho các nước;

2) tên của các nước được trình bày trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1);

3) tên của các nước trong mỗi ngôn ngữ hành chính của các nước liên quan (được tiếp nối bởi các yếu tố mã 639-1 tương ứng), như được trình bày trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1);

4) mô tả các vùng lãnh thổ bằng thuật ngữ tương ứng và bằng ngôn ngữ hành chính của các vùng lãnh thổ với các bộ đếm tương ứng;

5) tham chiếu tới nguồn thông tin;

6) khi cần, tham chiếu tới hệ thống chữ cái La tinh được sử dụng, các quy định kỹ thuật về việc sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái;

7) ghi chú, nếu có

b) danh sách các cấp độ phân chia khác của các nước mà có thể được tham chiếu sau mỗi tên các phân vùng lãnh thổ như là một yếu tố mã trong cột 3, xem c)

c) danh sách phân vùng lãnh thổ ,có tiêu đề với thuật ngữ mô tả loại vùng lãnh thổ, nếu có nhiều hơn một, và với

1) hai cột bắt buộc:

i) cột 1 chỉ ra các yếu tố mã hóa được gán với tên của mỗi vùng lãnh thổ (xem 5.2);

ii) cột 2 chỉ ra các tên vùng lãnh thổ bằng ngôn ngữ hành chính của nước liên quan, tương ứng với các ký hiệu dấu phụ theo Bảng 2, 3, 4, 6, 58 và 59 của TCVN 8271:2009 (ISO/IEC 10646:2003),. Cột này có thể phân chia thành cột 2a) và 2b), vv..., trong trường hợp có nhiều hơn một ngôn ngữ hành chính hoặc nhiều hơn một hệ thống chữ La tinh hóa;

VÍ DỤ 1:


1 2a 2b

AT-2 Kärnten

FI-LL Lapin lääni (fi) Lapplands län (sv)

2) Cột 3, một tùy chọn trình bày các mã của các cấp độ khác của vùng lãnh thổ không được sử dụng như là một phần của các yếu tố mã hóa vùng lãnh thổ.

VÍ DỤ 2:

1 2 3


FR-01 Ain V

5. Nguyên tắc phân bổ các yếu tố mã của vùng lãnh thổ



5.1. Mối quan hệ với các hệ thống mã nước hoặc quốc tế

Các yếu tố mã vùng lãnh thổ được gán trong tiêu chuẩn này nên phản ánh các hệ thống mã đã thiết lập trong nước hoặc quốc tế. Nếu ISO 3166/MA không được thông báo về các yếu tố mã thì cơ quan cập nhật sẽ gán các yếu tố mã thích hợp (xem Điều 6). Các yếu tố mã này được đánh dấu sao. ISO 3166/MA sử dụng các nguồn mã có trong các danh mục.



5.2. Cấu trúc của các yếu tố mã vùng lãnh thổ

Các yếu tố mã vùng lãnh thổ phải có độ dài tối đa là 6 ký tự (bao gồm dấu phân cách). Cấu trúc được mã hóa như sau:

a) hai ký tự đầu tiên là yếu tố mã nước alpha-2 được cung cấp trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1);

b) sau yếu tố mã nước alpha-2 là dấu phẩy và yếu tố mã của tên vùng lãnh thổ;

c) yếu tố mã ký hiệu tên của vùng lãnh thổ cần bao gồm một, hai hoặc ba ký tự chữ cái và/hoặc ký tự số.

6. Cập nhật, duy trì



6.1. Cơ quan cập nhật, duy trì (ISO 3166/MA)

Cơ quan cập nhật, duy trì (ISO 3166/MA) được thiết lập bởi Hội đồng ISO để cập nhật, duy trì TCVN 7217 (ISO 3166), và hoạt động phù hợp với các hướng dẫn được thông qua bởi Hội đồng có các chức năng cụ thể liên quan tới tiêu chuẩn này như sau:

a) thêm vào hoặc xóa đi các tên vùng lãnh thổ và ấn định các yếu tố mã khi cần thiết, phù hợp với các quy tắc được quy định;

b) đưa ra các lời khuyên cho người sử dụng và các tổ chức thành viên của ISO liên quan tới việc áp dụng các mã;

c) cập nhật và phổ biến các danh sách tên vùng lãnh thổ và các yếu tố mã của các nước;

d) cập nhật danh mục tham chiếu tất cả các yếu tố mã của các tên vùng lãnh thổ được sử dụng trong tiêu chuẩn này và các giai đoạn có hiệu lực của chúng;

e) cấp và phát hành các bản tin thông báo về những thay đổi của phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn này;

f) quản lý việc dự trữ các yếu tố mã.

Các thay đổi của tiêu chuẩn này là trách nhiệm của ISO 3166/MA và nó có hiệu lực ngay sau khi công bố. Các thay đổi này là các sửa đổi có căn cứ mà tạo thành một phần không thể thiếu được của tiêu chuẩn này. Các tiêu chí về sự thay đổi trong danh sách các tên vùng lãnh thổ trong tiêu chuẩn này và các yếu tố mã của chúng và việc dự trữ các yếu tố mã được nêu tại điều 6.2 đến 6.4 phải do ISO 3166/MA giám sát.

6.2. Thay đổi tên vùng lãnh thổ

Tất cả phần thêm vào, xóa đi và thay đổi trong danh mục các tên vùng lãnh thổ các nước phải được thực hiện dựa trên thông tin cơ bản được xác định trong 4.1.



6.3. Thay đổi các yếu tố mã vùng lãnh thổ

Cơ quan duy trì mã phải cố gắng để duy trì sự ổn định trong các danh mục các yếu tố mã. Sự thay đổi đáng kể của tên vùng lãnh thổ có thể đòi hỏi cơ quan duy trì ISO 3166/MA thay đổi yếu tố mã sau khi được tư vấn một cách thích hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan.



6.4. Dự trữ các yếu tố mã đối với các phân vùng lãnh thổ

Các yếu tố mã bị thay đổi không được cấp lại trong giai đoạn ít nhất 50 năm sau khi thay đổi. Giai đoạn chính xác được xác định ở mỗi trường hợp dựa trên khoảng thời gian yếu tố mã trước đó được sử dụng.

Trong các trường hợp ngoại lệ, các yếu tố mã có thể được dự trữ đối với các tên vùng lãnh thổ mà ISO 3166/MA không đưa vào tiêu chuẩn này nhưng vẫn có yêu cầu thay đổi. Trước khi các yếu tố mã này được dự trữ thì cần phải yêu cầu tư vấn từ cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Danh sách các yếu tố mã dự trữ và bản ghi các thay đổi phải được lưu giữ bởi Ban thư ký ISO 3166/MA.

7. Hướng dẫn cho người sử dụng

7.1. Các điều khoản đặc biệt

7.1.1. Khái quát

Đôi khi người sử dụng cần mở rộng hoặc thay đổi việc sử dụng các yếu tố mã đối với những mục đích đặc biệt. Các điều khoản sau đưa ra hướng dẫn việc đáp ứng các nhu cầu trong phạm vi của tiêu chuẩn này. Trong mọi trường hợp, cơ quan có thẩm quyền phải được thông báo.



7.1.2. Tập hợp con

Nếu người sử dụng không cần sử dụng toàn bộ danh sách tên vùng lãnh thổ các nước trong tiêu chuẩn này, họ có thể lựa chọn tên mà họ yêu cầu tạo ra tập hợp con của riêng họ.



7.1.3. Sự nhóm lại

Trong các trường hợp ngoại lệ mà người sử dụng cần nhóm các tên phân vùng lãnh thổ có trong tiêu chuẩn này với nhau và người sử dụng đòi hỏi một yếu tố mã thể hiện sự nhóm lại này và cần thực hiện theo 7.1.5.



7.1.4. Yếu tố mã do người sử dụng ấn định

Nếu người sử dụng cần các yếu tố mã để thể hiện các tên phân vùng lãnh thổ các nước không được đưa vào tiêu chuẩn này, thì người sử dụng phải tránh các yếu tố mã đã cấp. Bất kỳ các yếu tố mã được lựa chọn phải được người sử dụng thông báo tới cơ quan có thẩm quyền.



7.1.5. Định nghĩa lại

Nếu trong trường hợp ngoại lệ, người sử dụng phát hiện ra ý nghĩa của yếu tố mã đang tồn tại trong tiêu chuẩn này cần phải định nghĩa lại, thì người sử dụng phải tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.



7.1.6. Trao đổi thông tin

Khi tên vùng lãnh thổ các nước và yếu tố mã được dẫn xuất như một tập hợp con của tiêu chuẩn này hoặc được người sử dụng định nghĩa lại (xem 7.1.2 và 7.1.4), thì điều cần thiết là tất cả các bên liên quan phải được thông báo về những hoán đổi trong các nội dung của tập hợp con liên quan và tất cả mô tả thích hợp của các yếu tố mã tương ứng mà người sử dụng xác định lại.



7.2. Thông báo về việc sử dụng tiêu chuẩn này

Người sử dụng cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền và tổ chức tiêu chuẩn quốc gia sử dụng tiêu chuẩn này, nhờ đó họ có thể được biết về các thay đổi cũng như các hành động trong tương lai (ví dụ: thông qua bản tin về ISO 3166). Với mục đích này, một bản sao tư liệu bổ sung của người sử dụng hoặc danh sách các yếu tố mã cần được chuyển đến Ban thư ký của cơ quan có thẩm quyền.



7.3. Lời khuyên liên quan đến việc sử dụng

Cơ quan duy trì cập nhật mã ISO 3166/MA luôn sẵn sàng tư vấn và trợ giúp việc sử dụng tên các vùng lãnh thổ dưới dạng mã hóa.

8. Danh sách các tên và các yếu tố mã của vùng lãnh thổ

AD CÔNG QUỐC ANĐÔRA

Andorra (ca)

7 giáo xứ / parròquia (ca)

Danh sách nguồn: IGN 1990; FIPS 10-4

Mã nguồn: Ban thư ký ISO/TC46/WG 2 (*)

AD-07*

Andorra la Vella

AD-02*

Canillo

AD-03*

Encamp

AD-08*

Escaldes-Engordany

AD-04*

La Massana

AD-05*

Ordino

AD-06*

Sant Julià de Lòria

AE CÁC TIU VƯƠNG QUỐC RẬP THỐNG NHT

AI Imārāt(ar)

7 tiểu vương quốc / imārah(ar)

Danh sách nguồn: PCGN 1996; FIPS 10-4; IGN 1986

Mã nguồn: Ban thư ký ISO/TC 46/WG 2 (*), ISO 3166/MA (*)

Hệ thống La tinh hóa: BGN/PCGN 1956



AE-AZ*

Abū Z,aby [Abu Dhabi]

AE-AJ*

'Ajmān

AE-FU*

AI Fujayrah

AE-SH*

Ash Shāriqah [Sharjah]

AE-DU*

Dubayy [Dubai]

AE-RK*

Ra’s al Khaymah

AE-UQ*

Umm al Qaywayn

AF CỘNG HÒA HI GIÁO ÁPGANIXTAN

Afghānistān (ps); Afghānestān (fa)

34 tỉnh / welāyat (fa, ps)

Danh sách nguồn: IGN 1992 cập nhật BET 1996; FIPS 10-4;



http://www.un.org/Depts/Cartographic/map/profile/afghanis-reg.pdf,

http://www.undp.org.af/links/gov_afghan.htm, 10/1/2005

Mã nguồn: Ban Thư ký ISO/TC 46/WG 2 (*); ISO 3166/MA (*)



Hệ thống La tinh hóa: BGN/PCGN 1968

AF-BDS*

Badakhshān

AF-BDG*

Bādghīs

AP-BGL*

Baghlān

AF-BAL*

Balkh

AF-BAM*

Bāmīān

AF-DAY*

Dāykondī

AF-FRA*

Farāh

AF-FYB*

Fāryāb

AF-GHA*

Ghaznī

AF-GHO*

Ghowr

AF-HEL*

Helmand

AF-HER*

Herāt

AF-JOW*

Jowzjān

AF-KAB*

Kābul [Kābol]

AF-KAN*

Kandahār

AP-KAP*

Kāpīsā

AF-KHO*

Khowst

AF-KNR*

Konar [Kunar]

AF-KDZ*

Kondoz [Kunduz]

AF-LAG*

Laghmān

AF-LOW*

Lowgar

AF-NAN*

Nangrahār [Nangarhār]

AF-NIM*

Nīmrūz

AF-NUR*

Nūrestān

AF-ORU*

Orūzgān [Urūzgān]

AF-PAN*

Panjshīr

AF-PIA*

Paktīā

AF-PKA*

Paktīkā

AF-PAR*

Parwān

AF-SAM*

Samangān

AF-SAR*

Sar-e Pol

AF-TAK*

Takhār

AF-WAR*

Wardak [Wardag]

AF-ZAB*

Zābol [Zābul]

AG ĂNGTIGOA VÀ BÁCBUĐA

6 giáo xứ

1 lãnh thổ phụ thuộc

Danh sách nguồn: IGN 1989; FIPS 10-4

Mã nguồn: Ban Thư ký ISO/TC 46/WG (*)

6 giáo xứ

AG-03* Saint George

AG-04* Saint John’s

AG-05* Saint Mary

AG 06* Saint Paul

AG-07* Saint Peter

AG-08* Saint Philip

1 lãnh thổ phụ thuộc

AG-10* Barbuda



AI ĂNGGUYLA

Không có phân vùng lãnh thổ được báo cáo



AL CỘNG HÒA ANBANI

Shqipëria / Shqipëri (sq)

12 hạt (tỉnh)/ qark (sq)

36 quận/ rreth (sq)

Danh sách nguồn: Viện Statistikës (INSTAT) 1998; Công báo chính thức của Anbani (Fletorja Zytare e Republikës së Shqipërisë)

Mã nguồn: Komiteti i Çmimeve dhe i Standardeve (KCSA) + Ban thư ký ISO/TC 46A/WG 2 (*)



Ghi chú: Sắp xếp theo thứ tự chữ Anbani: a-c, ç, d, dh, e, ë, f-g, gj, h-l, ll, m-n, nj, o-r, rr, s, sh, t, th, u-x, xh, y-z, zh

12 hạt (tỉnh)/ qark (sq)

1

Berat

9

Dibër

2

Durrës

3

Elbasan

4

Fier

5

Gjirokastër

6

Korçë

7

Kukës

8

Lezhë

10

Shkodër

11

Tiranë

12

Vlorë

36 quận/ rreth (sq)

AL-BR

Berat

1

AL-BU*

Bulqizë

9

AL-DL*

Delvinë

12

AL-DV*

Devoll

6

AL-DI

Dibër

9

AL-DR

Durrës

2

AL-EL

Elbasan

3

AL-FR

Fier

4

AL-GR

Gramsh

3

AL-GJ

Gjirokastër

5

AL-HA*

Has

7

AL-KA*

Kavajë

11

AL-ER

Kolonjë

6

AL-KO

Korçë

6

AL-KR

Krujë

2

AL-KC*

Kuçovë

1

AL-KU

Kukës

7

AL-KB*

Kurbin

8

AL-LE

Lezhë

8

AL-LB

Librazhd

3

AL-LU

Lushnjë

4

AL-MM*

Malësi e Madhe

10

Al-MK*

Mallakastër

4

AL-MT

Mat

9

AL-MR

Mirditë

8

AL-PQ*

Peqin

3

AL-PR

Përmet

5

AL-PG

Pogradec

6

AL-PU

Pukë

10

AL-SR

Sarandë

12

AL-SK

Skrapar

1

AL-SH

Shkodër

10

AL-TE*

Tepelenë

5

AL-TR

Tiranë

11

AL-TP*

Tropojë

7

AL-VL

Vlorë

12

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 3.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương