TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6663-3 : 2008 iso 5667-3 : 2003


Bảng 2 - Kỹ thuật bảo quản để sử dụng cho xác định nhiều thông số



tải về 395.8 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích395.8 Kb.
#8114
1   2   3

Bảng 2 - Kỹ thuật bảo quản để sử dụng cho xác định nhiều thông số.

Kỹ thuật bảo quản

Thích hợp cho

Không thích hợp cho

Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2

Các kim loại kiềm (kali, natri)

Kim loại kiềm thổ (canxi, magie)

Kim loại nặng (trừ thủy ngân)

Thủy ngân (với K2Cr2O7)

Halogen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX)

Nhôm, antimon, asen, bari, berili, canxi, cadimi, crom, coban, đồng, sắt (tổng), chì, liti, magie, mangan, nicken, selen, bạc, uran, vanadi, kẽm.

Độ cứng tổng số


Cyanua

Sulfua


Cacbonat, hyrocacnon, bicacbonat, cacbon monoxit

Nitrit


Xà phòng và este

Hexametylentetramin

Thiosulfat


Axit hóa với HCl đến pH từ 1 đến 2

Chất trừ cỏ axit

Antimon


Arsen

Dung môi clo hóa

Các Hydrocacbon

Hydrazin đến 1 mol/l

Sắt (II)

Nitrat


Dầu và mỡ

Dầu mỏ và dẫn xuất

Thiếc


Cyanua

Bạc


Tali

Chì


Bismut

Thủy ngân (II)



Axit hóa với H3PO4 đến pH < 4

Phenol

Cyanua

Axit hóa với H2SO4 đến pH từ 1 đến 2

Halohen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX)

Amoniac, tự do và ion hóa

Tổng cacbon hữu cơ (TOC)

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Hydrocacbon

Nitro Kjeldahl

Hydrocacbon thơm đơn vòng

Tổng nitơ

Dầu và mỡ

Tổng orthophosphat

Chỉ số permanagat (8 mol/l)

Dầu mỏ và dẫn xuất

Phenol

Tổng phospho



Chất hoạt động bề mặt anion

Cyanua

Bari


Canxi

Stonti


Radi

Chì


Kiềm hóa với NaOH đến pH>12

Tổng xyanua và xyanua dễ giải phóng

Hầu hết các hợp chất hữu cơ.

Các kim loại nặng, đặc biệt là ở trạng thái hóa trị thấp.

Một vài kim loại anion ở trạng thái hóa trị cao hơn

Amoniac/amoni

Amin/amid

Hydrazin


Hydroxylamin

Đông lạnh sâu (-20 oC)

Anion

Amoniac tự do và ion hóa

Nitrat

Nhu cầu oxy sinh học (BOD)



Hóa chất trừ sâu cacbamat

Clorophyl (yêu cầu nhiệt độ ở -80oC)

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nitơ Kjeldahl

Tổng cacbon hữu cơ (TOC)

Tổng orthophosphat và orthophosphat hòa tan

Chỉ số permanganat

Tổng phospho và phospho hòa tan



Các phép thử sinh học, thử độc tính

Kết tủa (và polyme hóa) có thể xảy ra làm cho khó phân giải trở lại. Ngược lại, một số hóa chất bảo vệ thực vật lại bị phân cực. Cần phải được đánh giá tính phù hợp trước khi dùng hàng ngày.

Bảng 3 - Kỹ thuật nói chung thích hợp cho bảo quản mẫu - Phân tích sinh học

Thành phần cần xác định

Loại bình chứa a

Kỹ thuật bảo quản

Dung tích thông dụng (ml)

Thời gian bảo quản tối đa đề nghị trước khi phân tíchb

Chú thích

Đếm và nhận dạng

Động vật đáy cỡ lớn, mẫu lớn

P hoặc G

Thêm etanol vào mẫu để có nồng độ ít nhất là 70 % (phần thể tích)

1000

1 năm

Đầu tiên phải gạn bớt nước trong mẫu để làm tăng cao nồng độ chất bảo quản

P hoặc G

Thêm formaldehyd 37 % đã trung hòa với natri tetraborat hoặc với hexametylen tetramin (dung dịch formallin 100 g/l) để có dung dịch sau cùng là formaldehyd 3,7 % (tương ứng với độ pha loãng từ 1 đến 10 của dung dịch formallin (Xem CẢNH BÁO ở cuối bảng này)

1000

1 năm (thời gian bảo quản tối thiểu là 3 tháng trước khi phân tích)

Động vật đáy cỡ lớn, mẫu nhỏ (ví dụ thu thập mẫu so sánh)

G

Chuyển mẫu sang dung dịch bảo quản gồm có ít nhất etanol 70 %, formaldehyd 37 % và glycerol (theo tỷ lệ 100:2:1 tương ứng) (Xem CẢNH BÁO ở cuối bảng này)

100

Không xác định

Đối với các nhóm động vật không xương sống bị hư hại khi bảo quản thông thường thì cần có các phương pháp đặc biệt (ví dụ platyhelmithes [6])

Tảo

G hoặc P với nút đậy chặt

Thêm từ 0,5 phần đến 1 phần dung dịch Lugol (kiềm hoặc axit) vào 200 phần mẫu (theo thể tích). Làm lạnh đến 1 oC đến 5 oC.

200

6 tháng

Lưu giữ mẫu trong chỗ tối. Lugol kiềm nói chung là dùng được cho nước ngọt và Lugol axit dùng cho nước biết thích hợp với tảo lông roi (Flagellate). Để xác định cụ thể, tham khảo tiêu chuẩn riêng. Nếu xảy ra hiện tượng mất màu thì cần thêm nhiều dung dịch Lugol

Thực vật phù du

G

Xem "Tảo"

200

6 tháng

Lưu giữ mẫu trong chỗ tối

Động vật phù du

P hoặc G

Thêm formaldehyd 37 % đã trung hòa với natri borat (theo thể tích) để có dung dịch formadehyd 3,7 % hoặc thêm dung dịch Lugol như đối với tảo (Xem CẢNH BÁO cuối bảng)

200

1 năm

Nếu xảy ra hiện tượng mất màu thì cần bổ sung thêm dung dịch Lugol

Khối lượng tươi và khô

Động vật đáy không xương, sống cỡ lớn.

Thực vật thủy sinh cỡ lớn.

Tảo

Thực vật phù du.



Động vật phù du.



P hoặc G

Làm lạnh đến nhiệt độ 1 oC đến 5 oC.

1000

24 h

Không được làm đông lạnh đến -20 oC. Cần tiến hành phân tích càng nhanh càng tốt và không muộn hơn 24 giờ.

P hoặc G

Thêm formaldehyd 37 % đã trung hòa với natri tetraborat hoặc hexametylen-tetramin (dung dịch formalin 100 g/l) để có dung dịch sau cùng formaldehyd 3,7 (tương ứng với dung dịch formallin pha loãng 1-10) (Xem CẢNH BÁO cuối bảng)

1000

Thời gian bảo quản tối thiểu 3 tháng trước khi phân tích

Lưu ý rằng xác định khối lượng tươi và khô (sinh khối) của phitoplankton và periphiton và thông thường dựa vào đo thể tích tế bào trong quá trình đếm và quy trình xác định từ mẫu đã được bảo quản.

Khối lượng tro

Động vật đáy không xương sống cỡ lớn.

Thực vật thủy sinh cỡ lớn.

Tảo

Thực vật phù du.




P hoặc G

Thêm formaldehyd 37 % đã trung hòa với natri tetraborat hoặc hexametylen-tetramin (dung dịch formalin 100 g/l) để có dung dịch sau cùng formaldehyd 3,7 (tương ứng với dung dịch formallin pha loãng 1-10) (Xem CẢNH BÁO cuối bảng)

1000

Thời gian bảo quản tối thiểu 3 tháng trước khi phân tích

Lưu ý rằng xác định khối lượng tươi và khô (sinh khối) của phytoplankton và periphyton thông thường dựa vào đo thể tích tế bào trong quá trình đếm và quy trình xác định từ mẫu đã được bảo quản.

Khối lượng khô và lượng tro

Động vật phù du




Làm đông lạnh đến - 20 oC

200

6 tháng

Mẫu được lọc qua lọc màng bằng thủy tinh đã được cân trước sau đó làm đông lạnh đến - 20 oC

Các phép thử nghiệm độc tính




P hoặc G

Làm lạnh đến nhiệt độ 1 oC đến 5 oC

1000

24 h

Quãng thời gian bảo quản sẽ thay đổi tùy theo với phương pháp phân tích được sử dụng. Xem ISO 5667-16

P

Làm đông lạnh đến - 20 oC

1000

2 tuần

CẢNH BÁO - Cẩn thận với hơi formandehyd. Không được lưu giữ nhiều mẫu trong một khu vực làm việc nhỏ.

a P = Nhựa [ví dụ polyetylen, PTFE (polytetrafluoroethylene), PVC (Polyvinyl chloride), PET (polyethylene terephthalate)];

G = Thủy tinh;

BG = Thủy tinh bosilicat.

b Nếu không quy định thời gian bảo quản, thì nói chung đó là không quan trọng. Quy định là "1 tháng" thể hiện rằng việc bảo quản là không có gì khó khăn đặc biệt.


Bảng 4 - Kỹ thuật nói chung thích hợp cho bảo quản mẫu - Xác định thành phần hóa phóng xạ

Thành phần cần xác định

Loại bình chứa (a)

Kỹ thuật bảo quản

Dung tích thông dụng (ml)

Thời gian bảo quản tối đa đề nghị trước khi phân tích

Chú thích

Hoạt độ alpha

P

Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2

2000

1 tháng

Không được axit hóa nếu mẫu được làm bay hơi trước khi phân tích. Lưu giữ mẫu trong chỗ tối.

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

1 tháng

Hoạt độ Beta

P

Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2

2000

1 tháng

Không được axit hóa nếu mẫu được làm bay hơi trước khi phân tích. Lưu giữ mẫu trong chỗ tối.

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

1 tháng

Hoạt độ gamma

P

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

5000

2 ngày




Iốt phóng xạ

P

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

3000

2 ngày

Thêm 2-4 ml dung dịch natri hypoclorit (10% khối lượng) cho 1 lit mẫu, đảm bảo là dư clo tự do

Đồng vị radon

Radi từ radon



BG

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

2 ngày

Tối thiểu 4 tuần theo sự phát triển của các đồng vị con cháu radi

Radi bằng các phương pháp khác

P

Axit hóa với HNO3 pH <1

2000

2 tháng

Tối thiểu 4 tuần theo sự phát triển của các đồng vị con cháu radi

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

2 tháng

Stronti phóng xạ

P

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

1000

1 tháng

Tối thiểu 2 tuần theo sự phát triển của ytri - 90

Cesi phóng xạ

P

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

5000

2 ngày




Triti nước

P

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

250

2 tháng

Mẫu được chung cất trước khi phân tích

Uran

P

Axit hóa với HNO3 đến pH <1

2000

1 tháng




Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

1 tháng

Pluton

P

Axit hóa với HNO3 đến pH <1

2000

1 tháng




Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

2000

1 tháng

CẢNH BÁO - Chú ý an toàn và che chắn tùy theo hoạt độ của mẫu

Tránh làm nhiễm bẩn mẫu, đặc biệt khi hoạt độ của mẫu là rất thấp. Một số điểm lấy mẫu, có thể đo hoạt độ trong đất và trong không khí hoặc trong nước ngoài hoạt độ trong mẫu được lấy. Các phòng thí nghiệm cũng như một số vật dụng gia dụng đều có thể chứa vật liệu phóng xạ.

Khi lấy mẫu cặn lắng, các yêu cầu đặc biệt nêu ra trong bảng này còn được bổ sung thêm các yêu cầu nêu trong TCVN 5997 (ISO 5667-8). Vì thu thập đủ mẫu đòi hỏi một giai đoạn vài ngày, cho nên thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thu thập mẫu cần phải được ghi lại. Biên bản ghi thời gian thu thập mẫu cặn lắng với từng trạm lấy mẫu theo từng thời gian tương ứng cần phải được làm thành phụ lục kèm theo. Chất ổn định mẫu hoặc phương tiện chuyên chở mẫu cũng cần bổ sung, nếu thích hợp với các thành phần cần xác định đang được đo.

CHÚ THÍCH: Một số loại bình nhựa làm cho mẫu đậm đặc lại rất từ từ trong một quãng thời gian nhiều tháng do thấm nước. Xem thêm phần nhận xét đối với radon



(a) P = Nhựa [ví dụ polyetylen, PTFE (polytetrafluoroethylene), PVC (Polyvinyl chloride), PET (polyethylene terephthalate)];

G = Thủy tinh;

BG = Thủy tinh bosilicat.



Phụ lục A

(tham khảo)



Nghiên cứu của Hà Lan về thời gian bảo quản kéo dài

A.1. Giới thiệu

Các nghiên cứu từng được tiến hành ở Hà Lan trong năm 1999 và 2000 về thời gian bảo quản tối đa được nêu ra trong lần xuất bản thứ 2 của ISO 5667-3 (ISO 5667-3:1994/TCVN 5993:1995)[1].

Công trình nghiên cứu này do quỹ STOWA (Là ghép các chữ cái theo tiếng Hà Lan của "The Foundation of Applied Water Management research for Wastewater Analysis - Quỹ tài trợ nghiên cứ phân tích nước thải ứng dụng cho quản lý nước") và Bộ xây dựng nhà ở của Hà Lan tài trợ.

Dự án này quan tâm đến các thành phần cần xác định sau đây:

Cả nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm:

- COD;


- BOD;

- Nitơ Kjeldahl;

- Tổng phospho;

- Kim loại nặng (arsen, cadimi, crom, đồng, chì, nicken, kẽm và thủy ngân).

Chỉ nghiên cứu lý thuyết:

- Nitrat;

- Ammoni;

- Clorua;

- Các hợp chất halogen hữu cơ có thể chiết được;

- Các hợp chất halogen hữu cơ bay hơi;

- Dầu khoáng;

- Các hợp chất thơm bay hơi;

- PAH;

- Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và các PCB;



- Phenol (clo hóa)

- Hóa chất bảo vệ thực vật nitơ và phosphat;

- Ure phenyl;

- Axit clorophenoxy - cacbon;

- Cacbamat;

- Phtalat;

- Dầu và mỡ;

- Clorophyl/phaeophytin

- Các hợp chất hữu cơ - thiếc.

Nghiên cứu lý thuyết bao gồm tìm kiếm và tìm hiểu tài liệu giữa các phòng thí nghiệm và thống kê các tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là đánh giá lại kỹ thuật bảo quản đã nêu trong TCVN 5993 (ISO 5667-3), đặc biệt là về phương diện thời gian bảo quản tối đa.



A.2. Nghiên cứu lý thuyết

Trong khuôn khổ phạm vi của dự án, đã tiến hành tìm hiểu trong 25 phòng thí nghiệm chất lượng nước thuộc vùng và quốc gia và các phòng thí nghiệm thương mại về các phương diện như nước hỗn hợp, nước thải, nước mặt, cặn và bùn.

Từ 18 mẫu phiếu yêu cầu nhận lại được, rút ra các kết luận sau đây:

- Việc sử dụng kỹ thuật bảo quản, đóng gói và bảo quản mẫu nước do các phòng thí nghiệm Hà Lan thực hiện là phù hợp với TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994).

- Thời gian bảo quản tối đa quy định trong TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994) là không được chấp hành thường xuyên vì trong thực tế, sự phân tích không thể tiến hành được trong khoảng thời gian như TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994) quy định.

- Kỹ thuật bảo quản nêu ra trong các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau đều hoàn toàn tương đương như nhau, ngoại trừ kỹ thuật bảo quản đối với thủy ngân (khi áp dụng một tác nhân ôxy hóa) và ở chừng mực ít hơn, đối với tổng phosphat. Tuy vậy, lại có các khác biệt về thời gian bảo quản tối đa.

- Phương pháp bảo quản nêu ra trong TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994) và trong các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ có thể xem trong phần tài liệu tham khảo. Sự khác nhau cơ bản tồn tại trong cách tiếp cận được nêu ra cho các phương pháp bảo quản. Ở Hoa Kỳ, chất bảo quản được bổ sung vào mẫu một khi có thể, trong khi đó trong TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994) thì khuyến nghị làm lạnh mẫu dẫn đến rút ngắn thời gian lưu giữ tối đa.

- Đang có đủ cơ sở khoa học để kiểm chứng lại kỹ thuật bảo quản nêu ra trong TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994), còn đối với thời gian bảo quản tối đa chỉ có một số.

- Tại Hà Lan, làm đông lạnh sâu là cho phép như một kỹ thuật bảo quản có thể áp dụng và được thừa nhận trong phòng thí nghiệm nghiên cứu.

- Đối với các thành phần phức tạp trong cặn lắng và bùn, làm lạnh đơn giản nói chung là được áp dụng như một kỹ thuật bảo quản thích hợp.

- Đối với BOD, làm lạnh 24 h nói chung là được áp dụng như một kỹ thuật bảo quản thích hợp, mặc dù tất cả các tiêu chuẩn quốc tế và Châu Âu nói rằng cần phân tích càng nhanh càng tốt.

- Đã có các kết quả được kiểm chứng đối với kỹ thuật bảo quản và thời gian lưu giữ tối đa. Dựa trên các kết quả này, trong một vài trường hợp thì nên dùng kỹ thuật bảo quản khác để bảo quản mẫu được lâu dài hơn.



A.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu này tiến hành với 10 mẫu nước, gồm mẫu nước thải và nước mặt. Công việc liên quan đến phân tích kim loại, là asen, cadimi, crom, đồng, chì, nicken, kẽm và thủy ngân và xác định COD, BOD, nitơ Kjendahl và tổng phosphat. Đối với các thành phần xác định này, tất cả các kỹ thuật bảo quản nêu ra trong TCVN 5993 (ISO 5667-3) đã được nghiên cứu, kể cả:

- Bổ sung axit sulfuric đến pH < 2, làm lạnh đến khoảng từ 2 oC đến 4 oC, bảo quản ở nơi tối: để xác định COD, nitơ Kjendahl và tổng phosphat;

- Làm đông lạnh đến - 18 oC; để xác định COD, BOD, và nitơ Kjendahl;

- Bổ sung axit nitric đến pH < 2; để xác định kim loại nặng và thủy ngân;

- Bổ sung axit nitric đến pH < 2, bổ sung K2Cr2O7 (nồng độ sau cùng là 0,05%): để xác định thủy ngân.

Tại ngày đầu tiên (ngày "zero"), từng thành phần cần xác định trong mỗi mẫu con riêng rẽ được phân tích 9 lần. Độ lệch chuẩn trung bình của mỗi thành phần xác định được tính. Các mẫu nhỏ đã lưu giữ được phân tích vào các ngày đã xác định trước lên đến 224 ngày. Tại một số quãng thời gian, từng mẫu con được phân tích lặp. Kết quả phép phân tích theo từng quãng thời gian được đem so sánh với độ lệch chuẩn trung bình của ngày đầu tiên (ngày "zero"). Thời gian bảo quản được coi là vượt quá khi kết quả trung bình của phép thử mẫu con được lưu giữ khác với kết quả trung bình của phép thử mẫu con ngày đầu tiên (ngày "zero") cao hơn độ lệch chuẩn.

Cả kỹ thuật đông lạnh sâu và axit hóa đều xảy ra kết tủa các hạt rắn cũng như các hạt rắn bị hấp thụ lên trên thành của bình đựng mẫu. Ảnh hưởng này có thể làm tăng cao hơn độ lệch chuẩn trong kết quả phân tích. Do vậy, cần phải chú ý hơn đến việc lấy mẫu con và lưu giữ mẫu. Cường độ của ảnh hưởng này là khác nhau giữa các bình chứa bằng thủy tinh và bằng polypropylen.



A.4. Những kết luận về nghiên cứu của Hà Lan

Từ các kết quả nghiên cứu của Hà Lan, kết luận rằng:

a) Các kỹ thuật bảo quản nêu ra trong TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1994) là thỏa đáng và tạo ra được thời gian bảo quản còn lâu hơn như tiêu chuẩn này đã nêu.

b) Các kỹ thuật bảo quản được nghiên cứu trong công trình này là thích hợp để bảo quản mẫu trong suốt thời gian lưu giữ là 224 ngày trừ trường hợp thành phần cần xác định là BOD và nitơ Kjeldahl, thời gian bảo quản tối đa tùy thuộc vào sự phức tạp của mẫu có chứa nồng độ nitơ < 8 mg/l hoặc BOD < 50 mg/l;

c) Đối với các mẫu có chứa các thành phần hạt, kỹ thuật bảo quản được sử dụng có thể làm tăng sự không nhất quán trong kết quả phân tích. Điều này nguyên nhân gây ra có lẽ là các khó khăn gặp phải khi lấy mẫu con. Vì vậy, khi lấy mẫu con cần phải lưu ý hơn nữa.

d) Có thể cần thiết xem xét lại hướng dẫn đưa ra trong tiêu chuẩn này.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6663-3 (ISO 5667-3), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn về bảo quản và xử lý mẫu.

[2] TCVN 5997 (ISO 5667-8), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.

[3] ISO 10304-1, Chất lượng nước - Xác định florua, clorua, nitrit, ortophotphat, bromua, nitrat và ion sunfat hòa tan sử dụng sắc ký lỏng ion - Phần 1: Phương pháp dùng cho nước nhiễm bẩn thấp.

[4] ANVM project 2009 Evaluation of preservation methods and maximum storage times for water samples. Nederlands Normalisatie-Instituut (NEN). Delf, The Netherlands, 2001.

[5] Standard methods for examination of wastewater, 20th edition, 1060-1, American Public Health Association (APHA) - American Water Work Association (AWWA) - American Water Environment Federation (AWEF), 1998.



[6] SCHWOERBEL, J. Methoden der Hydrobiologie, “Susswasserbiologie", 3rd edition, Fischer Verlag, Stuttgart, 1980.

1) Hiện nay, ISO 5667-1 đã có phiên bản năm 2006 thay thế cho ISO 5667-1: 1980 và ISO 5667-2 :1991


tải về 395.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương