TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6305-2 : 2007 iso 6182-2 : 2005


Thử tổn thất thủy lực do ma sát



tải về 0.55 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.55 Mb.
#36927
1   2   3   4   5

6.7. Thử tổn thất thủy lực do ma sát

Lắp đặt van vào thiết bị thử với việc sử dụng đường ống có cùng đường kính danh nghĩa. Sử dụng dụng cụ đo áp suất chênh lệch có độ chính xác tới ±2 %.

Đo và ghi lại áp suất chênh lệch qua van với dãy lưu lượng cao hơn và thấp hơn các lưu lượng chỉ dẫn trong Bảng 1. Thay thế van trong thiết bị thử bằng một đoạn ống có cùng cỡ danh nghĩa và đo áp suất chênh lệch với cùng một dãy các lưu lượng. Dùng phương pháp đồ thị xác định các độ sụt áp qua van tại các lưu lượng chỉ dẫn trong Bảng 1. Ghi lại tổn thất thủy lực do ma sát là hiệu số giữa độ sụt áp qua van và độ sụt áp qua ống thay thế.

6.8. Thử rò rỉ và biến dạng của can

6.8.1. Thử rò rỉ thân van

Lắp đặt van vào thiết bị thử áp suất với bộ phận bịt kín ở vị trí mở. Bịt kín tất cả các lỗ trong thân van. Tác động áp suất thủy tĩnh bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong khoảng thời gian 5 min và kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ của van trong thời gian này. Van phải tuân theo các yêu cầu trong 4.8.1.



6.8.2. Thử rỏ rỉ và biến dạng của van

Lắp ráp van được thử với thiết bị bổ sung thích hợp, bao gồm cả cơ cấu bù bên ngoài và bịt kín đầu nối ra sau van.



6.8.2.1. Lắp đầu nối và xả van đủ để có thể tăng áp suất thủy tĩnh cho phần sau van. Bịt kín tất cả các đầu nối khác trên phần sau van của bộ phận bịt kín. Tác động áp suất thủy tĩnh bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức vào phía sau bộ phận bịt kín đã đóng kín trong khoảng thời gian 5 min. Đặt một tờ giấy bên dưới van. Sự rò rỉ qua bộ phận bịt kín sẽ được chỉ báo bằng việc làm ướt giấy.

Kiểm tra sự rò rỉ ở cửa xả nước báo động.



6.8.2.2. Lắp đầu nối cửa ra của van với một ống đứng hở đầu có áp cùng với thiết bị bổ sung có cơ cấu bù bên ngoài.

Với cụm lá van ở vị trí đóng kín, đổ đầy nước vào ống đứng tới mức cao 1,5 m so với tâm của bộ phận bịt kín. Đặt một tờ giấy dưới cụm van. Sự rò rỉ qua bộ phận bịt kín được chỉ báo bằng việc làm ướt giấy. Thử van ở vị trí dự định hoặc vị trí sử dụng và kiểm tra sự rò rỉ sau 16 h thử nghiệm.



6.8.2.3. Lắp van với đầu nối ở phía đường vào của bộ phận bịt kín và xả van ở phía cửa ra. Bịt kín hoặc nút kín tất cả các lỗ (cửa) khác. Tác động áp suất thủy tĩnh bằng hai lần áp suất làm việc định mức. Kiểm tra sự rò rỉ của van trong khoảng thời gian 5 min. Dỡ bỏ áp suất và kiểm tra sự rò rỉ, biến dạng dư hoặc sự phá hủy của chi tiết bên trong.

6.9. Thử độ bền của thân

Để tiến hành thử nghiệm này, có thể thay các bulông, đệm kín và vòng bịt kín theo tiêu chuẩn bằng các chi tiết có khả năng chịu được áp suất thử. Các đầu nối cửa vào và cửa ra của van và các lỗ (cửa) khác phải được bịt kín hoặc nút kín một cách thích hợp. Phải có mối nối để tăng áp suất thủy tĩnh cho van mẫu thử tại đầu nối cửa vào và có phương tiện để thông gió và tăng áp suất cho chất lỏng tại đầu nối cửa ra. Với bộ phận bit kín được mở, tăng áp suất thủy tĩnh bên trong cụm van mẫu tới bốn lần áp suất làm việc định mức, nhưng không nhỏ hơn 4,8 MPa (48 bar) trong khoảng thời gian 5 min. Van phải tuân theo các yêu cầu trong 4.5.1



6.10. Thử chịu tác động của ngọn lửa

Lắp ráp van nằm ngang với các lỗ (cửa) của thân được bịt kín như chỉ dẫn trên Hình 3. Mở các van ngắt A và B. Đổ đầy nước vào đường ống và van. Mở van thử để thông gió.



Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:


1 Van ngắt A

2 Van thử

3 Van ngắt B

Hình 3 – Thiết bị thử đốt bằng ngọn lửa

Đóng kín van A và van B

Bố trí một khay đốt lửa có diện tích bề mặt không nhỏ hơn 1 m2 ở giữa và bên dưới van mẫu thử. Cho một thể tích nhiên liệu thích hợp vào trong khay đủ để tạo ra nhiệt độ không khí trung bình từ 800 0C đến 900 0C xung quanh van trong khoảng thời gian 15 min sau khi đạt tới nhiệt độ 800 0C.

Đo nhiệt độ bằng một cặp nhiệt điện được bố trí cách bề mặt của van mẫu thử 10 mm trên một mặt phẳng nằm ngang song song với đường tâm của các đầu nối lắp ráp.



CHÚ Ý – Phải đảm bảo cho van thử được mở thông ra khí quyển trong quá trình thử để làm tiêu tan bất cứ áp suất nào được tạo ra.

Đốt cháy nhiên liệu và 15 min sau khi đạt được nhiệt độ 800 0C, dỡ bỏ khay đốt lửa hoặc dập tắt ngọn lửa. Sau một phút dập tắt ngọn lửa hoặc dỡ bỏ khay đốt lửa, tiến hành làm nguội van mẫu bằng cách cho nước có lưu lượng 100 l/min chảy qua đường ống trong một phút. Thử nghiệm van mẫu với áp suất thủy tĩnh bên trong theo phương pháp trong 6.8.1. Có thể thay thế đệm kín và vòng bịt kín cho phép thử thủy tĩnh này. Van phải tuân theo các yêu cầu trong 4.4.2.



6.11. Thử vận hành

6.11.1. Yêu cầu chung

Thực hiện một loạt các phép thử vận hành đối với van ở các áp suất làm việc của nước 0,04 MPa (0,4 bar), 0,14 MPa (1,4 bar) và từ 0,2 MPa (2 bar) đến áp suất làm việc định mức với các độ tăng (số gia) 0,1 MPa (1 bar) khi sử dụng thiết bị thử được chỉ dẫn trên Hình 3.



6.11.2. Lắp đặt van báo động kiểu ướt

Lắp đặt van báo động kiểu ướt trong thiết bị như mô tả trên Hình 3. Ngoài ra lắp đặt một van ngắt đường báo động, cơ cấu thoát nước đường báo động và thiết bị báo động cơ khí và điện thích hợp do nhà sản xuất đề nghị.

Trước khi bắt đầu chương trình thử cần làm sạch các mặt tựa của bộ phận bịt kín, các vòng tựa và tất cả các bộ phận, chi tiết hoạt động khác. Định vị bộ phận bịt kín. Bắt chặt tấm che bằng bulông vào vị trí. Đổ đầy nước vào van và cân bằng áp suất phía trước và phía sau van. Mở hoàn toàn van cung cấp nước chính và kiểm tra sự rò rỉ trong cửa báo động.

Sử dụng các thiết bị báo động để xác định các yêu cầu về vận hành trong 4.16 được đáp ứng. Kiểm tra sự hư hỏng của chi tiết bịt kín của van báo động kiểu ướt sau khi hoàn thành các phép thử.



6.11.2.1. Thử tỷ lệ

Tác động một áp suất làm việc (0,14 ± 0,0028) MPa [(1,4 ± 0,028) bar]. Xả nước với lưu lượng nhỏ từ phía sau của van báo động kiểu ướt và ghi lại áp suất chênh lệch lớn nhất đạt được với độ chính xác ±2 %. Đó là trị số áp suất chênh lệch lớn nhất đạt được ngay trước khi mở van. Tính toán tỷ lệ Rp theo phương trình (3):



Rp = ps / (ps - pmax) (3)

Trong đó


ps là áp suất làm việc,

pmax là áp suất chênh lệch lớn nhất.

Lặp lại phép thử ở các áp suất 0,7 MPa (7 bar) và 1,2 MPa (12 bar). Van phải tuân theo các yêu cầu trong 4.14.7





CHÚ DẪN


1 van báo động kiểu ướt

2 cửa van báo động

3 nối ống chữ T để xả nước và van xả nước (nếu không được lắp với bulông hãm hoặc thiết bị bổ sung)

4 bình làm trễ (nếu được lắp)

5 đường ống lựa chọn cho hệ thống không có bình làm trễ

6 nối ống bốn ngả (chữ thập)

7 đoạn nối ống (chiều dài lớn nhất 252 mm)

8 công tắc áp suất [0,05 MPa (0,5 bar)]

9 nối ống chữ T kiểm tra

10 áp kế giám sát áp suất đường ống

11 đoạn nối ống (chiều dài lớn nhất 77 mm)

12 van bi

13 ống cho chuông nước (chiều dài ≤ 0,5 m)

14 chuông nước

15 van điều chỉnh (thường là bộ phận của thiết bị bổ sung)

16 dụng cụ đo lưu lượng

17 van điều chỉnh (loại mở nhanh)

18 van điều chỉnh

19 dụng cụ đo áp suất chênh lệch

20 cơ cấu làm trễ

21 khuỷu ống

22 tự động chảy nhỏ giọt




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương