TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6134 : 2009



tải về 1.09 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1631
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7.5.2 Sắc ký lỏng

7.5.2.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn như trong 5.12

7.5.2.2 Lựa chọn các điều kiện ion hoá phù hợp như trong 7 4. Bơm từng dung dịch chuẩn vào HPLC, sử dụng các điều kiện sắc ký như trong Bảng 1. Tham khảo điều 7 của Method 8000 về hướng dẫn lựa chọn nội chuẩn và ngoại chuẩn và các tiêu chí hiệu chuẩn cho phép. Hệ số tương quan điều chỉnh (r2) ít nhất 0,97 cần được sử dụng cho chất phân tích clorin phenoxyaxit. Trong phần lớn trường hợp các ion kép (M'H)’ và (M'NH4)' là những ion chiếm đa số. Ví dụ, Bảng 9 liệt kê thời gian lưu và các ion chính (> 5%) có trong phổ tứ cực đơn nhiệt phun ion hoá dương của các hợp chất phospho hữu cơ.

7.5.2.2.1 Sử dụng giám sát ion có chọn lọc (SIM) được chấp nhận trong các trường hợp yêu cầu giới hạn phát hiện nằm dưới khoảng thông thường của phân tích phổ đầy đủ. Tuy nhiên, SIM có thể cho độ tin cậy thấp hơn trong nhận dạng hợp chất trừ khi các đa ion được giám sát/monitoring đối với từng hợp chất.

7.5.2.2.2 Việc sử dụng monitoring phản ứng có chọn lọc (SRM) cũng được chấp nhận khi dùng MS/MS 3/4 và cần phải nâng cao độ nhạy.

7.5.2.3 Nếu sử dụng HPLC-UV, phải hiệu chuẩn thiết bị bằng cách chuẩn bị dung dịch chuẩn theo 5.12 và bơm từng dung dịch chuẩn vào HPLC dùng các điều kiện sắc ký như trong Bảng 1. Hợp nhất tất cả các vùng có sắc ký cao nhất cho từng nồng độ. Định lượng bằng HPLC-UV có thể được thực hiện nếu đã biết cản trở mẫu và/hoặc chất phân tích cùng rửa giải không có ảnh hưởng.

7.5.2.4 Đối với các phương pháp đã qui định trong 7.5.2.2 và 7.5.2.3, thời gian lưu pic sắc ký là một biến số quan trọng trong nhận dạng chất phân tích. Do vậy, tỉ số giữa thời gian lưu của mẫu phân tích với chất chuẩn cần phải bằng 1,0 đến 0,1.

7.5.2.5 Nồng độ của mẫu phân tích sẽ được xác định bằng cách dùng đường chuẩn theo 7.5.2.2 và 7.5.2.3. Các đường chuẩn này phải được dựng trong cùng ngày với từng mẫu được phân tích. Các mẫu có nồng độ vượt quá khoảng chuẩn cần phải được pha loãng để nồng độ nằm trong khoảng này.

7.5.2.6 Khi sử dụng MS hoặc MS/MS, và nếu phù hợp với các chất cần phân tích và mục tiêu phân tích, việc xác định cả ion hoá ion dương và ion âm có thể được thực hiện trên từng dịch chiết mẫu. Tuy nhiên, một số nhóm hợp chất quan tâm sẽ cho độ nhạy tốt hơn nhiều khi chỉ ion hoá ion dương hoặc ion âm, dẫn đến phân tích đơn (ví dụ cacbamat nhạy hơn với chế độ ion hoá ion dương và phenoxyaxit thì nhạy hơn với chế độ ion hoá ion âm). Trước khi phân tích mẫu, người phân tích cần đánh giá độ nhạy tương đối của các hợp chất cần phân tích với từng chế độ ion hoá để xác định chế độ nào có thể cho độ nhạy tốt hơn trong phân tích. Việc đánh giá này có thể dựa trên cấu trúc chất phân tích hoặc bằng tiến hành phân tích trong từng cặp chế độ ion hoá.

7.5.2.7 Tham khảo Method 8000 về thông tin tính toán nồng độ mẫu và các thông số QC như độ chuẩn và độ chụm.

7.5.2.8 Độ chuẩn cũng có thể được tính từ tỉ số cho tín hiệu (diện tích) với lượng bơm vào. Tỉ số này được định nghĩa là hệ số hiệu chuẩn (CF) đối với từng nồng độ chuẩn. Nếu độ lệch chuẩn tương đối theo phần trăm (% RSD) của CF nhỏ hơn 20 % của khoảng làm việc, có thể giả định độ tuyến tính qua gốc toạ độ, và hệ số hiệu chuẩn trung bình có thể được dùng trong khoảng của đường chuẩn. CF và % SRD có thể được tính như sau:

CF = Tổng diện tích của pic/ khối lượng bơm vào (ng)



Trong đó


SD là độ lệch chuẩn các giữa CF

là giá trị CF trung bình

7.6 Phân tích mẫu

7.6.1 Việc phân tích mẫu được thực hiện sau khi hệ thống LC/MS được hiệu chuẩn như các bước trong 7.5. Mẫu trước tiên nên được phân tích trong chế độ ion hoá ion âm. Nếu dự đoán mức hợp chất thấp thì mẫu cần phải quét trong chế độ ion hoá ion dương.

7.6.1.1 Bơm mẫu trắng (metanol) cần được phân tích sau khi phân tích dung dịch chuẩn, để xác định bất cứ sự nhiễm bẩn nào còn lại trong hệ thống Phun nhiệt/HPLC/MS.

7.6.1.2 Nếu thực hiện bơm mẫu thủ công, lấy phần mẫu phù hợp như 7.4.4. Khởi dộng rửa giải gradien HPLC, tải và bơm phần mẫu và bắt đầu phân tích hệ thống dữ liệu phổ khối lượng.

7.6.1.3 Nếu dùng bơm tự động, đảm bảo rằng thiết bị được cài đặt phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất và tất cả các mẫu và dung dịch chuẩn được đưa vào theo thứ tự phù hợp. Khởi động bộ bơm mẫu tự động, rửa giải gradien HPLC và hệ thống dữ liệu ghi phổ.

7.7 Tính toán

7.7.1 Dùng qui trình hiệu chuẩn nội chuẩn hoặc ngoại chuẩn (Method 8000). xác định nhận dạng và định lượng từng pic thành phần trong sắc đồ ion của mẫu tương ứng với hợp chất được dùng cho qui trình hiệu chuẩn. Xem Method 8000 về còng thức tính toán.

7.7.2 Thời gian lưu của pic sắc ký là thông số quan trọng đối với nhận dạng chất phân tích. Tuy nhiên do nền mẫu có thể thay đổi điều kiện cột sắc ký nên thời gian lưu khônq có ý nghĩa, và việc xác nhận phổ khối lượng là tiêu chí quan trọng trong nhận dang chất phân tích.

7.8 Phân tích xác nhận phun nhiệt HPLC/MS/MS tùy chọn

7.8.1 Tương ứng với phương pháp này, MS/MS cần phải được coi là va chạm ion con đã được hoạt tính phân ly từ tứ cực một trên một khối lượng (ion mẹ), từ cực hai áp lực với argon và với điện thế lớn hơn bình thường, tử cực ba quét trên phạm vi kỳ vọng

7.8.2 Vì qui trình phun nhiệt chỉ phóng ra một hoặc hai ion trên một hợp chất nên sử dụng MS/MS có chệ độ vận hành cụ thể hơn thu được thông tin cấu trúc phân tử. Trong chế độ này, quét nhanh mẫu có thể thực hiện thông qua việc bơm trực tiếp mẫu vào phun nhiệt

7.8.3 Đối với thí nghiệm MS/MS, tứ cực thứ nhất cần phải được đặt để hút các phân tử proton hoặc các ammoni của các chất phân tích quan tâm. Tứ cực thứ ba cần phải quét từ 30 amu đến khoảng trên của các phân tử proton.

7.8.4 Áp suất khí va chạm (Ar) cần được đặt khoảng 1,0 m Torr và năng lượng va chạm ở 20 eV. Nếu các thông số này không đủ để tạo ra đáng kể sự phá vỡ ra từng mảnh, thì có thể tăng giá trị thông số này lên trên giá trị đã đặt để tạo ra sự va chạm nhiều và mạnh hơn nữa.

7.8.5 Đối với các phép phân tích xác định, pic cơ bản của phổ va chạm cần phải được xác định như là ion định lượng. Đối với các phân tích đặc biệt hơn, nên chọn một ion thứ hai làm ion định lượng bổ sung.

7.8.6 Dựng đường hiệu chuẩn như trình bày trong 7.5.2.

7.8.7 Sự nhiễm bẩn và cản trở MS/MS

7.8.7.1 Nếu chế độ MS/MS được dùng không có sự phân tách sắc ký (quét nhanh), phương pháp phân tích mẫu trắng phải chứng tỏ việc chuẩn bị mẫu và qui trình phân tích là không bị nhiễm bẩn bởi các chất cần phân tích hoặc các hợp chất cản trở. Tham khảo điều 8 của Method 8000 về hướng dẫn qui trình phương pháp mẫu trắng được chấp nhận. Nếu sự nhiễm bẩn được phát hiện trong phương pháp mẫu trắng vượt giới hạn cho phép, thì cần thiết phải chuẩn bị lại và phân tích lại các mẫu bị ảnh hưởng

7.8.7.2 Phổ MS/MS của dung dịch chuẩn và mẫu có thể được so sánh và kiểm tra tỉ số của ba ion chính (nồng độ lớn nhất). Các tỉ số này cần phải xấp xỉ như nhau trừ khi có cản trở. Nếu xuất hiện cản trở, sắc ký phải được sử dụng.

7.8.7.3 Tín hiệu của chất cần phân tích trong mẫu có thể bị kìm hãm bởi các chất cản trở cùng chiết mà các ion được quan trắc sẽ không cho tín hiệu. Để giám sát sự kìm hãm tín hiệu này, có thể thêm dung dịch nội chuẩn vào tất cả các dung dịch chuẩn, mẫu trắng và dịch chiết mẫu ở nồng độ phù hợp trước khi phân tích. Dung dịch nội chuẩn có thể là bất kỳ hợp chất nào có phản ứng tốt trong chế độ ion hoá tương ứng và không tìm thấy trong tự nhiên. (Chú thích: d5-atrazin được dùng rất thành công khi phân tích ion dương, còn d3-2,6-dinitrotoluen lại rất thành công khi phân tích ion âm). Lượng thêm vào cần phải chọn sao cho tín hiệu sinh ra ít nhất bằng 100 lần mức nhiễu đối với từng ion. Tín hiệu của dung dich nội chuẩn cần phải được giám sát. Yêu cầu phải phân tích lại với bất kỳ mẫu nào mà chiều cao pic dung dịch nội chuẩn thay đổi nhiều hơn 30 % so với chiều cao trung bình nội chuẩn thu được trong quá trình hiệu chuẩn năm điểm. Nếu kết quả phân tích lại khẳng định sự thay đổi này trong tín hiệu, phải phân tích lại mẫu bằng tách sắc ký. Có thể sử dụng nội chuẩn này để định lượng nồng độ chất phân tích. Việc định lượng ngoại chuẩn cũng được cho phép.

7.8.8 Với các nồng độ chưa biết, tổng diện tích của (các) ion được tính và sử dụng đường chuẩn đưa ra như trong 7.5 để thu được số lượng bơm.

7.8.9 Kỹ thuật MS/MS cũng có thể được dùng để thực hiện phân tích cấu trúc trên các ion đại diện bởi tỉ số m/z không xác định được. Qui trình đối với hợp chất chưa biết cấu trúc là thiết lập một thí nghiệm CAD lên ion quan tâm. Phổ được hình thành từ thí nghiệm này biểu thị cấu trúc của hợp chất qua sự vỡ ra từng mảnh của nó. Những người có chuyên môn về phổ khối lượng và một số thông tin về lịch sử của mẫu là cần thiết khi diễn giải phổ. (thí nghiệm CAD về tiêu chuẩn thực sự về các hợp chất dự đoán là cần thiết để khẳng định hoặc phủ nhận các chất này).

7.9 Xác nhận CAD dùng dây xua đuổi tùy chọn.

7.9.1 Xem Hình 3 về vị trí chính xác dây xua đuổi dạng vòng trong nguồn phun nhiệt.

7.9.2 Khi dây xua đuổi dạng vòng được lắp vào dòng phun nhiệt, điện thế có thể tăng tới xấp xỉ 500 V đến 700 V. Cần phải có điện thế đủ lớn để tạo ra các phân đoạn ion nhưng cũng không được quá lớn làm rút ngắn quá trình

7.9.3 Tiếp tục theo các bước trong 7.6.

8. Kiểm soát chất lượng

8.1 Tham khảo Chương một và Method 8000 về qui trình kiểm soát chất lượng cụ thể (QC). Mỗi phòng thí nghiệm cần phải duy trì chương trình đảm bảo chất lượng chính thức. Phòng thí nghiệm cũng cần lưu giữ các kết quả để lập thành tài liệu chất lượng các dữ liệu.

8.2 Qui trình kiểm suất chất lượng cần cho đánh giá vận hành hệ thống HPLC được trình bày trong Method 8000 phần 7 và bao gồm cả đánh giá thời gian lưu, kiểm định hiệu chuẩn và phân tích sắc ký của mẫu. Kiểm tra qui trình thực hiện của toàn bộ hệ thống phân tích hằng ngày sử dụng dữ liệu thu được từ các phân tích trắng, chuẩn và mẫu nhắc lại.

8.2.1 Xem 7.5.2.8 về các thông số HPLC/MS đối với đường chuẩn giới hạn RSD%.

8.2.2 Xem 7.5.2.4 về giới hạn QC thời gian lưu

8.2.3 Nếu không đáp ứng được bất kỳ giới hạn QC sắc ký nào, người phân tích cần phải kiểm tra hệ thống LC đối với:

- Rò rỉ


- Phân phối áp suất phù hợp,

- Cột bảo vệ bị bẩn, có thể cần thay thế hoặc nhồi lại, và

- Sự bít phun nhiệt từng phần có thể xảy ra.

Nếu một trong các trường hợp kể trên xảy ra cần phải ngừng hệ thống HPLC/TS, sửa chữa và hoặc thay thế, và sau đó bắt đầu lại phân tích. Dung dịch chuẩn hiệu chuẩn cần phải được phân tích lại trước khi phân tích mẫu, như mô tả trong 7.5.



8.2.4 Kinh nghiệm của người phân tích thực hiện sắc kỷ lỏng là vô cùng quý giá cho sự thành công của phương pháp này cần phải đánh giá hiệu chuẩn hằng ngày để xác định hệ thống sắc ký được vận hành phù hợp cho mỗi ngày thực hiện phân tích. Nếu hệ thống có bất kỳ thay đổi nào (ví dụ thay đổi cột), thì hệ thống phải được hiệu chuẩn lại.

8.3 Chứng minh ban đầu về tính hiệu quả. Mỗi phòng thí nghiệm phải chứng tỏ hiệu quả ban đầu với từng việc chuẩn bị mẫu và phương pháp kết hợp xác định để dữ liệu thu được từ các chất cần phân tích trong một nền mẫu sạch có độ chuẩn và độ chụm cho phép. Phòng thí nghiệm cũng phải lặp lại các thao tác tương tự khi có các nhân viên mới được đào tạo hoặc có những thay đổi đáng kể trong các thiết bụ đo. Xem Phương pháp 8000 phần 8.0 về thông tin hướng dẫn việc chứng minh.

8.4 Kiểm soát chất lượng mẫu để chuẩn bị và phân tích: phòng thí nghiệm cũng phải có thủ tục để lập thành tài liệu các ảnh hưởng của nền mẫu lên phương pháp thực hiện (độ chụm, độ chính xác và giới hạn phát hiện). Tối thiểu phải bao gồm phân tích QC các mẫu kể cả mẫu trắng, mẫu đã thêm chuẩn, mẫu đúp và mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm (LCS) trong từng mẻ phân tích và thêm chuẩn thay thế vào từng mẫu hiện trường và mẫu QC.

8.4.1 Thành lập tài liệu về các ảnh hưởng của nền mẫu cần phải bao gồm ít nhất các phân tích: một mẫu đã thêm chuẩn và một mẫu kép chưa thêm chuẩn hoặc một mẫu nên thêm chuẩn/mẫu kép thêm chuẩn. Quyết định chuẩn bị và phân tích mẫu kép hay mẫu đã thêm chuẩn/ mẫu kép đã thêm chuẩn phải được dựa trên những thông tin về mẫu trong loạt mẫu. Nếu mẫu được dự đoán có chứa các chất cần phân tích, thì phòng thí nghiệm có thể dùng một mẫu nền thêm chuẩn và phân tích mẫu kép của một mẫu hiện trường chưa thêm chuẩn. Nếu mẫu dự đoán không chứa chất cần phân tích thì phòng thí nghiệm cần phải sử dụng một mẫu nền thêm chuẩn và cặp mẫu kép thêm chuẩn.

8.4.2 Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm (LCS) cần phải có trong từng loạt phân tích LCS có chứa phần mẫu thử của nền mẫu sạch (đối chứng) tương tự với nền mẫu và có cùng trọng lượng và thể tích LCS được thêm chuẩn với cùng chất phân tích tại cùng nồng độ với nền thêm chuẩn. Nếu kết quả của nền mẫu thêm chuẩn cho thấy có thể có vấn đề chính tại nền mẫu thêm chuẩn thì kết quả LCS được dùng để kiểm định phòng thí nghiệm có thể thực hiện phân tích trong một nền mẫu sạch

8.4.3 Xem Method 8000. điều 8 về chi tiết tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng mẫu trong chuẩn bị và phân tích

8.5 Độ thu hồi chất thay thế: Phòng thí nghiệm phải đánh giá dữ liệu độ thu hồi chất thay thế từ từng mẫu so với giới hạn kiểm soát chất thay thế được xây dựng bởi phòng thí nghiệm. Xem Method 8000, điều 8 để có thông tin đánh giá dữ liệu thay thế và xây dựng, cập nhật các giới hạn thay thế.

Phòng thí nghiệm nên có các bước thực hiện đảm bảo chất lượng bổ sung đôi khi sử dụng phương pháp này. Các bước thực hành cụ thể phụ thuộc vào nhu cầu của phòng thí nghiệm và bản chất của mẫu. Nếu cần, phòng thí nghiệm cần phải phân tích vật liệu chuẩn tham khảo và tham gia vào các nghiên cứu đánh giá đặc tính tương ứng.



9. Phương pháp tiến hành

9.1 Các nghiên cứu độ chính xác và độ chụm của người thao tác đã được tiến hành với mẫu trầm tích thêm chuẩn, mẫu nước thải, mẫu bùn và mẫu nước. Kết quả được trình bày ở Bảng 4, 5, 6, 11, 12, 15, 20 và 21. Bảng 4, 5 và 6 đưa ra các dữ liệu của phòng thí nghiệm cho Red disperse 1, Bảng 11 đưa ra dữ liệu cho hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ, Bảng 12 cho Clo tris-BP, Bảng 15 cho thuốc trừ cỏ axit clorophenoxy và Bảng 20, 21 cho cacbamat.

9.2 LOD cần phải tính đối với các chất phân tích đã biết, trên từng thiết bị được sử dụng. Bảng 3, 10 và 13 liệt kê giới hạn phát hiện (LOD) và/hoặc giới hạn định lượng ước lượng (EQL) điển hình với phương pháp này.

9.2.1 LOD trình bày trong phương pháp này được tính dựa trên phân tích lặp lại 3 lần với bốn nồng độ chuẩn với nồng độ thấp nhất nằm gần giới hạn phát hiện của thiết bị. Phép hồi qui tuyến tính được thực hiện trên dữ liệu tính toán độ dốc và điểm cắt. Ba lần độ lệch chuẩn (3) của lượng chuẩn thấp nhất theo độ dốc và điểm cắt tính toán được sử dụng để tìm LOD. LOD không được tính toán theo các chi tiết trong Chương một, nhưng theo hướng dẫn ACS qui định trong Tài liệu tham khảo 4.

9.2.2 Bảng 17 trình bày so sánh các LOD theo Method 8151 và Method 8321 đối với hợp chất axit phenoxy clo hoá

9.3 Bảng 16 trình bày số liệu độ chuẩn và độ chụm của phép thử liên phòng thí nghiêm đối với thuốc trừ cỏ axit clorophenoxy. Dữ liệu tổng hợp này được dựa trên số liệu từ ba phòng thí nghiệm phân tích dung dịch dung môi lặp lại hai lần tại từng nồng độ được quy định trong bảng.

9.4 Bảng 22 và 23 trình bày số liệu độ chuẩn và độ chụm của phép thử liên phòng thí nghiệm đối với cacbamat. Dữ liệu tổng hợp này được dựa trên số liệu từ chín phòng thí nghiệm đã phân tích các dung dịch dung môi lặp lại ba lần tại từng nồng độ được quy định trong các bảng.

Bảng 1 – Điều kiện sắc ký HPLC nên dùng

Pha động ban đầu (%)

Thời gian ban đầu

(min)

Gradien cuối cùng (tuyến tính)

(min)

Pha động cuối cùng (%)

Thời gian

(min)

Chất phân tích:






Hợp chất phospho hữu cơ










50/50

(nước/metanol)



0

10

100

(metanol)



5

Thuốc nhuộm azo (ví dụ Red disperse 1)













50/50

(nước/CH3CN)



0

5

100

(CH3CN)



5

Tris(2.3- dibromopropyl) phosphat













50/50

(nước/metanol)



0

10

100

(metanol)



5

Hợp chất clorin phenoxyaxit













75/25

(A/metanol)



2

15

40/60

(A/metanol)



5

40/60

(A/metanol)



3

5

75/25

(A/metanol)



10

Trong đó A = 0,1 M amonium axetat (1 % axit axetic)

Cacbamat

Lụa chọn A


Thời gian

(min)


Pha động A

(phần trăm)



Pha động B

(phần trăm)



0

95

5

30

20

80

35

0

100

40

95

5

45

95

5

Trong đó

A = 5 mM amonium axetat với 0,1 M axit axetic, và B = metanol

Có cột tuỳ chọn thêm 0,5 M amonium axetat


Lựa chọn B:

Thời gian

(min)


Pha động A

(phần trăm)



Pha động B

(phần trăm)



0

95

5

30

0

100

35

0

100

40

95

5

45

95

5

Trong đó

A = nước có 0,1 M amonium axetat với 1 % axit axetic.


Lựa chọn B:

B = metanol có 0,1 M amonium axetat với 1 % axit axetic.

Có cột tuỳ chọn thêm 0,1 M amonium axetat.



Bảng 2 - Các hợp chất thay đổi phổ khối lượng nhiệt phun

Thuốc nhuộm Disperse Azo Alkaloit

Thuốc nhuộm Metyl Ure thơm Aromatic ureas

Thuốc nhuộm Arylmetan Amid

Thuốc nhuộm Coumarin Amin

Thuốc nhuộm Anthraquinon Amino axit

Thuốc nhuộm Xanten Hợp chất phospho hữu cơ

Flame retardants Hợp chất axit phenoxy clo hoá

Carbamat



tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương