TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 4447: 2012


Công tác nạo vét trong nước



tải về 0.76 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.76 Mb.
#18323
1   2   3   4   5
7 Công tác nạo vét trong nước

7.1 Nguyên tắc chung

7.1.1 Phần này bao gồm những quy định phải tuân theo khi thi công nạo vét các sông ngòi, kênh rạch, hào, vũng, hồ tạo nên độ sâu cần thiết phục vụ cho công tác giao thông, thủy lợi, xây dựng các hố móng công trình thủy công và các mạng lưới kỹ thuật, khai thác mỏ đất... bằng các loại tàu hút và tàu cuốc.

7.1.2 Khi tiến hành các công tác nạo vét, cần phải chú ý tuân theo các quy định vận hành kỹ thuật, an toàn kỹ thuật, các thiết bị công nghệ, thiết bị tàu thuyền khi thi công nạo vét, các chỉ dẫn dành cho công nhân và cán bộ thi công nạo vét trong nước.

7.1.3 Cần phải có các số liệu về điều kiện thi công và các số liệu về địa chất thủy văn, địa chất khí tượng ở nơi thi công nạo vét.

Phải biết cao trình mặt nước (có thể cao trình giả định) chế độ thông tầu thuyền, các ngày bắt đầu và kết thúc thông tầu thuyền ở cấp và hướng của sóng, gió. Tầm nhìn xa ở cạn và ở dưới nước, dao động nhiệt độ không khí, vận tốc và hướng của dòng nước chảy, chế độ thủy triều ...

Các chỉ tiêu về đất như độ tan rã, trương nở, tính kết dính, tính lún, tính ổn định, tình hình cát chảy, trị số về mài dốc cố định, tạm thời trên khô và mái xoải tự nhiên dưới nước.

7.1.4 Việc chọn loại tàu nạo vét tùy thuộc vào tính chất và điều kiện của công việc, các tính chất của đất đào, các loại tàu hiện có, các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tầu.

7.2 Công tác chuẩn bị

7.2.1 Trước khi thi công nạo vét, phải làm công tác chuẩn bị như sau:

- Cắm tuyến, mốc chỉ giới hạn cần nạo vét của kênh, hào, hố móng... và phân chia vệt đào;

- Cắm mốc và các tín hiệu xác định có bãi đổ dưới nước;

- Xây dựng các bến, cảng cho tàu thuyền chở bùn đến được nơi lấy đất, lấy nguyên liệu và đến các bãi thải;

- Đặt các thước đo nước và kiểm tra lại luồng lạch, chiều sâu thông tầu ở các luồng lạch cho tầu hút bùn và các tầu hỗ trợ đi lại làm việc;

- Chuẩn bị các neo, thiết bị neo, hố neo và các thiết bị ở bến cảng, cảng;

- Cần phải kiểm tra khảo sát khu vực thi công để loại bỏ các vật cản;

- Chặt cây, đánh rễ và chuyển chúng ra khỏi phạm vi thi công, bóc đất mầu ra khỏi phạm vi hố móng công trình;

- Xây dựng hệ thống đường dây điện, đường dây thông tin, kho nhiên liệu phụ tùng, dụng cụ chuyên dùng khác;

- Dọn nền các công trình bồi, dẫn nước xả và nước mưa ra khỏi khu vực thi công;

- Xây dựng các trụ, lắp ghép đường ống dẫn bùn chính, xây dựng các bờ bao giai đoạn đầu, các công trình xả nước và các công trình khác ở ô bồi;

7.2.2 Chỉ được phép thi công nạo vét sau khi đã kiểm tra các vùng thi công, đã hoàn thành tất cả các công tác chuẩn bị.

7.3 Các công tác chính

7.3.1 Việc đào dưới nước phải tiến hành từng vệt và từng lớp. Trình tự đào phải được tính toán sao cho năng suất và chất lượng thi công cao nhất.

7.3.2 Chiều rộng lớn nhất của một vệ đào của tầu neo cáp không được lớn hơn 110 m nếu trong thiết kế không quy định các giải pháp riêng biệt. Khi các hố đào có chiều rộng lớn hơn 110 m thì phải chia ra từng vệt có chiều rộng bằng nhau. Chiều rộng lớn nhất của một vệt đào được quy định trong thiết kế tùy thuộc vào điều kiện thi công và các đặc tính kỹ thuật của tầu sử dụng thi công.

7.3.3 Khi đào dưới nước theo phương pháp quét rãnh ngang và vận chuyển đất bằng xà lan ở những nơi chiều sâu nước nhỏ hơn chiều sâu mớn nước cần thiết của xà lan và các tầu phục vụ thì chiều rộng nhỏ nhất của vệt đào không được nhỏ hơn 40 m.

7.3.4 Chiều dài của vệt đào được xác định có xét đến việc hạ sâu từ miệng hút của tầu đến chiều sâu thiết kế. Vị trí bắt đầu hạ thiết bị đào và miệng hút của tầu phải nằm ngoài giới hạn thiết kế và cách mép dưới chân dốc một khoảng bằng mái dốc tự nhiên của đất, nhưng không nhỏ hơn ba lần chiều dày của lớp đào đối với đất tơi và đất dẻo, không được nhỏ hơn năm lần chiều dày đối với đất dẻo chặt. Kết thúc của vệt là nơi đất sụt lở và tạo thành đường viền thiết kế của mái rạch.

7.3.5 Chiều sâu đào vượt cho phép so với thiết kế khi nạo vét bằng tầu hút bùn, tầu cuốc không được vượt quá các trị số cho trong Bảng 31.

Bảng 31 - Chiều sâu đào vượt cho phép so với thiết kế

Các loại tàu nạo vét

Năng suất kỹ thuật của tàu, m³/h

Chiều sâu đào vượt cho phép, m

Tàu cuốc nhiều gầu

Tới 500

0,2

Tàu cuốc nhiều gầu

Lớn hơn 500

0,3

Tàu hút bùn

-

0,4

Tàu cuốc một gầu

Tới 300

0,5

Trong trường hợp đào dưới nước, nếu không cho phép phá vỡ các kết cấu tự nhiên của đất hố móng thì phải để lại lớp bảo vệ. Chiều dầy của lớp bảo vệ phải được quy định trong thiết kế, có xét đến sai lệch chiều sâu cho phép trong Bảng 31.

CHÚ THÍCH: Nếu trong đất có lẫn đá có kích thước lớn hơn 40 m khi đào bằng tầu cuốc nhiều gầu và lớn hơn 25 cm khi đào bằng tầu hút bùn thì chiều sâu đào vượt quá phải được quy định trong thiết kế có xét đến biện pháp dọn bỏ chúng.

7.3.6 Việc đo và kiểm tra chiều sâu nạo vét so với thiết kế được tiến hành định kì 2 h đến 4 h một lần, bằng thước đo tại ba điểm, tại chỗ đào đất, ở giữa thân tầu và ở đuôi tầu hoặc đo liên tục bằng loại máy đo siêu âm.

7.3.7 Khi thi công bằng tầu nạo vét, để đảm bảo kích thước về chiều rộng đúng thiết kế thì mỗi khi tầu đào đến rạch biên phải chú ý đặt miệng ống hút đúng giới hạn mép biên hố đào.

Được phép đào rộng hơn thiết kế khi thiết kế tuyến đào dài hơn hoặc bằng 2 km, không được quá 2 m về mỗi phía đối với công trình khôi phục lại và 3 m đối với công trình đào mới.

Khi chiều dài nhỏ hơn 2 km chiều rộng đào vượt được quy định trong Bảng 30.

CHÚ THÍCH 1: Khi xác định chiều rộng đào cho phép theo Bảng 30 thì năng suất của tầu nạo vét được quy đổi ra năng suất của tầu hút bùn với tỉ lệ đất trong nước bùn là 1:10;

CHÚ THÍCH 2: Sai lệch so với kích thước thiết kế của hố đào trong phạm vị cho phép được quy định theo 7.3.7 và Bảng 30, chỉ áp dụng cho trường hợp số lượng sai lệch không được vượt quá 25 % so với toàn bộ chiều dài chu vi hoặc diện tích của hố đào.

7.3.8 Khi thi công nạo vét gần các công trình, cần phải có các biện pháp bảo đảm toàn vẹn công trình.

Không được để các đoàn tầu bị dồn lại thành từng cụm, không được làm hư hỏng các công trình lân cận do dây cáp, dây xích và các neo của tầu gây ra.

7.3.9 Khi thi công nạo vét ở những nơi có các vật dễ gây nổ lẫn trong đất thì phải theo những chỉ dẫn riêng.

7.3.10 Khi thi công nạo vét ở những nơi có khả năng sinh ra các hơi độc cần phải tuân theo các quy định của các cơ quan kiển tra vệ sinh và phòng cháy.

7.3.11 Khi thi công nạo vét kết hợp với bồi đất vào công trình hay bồi đất thải thì ngoài những quy định ở phần này còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở Điều 6.

8 Thi công bằng khoan nổ mìn

8.1 Nguyên tắc chung

8.1.1 Những quy định của điều này cần phải tuân theo khi thi công đất bằng phương pháp nổ mìn, không áp dụng thi công các công trình khai thác mỏ, đào tuyến, nổ mìn tạo đập chắn dòng, hất đá vào bãi lầy. Các công trình này phải có những quy định riêng.

8.1.2 Việc nổ mìn phải tuân theo quy định an toàn về công tác nổ mìn của Nhà nước ban hành. Chỉ cho phép tiến hành nổ mìn khi đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn, trong đó bao gồm:

- Tổ chức bảo quản và cung cấp thuốc nổ an toàn;

- Đảm bảo an toàn nhà ở, công trình, thiết bị... nằm trong khu vực nguy hiểm;

- Tổ chức bảo vệ khu vực nguy hiểm, có tín hiệu, báo hiệu có trạm theo dõi, chỉ huy ở biên giới vùng nổ;

- Báo trước cho cơ quan địa phương và nhân dân trước khi nổ và giải thích các tín hiệu, báo hiệu;

- Di tản người và súc vật ra ngoài khu vực nguy hiểm. Phải lập biên bản hoàn thành công tác chuẩn bị nổ an toàn.

8.1.3 Trước khi tiến hành nổ phải kiểm tra và nghiệm thu từng lỗ mìn, sự thực hiện hộ chiếu khoan, màng lưới nổ ...theo đúng những quy định về kiểm tra và nghiệm thu công tác khoan, nổ mìn trong Điều 11.

8.1.4 Khi nổ mìn làm tơi đất đá hoặc nổ văng để đào móng công trình thì tùy theo yêu cầu đảm bảo sự nguyên vẹn của nền và thành vách, các hố đào được chia thành ba nhóm sau:

- Nhóm I: Khi nền và thành vách công trình cho phép có các vết nứt tự nhiên có thể kéo dài và mở rộng, cho phép có các vết nứt nhân tạo như móng kênh dẫn ra nhà máy thủy điện, các kênh xả nước, các tuyến đào nền đường ô tô, đường sắt, đường ống đặt ngầm...

- Nhóm II: Khi nền và thành vách công trình có các vết nứt tự nhiên, không cho phép tạo thêm các vết nứt nhân tạo như của móng đập bê tông, các hào chân hay của đập, móng nhà máy thủy điện...

- Nhóm III: Khi nền và thành vách công trình có các vết nứt tự nhiên và cho phép có các vết nứt nhân tạo, nhưng sau đó được hàn kín lại bằng các lớp áo hoặc biện pháp khoan phụt xi măng như các âu tầu, kênh dẫn nước...

8.1.5 Đối với các công trình thuộc nhóm I thì công tác thi công nổ mìn tiến hành theo một hoặc nhiều tầng tùy theo các thiết bị khoan, bốc xúc, vận chuyển và có thể nổ khối lớn hoặc khối nhỏ.

8.1.6 Việc nổ phá ở các công trình nhóm II và III khi chiều sâu hố đào lớn hơn 1 m phải tiến hành ít nhất thành hai tầng trong đó tầng dưỡi là một lớp bảo vệ. Còn chiều sâu hố đào nhỏ hơn 1 m thì tiến hành nổ một tầng với lượng mìn nhỏ, tính toán tùy thuộc theo điều kiện địa chất công trình, nhằm đảm bảo chất lượng đáy móng.

8.1.7 Việc khoan nổ mìn ở tầng trên lớp bảo vệ tiến hành theo phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan lớn. Chiều cao của tầng và chiều dầy của lớp bảo vệ phải lựa chọn tùy theo thiết bị sử dụng, điều kiện địa chất công trình, mặt bằng thi công, kích thước và hình dạng của hố móng công trình, khối lượng mìn sử dụng trong một lần nổ.

Đường kính lỗ khoan lớn nhất không được quá 100 mm đối với các công trình thuộc nhóm III và không được quá 110 mm đối với các công trình thuộc nhóm II.

8.1.8 Muốn cho chân tầng công tác có độ phẳng cần thiết phải bố trí mạng lưới các lỗ khoan dấy hơn tính toán bình thường. Số lượng lỗ khoan thêm phải được xác định trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật.

8.1.9 Lớp bảo vệ nên đào thành hai bậc: bậc trên khoan nổ mìn trong các lỗ khoan nhỏ, chiều sâu khoan quá xuống bậc dưới không được lớn hơn 200 mm đối với công trình thuộc nhóm III. Còn đối với công trình thuộc nhóm II thì không cho phép khoan quá.

8.1.10 Đối với công trình thuộc nhóm II thì không được dùng thuốc nổ để đào lớp bảo vệ. Trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của thiết kế phải nổ mìn lỗ nông với lỗ khoan nhỏ và tính toán cụ thể cho từng trường hợp.

8.1.11 Các công tác khoan, nổ mìn lớn nhỏ, nạp thuốc, nạp bua nên tiến hành theo phương pháp cơ giới hóa khi có điều kiện cho phép. Khi khoan xong, các lỗ khoan phải được bảo vệ khỏi bị lấp, phải dùng khí nén thổi lại hoặc khoan lỗ mới gần lỗ khoan cũ bị lấp nếu không xử lí được.

8.1.12 Công tác nổ mìn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Làm tơi đất đá, đất đá phải được sắp xếp đúng nơi quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xúc, vận chuyển;

- Các hố đào sau khi nổ mìn phải có mặt cắt gần như mặt cắt của thiết kế trong phạm vi sai lệch cho phép, ít phải sửa sang lại;

- Các mái dốc ít bị phá hoại;

- Độ nứt nẻ phát triển ra ngoài phạm vi đường biên phải nhỏ nhất.

8.2.13 Khi thiết kế nổ mìn gần các công trình, thiết bị thì trong thiết kế thi công phải đề ra các biện pháp bảo vệ an toàn. Phải áp dụng những biện pháp nổ mìn có hiệu quả và bảo đảm an toàn như:

- Nổ mìn vi sai, nổ chậm, nổ định hướng;

- Tạo các khe ngăn cách sóng chấn động;

- Hạn chế lượng mìn;

- Bố trí, phân bố, lượng thuốc hợp lí trong lỗ khoan;

- Khi nổ mìn dưới nước thì sử dụng màn chắn bọt không khí để bảo vệ phần dưới nước của công trình...

8.1.14 Các thông số của quả mìn và cách bố trí chúng đã được nêu ra trong thiết kế nhưng phải được điều chỉnh chính xác lại sau các lần nổ thí nghiệm hoặc sau lần nổ đầu tiên.

8.1.15 Bán kính của vùng nguy hiểm phải tính toán theo các điều kiện ở hiện trường và phù hợp với quy định về an toàn và bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ.

8.2 Thuốc nổ và phương tiện nổ

8.2.1 Khi thi công nổ mìn, chỉ được phép sử dụng các loại thuốc nổ và phương tiện nổ đã được nhà nước cho phép sử dụng. Nếu dùng các loại thuốc nổ và phương tiện nổ khác với quy định của nhà nước thì phải có giấy phép của những cơ quan quản lí có thẩm quyền và phải có quy trình sử dụng, bảo quản vận chuyển riêng biệt.

8.2.2 Phải sử dụng loại thuốc nổ rẻ tiền nhất, có sức công phá thích ứng nhất với các điều kiện tự nhiên và mục đích nổ phá. Phải đảm bảo tiết kiệm hao phí lao động, năng lượng, vật liệu và bảo đảm chất lượng công tác.

8.2.3 Để nổ mìn ở môi trường có nước, phải sử dụng loại thuốc nổ chịu nước.

8.2.4 Để bảo quản cất giữ vật liệu nổ, phải có các kho cố định, riêng biệt. Cách xây dựng, bố trí và bảo quản, bảo vệ kho phải tuân theo quy định về an toàn về bảo vệ, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ. Ngoài ra, tất cả các vấn đề có liên quan đến vật liệu nổ như tàng trữ, bảo quản, thử nghiệm, vận chuyển hay hủy bỏ chúng đều phải tuân theo những quy định an toàn nói trên.

8.3 Thiết bị khoan và đào

8.3.1 Tất cả các thiết bị khoan hiện hành đều có thể sử dụng để khoan lỗ mìn trong xây dựng như máy khoan phay, khoan đập xoay, khoan ruột gà, khoan đập cáp...

Việc chọn thiết kế khoan hố móng công trình phải căn cứ vào tính toán kinh tế, kỹ thuật sao cho hợp lí nhất, có hiệu quả kinh tế nhất.

8.3.2 Khi đào các hầm, hố, lò, buồng ngầm... ngoài tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy định về thi công và nghiệm thu hầm lò trong khai thác mỏ.

8.4 Nổ mìn làm đất đá tơi, nổ văng, nổ sập

8.4.1 Trước khi thi công khoan nổ cần làm các công tác chuẩn bị sau:

- Vạch tuyến, đánh dấu tim đường viền của hố đào trên mặt bằng;

- Làm các mương rãnh ngăn và tiêu thoát nước;

- Đánh dấu vị trí lỗ khoan;

- Làm các bậc, đường đi để bố trí máy móc thiết bị thi công.

8.4.2 Để đảm bảo sự toàn vẹn của đáy móng và mái dốc thì việc nổ tơi đất phải tiến hành theo phương pháp nổ mìn viền có lớp bảo vệ. Chiều dày lớp bảo vệ được xác định theo 8.1.7.

8.4.3 Nếu ở đáy tầng hào là đất yếu hay ở cao trình của đáy tầng có vết nứt nằm ngang bảo đảm nổ tách khối đá theo mặt đáy tầng thì không được khoan quá cao trình đáy tầng.

8.4.4 Đối với đá quá cỡ, đá tảng lớn cần phá nhỏ thì phá bằng mìn ốp, mìn trong lỗ khoan nhỏ hoặc bằng các phương pháp có hiệu quả khác.

Lựa chọn phương pháp phá đá quá cỡ phải trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật và bảo đảm an toàn.

8.4.5 Khi xây dựng các công trình đất (kênh mương, hố đào, hào, các đập, đê quay ngăn sông...) bằng nổ mìn thì phải áp dụng phương pháp nổ mìn định hướng, nổ văng hay nổ sập... trên cơ sở luận chứng kinh tế - kỹ thuật trong thiết kế thi công.

8.4.6 Đáy của hố móng công trình, hào, kênh mái kênh không được phép đào chưa đến cao trình thiết kế. Khi đào lớp bảo vệ bằng nổ mìn lỗ khoan nhỏ hay bằng búa hơi thì trị số sai lệch đào vượt không không được vượt quá trị số nêu trong Bảng 32.

8.4.7 Đối với các tuyến đường giao thông thì tại nền và mái cho phép đào thiếu 0,1 m và đào vượt quá thiết kế 0,2 m nhưng phải đảm bảo sự ổn định của mái, kích thước thiết kế và tầm nhìn an toàn. Những chỗ đào vượt quá sai lệch cho phép ở mặt đáy hố móng thì phải lấp đầy và đầm chặt.

8.4.8 Khi nổ mìn làm tơi đất đá dưới nước, phải sử dụng mìn ốp trong lỗ khoan lớn hay nhỏ. Việc khoan và nạp thuốc nổ cần phải tiến hành từ trên mặt sàn thi công chuyên dụng đặt trên các phao nổ hoặc tàu chuyên dùng có trang bị các thiết bị cố định sàn công tác với đất nền.

Bảng 32 - Trị số sai lệch đào khi đào lớp bảo vệ bằng nổ mìn lỗ khoan nhỏ hay bằng búa hơi



Loại đá

Trị số sai lệch đào vượt cho phép (cm) khi đào bằng

Phương pháp nổ mìn lỗ khoan nhỏ

Phương pháp búa hơi

Đá yếu, đá có độ cứng trung bình, đá cứng nhưng nứt nẻ

Đá cứng và đá rất cứng không bị nứt nẻ



10

5

CHÚ THÍCH: Khi thi công nổ mìn ở dưới nước thì kích thước sai lệch đào vượt được quy định trong thiết kế tổ chức thi công.

8.4.9 Khi nổ mìn dưới nước ở các sông hồ, vũng, biển, kể cả những nơi có đường giao thông thủy, phải có giấy cho phép của cơ quan thủy sản và của các cơ quan quản lý có liên quan.

8.4.10 Khi cần phải nổ mìn ở gần các kết cấu bê tông ở tuổi dưới bảy ngày thì khối lượng giới hạn của quả mìn, lượng thuốc nổ cho một lần nổ, phương pháp tiến hành nổ và khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ các quả mìn đến kết cấu phải được xác định bằng tính toán của cơ quan thiết kế.

8.4.11 Trong trường hợp có những quả mìn câm nằm lẫn trong đá đã nổ mìn hoặc toàn khối bị câm thì việc xử lý mìn câm phải tiến hành theo đúng quy định về an toàn trong công tác nổ mìn.

9 Đầm nén đất

9.1 Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số làm chặt. Độ chặt yêu cầu của đất được quy định trong thiết kế công trình trên cơ sở kết quả nghiên cứu đất theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm lớn nhất của đất.

9.2 Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch về độ ẩm của đất đắp nên dao động như sau:

- Đối với đất dính: 10 % của độ ẩm tốt nhất;

- Đối với đất không dính: 20 % của độ ẩm tốt nhất.

9.3 Trước khi đắp phải bảo đảm đất nền cũng có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu nền đất quá khô phải tưới thêm nước. Trong trường hợp nền bị quá ướt thì phải xử lý mặt nền để có thể đầm chặt. Phải đánh xờm mặt nền rồi mới đổ lớp đất đắp tiếp theo. Phương pháp xử lý mặt nền cần xác định tùy theo loại đất cụ thể trên thực địa.

9.4 Đối với từng loại đất khi chưa có số liệu thí nghiệm chính xác, muốn biết độ ẩm khống chế và khối lượng thể tích tương ứng có thể đạt được (tham khảo Bảng 33).

Bảng 33 - Độ ẩm khống chế tương ứng với khối lượng thể tích của một số loại đất

Loại đất

Độ ẩm khống chế, %

Khối lượng thể tích lớn nhất của đất khí đầm nén

Cát

8 đến 12

1,75 đến 1,95

Đất cát pha

9 đến 15

1,85 đến 1,95

Bụi

14 đến 23

1,60 đến 1,82

Đất pha sét nhẹ

12 đến 18

1,65 đến 1,85

Đất pha sét nặng

15 đến 22

1,60 đến 1,80

Đất pha sét bụi

17 đến 23

1,58 đến 1,78

Sét

18 đến 25

1,55 đến 1,75

9.5 Phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới liên kết chắc với nhau, không có hiện tượng mặt nhẵn giữa hai lớp đất, đảm bảo sự liên tục và đồng nhất của khối đất đắp.

9.6 Đối với các công trình dâng, giữ và dẫn nước, trước khi đổ lớp đất mới bắt buộc phải đào, cuốc xờm lớp đất cũ. Nếu sử dụng đầm chân dê thì phải đánh xờm trừ những chỗ người và xe đi nhẵn.

9.7 Khi đất dính không đủ độ ẩm tốt nhất thì nên tưới thêm ở nơi lấy đất (ở mỏ đất, bãi vật liệu, khoang đào, chỗ đất dự trữ). Đối với đất không dính và dính ít không đủ độ ẩm tốt nhất thì có thể tưới nước theo từng lớp ở chỗ đắp đất.

Khi đất quá ướt thì phải có biện pháp xử lý hạ độ ẩm.

9.8 Lượng nước cần thiết (tính bằng tấn) để tăng thêm độ ẩm của 1 m³ đất trong khoang đào, ở bãi vật liệu được xác định theo công thức:

g = Vt (Wy - Wb } Wn) (4)

trong đó:

Vt là khối lượng thể tích khô của đất ở tại mỏ, tính bằng tấn trên mét khối (T/m³);

Wy là độ ẩm tốt nhất của đất, tính bằng phần trăm (%);

Wb là độ ẩm của đất tại bãi vật liệu, tính bằng phần trăm (%);

Wn là tổn thất độ ẩm khi khai thác, vận chuyển và đắp đất, tính bằng phần trăm (%);

9.9 Lượng nước yêu cầu (g) tính bằng tấn (T) để tưới thêm cho 1 m² lớp đất không dính hoặc ít dính đã đổ lên khối đất đắp, tính theo công thức:

g = Vkh (Wy - Wt) (5)

trong đó:

Vk là khối lượng thể tích khô của đất đá đầm, tính bằng tấn trên mét khối (T/m³); h là chiều cao lớp đất đã đổ, tính bằng mét (m);

Wy là độ ẩm tốt nhất của đất, tính bằng phần trăm (%);

Wt là độ ẩm thiên nhiên của đất đổ lên mặt khối đất đắp, tính bằng phần trăm (%).

Lớp đất được tưới nước thêm trên mặt đất khối đắp chỉ được đầm sau khi có độ ẩm đồng đều trên suốt chiều dài của lớp đất đá rải. Tuyệt đối không được đầm ngay sau khi tưới nước. Đối với đất không dính như cát, sỏi, mặc dù khi tưới nước ngấm nhanh, cũng phải chờ cho nước ngấm đều toàn bộ bề mặt và chiều dày lớp đất đá rải mới được tiến hành đầm nén.

9.10 Việc đầm nén khối đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dầy của lớp đầm phải được quy định tùy thuộc và điều kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu. Khi rải đất đầm thủ công phải san đều, bảo đảm chiều dày quy định cho trường hợp đắp đất bằng thủ công. Những hòn đất to phải băm nhỏ, những mảnh sành, gạch vỡ, hòn đá to lẫn trong đất phải nhặt loại bỏ. Không được đổ đất dự trữ trên khu vực đang đầm.

Cần phải xác định chiều dày lớp rải và số lượt đầm kết quả đầm thí nghiệm.

9.11 Để đầm đất dính, phải sử dụng dầm bánh hơi, đầm chân dê, máy đầm nệm. Để dầm đất không dính phải sử dụng các máy đầm rung, đầm nệm chấn động và đầm bánh hơi.

9.12 Trước khi đầm chính thức, đối với từng loại dất, cần tổ chức đầm thí nghiệm để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất (áp suất đầm, tốc độ chạy máy, chiều dày lớp đất rải, số lần đầm, độ ẩm tốt nhất, và độ ẩm khống chế).

9.13 Sơ đồ đầm cơ giới có hai cách: đầm tiến lùi và đầm theo đường vòng. Nếu đầm theo đường vòng thì phải giảm tốc độ di chuyển của đầm ở đoạn đường vòng và không được đầm sót.

Đường đi của máy đầm phải theo hướng dọc trục của công trình đắp và từ ngoài mép vào tim của công trình. Khoảng cách từ vật đầm cuối cùng của máy đầm đến mép công trình không được nhỏ hơn 0,5 m.

9.14 Khi đầm mái dốc phải tiến hành từ dưới lên trên, không đầm mái đất đắp trên mặt cắt ngang của khối đất đắp đã lớn hơn kích thước thiết kế, lớp đất thừa đó phải bạt đi và sử dụng để đắp các lớp trên.

9.15 Khi đầm, các vết đầm của hai sân đầm kề nhau phải chồng lên nhau.

- Nếu theo hướng song song với tim công tình đắp thì chiều rộng vết đầm phải chồng lên nhau từ 25 cm đến 50 cm.

- Nếu theo hướng thẳng góc với tim công trình đắp thì chiều rộng đó phải từ 50 cm đến 100 cm. Trong một sân đầm, vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước là 0,2 m, nếu đầm bằng máy và phải đè lên 1/3 vết đầm trước nếu đầm bằng thủ công.

Đối với công trình thủy lợi thì không cho phép đầm theo hướng thẳng góc với tim công trình.

9.16 Trong chân khối đất đắp không cho phép có hiện tượng bùng nhùng. Nếu có hiện tượng bùng nhùng với diện tích nhỏ hơn 5 m² và chiều dày không quá một lớp đầm tùy theo vị trí đối với công trình có thể cân nhắc quyết định không cần xử lý và phải có sự thoả thuận của giám sát thiết kế.

Trong trường hợp ngược lại nếu chỗ bùng nhùng rộng hơn 5 m² hoặc hai chỗ bùng nhùng chồng lên nhau thì phải đào hết chỗ bùng nhùng này (đào các lớp) và đắp lại với chất lượng như trong thiết kế yêu cầu.

9.17 Khi đầm đất của các công trình (trừ công trình thủy lợi) bằng máy đầm chân dê thì phần đất tơi của lớp trên cũng phải được đầm bằng máy đầm loại khác và nhẹ hơn.

9.18 Việc đầm đất trong điều kiện khó khăn, chật hẹp (lấp đất vào các khe móng, xung quanh các gối tựa của ống dẫn, các giếng khoan trắc, đắp đất mặt nền, chỗ tiếp giáp đất với công trình...) cần phải tiến hành đầm bằng các phương tiện cơ giới như máy đầm nệm, đầm nệm chấn động treo vào các máy khác như cần cẩu, máy kéo, máy đào.

Ở những chỗ đặc biệt khó đầm, phải sử dụng máy đầm loại nhỏ. Nếu không thể đầm dược bằng máy thì phải đầm thủ công theo các quy định hiện hành.

9.19 Sau khi đã so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án đắp đất bằng cơ giới thì cho phép mở rộng các nơi chật hẹp tới kích thước đảm bảo cho các máy đầm có năng suất cao làm việc.

9.20 Khi đắp trả lại vào hố móng có kết hợp tận dụng đất đào để đắp nhưng nếu loại đất tận dụng không đảm bảo được chất lượng thì phải sử dụng đất khác. Phải sử dụng loại đất ít bị biến dạng khi chịu nén như cát, cát sỏi.

Khi lựa chọn các giải pháp kết cấu phần dưới mặt đất, cơ quan thiết kế phải tạo mọi điều kiện để có thể cơ giới hóa đồng bộ công tác đất, đảm bảo chất lượng đầm nén và sử dụng máy móc có năng suất cao.

9.21 Trong quá trình đắp đất, phải kiểm tra chất lượng đầm nén mẫu kiểm tra tại hiện trường cần tính theo diện tích (m²). Khi kiểm tra lại đất đã đắp thì tính theo khối lượng (m³) và phải theo Bảng 34.

Vị trí lấy mẫu phải phân bổ đều trên bình độ, ở lớp trên và lớp dưới phải xen kẽ nhau (theo bình đồ khối đắp).

Bảng 34 - Số lượng mẫu đất lấy để kiểm tra tương ứng với khối lượng thể tích đất đắp



Loại đất

Khối lượng đất đắp tương ứng với 1 nhóm 3 mẫu kiểm tra, m³

1. Đất sét, đất pha cát, đất cát pha và cát không lẫn cuội, sỏi, đá

Từ 100 đến 200

2. Cuội, sỏi hoặc đất cát lẫn cuội sỏi

Từ 200 đến 400

CHÚ THÍCH: Đối với các hạng mục hoặc công trình có lượng đào hoặc đắp nhỏ hơn 200 m³ thì cần xác định số lượng mẫu đất kiểm tra ở mỗi lớp đầm theo lưới ô vuông trên cơ sở thoả thuận giữa nhà thầu với chủ đầu tư

9.22 Khối lượng thể tích khô chỉ được phép sai lệch thấp hơn 0,03 T/m³ so với yêu cầu của thiết kế. Số mẫu không đạt yêu cầu so với tổng số mẫu lấy thí nghiệm không được lớn hơn tập trung vào một vùng.

9.23 Mỗi lớp đầm xong phải kiểm tra khối lượng thể tích khô của đất đã đầm. Chỉ được đắp tiếp lớp sau nếu lớp trước đắp đã đạt yêu cầu về độ chặt thiết kế.

10 Hoàn thiện và gia cố mái

10.1 Trước khi tiến hành hoàn thiện công trình đất, kiểm tra lại toàn bộ kích thước công trình, nhất là các góc mép cạnh, đỉnh, mái, chu vi... so với thiết kế bằng máy trắc đạc. Phải xác định những sai lệch vào bản vẽ hoàn công đồng thời phải có những cọc mốc đánh dấu tương ứng tại thực địa.

10.2 Khi bạt mái công trình đất, nếu chiều cao mái lớn hơn 3 m, độ dốc bằng 1:3 hoặc xoải hơn thì dùng máy ủi, máy san bạt mái. Nếu chiều cao mái lớn hơn 3 m, độ dốc lớn hơn 1:3 thì dùng máy xúc có thiết bị bạt mái. Nếu chiều cao mái nhỏ hơn 3 m thì có thể dùng lao động thủ công. Tùy từng trường hợp công trình cụ thể và điều kiện máy móc hiện có, có thể sử dụng cơ giới hoàn toàn hoặc kết hợp thủ công để bạt mái.

Đất bạt mái, vận chuyển ra ngoài phạm vi công trình và tận dụng vào những chỗ cần đắp.

10.3 Đối với kênh mương, nhất là khi mái dốc sẽ lát lớp bảo vệ (đá, bê tông...) thì phải thận trọng khi sử dụng máy để bạt mái. Nếu đáy mương rộng 3 m trở lên thì dùng máy ủi gom đất bạt mái để cho máy xúc xúc hết đi.

10.4 Nếu đường lên, xuống nằm trên mái dốc công trình đất phải được xử lý đảm bảo chất lượng thiết kế trước khi hoàn thiện công trình.

10.5 Mái dốc của công trình đất phải được gia cố theo quy định của thiết kế để chống xói lở trượt... cần phải hoàn thành gia cố mái trước mùa mưa bão.

10.6 Nếu mái dốc hố móng được bảo vệ bằng hệ thống tiêu nước ngầm thì phải hoàn thành hệ thống tiêu nước ngầm trước khi tiến hành đào hố móng.

10.7 Khi trồng cỏ gia cố mái, phải chọn loại cỏ có bộ rễ chắc, phát triển và sống giai (cỏ dầy, cỏ may) phải đánh cỏ từng vầng ghim chắc vào mái.

Nếu gieo cỏ thì phải phủ lớp đất hữu cơ lên mái trước khi gieo. Nên chọn phối hợp ba loại cỏ để gieo: Loại bụi thấp, loại họ đậu và loại cỏ có bộ rễ phát triển.

10.8 Cần phải trồng cỏ gia cố mái sau khi hoàn thành công việc hoàn thiện công trình đất để cho cỏ có thời gian bén rễ, phát triển và có đủ khả năng bảo vệ mái trước mùa mưa bão. Nếu đất quá khô phải tưới nước cho cỏ trong những ngày đầu.

10.9 Ở những chỗ đất có khả năng trượt lở phải thực hiện những biện pháp chống trượt lở trước khi tiến hành gia cố mái công trình.

10.10 Khi gia cố mái các công trình thủy lợi, mái dốc, đường giao thông thường xuyên chịu sự tác động của sóng vỗ, dòng nước chảy và mực nước dao động thất thường thì phải có một hoặc nhiều lớp tầng lọc, nằm lót dưới lớp vật liệu gia cố mái.

10.11 Khi lựa chọn máy thi công gia cố mái phải căn cứ vào loại vật liệu sử dụng.

Nếu gia cố mái bằng tấm bê tông cốt thép lắp ghép thì dùng cần trục ô tô, cần trục xích. Lắp tấm bê tông cốt thép phải tiến hành từ dưới lên trên giằng néo các tấm với nhau và lắp đầy khe nối theo đúng thiết kế.

Nếu gia cố mái bằng tấm bê tông cốt thép đúc liền khối đổ tại chỗ thì dùng cần trục, máy đầm bê tông, phải tiến hành đổ bê tông từ dưới lên trên từng khoảng ô và phải để mối nối biến dạng.

Nếu lát đá khan thì dùng cần trục hoặc máng để vận chuyển đá xuống mái. Lát đá phải tiến hành từ dưới lên trên.

Nếu lát tấm bê tông át phan thì dùng cần trục ô tô và cần trục xích.

Nếu gia cố bằng đá hỗn hợp dùng cần trục gầu ngoạm hoặc cần trục xích và thùng chứa. Nếu mái thoải thì có thể sử dụng máy ủi.

10.12 Xây dựng công trình đất trong vùng có cát di động phải tiến hành liên tục không được gián đoạn và phải gia cố ngay những phần công trình đã hoàn thành. Những biện pháp chống sự xâm lấn của cát di động phải thực hiện đồng thời với xây dựng công trình.

10.13 Xây dựng công trình đất trong vùng khí hậu khô và có gió mạnh và trong vùng có cát di động, nếu vì điều kiện đặc biệt phải tạm ngừng một thời gian thì phải có biện pháp gia cố tạm thời bề mặt công trình, chống gió cuốn đất. Nhưng những biện pháp chống sự xâm lấn của cát di động vẫn phải tiến hành không phụ thuộc vào sự tạm ngừng xây dựng.

10.14 Trong suốt quá trình xây dựng cũng như trong thời gian sử dụng công trình đất ở vùng có cát di động, có gió mạnh phải tiến hành kiểm tra thường xuyên những công trình bảo vệ chống cát xâm lấn. Phải tiến hành sửa chữa ngay những hư hỏng của công trình bảo vệ sau khi phát hiện.

10.15 Khi hoàn thiện công trình đất trong mùa mưa bão, lũ, ngoài những biện pháp tiêu thoát nước, còn có biện pháp tạm thời bảo vệ công trình khi mưa bão, lũ. Khi mưa bão chấm dứt phải có biện pháp kịp thời xử lý bề mặt công trình nhằm sớm tiếp tục thi công hoàn thiện.

10.16 Những biện pháp hoàn thiện công trình đất trong những điều kiện đặc biệt đều phải thể hiện trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp bằng bản vẽ thi công.

11 Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu công tác

11.1 Thi công theo phương pháp khô

11.1.1 Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành theo bản vẽ thiết kế và các quy định về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản.

11.1.2 Kiểm tra chất lượng đất đắp phải tiến hành ở hai nơi:

- Mỏ vật liệu: Trước khi khai thác vật liệu, phải lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại một số tính chất cơ lý và các thông số chủ yếu khác của vật liệu đối chiếu với yêu cầu thiết kế.

- Ở công trình, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên quá trình đắp nhằm đảm bảo quy trình công nghệ và chất lượng đất đắp.

11.1.3 Mẫu kiểm tra phải lấy ở những chỗ đại diện và những nơi đặc biệt quan trọng (khe hốc công trình, nơi tiếp giáp, bộ phận chống thấm...).

Phải lấy mẫu phân bố đều trên mặt bằng và mặt cắt công trình, mỗi lớp đắp phải lấy một đợt mẫu thí nghiệm.

Số lượng mẫu phải đủ để đảm bảo tính khách quan và toàn diện của kết luận kiểm tra. Đối với những công trình đặc biệt số lượng mẫu có thể nhiều hơn và do thiết kế quy định.

11.1.4 Trong quá trình đắp đất đầm theo từng lớp, phải theo dõi kiểm tra thường xuyên quy trình công nghệ, trình tự đắp, bề dày lớp đất rải, số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy, bề rộng phủ vệt đầm, khối lượng thể tích thiết kế phải đạt... Đối với những công trình chống thấm, chịu áp lực nước, phải kiểm tra mặt tiếp giáp giữa hai lớp đắp, phải đánh xờm kỹ để chống hiện tượng mặt nhẵn.

11.1.5 Tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên phải kiểm tra đất đắp là độ chặt đầm nén so với thiết kế. Khi đắp công trình bằng cát, cát sỏi, đá hỗn hợp ngoài các thông số quy định, còn phải kiểm tra thành phần hạt của vật liệu so với thiết kế.

Tùy theo tính chất công trình và mức độ đòi hỏi của thiết kế, còn phải kiểm tra thêm hệ số thấm, sức kháng trượt của vật liệu và mức độ co ngót khi đầm nén.

11.1.6 Khi đắp đất trong vùng đầm lày, cần đặc biệt chú ý kiểm tra kỹ thuật phần việc sau đây:

- Chuẩn bị nền móng: Chặt cây, đào gốc, vứt rác, rong rêu, và những cây dưới nước;

- Bóc lớp than bùn trong phạm vi đáy móng tới đất nguyên thổ, vét sạch hết bùn;

- Đắp đất vào móng;

- Theo dõi trạng thái của nền đắp khi máy thi công đi lại.

11.1.7 Đối với công trình thủy lợi phải đảm bảo chống thấm và thường xuyên chịu áp lực nước, số lượng mẫu thí nghiệm nếu trong thiết kế không quy định thì có tham khảo Bảng 35 để xác định số lượng mẫu kiểm tra. Số nhỏ của hạn mức khối lượng cần phải lấy một mẫu, áp dụng cho các bộ phận quan trọng như lõi đập, màn chắn, nơi tiếp giáp với công trình bê tông... Riêng đối với tầng lọc phải lấy mẫu kiểm tra theo chỉ dẫn thiết kế.

Bảng 35 - Số lượng mẫu đất lấy kiểm tra và các thông số liên quan

Loại đất

Phương pháp lấy mẫu kiểm tra

Thông số cần kiểm tra

Hạn mức khối lượng đắp cần phải lấy một mẫu kiểm tra, m³

Đất sét, đất thịt và đất pha cát

Dao vòng

- Khối lượng thể tích và độ ẩm

- Các thông số cần thiết khác (cho công trình cấp 1 và cấp II)



Từ100 đến 200
Từ 20 000 đến 50 000

Cát sỏi, cát thô, cát mịn

Hố đào hoặc dao vòng

- Khối lượng thể tích và độ ẩm

- Thành phần hạt.

- Các thông số cần thiết khác (cho công trình cấp I và cấp II)


Từ 200 đến 400

Từ 1 000 đến 2 000


Từ 20 000 đến 50 000

11.1.8 Khi nghiệm thu đường hào và hố móng, phải kiểm tra kích thước cao trình mái dốc so với thiết kế, vị trí thiết kế của những móng nhỏ và bộ phận đặc biệt của móng, tình trạng của những phần gia cố.

Sau khi bóc lớp bảo vệ đáy móng, cao trình đáy móng so với thiết kế không được sai lệch quá quy định ở 8.4.6.

11.1.9 Đối với những công trình đặc biệt, trong trường hợp chủ đầu tư hay Ban quản lý công trình yêu cầu, khi nghiệm thu móng cần có kỹ sư địa chất công trình tham gia, trong biên bản phải ghi rõ trạng thái địa chất công trình và địa chất thủy văn và kết quả thí nghiệm kiểm tra các thông số kỹ thuật của đất.

11.1.10 Khi nghiệm thu móng của công trình dạng tuyến cần phải kiểm tra:

- Vị trí tuyến công trình theo mặt bằng và mặt đứng, kích thước công trình;

- Cao độ đáy, mép biên, độ dốc theo dọc tuyến, kích thước rãnh biên, vị trí và kích thước của hệ thống tiêu nước;

- Độ dốc mái, chất lượng gia cố mái;

- Chất lượng đầm đất, độ chặt, khối lượng thể tích khô;

- Biên bản về những bộ phận công trình khuất.

11.1.11 Những phần của công trình đất cần phải nghiệm thu, lập biên bản trước khi lấp kín gồm:

- Nền móng tầng lọc và vật thoát nước;

- Tầng lọc và vật thoát nước;

- Thay đổi loại đất khi đắp nền;

- Những biện pháp xử lý đảm bảo sự ổn định của nền (xử lý nước mặt, cát chảy, hang hốc ngầm,...);

- Móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông...;

- Chuẩn bị mỏ vật liệu trước khi bước vào khai thác;

- Những phần công trình bị gián đoạn thi công lâu ngày trước khi bắt đầu tiếp tục thi công.

11.1.12 Khi nghiệm thu san nền cần kiểm tra:

- Cao độ và độ dốc của nền;

- Kích thước hình học;

- Chất lượng đắp đất, khối lượng thể tích khô;

- Phát hiện những nơi đất quá ướt và bị lún cục bộ.

11.1.13 Đối với công trình thủy lợi, khi nghiệm thu cần đặc biệt chú ý kiểm tra những phần sau:

- Những bộ phận chống thấm, chân khay, sân trước, màn chắn, lõi và hệ thống tầng lọc, vật thoát nước;

- Chất lượng vật liệu sử dụng;

- Chất lượng đầm nén;

- Các mặt cắt kiểm tra chất lượng công trình có ghi rõ số liệu về độ chặt đầm nén và thành phần hạt của vật liệu theo từng cao trình;

- Kích thước gia tải trên sân trước và số lượng đầm nén;

- Vị trí, quy cách chất lượng các thiết bị quan trắc đặt trong thân đập.

11.1.14 Sai lệch cho phép của bộ phận công trình đất so với thiết kế không được vượt quá quy định trong Bảng 36.



Bảng 36 - Sai lệch cho phép của bộ phận công trình đất so với thiết kế

Tên, vị trí sai lệch

Sai lệch cho phép

Phương pháp kiểm tra

Gờ mép và trục tim công trình

± 0,050 0 m

Máy thủy chuẩn

Độ dốc dọc theo tuyến đáy kênh, mương hào hệ thống tiêu nước

± 0,000 5 m

Máy thủy chuẩn

Giảm độ dốc tối thiểu của đáy kênh mương và hệ thống tiêu nước

Không cho phép

Máy thủy chuẩn

Tăng độ dốc mái dốc của công trình

Không cho phép

Đo các quãng từng mặt cắt

Giảm độ dốc mái dốc của vật tiêu nước bằng đá hỗn hợp nằm trong đập

± 5 % đến 10 %

Đo các quãng từng mặt cắt

Bề rộng cơ phần đắp

± 0,15 m

Đo cách quãng 50 m

Bề rộng đường hào

± 0,15 m

Đo cách quãng 50 m

Bề rộng kênh mương

± 0,10 m

Đo cách quãng 50 m

Giảm kích thước rãnh tiêu

Không cho phép

Đo cách quãng 50 m

Sai lệch san nền

± 0,000 1 m

Máy thủy chuẩn cách quãng 50 m

+ Độ dốc toàn mặt nền







11.1.15 Khi nghiệm thu kiểm tra công trình đất đá xây xong, đơn vị xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ những tài liệu phục vụ kiểm tra nghiệm thu cho hội đồng nghiệm thu cơ sở:

- Bản vẽ hoàn thành công trình có ghi những sai lệch thực tế. Bản vẽ xử lý những chỗ làm sai thiết kế;

- Nhật ký thi công công trình và nhật ký những công tác đặc biệt;

- Các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình khuất;

- Bản vẽ vị trí các cọc mốc định vị cơ bản và biên bản nghiệm thu công trình;

- Biên bản kết quả thí nghiệm vật liệu sử dụng xây dựng công trình và kết quả thí nghiệm những mẫu kiểm tra trong quá trình thi công.

11.1.16 Khi nghiệm thu bàn giao công trình đất đưa vào sử dụng phải tiến hành theo những quy định nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản.

11.2 Kiểm tra và nghiệm thu công tác đất thi công bằng cơ giới thủy lực

11.2.1 Công tác kiểm tra chất lượng kỹ thuật thi công bằng cơ giới thủy lực bao gồm việc xem xét chất lượng bồi đắp và độ ổn định của các công trình (cả trên khô lẫn dưới nước) và phải lập các hồ sơ kỹ thuật.

11.2.3 Công tác kiểm tra chất lượng thi công bao gồm:

a) Sự thực hiện tất cả các công tác chuẩn bị;

b) Việc khai thác đất ở mỏ, công tác nạo vét đất ở các công trình và việc thực hiện các công tác bồi đất;

c) Tình trạng công trình và chất lượng đất bồi đắp.

11.2.4 Kiểm tra chất lượng thi công cơ giới thủy lực theo quy định của hướng dẫn thi công lập riêng cho mỗi công trình, trên cơ sở quy trình kỹ thuật về thi công cơ giới thủy lực có tính đến các yêu cầu của thiết kế. Bản hướng dẫn thi công cơ giới thủy lực do chủ kỹ thuật thi công duyệt.

11.2.5 Nguyên tắc phân chia các giai đoạn đã hoàn thành để nghiệm thu phải thực hiện theo các quy định và trình tự xây dựng cơ bản hiện hành.

11.2.6 Nghiệm thu tất cả các công trình kể cả nghiệm thu từng phần công trình đã xây dựng xong (theo tiến độ hoàn thành của công trình) phải tiến hành có sự giám sát của ban quản lý công trình.

Sau khi hoàn thành toàn bộ công trình, việc nghiệm thu sẽ do Hội đồng nghiệm thu thực hiện.

Mỗi công tác nghiệm thu phải lập biên bản kèm theo.

11.2.7 Phải nghiệm thu các công trình khuất bao gồm:

- Công tác chuẩn bị nền móng công trình;

- Công tác thay đất nền công trình (nếu như thiết kế yêu cầu);

- Công tác chuẩn bị bồi đất (xây dựng các đê quay, ô bồi công trình tháo nước,...);

- Bồi các lớp đất;

- Đặt các mốc đo lún.

11.2.8 Trong việc nghiệm thu công tác san mặt bằng, cần kiểm tra cao độ dốc khu vực phải san, độ chặt của đất bồi.

11.2.9 Khi bàn giao công trình, cần có các văn bản nghiệm thu:

a) Vị trí công trình trên mặt bằng và kích thước;

b) Cao độ của công trình;

c) Độ ngiêng mái dốc công trình;

d) Tính chất của đất bồi, đắp và sự phân bố hạt theo vùng so với yêu cầu thiết kế;

e) Độ chính xác của vị trí và hình dạng các bãi chứa, các thềm, rãnh thoát nước...

11.2.10 Đơn vị thi công phải xuất trình các tài liệu sau:

a) Những bản vẽ thi công các bộ phận kết cấu được sửa chữa và thay đổi trong quá trình thi công. Còn khi thay đổi lớn thì phải sử dụng bản vẽ của thiết kế đồng thời phải trình cả những văn bản cho phép thay đổi;

b) Bản kê hệ thống mốc cao đạc cố định và các biên bản định vị công trình;

c) Nhật ký thi công công trình;

d) Bản kê và biên bản nghiệm thu các công trình khuất;

e) Biên bản thí nghiệm đất có kèm theo các số liệu về mẫu thí nghiệm.

11.2.11 Trong biên bản nghiệm thu công trình cần có:

a) Bản kê các hồ sơ kỹ thuật làm cơ sở để thi công hạng mục công trình;

b) Số liệu kiểm tra độ chính xác những công tác đã thực hiện;

c) Số liệu diễn biến lún của nền theo kết quả quan trắc, đo cao...;

d) Bản kê những phần việc chưa hoàn thành nhưng không làm cản trở cho việc sử dụng công trình kèm theo thời hạn làm nốt phần việc đó.

11.2.12 Nghiêm cấm nghiệm thu những công trình chưa thi công xong và bị hư hỏng làm cản trở hoặc có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng công trình.

Kiểm tra và nghiệm thu các công tác khoan nổ mìn.

11.2.13 Việc kiểm tra các công tác khoan nổ mìn phải tiến hành trong suốt quá trình thi công, phải đối chiếu với thiết kế thi công, với các yêu cầu của các quy định hiện hành, với các định mức về hao phí lao động, vật liệu khoan nổ...

11.2.14 Việc kiểm tra phải được tiến hành:

a) Sau khi khoan xong, phải kiểm tra các lỗ khoan cần đo chiều sâu, hướng và thể tích lỗ khoan, kiểm tra hình dạng đường kính, vị trí trên mặt bàn và mặt cắt của lỗ khoan so sánh số liệu thực tế với số liệu trong thiết kế và nhật ký hố khoan;

b) Sau khi nổ mìn phải xem xét bề mặt các mái dốc, sự sập đổ của khối đất đá và đặc biệt là các vị trí nghi ngờ có mìn câm. Khi nổ mìn lớn phải đo đạc hố đào và khối đất đá sập đổ;

c) Trong quá trình bốc xúc vận chuyển: Phải đánh giá khối lượng đất đá nổ phá (theo tỷ lệ phần trăm của thể tích). Số lượng đá quá cỡ cần phải nổ phá tiếp, xem xét bề mặt đáy và mái hố đào;

d) Sau khi bốc xúc xong (hoặc có thể xong một phần) phải đo vẽ địa hình thực trạng.

11.2.15 Phải tiến hành nghiệm thu công tác khoan nổ mìn ngay tại hiện trường có sự tham gia của đại diện bên giao thầu, đơn vị khoan nổ và đơn vị bốc xúc.

11.2.16 Khi nổ mìn xong cần so sánh mặt cắt hố đào thực tế với mặt cắt thiết kế, đo đạc lại thể tích đất đá bị phá vỡ. Trong trường hợp nổ văng, hoặc nổ sập cũng phải xác định thể tích của đất đá bị văng hoặc bị sập đổ. Khi có công việc bị che khuất thì phải lập biên bản nghiệm thu từng bộ phận công việc đó.

11.2.17 Khi nghiệm thu các hố móng ở dưới nước phải tiến hành đo hai lần, lần đầu trực tiếp ngay sau khi nổ phá, lần thứ hai ngay sau khi bốc xúc hết đất đá ra khỏi hố đào.

11.2.18 Mái dốc của phần đào các tuyến đường giao thông có thể đào vượt quá cao trình thiết kế, hoặc chưa đào hết cục bộ, nhưng phải đảm bảo sự ổn định của mái có đá treo, đá nong chân nằm trên mái đảm bảo tiêu thoát nước và phải bạt lượn dần theo sát mặt cắt thiết kế.

11.2.19 Khối lượng đất đá nổ phá được xác định theo thể tích ở trạng thái liền khối khi chưa bị nổ.

Nếu khối lượng đất đá nổ phá ra, thực tế nhỏ hơn 30 % so với khối lượng thiết kế thì công tác nổ phá không đạt yêu cầu và phải xem xét khả năng có mìn câm. Việc xử lý các khối mìn câm phải tiến hành theo đúng quy định về an toàn trong công tác nổ mìn.

11.2.20 Khi nổ mìn khối lượng đất đá còn nằm lại trong phạm vi mặt cắt thiết kế của hố đào phải được coi là khối lượng không được nổ văng.

Để xác định khối lượng không được nổ văng ở trạng thái liền khối chưa nổ mìn thì lấy khối lượng đất đá đã nổ phá đo thực tế nhân với hệ số 0,83 đối với đất đá cấp I đến III; nhân với hệ số 0,75 đối với đất đá cấp IV đến XI.



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương