TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 1811: 2009 iso 14284 : 1996


Tấm dày hoặc phôi tấm dẹt



tải về 301.35 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích301.35 Kb.
#11632
1   2   3   4

10.3.3. Tấm dày hoặc phôi tấm dẹt

Cắt một mẫu ban đầu, có kích thước thích hợp cho sự chuẩn bị mẫu để phân tích ở dạng khối rắn hoặc phoi, từ điểm chính giữa đường tâm và mép ngoài của tấm dày (trong ví dụ chỉ ra trong Hình 4j)], mẫu ban đầu có chiều rộng 50 mm]. Nơi không thể thực hiện được thì mẫu phải được lấy từ một vị trí được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng và đại diện cho thành phần cấu tạo của tấm.



10.3.4. Thép hình nhỏ, thép thanh thỏi, thép thanh, thép tấm mỏng, thép băng và thép dây cuộn

Trường hợp sản phẩm mẫu đủ diện tích mặt cắt ngang, cắt một miếng nhỏ theo hướng ngang để tạo thành mẫu ban đầu và lấy một mẫu cho phân tích như đã mô tả trong 10.3.2.

Trường hợp sản phẩm không đủ mặt cắt để gia công, ví dụ như, một tấm mỏng, băng, sợi, thì kẹp chặt thành bó rồi phay trên mặt cắt ngang để lấy mẫu, hoặc bằng cách cắt thành các chiều dài thích hợp sau đó bó lại, hoặc bẻ gấp lại.

Trường hợp sản phẩm tấm mỏng hoặc băng mỏng nhưng đủ chiều rộng, kẹp chặt thành bó rồi phay trên các mặt cắt ngang hoặc dọc ở vùng giữa đường tâm và mép ngoài của tấm hoặc băng [trong ví dụ chỉ ra Hình 4j)] để thu được một loại mẫu.

Đối với tấm hoặc băng mà chưa biết hướng cán, lấy các đoạn băng theo hai hướng tại các góc phải, và kết hợp thành các mẫu.

Kích thước tính bằng milimet





Hình 4 – Các vị trí lấy mẫu của các thép hình

10.3.5. Ống

Lấy mẫu có thể theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Cắt mẫu ban đầu tại vị trí vuông góc với đường hàn trong sản phẩm hàn.

b) Cắt ngang ống và tiện hoặc phay mặt cắt ngang để lấy mẫu cho phân tích ở dạng phoi. Khi ống có mặt cắt ngang nhỏ có thể ép bẹp nhiều ống với nhau trước khi phay.

c) Khoan qua thành ống, tại một số vị trí quanh chu vi của nó, để lấy mẫu cho phân tích ở dạng phoi.

10.4. Chuẩn bị mẫu phân tích

10.4.1. Qui định chung

Phương pháp chuẩn bị mẫu của các sản phẩm thép phải theo các yêu cầu chung được qui định trong 4.4. Các yêu cầu riêng được xem xét như sau.



10.4.2. Mẫu phân tích ở dạng phoi

Phoi được lấy bằng cách gia công phải đủ nhỏ để tránh hoặc giảm bớt công nghiền nhỏ tiếp theo cho chuẩn bị mẫu phân tích. Kích thước của phoi phải nhỏ sao cho khối lượng của mỗi phoi khoảng 10 mg (100 phoi cho một gram) đối với thép không hợp kim và hợp kim thấp, và khoảng 2,5 mg (400 phoi một gram) đối với thép hợp kim cao.

Nếu phoi không đủ nhỏ để phân tích thì nghiền chúng trong cối nghiền.

Khi gia công phải dùng phương pháp phân tích thích hợp để không tạo ra phoi quá nhỏ mịn. Trong trường hợp mẫu để phân tích dạng bột nhỏ, kích thước hạt nhỏ hơn khoảng 50 m (500 m đối với graphit, cacbon, lưu huỳnh và các nguyên tố khác có độ nhạy thiên tích phụ thuộc vào kích thước phoi), tách các hạt thô khỏi các hạt mịn và xác định khối lượng của mỗi loại hạt. Cân theo tỉ lệ phần các loại hạt để thu được mẫu đại diện cho phân tích.

Trong trường hợp mẫu phân tích để xác định nitơ, sự nhiễm bẩn của phoi có thể xuất hiện trong khi gia công do nitơ trong khí quyển xâm nhập vào các hạt mịn. Lấy mẫu cho phân tích bằng gia công mẫu ban đầu phải chọn phương pháp thích hợp để phòng tránh tới mức cao nhất sự tạo thành các hạt nhỏ có kích thước nhỏ hơn khoảng 50 m và tốt nhất là gia công trong môi trường khí agon. Bảo quản phoi trong hộp kín khí.

Trong trường hợp mẫu để phân tích xác định hàm lượng cacbon trong vật liệu có hàm lượng cacbon rất nhỏ, ví dụ như thép được khử sạch nguyên tử xen kẽ thì phoi của chúng có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất có chứa cacbon trong không khí hoặc từ nguồn gốc khác. Phoi phải được bảo quản trong hộp kín khí hoặc tốt nhất là trong môi trường khí trơ. Cách thích hợp hơn cả là khử bỏ cacbon bề mặt phoi trước khi phân tích,ví dụ như bằng phương pháp nung nóng, hoặc xác định sự khác biệt giữa cacbon bề mặt và bên trong. Có thể lựa chọn cách lấy mẫu sau: một phần mẫu thử ở thể rắn phoi phân tích lấy được bằng cách khoan lỗ.



10.4.3. Mẫu phân tích ở dạng khối rắn

Trong trường hợp sản phẩm có mặt cắt mỏng, như là băng hoặc tấm, các phần mẫu thử để phân tích bằng phương pháp nhiệt có thể được chế tạo bằng cách cắt những mẫu nhỏ từ mép của sản phẩm. Có thể chọn cách lấy phôi dạng chốt như sau: có tấm chiều dày 4 mm đến 6 mm có thể lấy mẫu bằng cách đục lỗ.

Trong trường hợp sản phẩm có chiều dày khoảng 1,5 mm hoặc nhỏ hơn, cần thiết giảm vùng nung nóng xảy ra khi phóng điện để chế tạo khi sử dụng phương pháp đo sự phát xạ quang phổ. Ví dụ như các mép của mẫu để phân tích có thể được hàn điện để tạo thành khối thép nhỏ hoặc mẫu có thể bị nhúng vào kim loại nóng chảy, ví dụ như trong thiếc để chừa một bề mặt lộ ra.

10.5. Mẫu thép được mạ chì

Phải cẩn thận để hạn chế sự tạo ra các hạt bụi bẩn trong toàn bộ quá trình thao tác lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

Lấy mẫu ban đầu từ sản phẩm mẫu bằng cách cưa.

Phoi phải được lấy bằng phương pháp phay với tốc độ thấp để tránh mẫu bị quá nhiệt và nhiễm bẩn.

Thiết bị được sử dụng để chuẩn bị bề mặt mẫu phân tích bằng phương pháp vật lý phải được che kín và có với thiết bị lọc bụi thích hợp.

LƯU Ý: Mặt kim loại bắt nguồn từ sự gia công chuẩn bị bề mặt của thép mạ chì, và bụi từ hệ thống lọc bụi, phải được thu gom và loại bỏ một cách an toàn theo qui định đối với vật liệu rác thải có chứa chì.



10.6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử để xác định oxy

10.6.1. Qui định chung

Đảm bảo tránh mẫu bị nhiễm bẩn và loại bỏ hết các bề mặt oxy hóa tại mỗi giai đoạn lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

Không cho phép dùng tay tiếp xúc với phần mẫu thử; phải sử dụng kẹp trong thao tác bằng tay. Trong trường hợp thép có hàm lượng oxy rất thấp, gia công phần mẫu thử phải được thực hiện trong sự bảo vệ của khí trơ.

10.6.2. Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu phải theo một trong các phương pháp được mô tả dưới đây:

a) Cắt mẫu ban đầu có hình dạng thích hợp bằng cưa máy. Ví dụ, mẫu có thể ở dạng một tấm nhỏ hoặc dạng đĩa. Dùng cưa tay cắt phần mẫu thử từ mẫu này có khối lượng đủ cho phân tích.

b) cắt một mẫu ban đầu ở dạng một miếng mỏng có chiều dày 3 mm đến 4 mm. Làm sạch, đánh bóng bề mặt mẫu bằng giấy mài silic cacbit cỡ hạt 60 và sau đó sửa bavia bằng dụng cụ đĩa quay cầm tay với tốc độ khoảng 30 000 r/min.

Trạng thái bề mặt của mẫu sau khi chuẩn bị phải nhẵn, có ánh kim và không có các khuyết tật.

Khoan một chốt từ mẫu có đủ khối lượng cho phân tích để tạo thành một phần mẫu thử bằng mũi khoan lỗ có đường kính 4 mm đến 6 mm. Thực hiện thao tác khoan làm sao để phần mẫu thử rơi vào bình thủy tinh đã được làm sạch bằng khí agôn hoặc nitơ và có thể được đậy bằng nắp hoặc nút.

c) Cắt một mẫu ban đầu hình chữ nhật, có chiều rộng khoảng 10 mm và chiều dài khoảng 100 mm. Tiện mẫu bằng máy tiện có tốc độ khoảng 1 000 r/min để thu được mẫu đường kính khoảng 7 mm; tiếp tục tiện với tốc độ tiến dao được điều chỉnh khoảng 0,1 mm đến 0,15 mm cho mỗi vòng với tốc độ 800 r/min đến 1 000 r/min để giảm đường kính mẫu đến 6 mm. Trạng thái bề mặt của mẫu sau khi chuẩn bị phải nhẵn, có ánh kim và không có các khuyết tật. Không được sử dụng dầu bôi trơn làm nguội trong giai đoạn cuối cùng của quá trình gia công.

Sử dụng cưa tay, cắt một phần mẫu thử từ mẫu đã được tiện có khối lượng thích hợp để phân tích.



10.6.3. Chuẩn bị phần mẫu thử

Trong trường hợp 10.6.2 b), nếu phần mẫu thử và mẫu ban đầu không có lớp oxy hóa, thì phần mẫu thử có thể được sử dụng trực tiếp sau khi nó được thu từ máy đục lỗ (sau khi được bảo quản trong khoảng thời gian hạn chế trong hộp kính). Trong trường hợp 10.6.2 a) và c), đặt phần mẫu thử trên khối phẳng thép không gỉ hoặc một số thiết bị khác để giữ chặt phần mẫu thử; mài bề mặt bằng dũa mịn hoạc bằng đĩa cắt (xem 10.6.2 b)).

Trong trường hợp phần mẫu thử thu được sử dụng phương pháp như mô tả trong 10.6.2 c), bề mặt hình trụ của phần mẫu thử phải đủ phẳng để bỏ qua giai đoạn giũa. Tuy nhiên, một trong hai bề mặt phải được chuẩn bị bằng cách giũa. Nhúng phần mẫu thử trong aceton và sấy khô trong không khí hoặc bằng cách phơi trong chân không thấp; tiến hành phân tích ngay.

Không được làm chậm trễ giữa khâu chuẩn bị phần mẫu thử và phân tích.



10.7. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định hyđrô

10.7.1. Qui định chung

Phương pháp phải được thiết kế sao cho có thể hạn chế và kiểm tra được tốc độ khuếch tán của hyđrô khỏi mẫu xảy ra trong khi lấy mẫu, bảo quản mẫu, và chuẩn bị phần mẫu thử. Mẫu không không được có vết nứt gãy, bề mặt xốp và ẩm ướt. Trạng thái của phần mẫu thử có thể ảnh hưởng mạnh đến phép đo phân tích; độ nhạy của phương pháp phân tích có thể khác đi mẫu có nước.

Những tỉ mỉ trong thao tác có quan hệ chặt chẽ với chất lượng phân tích cần đạt được.

Sự mất mát hyđrô từ mẫu do sự khuếch tán có thể lớn ở nhiệt độ thường, đặc biệt là khi mẫu có mặt cắt ngang mỏng. Cần giữ mẫu ban đầu, mẫu để phân tích và phần mẫu thử ở nhiệt độ thấp tới mức có thể thực hiện được tại tất cả các giai đoạn trong quá trình lấy mẫu, bảo quản và chuẩn bị mẫu. Mẫu để phân tích phải được bảo quản trong môi chất làm lạnh; hoặc là nitơ hóa lỏng hoặc là hỗn hợp của aceton và tuyến cacbonic ở dạng cháo loãng là thích hợp.

Mẫu và phần mẫu thử phải được giữ lạnh khi cắt mẫu và trong khi chuẩn bị phần mẫu thử. Phải sử dụng dòng chất lỏng làm lạnh chảy tràn trong toàn bộ quá trình thao tác gia công mẫu và phần mẫu thử hoặc được làm nguội một cách thường xuyên với tần số cao, hoặc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp. Làm lạnh có thể được thực hiện bằng cách nhúng trong ước đá hoặc tốt nhất là trong môi chất làm lạnh. Mẫu có mặt cắt lớn phải được bọc trong tuyết cacbonic bằng phương pháp thích hợp để chất lạnh tiếp xúc tốt với mẫu. Trong các khoảng thời gian chuyển tiếp giữa các khâu gia công, các mẫu cắt thô phải được trả về và bảo quản trong môi chất làm lạnh.

Tất cả màng nước xuất hiện trên bề mặt của phần mẫu thử sau khi làm lạnh phải được làm sạch. Phần mẫu thử phải được nhúng trong aceton và sau đó được xấy khô bằng cách phơi trong chân không thấp trong vài giây.

Mẫu không được làm lạnh hoặc bảo quản thích hợp phải bị loại bỏ.

Chuẩn bị bề mặt phần mẫu thử bằng cách mài phải được giữ ở mức tối thiểu, đủ để làm sạch lớp oxyt và lớp khuyết tật bề mặt. Phẩn mẫu thử phải được phân tích ngay sau khi chuẩn bị mẫu.



10.7.2. Phương pháp lấy mẫu

Theo dạng hình học của mẫu hoặc sản phẩm, sử dụng máy công cụ thích hợp để chuẩn bị mẫu ban đầu bằng phương pháp tiện, phay, cưa, cắt, khoan .v.v.

Từ một sản phẩm đúc hoặc rèn, lấy một mẫu để phân tích có kích thước thích hợp ở phần trung tâm nơi tập trung hyđrô.

Từ một sản phẩm rèn dài, sử dụng cưa hoặc đĩa cắt, lấy mẫu ban đầu tại vị trí chính giữa đường tâm sản phẩm và cạnh bên, và tại khoảng cách từ đầu ít nhất nửa mặt cắt ngang. Từ mẫu ban đầu, cắt một mẫu nhỏ có kích thước thích hợp để tiện sử dụng máy tiện để lấy mẫu cho phân tích.

Bảo quản mẫu phân tích trong môi chất làm lạnh.

10.7.3. Chuẩn bị phần mẫu thử

Từ mẫu phân tích, cắt một phần mẫu thử đủ khối lượng theo cách thích hợp nhằm hạn chế sử làm nóng mẫu. Làm lạnh mẫu một cách thường xuyên với tần suất cao.

Chuẩn bị bề mặt phần mẫu thử bằng phương pháp mài, phun hạt mài để làm sạch hoặc đánh bóng nhẹ. Phương pháp mài thường là dùng dũa mịn, dũa bằng tay. Nếu sử dụng phương pháp phun hạt mài, thì máy phun hạt phải được sử dụng riêng cho mục đích này để tránh nhiễm bẩn lên phần mẫu thử do hạt mài. Nếu sử dụng phương pháp đánh bóng, thì làm nguội phần mẫu thử ở các khoảng thời gian thường xuyên với tần suất cao.

Tẩy dầu mỡ trên phần mẫu thử bằng cách nhúng vào axeton, sấy khô bằng cách phơi trong chân không thấp và phân tích nhanh. Sự lựa chọn, phần mẫu thử có thể được chuẩn bị để phân tích bằng cách nhúng vào trong rượu propylic-2 (rượu isopropylic) và sau đó được sấy với khí etan.


PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CÁC ĐẦU DÒ LẤY MẪU GANG VÀ THÉP LỎNG

A.1. Qui định chung

Các đầu dò sử dụng một lần để lấy mẫu gang và thép lỏng gồm có một khuôn nhỏ được làm từ thép dập, vật liệu gốm hoặc ống thạch anh, và được đặt trong ống các tông có thành dày bảo vệ.

Phạm vi các loại đầu dò lấy mẫu khác nhau có giá trị thương mại. Những đặc trưng chính được mô tả trong A.2 đến A.4 với các ví dụ nêu trong Hình A.1 đến A.6.

Các kích thước nêu trong phụ lục này chỉ là biểu thị.



A.2. Đầu dò lấy mẫu nhúng

A.2.1. Đầu dò nhúng chìm có thể được nhúng vào mẻ luyện hoặc bằng tay hoặc bằng phương pháp cơ học sử dụng vòi phun của ống dẫn thép được lắp đặt vào ống các tông hoặc được kẹp chặt trực tiếp với hệ thống đầu dò. Sự thay đổi khoảng thời gian nhúng phụ thuộc vào thiết kế đầu dò và các điều kiện lấy mẫu, riêng cho từng nhiệt độ của mẻ luyện, nhưng thường nằm giữa 3 s và 8 s.

Vòi phun được chế tạo sao cho không khí từ độ rỗng khuôn đúc và khí được sinh ra trong khi cháy các tông có thể thoát dễ dàng. Thanh điều khiển được lồng lắp vào để điều khiển vòi phun trong khi nhúng và lấy ra.

Khi lấy mẫu từ gầu rót và thùng tinh luyện lần hai, hệ thống cơ khí có thể được sử dụng để nâng và hạ vòi phun.

Một số loại đầu dò kết hợp một cặp nhiệt trong ống thạch anh cạnh buồng mẫu để đo nhiệt độ. Nơi sử dụng lò luyện thép thổi oxy và hệ thống khuôn đúc có thể được lắp với bộ dò đo thành một tổ hợp để lấy mẫu cho phòng thí nghiệm phân tích.



A.2.2. Đầu dò có buồng đúc, sự điền kim loại lỏng vào khuôn dựa vào áp suất tĩnh của kim loại lỏng gồm có khuôn ghép bằng thép được giữ trong ống các tông bằng vành vật liệu chịu lửa. Khuôn đúc có ống thạch anh dẫn vào từ đáy với nắp bảo vệ là thép mỏng để ngăn cản sự xâm nhập của xỉ và bất cứ tạp chất nào khác. Ống các tông, rất dài từ 200 mm đến 1500 mm hoặc dài hơn, có thể được bọc từng phần với vật liệu chịu lửa để giảm thiểu sự bắn tóe trong khi nhúng.

Loại đầu dò này được sử dụng chính để lấy mẫu thép lỏng trong lò và thùng rót; hai dạng khác nhau được nêu trong Hình A.1.



A.2.3. Mẫu được lấy bằng đầu dò, loại này có thể thay đổi hình dạng theo ba loại chính được đánh dấu như sau.

a) Mẫu đầu dò dạng đĩa và ống ví dụ trong Hình A.2a); có thể sử dụng đĩa thích hợp để phân tích bằng phương pháp vật lý, và ống nếu được yêu cầu, để phân tích bằng phương pháp nhiệt. Đĩa có thể là hình ovan, hình tròn hoặc một số hình dạng tương tự khác.

b) Mẫu đầu dò dạng đĩa và ống với số chốt được kẹp chặt với đĩa; chốt có khối lượng 0,5 g và 1 g có thể được bẻ gãy dễ dàng ra khỏi đĩa và có thể được sử dụng, nếu được yêu cầu, như là các phần mẫu thử trong phương pháp phân tích nhiệt.

c) Mẫu đầu dò có bậc ví dụ như trong Hình A.2b), phần của đĩa bị giảm chiều dày thích hợp để đục lấy phôi. Phôi có đường kình 4 mm đến 6 mm và được sử dụng như là phần mẫu thử trong phương pháp phân tích nhiệt. Phần mẫu có độ dày hơn của đĩa được sử dụng để phân tích bằng phương pháp vật lý. Mẫu đầu dò có độ cứng Rockwell lớn hơn khoảng 25 HRC có thể yêu cầu nhiệt luyện trước khi khoan.



A.2.4. Loại đầu đò nêu trong Hình A.3, kim loại lỏng điền đầy khuôn nhờ lực hút, bao gồm khuôn đúc hình trụ hai phần hoặc bốn phần thép gồm có một hệ thống chịu lửa và được kẹp chặt với ống các tông.

Khuôn đúc có cửa vào bên cạnh được bảo vệ bằng một số phương pháp để ngăn cản sự xâm nhập của xỉ. Hệ thống có thể được bọc lớp vật liệu chịu lửa để giảm thiểu sự bắn tóe trong khi nhúng. Toàn bộ chiều dài của hệ thống ống các tông là 400 mm đến 800 mm. Thời gian nhúng thường là 2 s hoặc 3 s.

Loại đầu dò này được sử dụng thích hợp ở nơi mà loại mẫu dạng đĩa và ống không thích hợp cho phân tích. Chúng được sử dụng để lấy mẫu từ thép và gang lỏng trong gầu rót, và từ thép lỏng trong khuôn đúc thép thỏi và trong các máng phân phối đúc liên tục. Mẫu tiêu chuẩn có đường kính 30 mm và chiều dài 70 mm.

A.2.5. Đầu dò kiểu đặc biệt được sử dụng để lấy mẫu gang lỏng trong máng ra lò gang cao, và xe chuyển và gầu chuyển. Đầu dò này được lắp các tấm thép làm nguội có chiều dài thay đổi để đảm bảo mẫu gang lỏng được làm nguội rất nhanh. Hai loại khác nhau được mô tả trong a) và b).

a) Loại đầu dò được điền đầy áp suất kim loại dẫn (A.2.2) với kết cấu dựa vào sự sử dụng hoặc thành dày, khuôn ghép bằng thép hoặc bằng tấm làm nguội bằng thép, để cung cấp một mẫu dạng đĩa và ống có số chốt được cố định với đĩa.

Loại đầu dò này được nêu trong Hình A.4. Đĩa của mẫu có thể có chiều dày khác nhau từ 8 mm đến 12 mm. Ống có đường kính đặc trưng 4 mm. Thời gian nhúng thay đổi từ 5 s đến 9 s phụ thuộc vào sự áp dụng.

b) Đầu dò được thiết kế để loại bỏ nguy cơ thất thoát gang lỏng khi lấy mẫu mẻ luyện rất lỏng. Đường vào khuôn đúc có một hoặc nhiều tấm làm nguội bằng thép và được giữ trong một khối cát cố định với ống các tông.

Loại đầu dò này có thể kết hợp từng phần hoặc liên kết với khuôn dạng ống. Mẫu có đường kính đặc trưng là 35 mm với chiều dày thay đổi từ 4 mm đến 12 mm phụ thuộc vào tổ chức kim loại yêu cầu. Mẫu ống tùy trọn có đường kính 6 mm và chiều dài 45 mm.



Hình A.1 – Ví dụ về các đầu dò nhúng được điền đầy áp suất kim loại dẫn

A.2.6. Đầu dò được thiết kế riêng sử dụng để lấy mẫu thép lỏng trong lò cảm ứng chân không.

Ví dụ, dụng cụ lấy mẫu dạng ống được làm từ vật liệu chịu lửa được đặt trong lò có hệ thống chất tải và treo trên dây cáp cho phép đưa vào mẻ luyện theo hướng vuông góc bằng phương pháp trọng lực. Mẫu dạng hình trụ có đường kính 35 mm.

Kích thước tính bằng milimet



Hình A.2 – Ví dụ về mẫu dạng đĩa và ống



Hình A.3 – Ví dụ về đầu dò mẫu nhúng được điền đầy bằng lực hút



Hình A.4 – Ví dụ đầu dò nhúng sử dụng cho mẫu gang lỏng từ lò luyện gang

A.2.7. Bộ đầu dò được sử dụng với vòi phun phụ trong sản xuất thép lò thổi bazơ có thể lồng lắp vào khuôn đúc để lấy mẫu thép lỏng. Loại khuôn được mô tả trong A.2.2 có thể được sử dụng cả trong trường hợp vòi phun phụ dùng trong thổi ôxy (quá trình thổi vào) và khi oxy không được thổi (quá trình kết thúc thổi). Trong trường hợp thổi vào, khuôn đúc có kết cấu khác có thể được sử dụng để lấy mẫu dạng hình chữ nhật 40 mm x 30 mm và chiều dày 20 mm.

Bộ điển hình, nêu trong Hình A.5, bao gồm đầu dò để đo điểm dừng đường pha lỏng, nhiệt độ và vùng ôxy, và xếp vào khuôn đúc chữ nhật có sử dụng đường dẫn vào để lấy mẫu trong quá trình đo.



A.3. Đầu dò lấy mẫu theo dòng

Loại đầu dò được nêu trong Hình A.6a) bao gồm khuôn ghép bằng thép với một ống thạch anh vào để hở được giữ bằng chốt trong các ống các tông có chiều dài 10 mm đến 225 mm. Mẫu là loại đĩa và chốt.

Khuôn đúc để lấy mẫu gang lỏng có nhiều dạng thiết kế khác nhau.

Vòi phun trong đầu dò lấy mẫu theo dòng được thiết kế sao cho đầu dò có thể định vị trong dòng kim loại với góc 45o; một số đồ gá đỡ đầu dò có thể được cung cấp kèm theo. Thời gian lấy mẫu thường là 2 s.

Loại đầu dò này được sử dụng để lấy mẫu gang và thép lỏng chảy từ gầu rót.

A.4. Đầu dò lấy mẫu hút

Loại đầu dò nêu trong Hình A.6b) bao gồm khuôn ghép bằng thép được định vị bằng chốt trong ống các tông, chiều dài khoảng 125 mm. Khuôn có ống thạch anh đầu vào được để lộ với lớp bảo vệ để ngăn cản xỉ và bụi vật đúc xâm nhập vào. Không khí được loại bỏ khỏi khuôn để tạo chân không cục bộ bằng máy bơm tay hoặc máy bơm ống khuếch tán khí nén. Thời gian lấy mẫu thường là 2 s.

Loại đầu dò này được sử dụng lấy mẫu thép trong lò nhỏ, khuôn đúc thỏi, khuôn đúc liên tục và các thùng rót trung gian. Mẫu là loại đĩa và ống.

A.5. Thiết bị khử ôxy trong đầu dò lấy mẫu

Đầu dò được sử dụng để lấy mẫu thép lặng có tính oxy hóa và sủi bọt do có chứa chất khử ôxy, thường là dây hoặc hạt nhỏ được cho vào đầu dò bằng phương pháp thích hợp để đảm bảo cho nó phân tán đều trong thép lỏng. Các phương pháp được sử dụng để đo chất khử ôxy vào trong đầu dò và ví dụ như:

- Chất khử oxy trong buồng mẫu của nó, như được nêu trong các Hình A,1a) và Hình A.3;

- Chất khử oxy trong ống dẫn vào buồng mẫu;

- Chất khử oxy trong buồng riêng, chất khử ox và thép lỏng được trộn kỹ trước khi thép đi vào buồng mẫu, như được nêu trong Hình A.1b(; một số đầu dò có buồng trộn thứ hai.

Nhôm (Al), ziriconi (Zr) hoặc titan (Ti) thường được sử dụng như là chất khử oxy tùy thuộc loại mẻ luyện và các yêu cầu phân tích.



A.6. Chất lượng mẫu

A.6.1. Ngoài các khuyết tật có mặt và lớp oxyt trên bề mặt của mẫu dạng đĩa, các lớp bề mặt đĩa có thể xảy ra sự thiên tích và phần lõi mẫu có thể rỗ xốp và co ngót hoặc các ảnh hưởng nhiệt khác như được nêu trong Hình A.2c). Phải hết sức cẩn thận để đảm bảo các quá trình chuẩn bị bề mặt đĩa cho phân tích bằng phương pháp vật lý sao cho lớp kim loại lộ ra đại diện thành phần hóa học của mẫu.

Bề mặt mẫu dạng đĩa đúc từ thép lỏng cần được hút bỏ từ 1 mm đến 2 mm, để lộ phần mẫu tích hợp cho phương pháp phân tích vật lý đã lựa chọn.



A.6.2. Tổng khối lượng vật liệu được loại bỏ khỏi bề mặt biến trắng của mẫu đúc từ gang lỏng được quyết định bởi tổ chức kim loại của mẫu, tổ chức này thay đổi tùy theo độ dày của đĩa. Loại đầu dò lấy mẫu được sử dụng và phương pháp chuẩn bị mẫu đĩa phải được lựa chọn để cung cấp tổ chức bề mặt hoặc gan trắng hoặc gang xám theo các yêu cầu của phương pháp phân tích.



Hình A.5 – Ví dụ hệ thống đầu dò vòi phun phụ có buồng mẫu



Hình A.6 – Ví dụ dụng cụ lấy mẫu theo dòng và dụng cụ lấy mẫu hút
PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

ĐẦU DÒ LẤY MẪU THÉP LỎNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HYĐRÔ

B.1. Qui định chung

Các đầu dò sử dụng một lần để lấy mẫu thép lỏng để xác định hyđrô thường gồm có một khuôn đúc được làm từ thép dập hoặc ống thạch anh được định vị trong ống các tông có thành dày bảo vệ.

Đầu dò được thiết kế để lấy mẫu dạng ống hoặc dạng bút chì, có đường kính từ 7 mm đến 12 mm và chiều dài từ 75 mm đến 150 mm, từ thép lỏng trong gầu rót, khuôn đúc thỏi, và thùng rót trung gian đúc liên tục và khuôn đúc.

Một vài đầu dò lấy mẫu có giá trị thương mại, các đặc điểm chính của các dụng cụ này được mô tả trong B.2 và B.3 với ví dụ nêu trong Hình B.1.

Kích thước nêu trong phụ lục chỉ để tham khảo.

B.2. Đầu dò lấy mẫu nhúng

Hai loại đầu dò lấy mẫu nhúng có thể được phân biệt như sau:

a) Loại đầu dò được nêu trong Hình B.1a) gồm có một ống thạch anh, đường kính từ 7 mm đến 9 mm, được đựng trong ống các tông bảo vệ. Đỉnh ống mở và đấy ống được đậy bằng lá nhôm để ngăn cản sự xâm nhập của các tạp chất. Ống các tông có chiều dài từ 250 mm đến 400 mm để dùng cho các điều kiện lấy mẫu khác nhau và có lớp chống bắn tóe bằng vật liệu chịu lửa.

Loại đầu dò này được sử dụng để lấy mẫu thép lỏng ở nhiệt độ gần điểm đường pha lỏng của thép.

b) Loại đầu dò được nêu trong Hình B.1b) gồm có ống thạch anh để hở, đường kính trong từ 10 mm đến 12 mm, được lồng trong ống các tông. Đỉnh ống mở hoặc có thể được đậy bằng lá nhôm. Ống có cửa vào bên cạnh được đậy lá nhôm. Bên trong có thể có dây nhôm là chất khử oxy, khối lượng danh nghĩa khoảng 0,1 g.

Loại đầu dò này được áp dụng rộng rãi để lấy mẫu thép lỏng.



B.3. Đầu dò lấy mẫu hút

Hai loại đầu dò lấy mẫu hút cơ bản có thể được phân biệt như sau:

a) Loại đầu dò chân không nêu trong Hình B.1c) gồm có một ống thép và một buồng mẫu được làm bằng gang siêu sạch có đường kính 4 mm. Đầu dò được lồng trong ống các tông và được bao bọc bằng vật chịu nhiệt và có thể bỏ lớp xỉ bảo vệ.

Nhúng trong mẻ luyện, các mẻ luyện dễ chảy và thép lỏng được hút vào buồng mẫu chân không sau đó bịt lại bằng kim loại hóa rắn, do đó đầu dò kín. Hyđrô khuếch tán khỏi mẫu được giữ lại trong buồng chân không ngoài và được đo sau khi đầu dò được đặt trong thiết bị phân tích được thiết kế riêng và xuyên thủng sau đó.

Bất cứ hyđrô dư nào còn lại trong mẫu có thể được đo riêng sau khi tháo mẫu cùng với buồng mẫu.

Loại đầu dò nêu trong Hình B.1c) được làm bằng ống thủy tinh chịu nhiệt chân không (< 10-2 torr). Ưu điểm của loại đầu dò lấy mẫu này là bên trong đầu dò được bảo vệ chống nhiễm bẩn cho đến khi nó được điền đầy.

b) Loại đầu dò nêu trong Hình B.1d) gồm có khuôn ghép làm bằng thép dập, có đường kính trong 7 mm đến 9 mm và chiều dài 75 mm, với ống đầu vào thạch anh. Khuôn được giữ trong ống các tông bằng vòng kẹp. Không khí được loại bỏ khỏi khuôn để tạo chân không cục bộ bằng máy bơm ống khuếch tán khí nén.





Hình B.1 – Ví dụ các đầu dò được sử dụng để lấy mẫu thép để xác định hyđrô
MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Yêu cầu lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5. Gang lỏng dùng để sản xuất thép và sản xuất gang thỏi

6. Gang lỏng để sản xuất gang đúc

7. Thép lỏng để sản xuất thép

8. Gang thỏi

9. Sản phẩm gang đúc

10. Sản phẩm thép



Phụ lục A (tham khảo): Các đầu dò lấy mẫu gang và thép lỏng

Phụ lục B (tham khảo): Đầu dò lấy mẫu thép lỏng để xác định hyđrô

tải về 301.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương