TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10141-1: 2013 iso 22197-1: 2007



tải về 111.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích111.76 Kb.
#1956
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10141-1:2013

ISO 22197-1:2007

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH NĂNG LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ CỦA VẬT LIỆU BÁN DẪN XÚC TÁC QUANG – PHẦN 1: LOẠI BỎ NI TƠ OXIT



Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) – Test method for air-purification performance of semiconducting photocatalytic materials – Part 1: Removal of nitric oxide

Lời nói đầu

TCVN 10141-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 22197-1:2007.

TCVN 10141-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC206 Gốm cao cấp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10141, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 22197, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp) – Phương pháp xác định tính năng làm sạch không khí của vật liệu bán dẫn xúc tác quang:

- TCVN 10141-1:2013 (ISO 22197-1:2007) Phần 1: Loại bỏ nitơ oxit

- TCVN 10141-2:2013 (ISO 22197-2:2011) Phần 2: Loại bỏ acetaldehyd

- TCVN 10141-3:2013 (ISO 22197-3:2011) Phần 3: Loại bỏ toluen
GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH NĂNG LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ CỦA VẬT LIỆU BÁN DẪN XÚC TÁC QUANG – PHẦN 1: LOẠI BỎ NI TƠ OXIT

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) – Test method for air-purification performance of semiconducting photocatalytic materials – Part 1: Removal of nitric oxide

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử tính năng làm sạch không khí của vật liệu có chứa chất xúc tác quang hoặc có màng xúc tác quang trên bề mặt, luôn luôn được làm từ các oxit kim loại bán dẫn, như titan dioxit hoặc các vật liệu gốm khác, bằng cách phơi mẫu thử liên tục trong mô hình không khí ô nhiễm khi chiếu xạ ánh sáng tử ngoại. Tiêu chuẩn này được sử dụng với nhiều loại vật liệu khác nhau, như vật liệu xây dựng ở dạng tấm phẳng, dạng bảng hoặc dạng đĩa, đó là những dạng cơ bản của vật liệu đối với các ứng dụng khác nhau. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với các vật liệu dạng cấu trúc tổ ong và đối với chất dẻo hoặc vật liệu giấy nếu chúng có chứa vi tinh thể gốm và compozit. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với vật liệu xúc tác quang dạng bột và dạng hạt.

Phương pháp thử này được áp dụng đối với các vật liệu xúc tác quang được sản xuất để làm sạch không khí. Phương pháp này không phù hợp để xác định các tính năng khác của vật liệu xúc tác quang, có nghĩa là phân hủy các chất nhiễm bẩn nước, tự làm sạch, chống mờ và hoạt tính chống khuẩn. Tiêu chuẩn này liên quan đến sự loại bỏ nitơ oxit.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994), Chất lượng nước – Xác định pH.

TCVN 6494-1 (ISO 10304-1), Chất lượng nước – Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrat và sulfat hòa tan bằng sắc ký lỏng – Phương pháp dành cho nước bẩn ít.

TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009)1, Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung.

TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025:2005) Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

ISO 4677-1:1985, Atmospheres for conditioning and testing – Determination of relative humidity – Part 1: Aspirated psychrometer method (Khí quyển để ổn định và thử nghiệm – Xác định độ ẩm tương đối – Phần 1: Phương pháp hút ẩm kế).

ISO 4892-1, Plastics – Methods of exposure to laboratory light sources – Part 1: General guidance (Chất dẻo – Phương pháp phơi nhiễm trong nguồn sáng phòng thử nghiệm – Phần 1: Hướng dẫn chung).

ISO 4892-3:2006, Plastics – Methods of exposure to laboratory light sources – Part 3: Fluorescent UV lamps (Chất dẻo – Phương pháp phơi nhiễm trong nguồn sáng phòng thử nghiệm – Phần 3: Đèn huỳnh quang UV).

ISO 6145-7:2001, Gas analysis – Preparation of calibration gas mixture using dynamic volumetric methods – Part 7: Thermal mass-flow controllers (Phân tích khí – Chuẩn bị hỗn hợp khí hiệu chuẩn sử dụng phương pháp thể tích động học).

ISO 7996:1985, Ambient air – Determination of the mass concentration of nitrogen oxides – Chemiluminescence method (Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng của các oxit nitơ – Phương pháp phát quang hóa học).



3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây



3.1. Chất xúc tác quang (photocatalyst)

Chất thực hiện một hoặc nhiều chức năng dựa trên phản ứng oxy hóa khử dưới chiếu xạ tử ngoại (UV), gồm sự phân hủy và loại bỏ các chất nhiễm bẩn không khí và nước, khử mùi và hoạt tính kháng khuẩn, tự làm sạch và chống mờ.



3.2. Vật liệu xúc tác quang (photocatalytic materials)

Vật liệu trong, hoặc trên nó, chất xúc tác quang được thêm vào bằng cách phủ, tẩm, trộn, v.v…

CHÚ THÍCH: Các vật liệu xúc tác quang được sử dụng làm vật liệu xây dựng và làm đường để có được các chức năng như đề cập ở trên.

3.3. Khí hiệu chuẩn điểm zero (zero calibration gas)

Không khí không chứa các chất ô nhiễm (có nghĩa là trong đó các chất ô nhiễm thông thường dưới 0,01 L/L)

CHÚ THÍCH: Khí hiệu chuẩn điểm zero được chuẩn bị từ không khí trong nhà sử dụng hệ thống làm sạch không khí phòng thử nghiệm hoặc được cung cấp là không khí tổng hợp trong chai chứa khí.

3.4. Khí chuẩn (standard gas)

Khí pha loãng có nồng độ đã biết được cung cấp trong chai chứa và được chứng nhận bởi phòng thử nghiệm đã được công nhận.



3.5. Khí thử nghiệm (test gas)

Hỗn hợp không khí và các chất ô nhiễm đã biết nồng độ được chuẩn bị từ khí chuẩn hoặc khí hiệu chuẩn điểm zero, được sử dụng cho phép thử tính năng của vật liệu xúc tác quang.



3.6. Nước tinh khiết (purified water)

Nước được sử dụng để rửa giải, v.v… có độ dẫn điện nhỏ hơn 1 S, được chuẩn bị bằng phương pháp trao đổi ion hoặc chưng cất.



4. Ký hiệu

f tốc độ dòng không khí được chuyển đổi về trạng thái tiêu chuẩn (0oC, 101,3 kPa và nền khí khô) (L/min)

NO phần thể tích nitơ oxit tại cổng ra thiết bị phản ứng (L/L)

NOi phần thể tích cung cấp của nitơ oxit (L/L)

NO2 phần thể tích nitơ dioxit tại cổng ra thiết bị phản ứng (L/L)

NOx phần thể tích của các nitơ oxit (NO + NO2 tại cổng ra thiết bị phản ứng (L/L)

NO2- nồng độ ion nitrit trong dung dịch rửa giải từ mẫu thử (mg/L)

NO3- nồng độ ion nitrat trong dung dịch rửa giải từ mẫu thử (mg/L)

t thời gian hấp phụ, hoạt động loại bỏ hoặc giải hấp (min)

nads lượng NOx hấp phụ bởi mẫu thử (mol)

ndes lượng NOx giải hấp từ mẫu thử (mol)

nNO lượng NO bị loại ra khỏi mẫu thử (mol)

nNO2 lượng NO2 được tạo thành từ mẫu thử (mol)

nNOx lượng NOx bị loại ra khỏi mẫu thử (mol)

nw lượng nitơ được rửa giải từ mẫu thử (mol) [w1, w2 tương ứng là dung dịch rửa giải thứ nhất và thứ hai)

Vw thể tích của nước rửa được gom lại (mL) [w1, w2 tương ứng là dung dịch rửa giải thứ nhất và thứ hai)

w sự thu hồi từng phần của nitơ

5. Nguyên tắc

Tiêu chuẩn này liên quan đến việc phát triển, so sánh, đảm bảo chất lượng, đặc tính, độ tin cậy và tạo ra bộ dữ liệu cho vật liệu xúc tác quang [1]. Phương pháp này được sử dụng để xác định tính năng làm sạch không khí của vật liệu xúc tác quang bằng cách phơi mẫu thử trong mô hình không khí ô nhiễm khi chiếu xạ ánh sáng tử ngoại (UV)[2]. Nitơ oxit (NO) được chọn là chất ô nhiễm không khí điển hình cho sản phẩm không bay hơi trên chất xúc tác quang. Mẫu thử, được đặt trong thiết bị phản ứng quang kiểu dòng chảy, được kích hoạt bằng chiếu xạ UV và hấp phụ, oxy hóa NO pha khí tạo thành axit nitric (hoặc nitrat) trên bề mặt của nó [3]. Một phần của NO được chuyển thành nitơ dioxit (NO­2) trên mẫu thử. Tính năng làm sạch không khí được xác định từ lượng nitơ oxit bị loại bỏ (NOx) (= NO bị loại bỏ - NO2 được tạo thành). Sự hấp phụ và giải hấp đơn giản của NO do mẫu thử (không do chất xúc tác quang) được đánh giá bằng các thử nghiệm trong bóng tối. Mặc dù hoạt tính xúc tác quang bị giảm do sự tích lũy của các sản phẩm phản ứng, thường được lưu giữ lại do sự rửa bằng nước[4]. Phép thử rửa giải được đưa ra ở đây cung cấp các thông tin về tái sinh và cân bằng vật liệu của các chất ô nhiễm.



6. Thiết bị, dụng cụ

6.1. Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm cung cấp vật liệu xúc tác quang cần được kiểm tra đối với khả năng loại bỏ chất ô nhiễm bằng cách cung cấp khí thử liên tục, trong khi chiếu xạ quang để kích hoạt chất xúc tác quang. Thiết bị bao gồm bộ cấp khí thử, thiết bị phản ứng quang, nguồn sáng và thiết bị đo chất ô nhiễm. Vì thử nghiệm các chất ô nhiễm có nồng độ thấp, nên hệ thống được chế tạo bằng vật liệu có độ hấp phụ thấp và độ bền đối với bức xạ tử ngoại (UV), ví dụ nhựa acrylic, thép không gỉ, thủy tinh và các polyme fluorocarbon. Ví dụ về hệ thống thử nghiệm được thể hiện trong Hình 1.

Kích thước tính bằng milimet



CHÚ DẪN

1 nguồn sáng

7 bộ điều khiển lưu lượng – khối lượng

2 cửa sổ quang học

8 máy trộn khí

3 mẫu thử

9 máy tạo ẩm

4 khí chuẩn (chất ô nhiễm)

10 máy phân tích

5 hệ thống làm sạch không khí

11 lỗ thông hơi

6 máy nén khí




Hình 1 – Sơ đồ thiết bị thử nghiệm

6.2. Bộ cấp khí thử nghiệm

Bộ cấp khí thử nghiệm cung cấp không khí bị ô nhiễm có các chất nhiễm bẩn theo mô hình tại nồng độ xác định trước, nhiệt độ và độ ẩm và cung cấp nó liên tục trong thiết bị phản ứng quang. Nó bao gồm bộ điều khiển dòng chảy, máy tạo ẩm, máy trộn khí, v.v… Tốc độ dòng chảy của từng khí nằm trong khoảng 5% của giá trị thiết kế, dễ dàng đạt được bằng cách sử dụng bộ điều khiển nhiệt khối lượng – lưu lượng, với sự hiểu biết về tốc độ dòng chảy khí đã hiệu chuẩn và nhiệt độ phù hợp với ISO 6145-7. Công suất điển hình của bộ điều khiển lưu lượng đối với khí ô nhiễm, không khí khô và không khí ướt tương ứng là 0,1 L/min, 2,0 L/min và 2,0 L/min. Biểu thị tốc độ lưu lượng khí trong tiêu chuẩn này là ở trạng thái tiêu chuẩn (0oC, 101,3 kPa và nền khí khô). Khí NO chuẩn, thông thường được cân bằng với nitơ trong chai chứa, phải có phần thể tích từ 30 L/L đến 100 L/L, vì sự ô xy hóa NO thành NO­2 khi trộn với không khí sạch trở thành dễ thấy với nồng độ NO cao hơn.

Kích thước tính bằng milimet



CHÚ DẪN

1 cửa sổ quang học

2 mẫu thử

3 dòng khí thử

4 đĩa điều chỉnh độ cao

5 độ dày lớp không khí

6 mẫu thử (cấu trúc tổ ong)

Hình 2 – Mặt cắt ngang của thiết bị phản ứng quang

6.3. Thiết bị phản ứng quang

Thiết bị phản ứng quang giữ cho mẫu thử phẳng trong phạm vi vùng lõm của chiều rộng 50 mm, có bề mặt song song với cửa sổ quang học đối với chiếu xạ quang. Thiết bị phải được chế tạo từ vật liệu hấp phụ khí thử ít nhất và chịu được chiếu xạ ánh sáng UV-gần. Mẫu thử phải được tách biệt khỏi cửa sổ bởi một lớp không khí dày 5,0 mm ± 0,5 mm. Khí thử chỉ đi qua không gian giữa mẫu thử và cửa sổ. Khoảng trống này phải được thiết lập chính xác, ví dụ bằng cách sử dụng các đĩa điều chỉnh độ cao có các độ dày khác nhau, như được thể hiện trong Hình 2 a). Khi chất xúc tác quang loại màng lọc được thử nghiệm, phải sử dụng một loại giá đỡ mẫu thử khác, loại này đỡ mẫu thử trong khi cho phép khí thử đi qua các tế bào của bộ lọc khi đang chiếu xạ (Hình 2 b). Cửa sổ quang học được làm bằng kính thạch anh hoặc borosilicat hấp thụ tối thiểu ánh sáng tại bước sóng dài hơn 300 nm.



6.4. Nguồn sáng

Nguồn sáng cho chiếu xạ UV-A trong dải bước sóng từ 300 nm đến 400 nm. Nguồn thích hợp bao gồm đèn huỳnh quang ánh sáng đen (BL) và ánh sáng xanh đen (BLB), có bước sóng lớn nhất tại 351 nm, theo quy định tại ISO 4892-3, và đèn xenon có bộ lọc quang chặn bức xạ dưới 300 nm và trên 400 nm. Mẫu thử phải được chiếu xạ một cách đồng đều qua cửa sổ bằng nguồn sáng. Trong trường hợp thử nghiệm các chất xúc tác quang dạng cấu trúc tổ ong, nguồn sáng được chiếu xạ trên một mặt của mẫu thử. Nguồn sáng yêu cầu làm ấm phải được trang bị tấm chắn sáng. Khoảng cách giữa nguồn sáng và thiết bị phản ứng phải được điều chỉnh sao cho chiếu xạ UV (300 nm đến 400 nm) lên bề mặt mẫu là 10 W/m2 ± 0,5 W/m2. Chiếu xạ dọc theo chiều dài của mẫu thử cũng phải không đổi trong phạm vi ± 5%. Chiếu xạ UV phải được xác định bằng thiết bị đo bức xạ phù hợp với ISO 4892-1. Thiết bị phản ứng phải được che chắn khỏi ánh sáng bên ngoài nếu cần.



6.5. Thiết bị phân tích các chất ô nhiễm

Thiết bị phân tích phát quang bằng phản ứng hóa học NOx được quy định tại ISO 7996, hoặc tương đương, phải được sử dụng để xác định chính xác nồng độ NOx. Trước khi thử nghiệm, thiết bị phân tích phải được hiệu chuẩn bằng các khí hiệu chuẩn có nồng độ NOx bằng “0” và các nồng độ trong dải nồng độ thử nghiệm. Phải sử dụng sắc ký ion theo quy định tại TCVN 6494-1 (ISO 10304-1), hoặc tương đương, để phân tích nitrat và nitrit trong các mẫu nước.



7. Mẫu thử

Mẫu thử phải có chiều rộng 49,5 mm ± 0,5 mm và chiều dài 99,5 mm ± 0,5 mm. Nó có thể được cắt thành các kích thước này từ vật liệu đống lớn hơn hoặc tấm đã phủ, hoặc có thể được chuẩn bị một cách đặc biệt đối với phép thử bằng cách phủ nền trước khi cắt. Độ dày của mẫu thử lý tưởng phải nhỏ hơn 5 mm, để giảm thiểu sự phân bố xúc tác quang từ các mặt bên. Nếu sử dụng các mẫu thử dày hơn để thử nghiệm, các mặt bên phải được bịt kín bằng vật liệu trơ trước khi thử nghiệm. Các yêu cầu tương tự áp dụng đối với vật liệu loại lọc.



8. Cách tiến hành

8.1. Tiền xử lý mẫu thử

8.1.1. Loại bỏ tạp chất hữu cơ

Chiếu xạ mẫu thử bằng đèn tử ngoại ít nhất trong 5 h để phân hủy chất hữu cơ cặn lắng trên mẫu thử. Chiếu xạ UV lên bề mặt mẫu phải cao vừa đủ để đảm bảo phân hủy hoàn toàn tạp chất hữu cơ (10 W/m2 hoặc cao hơn).



8.1.2. Rửa bằng nước

Ngâm mẫu thử trong nước đã khử ion trong 2 h hoặc nhiều hơn, lấy mẫu thử ra và làm khô trong không khí ở nhiệt độ phòng. Mẫu thử có thể được làm khô đến khối lượng không đổi bằng cách gia nhiệt trong dải nhiệt độ không gây sự thay đổi vật lý và hóa học của mẫu thử (tối đa 110 oC). Phương pháp làm khô và quan sát bất kỳ, như bề ngoài của cặn lắng trong nước rửa, phải được ghi lại. Độ pH và nồng độ của các ion nitrat và nitrit được xác định bằng phương pháp quy định trong 8.3. Nếu các mẫu thử không được thử ngay sau khi tiền xử lý, chúng được giữ trong bình chứa kín khí.



8.2. Phép thử loại bỏ chất ô nhiễm

8.2.1. Phép thử này sử dụng quy trình sau để nhận được lượng chất ô nhiễm hấp phụ trong điều kiện tối, được loại bỏ bởi chiếu xạ quang và được giải hấp sau khi bức xạ quang. Hình 3 biểu thị sự thay đổi phần thể tích điển hình của nitơ oxit (NO) và nitơ dioxit (NO2) trong suốt quy trình thử.

8.2.2. Điều chỉnh bộ cấp khí thử trước sao cho nó có thể cung cấp ổn định khí thử có chứa 1,0 l/L ± 0,05 L/L NO và 1,56% ± 0,08% phần thể tích hơi nước tại 25,0 oC ± 2,5 oC. Phần thể tích hơi nước này là tương đương với độ ẩm tương đối 50% tại 25 oC. Phép đo độ ẩm phải được thực hiện bằng cách sử dụng quy trình trong ISO 4677-1. Đo và ghi lại bức xạ từ nguồn sáng. Khởi động và hiệu chuẩn thiết bị phân tích chất ô nhiễm trong suốt thời gian này.

8.2.3. Đặt mẫu thử vào thiết bị phản ứng và gắn cửa sổ kính sau khi điều chỉnh không gian giữa mẫu thử và cửa sổ là 5,0 mm ± 0,5 mm. Kiểm tra thiết bị phản ứng được bịt kín bằng cách quan sát vật liệu bịt, như vòng chữ O để tiếp xúc kín cửa sổ thủy tinh.

8.2.4. Cho khí thử chảy vào thiết bị phản ứng quang, không có chiếu xạ quang. Tốc độ lưu lượng phải là 3,0 L/min ± 0,15 L/min (tương đương với vận tốc khoảng 0,2 m/s đối với kích thước bình được mô tả ở trên). Tiếp tục dòng chảy trong 30 min và ghi lại sự thay đổi về phần thể tích NO và nitơ dioxit (NO2) trong điều kiện tối. Nếu phần thể tích NOx nhỏ hơn 90% phần thể tích được cung cấp sau 30 min, tiếp tục cho đến khi nó vượt phần thể tích này.

8.2.5. Duy trì lưu lượng khí và bắt đầu chiếu xạ vào mẫu, và ghi lại các phần thể tích NO và NO2 khi chiếu xạ quang trong 5 h.

8.2.6. Dừng chiếu xạ quang, bật khí hiệu chuẩn điểm zero dưới cùng điều kiện lưu lượng và ghi lại phần thể tích NOx trong 30 min.

8.2.7. Dừng cung cấp khí cho thiết bị phản ứng và lấy mẫu thử ra khỏi thiết bị phản ứng.



CHÚ DẪN

1 Mức cấp NO

2 Bắt đầu tiếp xúc

3 Đèn bật

4 Đèn tắt, khí hiệu chuẩn điểm zero

X thời gian (h)

Y NO, NO2 (L/L)

Hình 3 – Vết nồng độ NOx điển hình trong khi vận hành thử nghiệm

8.3. Phép thử rửa giải

8.3.1. Ngâm mẫu thử trong lượng xác định nước tinh khiết (khoảng 50 mL) trong 1 h. Lấy mẫu thử ra và ghi lại thể tích nước (sau đây gọi tắt là Nước rửa 1). Ngâm lại mẫu thử trong lượng xác định nước tinh khiết thứ hai trong 1 h. Lấy mẫu thử ra và ghi lại thể tích nước (sau đây gọi tắt là Nước rửa 2). Ghi lại sự thay đổi bất kỳ, như mất màu của nước rửa hoặc sự có mặt của cặn lắng.

CHÚ THÍCH 1: Khi mẫu thử hấp thụ nước, lượng nước có thể tăng lên thích hợp.

CHÚ THÍCH 2: Đối với phép thử khó rửa giải, có nghĩa là do sự hấp thụ nước mạnh, thử nghiệm lại sau khi làm khô mẫu thử có thể được thực hiện loại trừ quy trình trong 8.1.2, chỉ ra rằng tính năng loại bỏ không đổi đối với các phép thử lặp lại.

8.3.2. Đo pH của Nước rửa 1 và 2 theo TCVN 6492 (ISO 10523), cùng với các nồng độ của nitrat và nitrit được xác định theo TCVN 6494-1 (ISO 10304-1).

9. Tính toán

9.1. Phương pháp tính

Kết quả thử nghiệm phải được tính như sau. Các giá trị tính được luôn luôn được làm tròn đến một dấu thập phân phù hợp với TCVN 7870-1 (ISO 80000-1). Sự thu hồi phân đoạn nitơ được làm tròn đến hai dấu thập phân.



9.2. Lượng hấp phụ NOx bởi mẫu thử

Lượng hấp phụ từ khí thử được tính theo công thức sau:

nads = (f/22,4) (1)

trong đó


nads là lượng NOx được hấp phụ bởi mẫu thử (mol);

f tốc độ dòng không khí được chuyển đổi về trạng thái tiêu chuẩn (0 oC, 101,3 kPa và nền khí khô) (L/min);

NOi phần thể tích cung cấp của nitơ oxit (L/L)

NO phần thể tích nitơ oxit tại cổng ra thiết bị phản ứng (L/L)

NO2 phần thể tích nitơ dioxit tại cổng ra thiết bị phản ứng (L/L)

Phép tích phân được lấy theo thời gian của quá trình hấp thụ, tính bằng phút, có nghĩa là thời gian giữa bắt đầu tiếp xúcđèn bật như trình bày trong Hình 3.



9.3. Lượng NO được loại ra bởi mẫu thử

Lượng NO được lấy ra khỏi khí thử được tính theo công thức sau:

nNO = (f/22,4) (2)

trong đó


nNO là lượng NO được loại bỏ bởi mẫu thử (mol);

các ký hiệu khác được xác định trong 9.2.

Phép tích phân được lấy theo thời gian trong đó mẫu được chiếu xạ, tính bằng phút, có nghĩa là thời gian giữa đèn bậtđèn tắt như trình bày trong Hình 3.

9.4. Lượng NO­2 được tạo thành bởi mẫu thử

Lượng NO2 được tạo thành được tính theo công thức sau:

nNO2 = (f / 22,4) (3)

trong đó


NO2 là lượng NO2 được tạo thành bởi mẫu thử (mol);

các ký hiệu khác được xác định trong 9.2.

Phép tích phân được lấy theo thời gian trong đó mẫu được chiếu xạ, tính bằng phút, có nghĩa là thời gian giữa đèn bậtđèn tắt như trình bày trong Hình 3.

9.5. Lượng NO­x được giải hấp từ mẫu thử

Lượng NOx giải hấp được tính theo công thức sau:

ndes = (f/22,4) (4)

trong đó


ndes là lượng NOx giải hấp từ mẫu thử (mol);

các ký hiệu khác được xác định trong 9.2.

Phép tích phân được lấy theo thời gian, tính bằng phút, giữa đèn tắt và kết thúc thử nghiệm như trình bày trong Hình 3.

9.6. Lượng tịnh NOx bị loại bỏ bởi mẫu thử

Lượng tịnh NOx loại bỏ được tính theo công thức sau:

NNox = nads + nNO - nNO2­ – n­des (5)

Trong đó


nNOx là lượng NOx đã loại bỏ bởi mẫu thử (mol);

các ký hiệu khác được xác định trong 9.2 đến 9.5.



9.7. Nitơ được rửa giải từ mẫu thử

Lượng nitơ rửa giải được tính theo công thức sau:

n = nw1 + nw2 = Vw1 (6)

trong đó


n là lượng nitơ rửa giải từ mẫu thử (mol);

V là thể tích các nước rửa được thu gom (mL);



là nồng độ ion nitrat trong phần rửa giải từ mẫu thử (mg/L);

là nồng độ ion nitrit trong phần rửa giải từ mẫu thử (mg/L);

w1, w2 (các chỉ số dưới) là phần rửa giải thứ nhất và thứ hai.



9.8. Thu hồi nước rửa

Thu hồi phân đoạn nitơ được tính đến hai chữ số thập phân theo công thức sau:

­w = (nw1 + nw2)/nNox (7)

Trong đó


w là thu hồi phân đoạn của nitơ;

Các ký hiệu khác được xác định trong 9.6 và 9.7



10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải phù hợp với các điều khoản báo cáo của TCVN ISO/IEC 17025, và phải bao gồm các thông tin sau. Các hạng mục g) và h) phải được báo cáo đối với từng phép thử.

a) Tên và địa chỉ của nhà thiết lập phép thử

b) Ngày thử nghiệm, tên và địa chỉ khách hàng

c) Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là được xác định phù hợp với TCVN 10141-1:2013 (ISO 22197-1:2007).

d) Ngày thử nghiệm, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, v.v…

e) Mô tả mẫu thử (vật liệu, kích cỡ, hình dạng, v.v…)

f) Mô tả thiết bị thử nghiệm (đặc điểm kỹ thuật, v.v…).

g) Điều kiện thử nghiệm (loại khí ô nhiễm, nồng độ cung cấp, nồng độ hơi nước, tốc độ dòng chảy, loại nguồn sáng, chiếu rọi, máy phân tích và bức xạ kế được sử dụng, v.v…).

h) Lượng NOx được lấy đi, NO2 được sinh ra, NOx được hấp phụ, và NOx giải hấp bởi mẫu thử và thu hồi phân đoạn bằng cách rửa với nước.

i) Các vấn đề bất kỳ quan trọng đặc biệt, như thay đổi về mẫu thử được ghi chú trong quá trình phép thử.
Phụ lục A

(Tham khảo)



Các kết quả của thử nghiệm so sánh liên phòng

Phép thử so sánh liên phòng được thực hiện giữa bốn phòng thử nghiệm. Từng phòng chuẩn bị thiết bị thử nghiệm gồm có thiết bị phản ứng riêng biệt. Phòng thử nghiệm tổ chức thăm từng thành viên trong quá trình thử với bình khí chuẩn (khoảng 50 L/L NO/nitơ), lưu lượng kế khí hiệu chuẩn và bức xạ kế UV-A để kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị của nó. Mỗi phòng thử nghiệm thực hiện bốn phép thử sử dụng chất xúc tác quang nền giấy được cung cấp. Dữ liệu gốc được trình bày trong Bảng A.1.



Bảng A.1 – Các kết quả phép thử so sánh liên phòng

Đơn vị: mol



Phòng thử nghiệm (số phép thử)

NO được loại bỏ

NOx được loại bỏ

NO2 được tạo thành

Phòng thử nghiệm (số phép thử)

NO được loại bỏ

NOx được loại bỏ

NO2 được tạo thành

A (1)

24,3

15,2

8,9

C (1)

24,3

13,8

10,5

A (2)

24,1

14,6

9,1

C (2)

24,2

14,5

9,6

A (3)

24,1

14,9

8,8

C (3)

24,2

14,7

9,4

A (4)

24,8

15,4

8,9

C (4)

24,3

14,5

9,7

B (1)

24,8

14,6

10,2

D (1)

25,2

15,5

9,7

B (2)

24,8

15,5

9,4

D (2)

24,7

15,3

9,4

B (3)

24,8

15,4

9,4

D (3)

24,2

15,0

9,2

B (4)

25,1

15,7

9,3

D (4)

24,7

15,2

9,5

Giá trị trung bình tổng, độ lệch chuẩn lặp lại và độ lệch chuẩn tái lập được tính theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) được tóm tắt trong Bảng A.2.

Bảng A.2 – Dữ liệu thống kê nhận được phù hợp với TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)

Đơn vị: mol






Giá trị trung bình tổng thể

Độ lệch chuẩn lặp lại

Độ lệch chuẩn tái lập

NO loại bỏ

24,54

0,28

0,38

NOx loại bỏ

14,99

0,37

0,53

NO2 tạo thành

9,44

0,33

0,46

Đối với nguồn sáng, một số phòng thử nghiệm sử dụng đèn huỳnh quang BL, trong khi các phòng khác sử dụng đèn huỳnh quang BLB. Tuy nhiên, sự khác nhau không đáng kể được quan sát cùng với chiếu xạ UV-A đã thiết lập giá trị xác định. Trong các phép thử thêm nữa, các kết quả loại bỏ NOx nhận được với các mẫu xúc tác quang khác nhau, như gạch, đĩa phủ xi măng, đĩa nhôm sơn phù, v.v… khác nhau từ < 1,0 mol đến 20,0 mol, được chỉ ra rằng phương pháp này có thể phân biệt các mẫu thử có tính năng xúc tác quang khác nhau.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] FUJISHIMA, A., HASHIMOTO, K., và WANTANABE, T. TiO­­2­­ Photocatalysis. Fundamentals and application BKC Inc. Tokyo (1999) [FUJISHIMA, A., HASHIMOTO, K. và WANTANABE, T. Xúc tác quang TiO2. Cơ sở và ứng dụng BKC Inc. Tokyo (1999)]

[2] Japanese Industrial Standard Committee, Photocatalytic materials – Air purification test procedure, TR Z 0018, Japanese Standard Association (2002) [Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, Vật liệu xúc tác quang – Quy trình thử làm sạch không khí, TR Z 0018, Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (2002)]

[3] IBUSUKI, T. and TAKEUCHI, K. Removal of low concentration nitrogen oxides through photoassisted heterogeneous catalysis, J. Mol. Catal., 88, pp. 93-102 (1994) [IBUSUKI, T. and TAKEUCHI, K. Sự loại bỏ các nitơ oxit có nồng độ thấp bằng xúc tác dị thể hỗ trợ quang, J. Mol, Catal., 88, pp. 93-102 (1994)]



[4] TAKEUCHI, K. Purification and remediation of ambient air photocatalysis (in Japannese), J. Jpn. Soc. Atmos. Environ, 33(3), pp. 139-150 (1998) [TAKEUCHI, K. Làm sạch và khắc phục xúc tác quang không khí xung quanh (ở Nhật Bản), J. Jpn. Soc. Atmos. Environ., 33(3), pp. 139-150 (1998)]

1 ISO 31-0:1992, Quantities and units – Part 0: General principles được thay thế bằng ISO 80000-1:2009


tải về 111.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương