TIÊu chuẩn ngành 22tcn 354: 2006



tải về 406.16 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích406.16 Kb.
#28199
1   2   3   4

E.3 Trình tự thí nghiệm

E.3.1 Cân 150 g cát si líc cho vào trong cốc trộn.

E.3.2 Rút 12 g nhũ tương a xít vào cốc trộn, dùng dao trộn đều hỗn hợp trong khoảng thời gian từ 20 giây đến 60 giây hoặc cho tới khi nhũ tương a xít dính bám đều toàn bộ vật liệu cát.

E.3.3 Lấy hỗn hợp ra khỏi cốc trộn và đổ rải đều lên một tờ giấy trong khoảng thời gian 24 giờ; sau khoảng thời gian này, nếu mẫu chưa phân tách hoàn toàn thì phải đợt thêm cho tới khi mẫu phân tách hoàn toàn.

E.3.4 Đặt sàng vào trong cốc thuỷ tinh 1000 ml, sau đó rút 500 ml nước cất vào trong cốc. Đun sôi nước và lấy toàn bộ hỗn hợp cát trộn nhũ tương đổ rải đều lên sàng.

E.3.5 Tiếp tục đun sôi nước trong thời gian 10 phút, sau đó gạn nước ra, lấy hỗn hợp trên sàng đổ rải đều lên một mặt phẳng; quan sát bằng mắt và đánh giá phần diện tích hỗn hợp có nhũ tương dính bám.

E.4 Báo cáo kết quả thí nghiệm

Nếu phần diện tích hỗn hợp có nhũ tương dính bám lớn hơn phần diện tích hỗn hợp không có nhũ tương dính bám thì kết luận mẫu thí nghiệm là nhũ tương a xít phân tách chậm.



PHỤ LỤC F

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRỘN LẪN VỚI NƯỚC CỦA NHŨ TƯƠNG A XÍT


(THAM KHẢO)

F.1 Khái niệm, phạm vi áp dụng

Khả năng trộn lẫn với nước của nhũ tương a xít là chỉ tiêu cho phép sử dụng nước để pha loãng nhũ tương a xít mà không làm phân tách nhũ tương a xít.

Phương pháp thí nghiệm này được áp dụng cho nhũ tương a xít phân tách trung bình và phân tách chậm, không áp dụng cho nhũ tương a xít phân tách nhanh.

F.2 Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

F.2.1 Cốc thuỷ tinh dung tích 400 ml.

F.2.2 Ống đong dung tích 100 ml.

F.2.3 Ống đong dung tích 200 ml.

F.2.4 Nhiệt kế thuỷ ngân có phạm vi đo từ 19oC đến 27oC, có vạch chia 0,1oC.

F.2.5 Đũa thuỷ tinh hoặc đũa kim loại.

F.2.6 Nước cất.

F.3 Trình tự thí nghiệm

F.3.1 Rút 50 ml nhũ tương a xít có nhiệt độ 20+ 2oC vào cốc thuỷ tinh 400 ml; sau đó rút từ từ 150 ml nước cất vào cốc thuỷ tinh đựng mẫu. Trong khi rút, dùng đũa khuấy để nước trộn đều với nhũ tương a xít.

F.3.2 Để yên hỗn hợp trong khoảng thời gian 2 giờ, sau đó kiểm tra xem có nhựa đông tụ ở đáy cốc thuỷ tinh hay không.

F.4 Kết quả thí nghiệm

Nếu không có nhựa đông tụ ở đáy cốc thuỷ tinh thì kết luận: Có thể dùng nước để pha loãng nhũ tương a xít.



PHỤ LỤC G

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ DÍNH BÁM VỚI CỐT LIỆU CỦA NHŨ TƯƠNG A XÍT TẠI HIỆN TRƯỜNG


(THAM KHẢO)

G.1 Phạm vi áp dụng

Đây là phương pháp thí nghiệm nhanh dùng để xác định tính tương hợp của nhũ tương a xít với cốt liệu tại hiện trường thông qua: mức độ dính bám với cốt liệu, mức độ dính bám còn lại sau quá trình trộn và sau quá trình rửa bằng nước.



G.2 Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

G.2.1 Cốc kim loại dung tích 500 ml.

G.2.2 Chảo dung tích từ 2500 ml đến 3000 ml có tay cầm.

G.2.3 Ống đong 50 ml có vạch chia thể tích.

G.2.4 Dao trộn có tay cầm.

G.2.5 Sàng tiêu chuẩn lỗ vuông 19 mm.

G.3 Trình tự thí nghiệm

G.3.1 Sàng loại bỏ các hạt lớn hơn 19 mm có trong cốt liệu.

G.3.2 Dùng cốc kim loại 500 ml đong đầy cốt liệu đổ vào chảo, sau đó rút 50 ml nhũ tương a xít vào.

G.3.3 Dùng dao trộn mạnh tay hỗn hợp trong khoảng thời gian 5 phút.

G.3.4 Quan sát, đánh giá mức độ dính bám cốt liệu của nhũ tương a xít và lượng nước tách ra từ nhũ tương a xít.

G.3.5 Đổ hỗn hợp cốt liệu trộn nhũ tương từ chảo trộn vào đầy cốc kim loại sau đó đặt cốc mẫu vào chảo trộn.

G.3.6 Rửa hỗn hợp trong cốc kim loại bằng cách đổ đầy nước vào rồi lại gạn ra 5 lần.

G.3.7 Đổ rải đều hỗn hợp còn lại trong cốc kim loại lên một tờ giấy và quan sát, đánh giá mức độ dính bám cốt liệu của nhũ tương a xít sau khi rửa.

G.4 Báo cáo kết quả thí nghiệm

Dính bám với cốt liệu được đánh giá theo 3 mức độ:



  • Được đánh giá là khá (good) khi nhũ tương a xít dính bám trên toàn bộ bề mặt các hạt cốt liệu trừ những lỗ rỗ và các cạnh góc;

  • Được đánh giá là đạt (fair) khi phần diện tích dính bám lớn hơn 50%;

  • Được đánh giá là kém (poor) khi phần diện tích dính bám nhỏ hơn 50%.

PHỤ LỤC H

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA NHŨ TƯƠNG A XÍT


(THAM KHẢO)

H.1 Định nghĩa

Khối lượng thể tích của nhũ tương a xít là khối lượng của một đơn vị thể tích nhũ tương a xít ở nhiệt độ 25oC.

H.2 Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

H.2.1 Bình đong tiêu chuẩn: Làm bằng kim loại, hình trụ tròn, có dung tích 100 ml; trên lắp đậy đã có một vài lỗ nhỏ để nhũ tương a xít thừa có thể chảy ra.

H.2.2 Cân: Có độ chính xác 0,01 g.

H.2.3 Bể bảo ôn: Bảo đảm duy trì ở nhiệt độ 255oC.

H.2.4 Nhiệt kế thuỷ ngân có vạch chia 0,2oC.

H.3 Trình tự thí nghiệm

H.3.1 Khuấy đều mẫu nhũ tương a xít sau đó đặt bình đựng mẫu vào trong bể bảo ôn ở nhiệt độ 250,5oC trong khoảng thời gian 1 giờ.

H.3.2 Cân xác định khối lượng của bình đong tiêu chuẩn bao gồm cả nắp (A, g).

H.3.3 Lấy bình đựng mẫu ra khỏi bể bảo ôn, dùng đũa khuấy đều để mẫu đạt độ đồng nhất.

H.3.4 Đưa bình đong tiêu chuẩn về nhiệt độ xấp xỉ 25oC và rút nhũ tương a xít vào đầy bình.

H.3.5 Đậy nắp và dùng rẻ khô lau sạch nhũ tương thừa tràn qua các lỗ nhỏ trên nắp đậy.

H.3.6 Cân xác định khối lượng bình đong tiêu chuẩn bao gồm cả nắp và mẫu (B, g).

H.4 Tính toán và báo cáo kết quả thí nghiệm

Khối lượng thể tích của nhũ tương a xít (ký hiệu là ), có đơn vị là g/l, được tính chính xác đến 0,01 g/l theo công thức:

 = 10 x (B – A) (g/l)

trong đó:

A là khối lượng của bình đong tiêu chuẩn bao gồm cả nắp, g;

B là khối lượng của bình đong tiêu chuẩn bao gồm cả nắp và mẫu, g.

Kết quả là giá trị trung bình của hai lần thí nghiệm trên cùng mẫu thử.

H.5 Độ chính xác

Có thể chấp nhận kết quả thu được của hai lần thí nghiệm khác nhau trên cùng một mẫu tại cùng thời điểm bởi cùng một thí nghiệm viên khi sai số giữa hai lần thí nghiệm không vượt quá 0,019 g/l.

Có thể chấp nhận kết quả thu được của hai phòng thí nghiệm khác nhau khi cùng thí nghiệm một mẫu tại cùng thời điểm nếu sai số giữa hai kết quả thí nghiệm không vượt quá 0,034 g/l.

PHỤ LỤC K

BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NHŨ TƯƠNG A XÍT

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

PHÒNG THÍ NGHIỆM LAS-XD…



Số: ………/LAS-XD…

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

NHŨ TƯƠNG A XÍT




1. Đơn vị yêu cầu:

…………………………………………………………….....……..

2. Công trình/Nơi sử dụng:

…………………………………………………………….....……..

3. Nguồn gốc/Mô tả mẫu:

………………………………………………………………….......

 4. Ngày nhận mẫu:

……………………………… . 5. Ngày thí nghiệm: ……………..

 6. Tiêu chuẩn thí nghiệm:

22 TCN 354-06 …...…. ..…… 7. Mó số mẫu: …………….……..

8. Kết quả thí nghiệm: 




tt

Chỉ tiêu thí nghiệm


Đơn vị

Kết quả thí nghiệm

Yêu cầu kỹ thuật

1

……………………………

……

……

……

2

……………………………

……

……

……

3

……………………………

……

……

……

4

……………………………

……

……

……

5

……………………………

……

……

……

6

……………………………

……

……

……

7

……………………………

……

……

……

8

……………………………

……

……

……



……………………………

……

……

……



……………………………

……

……

……



……………………………

……

……

……

7. Nhận xét/Ghi chú/Kết luận: …………………………………………………..………………

……, ngày … tháng … năm ….…





Đơn vị thực hiện thí nghiệm

(Ký tên, đóng dấu)


Phòng LAS-XD…

(Ký tên, đóng dấu)


Người thí nghiệm

(Ký tên)


Người kiểm tra

(Ký tên)






tải về 406.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương