TIÊu chuẩn ngành 22tcn 289: 2002 quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu



tải về 0.59 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.59 Mb.
#16649
1   2   3   4   5

Bảng 12

TT

Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra




Khi lắp đặt các khối tổ hợp lớn










1

Đỉnh các bộ phận bề mặt so với đường tuyến bến

( 20mm

Từng khối

Kiểm tra trắc đạc

2

Mặt phẳng các bộ phận bề mặt

30 phút

nt

nt

3

Khung neo so với đường vuông góc với tuyến bến

30 phút

nt

nt

4

Góc giữa các khung neo và bản neo so với góc vuông

1 grad

nt

nt

5

Bộ phận bề mặt theo phương bất kỳ so với phương thẳng đứng

15 phút

nt

nt




Khi thi công dầm mũ BTCT đổ tại chỗ










6

Cao trình đỉnh

( 10mm

100% chiều dài dầm mũ

Kiểm tra trắc đạc

và đo theo 2 m một theo chiều dài



8. THI CÔNG KHỐI VẬT LIỆU LẤP LÒNG BẾN LIỀN BỜ

8.1. Loại vật liệu lấp lòng bến (bao gồm: đất, đá, cát) cần được quy định trong thiết kế kỹ thuật.

8.2. Trước khi đổ đất lòng bến cần tiến hành kiểm tra sự sẵn sàng của công trình và sự phù hợp với thiết kế của các bộ phận bến đã được thi công, trong đó có liên kết neo và các thiết bị đảm bảo khả năng giữ đất của tường bến. Trong lòng công trình không được phép có rác hoặc các phế liệu khác.

8.3. Chất lượng của vật liệu đắp trong lòng bến sau tường, trình tự đắp và phương pháp làm chặt cần tuân theo các yêu cầu của thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công.

Nếu sau bến có khu vực đất sét yếu, thì trong thiết kế thi công cần phải xem xét các biện pháp riêng để ngăn ngừa sự dịch chuyển của chúng về phía tường bến trong quá trình đắp.

8.4. Khi đổ vật liệu lấp lòng bến bằng máy móc trên bờ cho các bến liền bờ có thiết bị neo, đầu tiên cần thực hiện và đầm chặt khối phản áp phía trước các bản neo.

Trong các kết cấu không có thiết bị neo cần quy định việc đắp theo giai đoạn bằng các công nghệ làm chặt đất khác nhau cho các vùng trên và dưới mực nước.

8.5. Khi trong thiết kế kỹ thuật đã xem xét việc đầm chặt vật liệu lòng bến tại vùng dưới nước, thì trong thiết kế thi công cần đề xuất công nghệ riêng phù hợp để đầm chặt sâu đảm bảo độ chặt yêu cầu của vật liệu đắp và không gây biến dạng kết cấu bến.

8.6. Đắp vật liệu phần dưới nước của khu vực sau tường bến bằng xe ủi hoặc ô tô tự đổ, cần được tiến hành tuân theo các yêu cầu của TCVN 4447-87 "Công tác đất - Thi công và nghiệm thu". Bề dày của lớp đắp và phương pháp đầm chặt phải được xác định trong thiết kế thi công.

Trong suốt giai đoạn đắp đất lòng bến cần tiến hành quan trắc tình trạng tường bến. Trong trường hợp phát hiện độ lún hoặc sự thay đổi vị trí tường trên mặt bằng cần phải tạm ngừng công tác đắp và xác định rõ các ngyên nhân biến dạng công trình, đồng thời phải đề xuất các biện pháp để khắc phục có sự phối hợp của cơ quan thiết kế.

8.7. Khi đắp lòng bến và tạo bãi cho bến liền bờ có các thiết bị neo, cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa không cho các thiết bị neo và lớp phủ chống gỉ các thanh neo bị hư hỏng. Cho phép xe lu và máy móc làm đất di chuyển trên các thanh neo đã được phủ một lớp đất không nhỏ hơn 0,8m (lớp đất phủ không phải là đá hộc hay đá tảng lớn).

8.8. Khi lấp lòng bến bằng phun hút cát, không cho phép tiến hành đồng thời trên một khu vực vừa phun đất trong lòng bến, vừa đào đất phía trước bến bằng tàu cuốc.

Trong giai đoạn lấp lòng bến bằng phun hút cần thực hiện kiểm tra cột nước áp lực trong khối phản áp bằng piezometer. Cứ 25m tuyến bến cần phải đặt ít nhất là 2 cái (mỗi cái cho mỗi vùng trên và dưới mực nước của khối phản áp).

8.9. Sau khi kết thúc công tác phun đất cần đặt các giếng thoát nước sâu 1,5m tính từ bề mặt bãi cảng và các ống dẫn để tiêu nước.

8.10. Trong quá trình thi công đắp phản áp, cần thực hiện kiểm tra chất lượng các công việc từng bước phù hợp với yêu cầu thiết kế về các đặt trưng địa kỹ thuật của đất, công nghệ san đổ và độ chặt của đất đắp.

Các sai số cho phép về thành phàn cỡ hạt và độ chặt của đất đắp cho trong bảng 13. Trong vùng ngập nước lấp các mẫu đất cát bằng dao vòng, đất sỏi bằng khuôn lập phương. Vị trí lấy mẫu cần phân bố đều trên toàn bộ diện tích đất đắp từng 1m theo chiều cao.

8.11. Lấp đất lòng bến bằng phun hút cần được tiến hành theo thiết kế thi công có xét đến sự tác động của các tải trọng phụ thêm đo nước thấm lên công trình. Chiều cao phun đất cho phép trong vùng ngập nước, cột áp lớn nhất của nước ngầm lên bến liền bờ và chế độ phun đất phải được xác định trong thiết kế tổ chức thi công.

Bảng 13

TT

Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

1

Cao độ bề mặt của khu vực đã được đầm chặt

( 50mm

100% bề mặt

Cao đạc theo ô 5

x 5m


2

Sự thay đổi các đặt trưng của đất đắp:

Hàm lượng hữu cơ và các thành phần hoà tan

Sự giảm góc ma sát trong

Sự giảm độ chặt tương đối



5%

2 grad


10%

1 mẫu cho 500m3

đất đắp, cứ 1m theo chiều cao đắp

nt

nt


Kiểm tra trong phòng thí nghiệm

nt

nt



Chú ý:

1. Các sai số đặc trưng đất đắp chỉ cho phép nhỏ hơn 10% số lượng mẫu thử.

2. Độ chặt và góc ma sát trong của đất nằm dưới mực nước cho phép kiểm tra bằng xuyên tĩnh và xuyên động.

9. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH BẾN

9.1. Khi tiến hành các công tác xây lắp cần thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường tự nhiên nêu trong các tiêu chuẩn TCVN về môi trường và tiêu chuẩn 22 TCN 242-98 "Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình giao thông".

9.2. Trong quá trình thi công cần thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm tới nguồn nước và môi trường ở vùng ven bờ do các phương tiện xây dựng, rác, nước thải và các chất độc hại gây ra.

Tại khu vực đang được xây dựng cần bố trí bể thu gom nước có chứa dầu, nước thải sinh hoạt và rác rưởi từ các phương tiện thi công nổi và các phương tiện vận tải sử dụng trong thi công, và sau đó đưa chúng ra khỏi khu vực xây dựng.

Mặt bằng xây dựng cần phải có hệ thống thoát và dẫn nước thải do sản xuất và sinh hoạt đến trạm xử lý tạm thời.

Các trạm dịch vụ kỹ thuật của các máy móc phương tiện thi công trên bờ chỉ cho phép đặt ở các vị trí riêng biệt.

Các kết cấu và vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình cần được kiểm tra theo các tiêu chuẩn hiện hành nhằm phát hiện, loại bỏ các loại cấu kiện, vật liệu có chứa các thành phần độc hại, nguy hiểm cho sức khoẻ con người và môi trường động, thực vật.

9.3. Việc xới tơi đất dưới nước và các công tác kỹ thuật dưới nước khác chỉ cho phép dùng phương pháp nổ khi trong thiết kế tổ chức thi công có luận cứ kinh tế kỹ thuật về không có khả năng thực hiện công tác đó bằng các phương pháp khác.



9.4. Khi tiến hành công tác phun hút, không cho phép gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu và thành phần đã được quy định của nước tại khu vực lấy nước của các hồ chứa và nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác.

9.5. Khi xây dựng tổng mặt bằng cần bố trí các vùng đệm giữa các khu vực thi công và khu đất đã xây dựng một cách phù hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường.

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương