TIÊu chuẩn ngành 22tcn 241: 1998 Có hiệu lực từ: 6-2-1998



tải về 474.21 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích474.21 Kb.
#16264
1   2   3   4   5   6

IX. Tính toán thuỷ lực

1. Nguyên tắc chung

9.1.1. Tính toán thuỷ lực cho luồng chạy tàu cần bao gồm cả tính toán sự biến đổi của đường mặt nước trước/ sau khi xây dựng công trình chỉnh trị, sự phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang, tỷ lệ phân lưu lượng của những luồng phân nhánh, trị số hạ thấp của mặt nước do sự tạo lòng của dòng chảy và dự báo tác dụng của việc chỉnh trị v.v... Ngoài ra, có thể tiến hành tính toán sự biến dạng lòng sông do bồi xói, nếu xét thấy cần.

9.1.2. Ngoài các số liệu nêu trong mục II - Các số liệu cơ bản, cần có sẵn bản đồ địa hình được khảo sát trong thời gian gần nhất, các số liệu lưu lượng, mặt cắt dọc mặt nước và cỡ hạt được đo đạc đồng bộ.

9.1.3. Cần thiết lập một trạm đo mực nước tại vực sâu hạ lưu của đoạn sông tính toán. Hơn nữa, cần đo mực nước vào những khoảng thời gian đều đặn hàng ngày. Thời kỳ quan trắc cần bao trùm tất cả mực nước mà tính toán thuỷ lực yêu cầu.



2. Tính toán đường mặt nước dọc sông

9.2.1. Mặt cắt dọc mặt nước của các sông thiên nhiên có thể được tính toán theo phương trình Bec-nu-i sau đây:



Trong đó:

Z2, Z1 - Mực nước tại các mặt cắt ngang thượng/ hạ lưu của đoạn được tính toán tương ứng (m);

V2, V1 - Lưu tốc trung bình tại các mặt cắt ngang thượng/ hạ lưu của đoạn được tính toán tương ứng (m/s);

α2, α1- Hệ số hiệu chỉnh động năng tại các mặt cắt ngang thượng/ hạ lưu của đoạn được tính toán tương ứng;

g - Gia tốc trọng trường (m/s2);

h1 - Tổn thất do ma sát, có thể tính theo công thức sau:

(9.2.1-2)

Trong đó:

Q - Lưu lượng tính toán (m3/s);

∆L - Chiều dài giữa các mặt cắt ngang thượng hạ lưu (m);

K - Mô đun lưu lượng trung bình của đoạn tính toán, và mô đun lưu lượng có thể tính như sau:

(9.2.1-3)

Trong đó:

N - Hệ số nhám;

B - Chiều rộng mặt nước của mặt cắt ngang tính toán (m);

H - Chiều sâu nước trung bình tại mặt cắt ngang tính toán (m);

h1 - Tổn thất cột nước cục bộ (m) được tính như sau:



(9.2.1-4)

Trong đó:



- Hệ số sức kháng cục bộ.

9.2.2. Có thể xác định các tham số để tính toán mặt cắt dọc mặt nước trước khi thi công như sau:

1. Hệ số nhám

(1) Đối với đoạn sông xuôi thuận trơn tru, có thể bỏ qua tổn thất cột nước cục bộ, và có thể tính ngược hệ số nhám bằng các phương trình từ (9.2.1-1) đến (9.2.1-3) dựa trên mặt cắt dọc mặt nước và lưu lượng tương ứng đã đo được. Tiếp tục khử dần các nghiệm từ đầu hạ lưu đến đầu thượng lưu của đoạn sông tính toán cho đến khi đường mặt nước tính toán trùng với đường mặt nước thực đo.

(2) Chọn vị trí của các mặt cắt ngang tính toán cần thoả mãn với nguyên tắc là mặt cắt của đoạn sông giữa các mặt cắt ngang thượng hạ lưu này ít khác nhau và các diện tích của cả hai mặt cắt ngang tương ứng gần như nhau. Đối với các sông bồi tích, có thể lấy một hoặc hai lần chiều rộng sông làm khoảng cách giữa hai mặt cắt ngang tính toán, và đối với các sông miền núi khoảng cách giữa hai mặt cắt tính toán kế tiếp nên lấy nhỏ hơn chiều rộng sông. Trên đoạn sông có thay đổi nhiều theo phương ngang cần tăng thêm số lượng mặt cắt tính toán.

(3) Nếu có các dạng dòng chảy như bậc nước, dòng chảy xoáy mạnh, co hẹp hoặc mở rộng đột ngột trên đoạn sông tính toán, có thể dùng độ nhám của đoạn sông kế cận có cấu tạo địa chất lòng sông tương tự thay vào đó.

(4) Khi không có sẵn các số liệu thực đo trên hiện trường có thể tham khảo hệ số nhám n thích hợp trong các bảng tra sẵn (Sổ tay thuỷ lực).

2. Hệ số sức kháng cục bộ: Hệ số sức kháng cục bộ có thể tính ngược lại từ các phương trình (9.2.1-1) đến (9.2.1-4). Có thể xác định hệ số nhám của đoạn sông có bậc nước và đá ngầm theo các phương pháp đã mô tả ở trong mục trước đây.

3. Hệ số hiệu chỉnh động năng: Đối với sông đồng bằng có thể lấy trị số 1,0-1,1 và đối với sông miền núi, có thể lấy trị số lớn hơn.

9.2.3. Có thể xác định các thông số để tính toán mặt cắt dọc mặt nước do sự tạo lòng dòng chảy bởi nạo vét hay nổ mìn sau khi thi công như sau:

1. Hệ số nhám: Đối với lòng sông cát, đá tảng, có thể lấy hệ số nhám trước khi thi công để sử dụng. Đối với lòng sông đá, có thể xác định nó theo các điều kiện cụ thể.

2. Có thể xác định các hệ số hiệu chỉnh động năng theo mục 9.2.2.

3. Có thể xác định gần đúng hệ số sức kháng cục bộ do sự tạo lòng dòng chảy bởi nạo vét hay nổ mìn theo công thức sau:

(9.2.3)

Trong đó:

A2, A1 - Các diện tích nước mặt cắt ngang thượng và hạ lưu (m2) tương ứng, có thể lấy mặt cắt chuyển nước cực tiểu thượng lưu làm A2.

Trị số , dựa trên các số liệu trước khi thi công nạo vét kênh hay nổ mìn, và diện tích mặt cắt ngang trước khi thi công, có thể xác định trị số K theo phương trình (9.2.3), sau đó tìm được một giá trị mới của ợ theo cùng một giá trị K và diện tích mặt cắt ngang sau khi thi công.

9.2.4. Tính toán mặt cắt dọc mặt nước khi có công trình chỉnh trị trong điều kiện không ngập.

(1) Đối với lòng sông bị co hẹp bởi một cụm các kè chắn, có thể tính toán mặt cắt dọc mặt nước như đã mô tả trong mục 9.2.1, trong đó diện tích mặt cắt ngang bị ngăn bởi phạm vi của kè chắn có thể suy ra từ mặt cắt chuyển nước toàn phần, có thể sử dụng hệ số nhám trước khi thi công để tính toán và hệ số sức kháng cục bộ ợ có thể tính được bằng phương trình (9.2.3).

(2) Đối với lòng sông bị co hẹp bởi một kè chắn đơn lẻ, mực nước ở phía hạ lưu của kè chắn Z1 có thể tính được từ mặt cắt ngang kiểm tra ở hạ lưu đến cuối vùng nước vật của kè chắn theo phương pháp tính toán mặt cắt dọc mặt nước trên các sông thiên nhiên. Cộng thêm chiều cao nước vật ∆Z của kè chắn sẽ tính được mực nước về phía thượng lưu của kè chắn Z2. Vị trí của Z2 cách kè chắn 3Ho, còn Ho là chiều sâu nước tại đó bố trí đầu kè chắn hàn dự kiến. Phương pháp tính toán mặt cắt dọc mặt nước lại được dùng một lần nữa để tính toán, từ vị trí Z2 được ấn định hướng lên phía thượng lưu tới vị trí yêu cầu.

Trong thời kỳ đầu thi công kè mỏ hàn, lòng sông còn chưa được chỉnh trị, nên chiều cao nước vật ∆Z do một kè chắn đơn lẻ có thể tính được theo công thức sau đây:



Trong đó:

∆Z - Chiều cao nước vật do đê mỏ hàn (m);

Q - Lưu lượng tính toán (m3/s)

B2 - Chiều rộng mặt nước thích hợp với lưu lượng tính toán Q tại vị trí đê được hoàn thành (m);

H - Chiều sâu nước trung bình trong phạm vi của B2 (m);



- Hệ số co hẹp ngang, được xác định bằng thực nghiệm hay lấy các số liệu đo đạc trong các điều kiện tương tự hoặc lấy = 0,80;

ϕ - Hệ số lưu tốc, được xác định bằng thực nghiệm hay lấy theo các số liệu đo đạc trong các điều kiện tương tự, hoặc lấy ϕ = 0,85;

g - Gia tốc trọng trường (m/s2);

Vo - Lưu tốc đến (m/s).

3. Để xác định chiều cao nước vật ∆Z do đê dọc, có thể sử dụng cùng công thức đã nêu trên, song cần lấy chiều dài đê theo độ dài của nó nhô ra vuông góc với hướng dòng nước chảy.

9.2.5. Có thể xác định độ hạ thấp mặt nước do tạo lòng dòng chảy bởi nạo vét hay nổ mìn như sau:

1. Đối với đoạn sông khá rộng và thẳng, nếu độ hạ thấp mực nước không lớn, có thể lấy hệ số nhám trước khi tạo lòng dòng chảy để tính toán, và trị số hạ thấp mực nước có thể tính theo công thức đơn giản hoá sau đây:

Trong đó:

Ho - Chiều sâu nước trung bình của đoạn sông tính toán trước tạo lòng dòng chảy (m);

∆Zo - Chênh lệch mực nước của đoạn sông tính toán trước khi tạo lòng dòng chảy (m);

∆Z1 - Trị số hạ thấp mực nước của mặt cắt ngang thượng lưu sau khi tạo lòng dòng chảy (m);

∆Ho - Độ tăng chiều sâu trung bình đối với đoạn sông tính toán sau khi tạo lòng dòng chảy (m) có thể tính bằng công thức sau:



Trong đó:

bn - Chiều rộng tạo lòng dòng chảy (m);

Bo - Chiều rộng sông lúc ban đầu (m);

∆hn - Chiều sâu trung bình tạo lòng dòng chảy trên đáy sông (m).

Trị số hạ thấp mực nước của đoạn sông thượng lưu có thể tính được như sau:



Trong đó:

∆ Z'o

∆Z'o - Chênh lệch mực nước lúc ban đầu của đoạn tính toán thượng lưu, trước khi nạo vét bãi cạn hạ lưu (m);

H'o - Độ sâu nước trung bình của đoạn tính toán thượng lưu, trước khi nạo vét bãi cạn hạ lưu (m);

∆Z2 - Trị số hạ thấp mực nước tại mặt cắt ngang thượng lưu của đoạn tính toán thượng lưu, sau khi nạo vét bãi cạn hạ lưu (m).



Hình 9.2.5. Sơ hoạ độ hạ thấp mực nước do tạo lòng dòng chảy bởi nạo vét/nổ mìn.

Nếu đoạn tạo lòng dòng chảy khá dài và hệ số nhám được coi là gần như không đổi thì trị số hạ thấp mực nước cũng có thể tính bằng phương trình (9.5.2-1) và (9.5.2-3) từ mặt cắt này qua mặt cắt khác rồi tính được tổng số.

2. Đối với việc tạo lòng mới cho dòng chảy bằng thi công cơ bản nạo vét và nổ mìn, nếu

hệ số nhám thay đổi rõ rệt, có thể tính hệ số nhám toàn diện như sau:



Trong đó:

np - Hệ số nhám của lòng sông lúc ban đầu;

Xp - Chu vi ướt của lòng sông lúc ban đầu (m);

nn - Hệ số nhám trong phạm vi tạo lòng dòng chảy;

Xn - Chu vi ướt của lòng dòng chảy được tạo (m).

Sau khi có được hệ số nhám, mặt cắt cọc mặt nước có thể tính theo 9.2.1.

3. Đối với các bãi cạn kế cận trên một đoạn sông dài, trị số hạ thấp mực nước do tạo lòng dòng chảy bởi nạo vét/ nổ mìn có thể tính dần từng bước từ đoạn hạ lưu đến đoạn thượng lưu bằng cách dùng các phương pháp đã mô tả trong mục 9.2.1.

3. Tính toán thuỷ lực cho đoạn sông chia hai nhánh

9.3.1. Nội dung cơ bản của việc tính toán thuỷ lực cho đoạn sông chia hai nhánh bao gồm việc xác định mặt cắt dọc mặt nước và lưu lượng dẫn dòng tương ứng cho mỗi nhánh của nó. Có thể tiếp tục thử nghiệm dần bằng cách dùng phương trình (9.2.1-1) và theo các nguyên tắc là lưu lượng tổng thì bằng tổng các lưu lượng dẫn dòng và mực nước tại điểm dẫn dòng/ hợp lưu của các luồng nhánh thì cũng như nhau.

9.3.2. Tính toán thuỷ lực sau khi ngăn một nhánh.

Đối với nhánh không chạy tàu nếu chặn dòng bằng một kè khoá cần tính toán chiều cao nước vật và sự biến đổi mặt cắt dọc mặt nước.

1. Khi nước tràn qua đập ngăn dòng, chiều cao nước vật có thể tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

∆Z - Chiều cao nước vật của đập ngăn dòng (m);

Ho - Cột nước trên đỉnh đập ngăn dòng phía thượng lưu (m);

Vo - Lưu tốc đến (m/s);

hn - Chênh lệch giữa cao trình đỉnh đập và mực nước bình thường phía hạ lưu

của đập ngăn dòng trong điều kiện lưu lượng tính toán (m). Nếu mực nước bình thường thấp hơn cao trình của đỉnh đập, trị số hn sẽ âm.

Dựa trên việc xét đoán dạng dòng chảy bằng cách dùng phương trình (9.3.2-4), cột nước trên đỉnh đập ngăn dòng phía thượng lưu (Ho) có thể tính được riêng rẽ.

Đối với dòng chảy tự do,

(9.3.2-2)

Đối với dòng chảy ra ngập,



(9.3.2-2)

trong cả hai công thức:



, trong đó H là chiều sâu nước trên đỉnh phía thượng lưu đập ngăn dòng (m); Q2 = Q - Qϕ, trong đó Q là tổng lưu lượng của luồng tính toán chia hai nhánh (m3/s), và Qϕ là lưu lượng thấm của đập ngăn dòng (m3/s). Độ chênh lệch các mực nước giữa thượng/ hạ lưu của đập chìm ngăn dòng và lưu lượng thấm nhỏ, trị số Q có thể bỏ qua;

Bo- Chiều rộng trung bình của dòng chảy tràn qua đập ngăn dòng để chuyển nước (m);



- Hệ số co hẹp ngang, trị số của nó có thể xác định theo phương pháp cho đập tràn đỉnh rộng dựa trên chiều rộng, hình dạng và chiều sâu của đỉnh đập, hay lấy trị số thực đo của một đập ngăn dòng tương tự hiện có.

m - Hệ số lưu lượng liên quan tới ∆Z/Ho, có thể xác định nó bằng phương pháp thử dần nghiệm theo phương trình (9.3.2-2) hay phương trình (9.3.2-3) và hình 9.3.2.



- Hệ số chảy ngập liên quan tới hn/ho.

Có thể phân biệt các dạng dòng chảy tràn theo phương trình sau đây:



(9.3.2-4)

Trong đó:

hk - Chiều sâu nước tới hạn (m);

q - Lưu lượng trên chiều rộng đơn vị (m3/s.m);

g - Gia tốc trọng trường (m/s2);

α - Hệ số hiệu chỉnh động năng, lấy trị số bằng 1,0-1,1.

Khi hn > 1,3 hk, đó là dòng chảy ra ngập; và khi hn < 1.3 hk, đó là dòng chảy ra tự do.

Dựa vào cột nước trên đỉnh phía thượng lưu đập ngăn dòng được tính theo phương trình (9.3.2-2) hay phương trình (9.3.2-3), chiều cao nước vật ở thượng lưu của đập ngăn dòng theo các lưu lượng khác nhau được xác định theo phương trình (9.3.2-1).

Hình 9.3.2. Tương quan giữa m - ∆Z/Ho.

2. Nếu đỉnh của đập ngăn dòng cao hơn mặt nước, và đập có kết cấu là khối đổ đá hộc, có thể tính lưu lượng của nó theo công thức sau đây:



(9.3.2-5)

Trong đó:

Qϕ - Lưu lượng thấm của đập ngăn dòng (m3/s);

∆Z - Biên độ mực nước thượng hạ lưu đập ngăn nước (m);

bd - Chiều rộng đáy của mặt cắt ngang thân đập (m);

bn - Chiều rộng mặt cắt ngang nơi có cùng cao trình như mực nước hạ lưu đập (m);

L - Chiều dài có ích của thân đập (m);

m1 - Hệ số mái thượng lưu đập;

m2 - Hệ số mái hạ lưu đập;

Kϕ - Hệ số thấm, có thể tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

Kϕ = CoPd1/2 (9.3.2-6)

d - Cỡ viên đá có thể tích bằng nhau (m), d = (6w/)1/3, trong đó w là thể tích của tảng đá (m3);

Co - Hệ số lưu tốc thấm cho dòng chảy rối, trị số của nó liên quan tới cỡ viên đá, khi 5cm < d < 50cm, Co = 20 - a/d, trong đó, đối với viên đá tròn, a =14, còn đối với đá dăm a = 5;

P - Tỉ lệ phần trăm độ rỗng của thân đập, trị số của P được xác định theo các số liệu thực đo, và trong trường hợp không có số liệu, có thể lấy giá trị gần đúng bằng 0,35 đến 0,5.

9.3.3. Đối với các công trình nắn thẳng lòng sông nhằm cải thiện điều kiện giao thông tàu bè, cần tính toán hệ số dẫn dòng của cả hai luồng nhánh trong những khoảng thời gian khác nhau, mặt cắt dọc mặt nước và trị số hạ thấp mực nước thượng lưu sau khi phân luồng mới, và cần dự đoán xu hướng phát triển của luồng mới. Nếu mở kênh trên những lòng đá, ngoài việc tính toán đã nêu trên, cần tính độ dốc mặt nước, lưu tốc và yếu tố mặt cắt ngang trong phạm vi luồng. Đồng thời, cũng cần xét đến tổn thất cột nước cục bộ.



4. Tính toán sự phân bố lưu tốc do chỉnh trị

9.4.1. Để kiểm tra hiệu quả của thiết kế chỉnh trị, cần tính toán mặt bằng phân bố lưu tốc trung bình của đường thuỷ trực và sự phân bố lưu tốc gần kè chắn, ngoài ra kết hợp với các số liệu bùn cát trên luồng, cần dự đoán chế độ bồi xói và hiệu quả chỉnh trị luồng.

9.4.2. Có thể dùng phương pháp vẽ mặt bằng dòng chảy cân bằng lưu lượng để nghiên cứu mặt bằng phân bố lưu tốc hoặc sử dụng mô hình toàn dòng chảy 2 chiều.

Đối với đoạn sông khá xuôi thuận và thẳng, có thể lập được mặt bằng phân bố lưu tốc bằng cách sử dụng phương trình chuyển động cho dòng chảy đều và phương trình liên tục như sau:





Trong đó:

Vi - Lưu tốc trung bình của bó dòng chảy thứ i (m/s);

qi - Lưu lượng đơn vị của bó dòng chảy thứ i (m3/s); Q - Tổng lưu lượng (m3/s);

Hi - Chiều sâu nước của bó dòng chảy thứ i (m);

Ji - Độ dốc của bó dòng chảy thứ i;

ni - Hệ số nhám của bó dòng chảy thứ i;

m - Hệ các bó dòng chảy.

9.4.3. Có thể tính toán sự biến đổi lưu tốc do việc tạo lòng dòng chảy cơ bản bằng cách dùng phương pháp đã miêu tả trong mục 9.4.2. Để phân tích độ ổn định của luồng, tiến hành so sánh sự biến đổi của lưu tốc và hướng dòng chảy trước và sau khi mở luồng.

9.4.4. Đối với đoạn sông khá xuôi thuận và thẳng, khoảng cách từ mặt cắt ngang co hẹp do kè chắn không bị ngập đến kè chắn ấy, thể hiện trên hình 9.4.4, có thể xác định theo công thức sau đây:

Ld = B2 (9.4.4-1)

Trong đó:

B2- Chiều rộng mặt nước tại mặt cắt ngang nơi "kè chắn được bố trí" (m);

- Hệ số liên quan tới tỉ lệ co hẹp diện tích ∆A của lòng sông ứng với mực nước tính toán. Trị số của ứ có thể lấy trong bảng 9.4.4.

Trị số ∆A có thể tính được từ phương trình sau đây:

Trong đó:

(9.4.4-2)

A - Diện tích mặt cắt chuyển nước tại mực nước tính toán ở nơi bố trí kè mỏ hàn (m2);

A' - Diện tích mặt cắt chuyển nước bị chiếm bởi kè chắn (m2).

Bảng 9.4.4

Quan hệ giữa ∆A và



∆A

0,50

0,60

0,70

0,80

0,90



0,50

0,46

0,42

0,38

0,34

Hình 9.4.4. Sơ hoạ mặt bằng dòng chảy bị co hẹp do kè chắn

9.4.5. Có thể tính toán sự phân bố lưu tốc trong phạm vi ảnh hưởng của một kè chắn không ngập như sau:

1. Có thể xác định sự phân bố lưu tốc trong phạm vi co hẹp do kè chắn bằng cách vẽ sơ đồ cân bằng lưu lượng, trong đó diện tích mặt cắt chuyển nước bị chiếm và phạm vi dòng về bị gây ra bởi kè chắn cần khấu trừ đi.

2. Có thể xác định sự phân bố lưu tốc của mặt cắt tại vị trí kè chắn theo phương pháp xếp chồng tam giác.

3. Có thể tính được sự phân bố lưu tốc của mặt cắt ngang co hẹp bằng cách chia mặt cắt này thành nhiều bó dòng chảy, số lượng bằng số dải của mặt cắt tại vị trí kè chắn. Giả thiết một tỉ số diện tích ồ của hai bó dòng chảy tương ứng,

(9.4.5-1)

và dựa vào phương trình liên tục (9.4.5-2) và phương trình Bec-nu-i (9.4.5-3), có thể tính được lưu tốc Vc của mỗi bó dòng chảy và từ đó tính ra lưu lượng của mặt cắt ngang co hẹp. Nếu trị số lưu lượng này không bằng trị số đã cho, cần giả thiết lại trị số ồ cho đến khi việc tính toán được mỹ mãn.

b2h2V2 = bchcVc (9.4.5-2)

(9.4.5-3)

Trong đó:

b2, h2, V2 - Chiều rộng (m), chiều sâu nước (m) và lưu tốc (m/s) của bó dòng chảy tại mặt cắt ngang vị trí kè chắn tương ứng;

bc, hc, Vc - Chiều rộng (m), chiều sâu nước (m) và lưu tốc (m/s) của bó dòng chảy tại mặt cắt bị co hẹp.



5. Tính toán xói cục bộ gần công trình chỉnh trị

9.5.1. Có thể tính toán xói cục bộ tại đầu kè chắn theo công thức sau:



Trong đó:

hp - Chiều sâu nước cực đại của hố xói dưới mặt nước tính toán (m);

h - Chiều sâu nước tại đầu kè dự kiến trước khi bị xói dưới mặt nước tính toán (m);

L - Chiều dài hình chiếu của kè chắn lên mặt cắt thoát nước (m);

Km- Hệ số liên quan tới mái dốc của đầu kè chắn được lấy theo Bảng 9.5.1-1;

Kα - Hệ số liên quan tới góc hợp bởi trục kè chắn và hướng dòng chảy. Nếu α > 90o, ta có kè chắn hướng ngược về thượng lưu. Trong trường hợp này, có thể tính Kα theo công thức sau đây:

(9.5.1-2)

- Tốc độ lắng chìm hạt của phù sa, trị số của nó có thể xác định theo bảng 9.5.1.

V - Vận tốc của dòng chảy dọc theo đường thủy trực đến gần kè chắn có thể xác định theo công thức 9.2.8-2 (m/s);

Vc - Vận tốc gây xói bùn cát (m/s), đối với đất không dính trị số của nó có thể tính bằng phương trình sau đây:

Vc = 3,6(hd)1/4 (9.5.1-3)

d - Đường kính hạt bùn cát (m);

Bảng 9.5.1

Quan hệ giữa m và Km

m

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

Km

0,71

0,55

0,44

0,37

0,32

0,28

9.5.2. Đối với kè chắn dạng kè cọc chảy xuyên, chiều sâu hố xói cục bộ đầu kè có thể tính theo công thức 9.5.2 như sau:

∆h = K.P1,5 . V2 / 2g (9.5.2)

Trong đó:

∆h - Chiều sâu hố xói (m);

K - Hệ số thực nghiệm có thể chọn K = 50;

p - Hệ số kín nước của màn cọc;

V - Vận tốc bó dòng chảy qua đầu kè (m/s);

g - Gia tốc trọng trường (m/s2).

9.5.3. Đối vời kè khoá ngầm với dòng chảy tràn, sự xói lở lòng sông hạ lưu kè có thể tính được theo công thức sau đây:

Trong đó:



(9.5.3)

hp - Chiều sâu nước cực đại của hố xói dưới mặt nước tính toán (m);

q - Lưu lượng trên chiều rộng đơn vị (m3/s.m);

d - Đường kính hạt trung bình của vật liệu lòng sông (m);

h - Chiều sâu nước dưới mặt nước tính toán trước lúc xói (m).



tải về 474.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương