TIÊu chuẩn ngành 20tcn 21: 1986 (thay thế cho 20tcn 21-72)


ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÓNG CỌC TRONG ĐẤT TRƯƠNG NỞ



tải về 0.67 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích0.67 Mb.
#15031
1   2   3   4   5   6   7

10. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MÓNG CỌC TRONG ĐẤT TRƯƠNG NỞ.

10.1. Khi thiết kế móng cọc trong đất trương nở cho phép dùng cọc hoặc cọc ống xuyên hết chiều dày tầng đất trương nở (chống mũi cọc và cọc ống lên đất không trương nở) hoặc xuyên một phần (chống mũi cọc và cọc ống trực tiếp lên lớp đất trương nở).

10.2. Đối với vùng có đất trương nở, ngoài những yêu cầu cần lúc khảo sát công trình để thiết kế móng cọc, trình bày trong phần 3 của tiêu chuẩn này, còn cần phải làm đầy đủ các chỉ dẫn bổ sung sau đây:

a) Trên vùng đất xây dựng phải tiến hành thử tĩnh cọc, cọc bản nén hoặc cọc ống có làm ướt đất và xác định độ nâng cao toàn bộ mặt đất All khi nở:

b) Việc thử tĩnh cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống cần bắt đầu gia tải đối với cọc đóng trong đất có độ ẩm tự nhiên, cho tới tải trọng bằng tải trọng định dùng trong tính toán trên cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống. Sau khi gia tải cần làm ướt đất và đo chuyển vị của cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống.

c) Cùng lúc kết thúc quá trình trương nở của đất, việc thử cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống phải tiến hành theo phương pháp như là đối với đất thông thường không trương nở.

Chú thích:

Quá trình trương nở khi thử được xem là kết thúc khi mà độ nâng cao thực tế của mặt đất chiếm không bé hơn 0,9 trị số trương nở hoàn toàn II.

10.3. Tính toán móng cọc trong đất trương nở nên theo trạng thái giới hạn thứ hai ứng với những yêu cầu trình bày ở phần 1.7 của tiêu chuẩn này. Khi tính toán móng cọc theo trạng thái giới hạn thứ hai cũng cần tính toán bổ sung về xác định độ trôi của cọc khi nở đất theo những yêu cầu của các điều 10.5 và 10.7 của tiêu chuẩn này.

10.4. Khi tính toán móng cọc trong đất trương nở theo trạng thái giới hạn thứ nhất – theo sức mang tải – trị số sức chống tính toán của đất trương nở dưới mũi R và ở mặt hông f của cọc hoặc cọc ống phải chọn trên cơ sở kết quả thử tĩnh cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống trong đất trương nở bị ướt tại vùng xây dựng hoặc ở vùng tiếp giáp đó có loại đất tương tự. Nếu lúc thiết kế móng cọc mà không có các kết quả thử tĩnh nói trên của cọc, cọc bàn nén hoặc cọc ống thì sức chống tính toán của đất trương nở dưới mũi R và trên mặt hông f của cọc và cọc ống đường kính bé hơn 1m cho phép chọn theo bảng 1,2 và 7 của tiêu chuẩn này như đối với đất không trương nở có đưa vào hệ số bổ sung điều kiện làm việc của đất mII = 0,5, lấy một cách độc lập đối với các hệ số điều kiện làm việc khác được trình bày ở bảng 3 và 5 của tiêu chuẩn này.

10.5. Độ trồi của cọc đóng c được hạ vào trong các lỗ khoang mồi, của cọc nhồi không mở rộng mũi cũng như của cọc ống khi không xuyên qua hết vùng trương nở của đất, nên xác định theo công thức:

(29)

Trong đó:

p - độ trồi của mặt đất trương nở, m;

k - độ trồi của lớp đất ở mức đặt mũi cọc (trong trường hợp xuyên hết đất trương nở thì k = 0. m;

 và  - những hệ số xác định theo bảng 15, ở đây  phụ thuộc vào chỉ số , nó đặc trưng cho việc giảm biến dạng theo chiều sâu khối đất khi nở và lấy như sau: đối với sét trương nở sarmataki 0,31m-1, aranski 0,36m-1, và kvalinski 0,42 m-1;

u – chu vi cọc, m;

N – tải trọng tính toán lên cọc, xác định có kể đến hệ số vượt tải n = 1,T.

Bảng 15

Độ sâu hạ cọc, m

Hệ số  ở những giá trị , m-1

Hệ số 
m2/T

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

3

4

5



6

7

8



9

10

11



12

0,72

0,64


0,59

0,53


0,48

0,44


0,4

0,37


0,34

0,31


0,62

0,53


0,46

0,4


0,35

0,31


0,27

0,24


0,21

0,19


0,53

0,44


0,36

0,31


0,26

0,22


0,19

0,17


0,15

0,13


0,46

0,36


0,29

0,24


0,20

0,17


0,14

0,12


0,1

0,09


0,4

0,31


0,24

0,19


0,15

0,13


0,11

0,09


0,08

0,07


-

15

11



7

5

4



3

2,5


2

1,5


Chú thích:

Độ trồi cho phép của công trình cũng như độ trồi của mặt đất trương nở Dn và độ trồi của lớp đất ở mức mũi cọc Dk nên xác định theo những yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

10.6. Khi cọc xuyên hết lớp đất trương nở và cắm vào đất không trương nở thì độ trồi của cọc thực tế sẽ không có nếu thỏa mãn điều kiện:

(30)

Trong đó:

N – tải trọng tính toán trên 1 cọc, xác định với hệ số vượt tải n = 1, bao gồm cả trọng lượng bản thân của cọc hoặc cọc ống.

T – hợp lực của các lực tính toán về độ trồi, T, tác dụng lên mặt hông của cọc hoặc cọc ống, xác định theo kết quả thử hiện trường trong đất trương nở hoặc được xác định có dùng các số liệu của bảng 2 thuộc tiêu chuẩn này có kể đến hệ số vượt tải đối với lực trương nở của đất n = 1,2.

 - sức mang tải, T, của đoạn cọc nằm trong đất không trương nở dưới tác dụng của tải trọng nhổ.

ktc - ký hiệu giống như trong công thức (1)

10.7. Độ trồi của cọc có đường kính lớn hơn 1m khi không xuyên hết lớp đất trương nở, nên xác định như đối với móng thông thường trên nền thiên nhiên theo những yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. Ở đấy độ trồi của cọc có mở rộng mũi nên xác định khi tác dụng của tải trọng Ny, bằng;

Ny = N + IIvđ - T (31)

Trong đó:

N và T – ký hiệu giống như trong công thức (30);

II - trị tính toán của trọng lượng thể tích đất, T/m3;

vđ - thể tích đất cản trở sự trồi của cọc, m3, lấy bằng thể tích đất trong phạm vi hình nón cụt mở rộng có chiều cao H và đường kính phía dưới (đường kính bé) bằng đường kính mở rộng D và đường kính phía trên Dt = H + D (ở đây H – khoảng cách từ mặt đất tự nhiên đến giữa phần mở rộng của cọc).

10.8. Khi thiết kế móng cọc trong đất trương nở, giữa mặt đất và mặt dưới của đài cọc nên dự kiến làm cho khe hở có kích thước bằng hoặc lớn hơn độ trồi lớn nhất của đất khi nó bị trương nở.

Chú thích:

Khi chiều dày của lớp đất trương nở bé hơn 12m cho phép làm đài trực tiếp lên đất khi tuân theo điều kiện tính toán (30).

11. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ MÓNG CỌC TRONG VÙNG KHAI THÁC MỎ

11.1. Khi thiết kế móng cọc trong vùng khai thác, ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn này còn cần tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình trong vùng khai thác: ở đây cùng với những tài liệu khảo sát công trình để thiết kế móng cọc trình bày ở phần 3 của tiêu chuẩn này, còn cần dùng những tài liệu về khảo sát địa chất mỏ và các thông tin về những biến dạng dự tính của mặt đất.

11.2. Trong nhiệm vụ thiết kế móng cọc trong vùng khai thác cần phải có những tài liệu theo kết quả tính toán trắc đạc mỏ và biến dạng lớn nhất có thể xảy ra của mặt đất tại phần xây dựng, trong đó bao gồm:

 - Độ sụt lún mái đất, mm;

i – Độ nghiêng, mm/m;

ng - Biến dạng kéo hoặc nén tương đối theo hướng ngang, mm/m;

Rk - Bán kính cong của mặt đất do khai thác gây ra, km;

Sng - Sự chuyển dịch theo hướng ngang, mm;

11.3. Việc tính toán móng cọc của nhà và công trình xây ở vùng khai thác cần theo các trạng thái giới hạn bằng tổ hợp đặc biệt của tải trọng, có kể đến tác động theo các phía nền bị biến dạng khi thai thác.

11.4. Tùy theo tính chất liên kết đầu cọc và ống với đài và sự tác động lẫn nhau giữa móng với đất nền trong quá trình phát triển các biến dạng ngang do khai thác gây ra mà ta chia móng cọc thành các sơ đồ sau đây:

c) Cứng khi ngàm cứng đầu của cọc và cọc ống vào đài bằng cách móc các thép chở của cọc và cọc ống vào dài hoặc ngàm trực tiếp vào đài các đầu cọc và cọc ống theo yêu cầu trình bày ở điều 8.5 của tiêu chuẩn này.

b) Đàn hồi khi liên kết khớp quy ước cọc và cọc ống với đài bằng cách ngàm đầu cọc vào đài sâu khoảng 5 – 10cm hoặc ngàm qua khe trượt.

Chú thích:

Khe trượt làm ở dạng là những tấm đệm làm bằng vật liệu có hệ số ma sát bé (than chì, mi ca, màng pôlietylen v.v….), đặt giữa đài cọc và đế bê tông cốt thép của cột hoặc của mặt tựa của tường nhà. Kết cấu của khe trượt phải phù hợp những yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình trong vùng khai thác.

11.5. Tính toán móng và nền của chúng trên các vùng khai thác cần phải tiến hành có kể đến:

a) Sự thay đổi tính chất cơ lý của đất do khai thác gây ra, theo những yêu cầu của Điều 11.6 thuộc tiêu chuẩn này.

b) Sự phân bố lại tải trọng thẳng đứng trên từng cọc gây ra bởi sự cong và nghiêng của mặt đất theo những yêu cầu của Điều 11.7 thuộc tiêu chuẩn này.

c) Những tải trọng bổ sung trong mặt phẳng nằm ngang gây ra bởi sự phát triển biến dạng của đất nền khi khai thác theo những yêu cầu của các Điều 11.8 và 11.9 thuộc tiêu chuẩn này.

11.6. Sức mang tải theo đất nền kt, T, của tất cả các loại cọc và cọc ống chịu tải trọng nén khi khai thác lãnh thổ, xác định theo công thức:

kt = mkt (32)

Trong đó:

mkt - hệ số điều kiện làm việc kể đến sự thay đổi cấu trúc của đất và sự phân bố lại tải trọng thẳng đứng khi khai thác lãnh thổ, lấy theo bảng 16.

 - sức mang tải của cọc, T, xác định bằng tính toán theo những yêu cầu của phần 5 tiêu chuẩn này hoặc xác định theo kết quả nghiên cứu hiện trường (thử động và thử tĩnh cọc hoặc cọc ống xuyên đất) theo những yêu cầu của phần 6 thuộc tiêu chuẩn này.

Bảng 16

CÁC LOẠI CỌC, NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Hệ số điều kiện làm việc mkt trong trường hợp nếu khảo sát được tiến hành

Trước khi khai thác

Trong thời gian khai thác

1. Cọc chống trong các móng của bất kỳ nhà và công trình nào.

2. Cọc treo trong các móng:



0,9

1

a) Nhà và công trình đàn hồi (ví dụ nhà khung 1 tầng với các gối tựa kiểu khớp)

0,9

1

b) Nhà và công trình (ví dụ: nhà nhiều tầng không khung có các nút cứng, các thân xilô.

1,1

1,2

Chú thích đối với bảng 16: Việc phân chia ra nhà cứng và nhà đàn hồi là dựa theo phản ứng của chúng đối với độ lún không đều của móng trong mặt phẳng thẳng đứng; trong các nhà cứng lúc này sẽ xảy ra sự phân bố lại phản lực của đất còn trong các nhà đàn hồi sự phân bố lại thực tế là không xảy ra hoặc xảy ra rất ít và có thể không kể đến sự phân bố lại ấy.

11.7. Tải trọng thẳng đứng bổ sung N lên cọc hoặc cọc ống của nhà và công trình có sơ đồ kết cấu cứng gây ra bởi sự uốn võng mặt đất khi khai thác nên xác định tùy thuộc vào bán kính cong dự tính của mặt đất Rk và vào độ nghiêng của mặt đất theo các giải thiết sau đây:

a) Móng cọc treo và cọc ống với nền của chúng được đổi thành móng quy ước trên nền thiên nhiên theo như Điều 7.1 của tiêu chuẩn này.

b) Nền của móng quy ước là nền biến dạng tuyến tính có môđun biến dạng không đổi theo chiều dài của nhà (công trình) hoặc theo đoạn nhà được cắt ra.

Việc xác định tải trọng thẳng đứng bổ sung N phải tiến hành đối với trục dọc và trục ngang của nhà.

11.8. Trong những tính toán móng cọc xảy ở các vùng khai thác phải kể đến nội lực bổ sung xuất hiện trong cọc hoặc cọc ống do cọc chịu uốn dưới ảnh hưởng của chuyển vị ngang của đất nền khi khai thác theo nguyên tắc thiết kế cọc hoặc cọc ống.

Nên xác định trị số những nội lực này bằng cách dùng phương pháp tính cọc và cọc ống theo chuyển vị ngang dựa vào trị số chuyển vị ngang tính toán của đất ng.

11.9. Chuyển vị ngang tính toán ng. mm, của đất khi khai thác nên xác định theo công thức:

ng = ng mcngx (33)

Trong đó:

ncvà mc - lần lượt là hệ số vượt tải và điều kiện làm việc của chuyển vị ngang tương đối lấy theo tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình trong vùng khai thác.

ng - trị số dự tính của biến dạng ngang tương đối được quy định trong nhiệm vụ thiết kế và xác định theo kết quả tính toán đo đạc mỏ, mm/m;

x – khoảng cách từ trục cọc dang xét đến trục trung tâm của nhà (công trình) có đài đặt trên toàn bộ chiều dài của nhà (đoạn cắt) hoặc đến khối cứng của nhà khung (đoạn cắt) có đài đặt dưới mồi cột, m.

11.10. Móng cọc của nhà và công trình xây ở vùng khai thác nên thiết kế từ điều kiện cần phải truyền lên đài những nội lực bé nhất của cọc xuất hiện do biến dạng mặt đất.

Để thực hiện yêu cầu này trong thiết kế cần xét:

a) Cắt nhà hoặc công trình ra từng đoạn để giảm ảnh hưởng của chuyển vị ngang của đất nền:

b) Nên ưu tiên dùng cọc treo đối với nhà và công trình có sơ đồ kết cấu cứng để giảm những nội lực bổ sung, xuất hiện trong các mặt phẳng thẳng đứng do nền bị cong;

c) Cọc có thể có độ cứng bé, ví dụ cọc lăng trụ có tiết diện vuông hoặc chữ nhật, đồng thời cọc có tiết diện chữ nhật nên đặt cạnh bé theo hướng dọc của đoạn cắt của nhà.

d) Nên ưu tiên dùng kết cấu đàn hồi để liên kết cọc với đài nói ở Điều 11.4 của tiêu chuẩn này.

Chú thích:

Khi cắt nhà và công trình ra thành đoạn, trong đài cọc giữa các đoạn nhà này nên làm khe (khe biến dạng), kích thước của khe xác định như là đối với các kết cấu bên dưới của nhà và công trình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình trên vùng khai thác.

11.11. Móng cọc trên vùng khai thác, tùy theo biến dạng dự tính của mặt đất mà cho phép dùng, thường chỉ trong trường hợp các lớp đất thoải và nghiêng (bé hơn 450) các loại:

a) Cọc treo – trong các vùng thuộc nhóm II – IV đối với bất kỳ loại và kết cấu nào của nhà và công trình;

b) Cọc chống – trong các vùng thuộc nhóm III – IV cho nhà và công trình được thiết kế theo sơ đồ kết cấu đàn hồi của nhà khi nền bị cong, và cho nhóm IV cũng như cho nhà và công trình được thiết kế theo sơ đồ kết cấu cứng.

Việc dùng cọc treo hoặc cọc ống trên những vùng thuộc nhóm 1 và cọc chống trên vùng thuộc nhóm I và II chỉ cho phép trên cơ sở luận chứng kinh tế - kỹ thuật đặc biệt.

Chú thích:

1. Việc chia vùng khai thác ra các nhóm là dựa theo tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình trên những vùng khai thác.

2. Cọc ống, cọc khoan nhồi đường kính lớn hơn 600mm và các loại cọc cứng khác cho phép dùng thường chỉ trong những móng cọc có sơ đồ đàn hồi khi liên kết cọc với đài qua khe trượt (Điều 11.4 của tiêu chuẩn này).

3. Độ chôn sâu của cọc trong đất ở vùng khai thác không được bé hơn 4m, trừ trường hợp chống cọc hoặc cọc ống lên đá.

11.12. Trong trường hợp các lớp đất dốc (hơn 450), khi có thể tạo ra các bậc cũng như trên các vùng có sự phá hoại về mặt địa chất việc dùng móng cọc chỉ cho phép khi có luận cứ đặc biệt.

11.13. Kết cấu của liên kết cọc hoặc cọc ống với đài phải quy định tùy theo trị chuyển vị ngang dự tính của đất nền, ng, đồng thời trị cho phép giới hạn của chuyển vị ngang đối với cọc hoặc cọc ống không được vượt quá:

a) Khi liên kết cứng cọc hoặc cọc ống với đài (Điều 11.4 của tiêu chuẩn này) là 2cm;

b) Khi liên kết đàn hồi quy ước – 5cm;

c) Cũng thế nhưng qua khe trượt – 8cm;

Chú thích:

Để giảm nội lực xuất hiện trong cọc hoặc trong cọc ống và trong đài do tác động của chuyển vị ngang của đất nền cũng như để bảo đảm độ ổn định không gian của móng cọc và của nhà (công trình) nói chung, cọc và cọc ống của trường cọc trong vùng tác dụng không lớn lắm của chuyển vị (đến 2cm) nên dùng liên kết cứng, còn ở các vùng khác – dùng liên kết đàn hồi (khớp hoặc liên kết qua khe trượt).

11.14. Đài cọc phải tính theo kéo và nén lệch tâm cũng như theo xoẳn khi tác động lên đài các phản lực gối tựa hướng nằm ngang từ cọc hoặc cọc ống (lực cắt và mômen uốn) gây ra bởi áp lực hông của nền đất bị biến dạng khi khai thác.

11.15. Khi dùng móng cọc dài cao trong các sàn bằng bê tông hoặc trong các kết cấu cứng khác trên mặt đất, nên làm khe hở rộng không bé hơn 8cm trên toàn bộ chu vi cọc theo suốt chiều dày của kết cấu cứng. Khe hở nên nhồi bằng vật liệu dẻo hoặc đàn hồi để không tạo thành gối tựa cứng đối với cọc dưới tác động chuyển vị ngang của đất nền.



12. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ MÓNG CỌC TRONG NHỮNG VÙNG CÓ ĐỘNG ĐẤT

12.1. Khi thiết kế móng cọc, cọc ống và cọc cột (dưới đây trong chương này gọi chung là cọc) trong những vùng có động đất ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn này còn cần phải tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn về xây dựng trong những vùng có động đất, ở đây cần phải sử dụng những tư liệu về vùng nhỏ động đất (hoặc khu vực) xây dựng để bổ sung vào những yêu cầu khảo sát địa chất công trình cho thiết kế móng cọc đã nêu ở chương 3 của tiêu chuẩn này.

12.2. Móng cọc của nhà và công trình có kể đến tác động của động đất phải được tính toán với tổ hợp tải trọng đặc biệt theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Ở đây cần lưu ý:

a) Xác định khả năng chịu tải của cọc dưới tác động của tải trọng ép và nhổ cọc theo những yêu cầu của chương 5 tiêu chuẩn này.

b) Kiểm tra tiết diện theo sức bền vật liệu dưới tác dụng đồng thời của các lực tính toán (lực ép, mômen uốn và lực cắt), các giá trị của chúng được xác định theo các công thức (7) trong phụ lục tiêu chuẩn và phụ thuộc vào giá trị tính toán của lực động đất.

c) Kiểm tra ổn định của đất theo điều kiện hạn chế áp lực truyền lên đài qua các mặt bên của cọc theo những yêu cầu nêu ở Điều 6 trong phụ lục tiêu chuẩn.

Với những điều đã nêu ở “a” – “c” còn phải thực hiện trong tính toán những yêu cầu bổ sung nêu trong các Điều 12.3 – 12.8 của tiêu chuẩn.

Chú thích:

Đối với những móng cọc đài cao, các giá trị tính toán của lực động đất phải được xác định như sau đối với nhà hoặc công trình có phần thấp mềm, tăng hệ số động  lên 1,5 lần nếu như thời gian dao động của song cơ bản bằng 0,4 giây hay lớn hơn. Ở đây, giá trị của hệ số động phải không lớn hơn 3 và không nhỏ hơn 1,2.

12.3. Ảnh hưởng của tác dụng động đất đến các giá trị R và f khi tính khả năng chịu tải trọng ép và nhổ của cọc phải được tính đến bằng cách nhân chúng với hệ số giảm thấp điều kiện làm việc của đất nền mc ghi trong bảng 17.

12.4. Khi xác định khả năng chịu tải của cọc c, làm việc dưới tải trọng ép và nhổ có tính đến tác dụng động đất (Điều 12.2 tiêu chuẩn này) sức chịu của đất trên bề mặt cạnh của cọc tính tới độ sâu tính toán htt (Điều 12.5 của tiêu chuẩn) lấy bằng 0;

12.5. Độ sâu tính toán htt, khi còn nhỏ hơn độ sâu này sức chịu của đất trên những mặt cạnh của cọc không được tính đến, được xác định theo công thức:



(34)

Trong đó:

bd - Hệ số biến dạng, xác định theo công thức (6) trong phụ lục tiêu chuẩn.

12.6. Phải thực hiện việc tính toán cọc theo điều kiện hạn chế áp lực lên đất qua mặt cạnh của cọc với công thức (14) trong phụ lục tiêu chuẩn khi có tác dụng của tải trọng động đất, lấy giá trị của góc ma sát trong tính toán 1 nhỏ đi một giá trị như sau: Đối với cấp động đất tính toán cấp 7-2 độ, cấp 8-4 độ, cấp 9-7 độ.

12.7. Khi tính toán móng cọc của các cầu, ảnh hưởng của các rung động đất đến điều kiện ngàm chặt cọc vào loại cát bụi no nước, đất sét và á sét dẻo chảy và dẻo mềm, á cát chảy phải được tính đến bằng cách hạ 30% hệ số tỷ lệ k cho những loại đất này trong bảng 1 phụ lục tiêu chuẩn.

Khi kiểm tra áp lực lên đất cho phép tính đến đặc trưng ngắn hạn của tác động tải trọng động đất bằng cách nâng cao hệ số 2 trong công thức (14) phụ lục tiêu chuẩn. Khi tính toán móng một hàng cọc với tải trọng tác dụng tại mặt phẳng vuông góc với hàng đó, giá trị của hệ số 2 được tăng lên 10%, còn những trường hợp khác - 30%.



Bảng 17

Cấp động đất tính toán của nhà và công trình

Hệ số điều kiện làm việc mc để biểu hiện chỉnh giá trị R và f với các loại đất

Cát chặt và chặt trung bình

Đất sét ở trạng thái

Ít ẩm và ẩm trung bình

Bão hòa nước *

Cứng, nửa cứng, gần dẻo

Dẻo mềm *

Dẻo chảy *

7

8

9



0,95

0,85


0,75

0,9

0,8


0,7

0,95

0,9


0,85

0,85

0,8


0,7

0,75

0,7


0,6

Chú thích:

1. Ở những cột có đánh dấu (*) chỉ dùng cho sức chịu của đất trên mặt cạnh của cọc.

2. Xác định khả năng chịu tải của cọc chống tựa trên loại đất đá hoặc đất hòn lớn được thực hiện không kể hệ số điều kiện làm việc phụ thêm mc.

12.8. Khả năng chịu tải của cọc c, T, làm việc dưới tải trọng nén theo kết quả của thí nghiệm hiện trường phải được xác định có xét đến tác dụng động đất theo công thức.

c = kc (35)

Trong đó:

 - khả năng chịu tải của cọc, T, xác định theo kết quả thí nghiệm động hoặc tĩnh hoặc theo xuyên tĩnh như chỉ dẫn ở chương 6 của tiêu chuẩn này (không tính đến tác dụng động đất);

kc - Hệ số, bằng tỷ lệ giữa giá trị của khả năng chịu tải của cọc , nhận được bằng cách tính theo những chỉ dẫn ở các Điều 12.3 và 12.4 của chương này có xét đến tác động của động đất và chương 5 không tính đến tác động động đất.

12.9. Việc tính toán móng cọc có xét đến tác dụng động đất theo chỉ dẫn ở các Điều 12.2 – 12.8 trong đất lún ướt trong trường hợp có thể có sự dâng lên của mực nước ngầm trong quá trình sử dụng nhà hoặc công trình, cũng như trong trường hợp không tránh khỏi được sự làm ẩm nền do kỹ thuật hoặc do các nguyên nhân khác, cần phải tiến hành một cách phù hợp đối với đất lún ướt bị thấm ướt hoàn toàn trong phạm vi nước dâng dự tính, còn trong trường hợp chỉ có khả năng thấm ướt do sự cố một phần chiều dày đất lún ướt – phải phù hợp với trạng thái đất lún ướt độ ẩm tự nhiên (không xét đến khả năng thấm ướt do sự cố). Ở đây phải đồng thời thực hiện tất cả những tính toán cần thiết những móng cọc đó một cách phù hợp với trường hợp sử dụng trong đất lún ướt khi không có lực động đất theo những yêu cầu ở Chương 9 tiêu chuẩn này.

12.10. Khi thiết kế móng cọc trong vùng động đất phải nghiên cứu để tựa mũi cọc lên đất loại đá, đất hòn lớn, cát chặt và chặt trung bình, đất sét cứng, nửa cứng và gần dẻo, không cho phép tựa mũi cọc lên cát rời bão hòa nước, đất sét dẻo mềm, dẻo chảy và chảy ở vùng có động đất.

12.11. Đại lượng chôn sâu cọc trong đất ở vùng có động đất không nhỏ hơn 4m, trừ trường hợp tựa trên đất đá.



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương