TIÊu chuẩn ngành 20tcn 21: 1986 (thay thế cho 20tcn 21-72)



tải về 0.67 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích0.67 Mb.
#15031
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 10

Loại cọc

Hệ số n, T/m2

1. Cọc bê tông cốt thép có mũ cọc.

150

2. Cọc gỗ không có cọc đệm

400

3. Cọc gỗ có cọc đệm

80

Bảng 11

Loại đất dưới mũi cọc

Hệ số M

1. Sỏi sạn có chất lấp nhét cát

1,3

2. Cát thô vừa, chặt trung bình và á cát cứng

1,2

3. Cát mịn chặt trung bình

1,1

4. Cát bụi chặt trung bình

1,0

5. Á cát dẻo, á sét và sét cứng

0,9

6. Á sét và sét nửa cứng

0,8

7. Á sét và sét khô dẻo

0,7

Chú thích:

Trong cát chặt, giá trị của hệ số M nói ở Điểm 2 – 4 của bảng (11) nên tăng lên 60% còn khi có tài liệu xuyên tĩnh – tăng 100%.



Bảng 12

Kiểu búa

Năng lượng tính toán của va đập búa p, T.m

1. Búa treo hoặc tác dụng đơn độc

QH

2. Búa đi–ê–zen ống

0,9QH

3. Búa đi–ê-zen cần

0,4QH

4. Búa đi–ê-zen khi đóng kiểm tra lại bằng va đập đơn

Q(H - h)

Chú thích:

Ở Điểm 1,h – chiều cao nẩy đầu tiên phần va đập của búa đi-ê-đen đo đệm không khí gây ra, xác định theo thước đo, m. Để tính toán sơ bộ cho phép lấy h = 0,6m đối với búa cần và h = 0,1 đối với búa ống.



Bảng 13

Lực kích thích của máy rung, T

10

20

30

40

50

60

70

80

Năng lượng tính toán tương đương va đập của máy rung p, T.m

4,5

9

13

17,5

22

26

34

35

6.8. Sức mang tải , T của cọc treo đóng và của cọc vít làm việc bằng tải trọng nén, theo kết quả xuyên tĩnh đất, nên xác định theo công thức:

(20)

Trong đó:

m – hệ số điều kiện làm việc, lấy m = 2 đối với cọc đóng:

n – số lượng điểm xuyên;

3 - trị số riêng của sức chống giới hạn của cọc, T, tại điểm xuyên, xác định theo yêu cầu của Điều 6.9 thuộc tiêu chuẩn này.

kđ – hệ số an toàn theo đất được quy định tùy theo sự thay đổi các giá trị riêng tìm được về sức chống giới hạn của cọc 3 tại các điểm xuyên và số lượng các điểm này ở giá trị xác xuất tin cậy   0,95 theo như yêu cầu của tiêu chuẩn xử lý kết quả thử đất.

6.9. Giá trị riêng sức chống giới hạn của cọc tại điểm xuyên 3 phải xác định theo công thức

3 = R3F + fhu (21)

Trong đó:

R3 - sức chống của đất dưới mũi cọc đóng hoặc dưới cánh cọc vít theo số liệu xuyên ở điểm đang xét, T/m2.

F – diện tích tiết diện ngang của cọc đóng hoặc hình chiếu diện tích làm việc của cánh cọc vít, tức là trong trường hợp cọc chịu tải trọng nhổ, trừ đi diện tích tiết diện thân cọc, m2;

f – sức chống của đất ở mặt hông cọc theo số liệu xuyên tại điểm đang xét, T/m2;

h – chiều sâu hạ cọc kể từ mặt đất gán cọc, m, (trong trường hợp cọc vít, thì h trong công thức này phải giảm đi một đại lượng bằng đường kính của cánh vít);

u – chu vi tiết diện ngang của thân cọc, m.

Sức chống của đất dưới mũi cọc R3, T/m2, theo kết quả xuyên tĩnh đất tại điểm đang xét nên xác định theo công thức:

R3 = 1q3 (22)

Trong đó:

1 - hệ số lấy như sau:

Khi xuyên bằng thiết bị kiểu C – 979, ghi được tổng sức chống của đất ở mặt hông của xuyên thì theo bảng (14);

Khi xuyên bằng thiết bị kiểu C-832, ghi được sức chống riêng của đất ở mặt hông của xuyên gần mũi xuyên thì 1 = 0,5;

q3 – giá trị trung bình sức chống của đất, T/m2, ở dưới mũi xuyên tìm được từ thí nghiệm ở đoạn nằm trong phạm vi 4d về phía trên và 1d về phía dưới mũi cọc thiết kế (ở đây d – đường kính hoặc cạnh của hình vuông hoặc cạnh lớn nhất của cọc có tiết diện chữ nhật, m), còn đối với cọc vít – là trị trung bình sức chống xuyên của mái trong vùng làm việc lấy bằng đường kính của cánh vít.

Sức chống của đất ở mặt hông cọc, f, T/m2, theo số liệu kết quả xuyên đất tại điểm đang xét nên xác định:

a) Khi xuyên bằng thiết bị kiểu C-979, theo công thức

f = 2f3 (23)

b) Khi xuyên bằng thiết bị kiểu C-832, theo công thức

(24)

Trong đó:

2 và 1 - các hệ số, lấy theo bảng (14)

f3 - trị trung bình sức chống của đất ở mặt hông, T/m2, được xác định như thương số của việc chia tổng sức chống của đất đo được ở mặt hông của xuyên cho diện tích mặt hông của xuyên trong phạm vi từ mặt đất tại điểm xuyên đến mức vị trí mũi cọc trong lớp mang tải được chọn;

f3i - sức chống trung bình của lớp đất i ở mặt hông của xuyên, T/m2;

li - chiến dày lớp đất i, m;

h – giống như trong công thức (21)

7. TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN CỦA MÓNG CỌC VÀ CỦA NỀN CỌC THEO BIẾN DẠNG

7.1. Việc tính toán móng cọc treo, cọc ống và cọc trụ (dưới đây, ở mục này, để đơn giản sẽ được gọi tên chung là “cọc”) và nền của móng theo biến dạng được tiến hành như đối với móng quy ước trên nên thiên nhiên theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. Ranh giới của móng quy ước (hình 1) được xác định như sau:

- Phía dưới là mặt phẳng AB đi qua mũi cọc;

- Phía cạnh là các mặt phẳng đứng AD và BC qua mép ngoài cùng của hàng cọc biên thẳng đứng ở khoảng cách , còn khi có cọc nghiêng – thì đi qua mũi của cọc nghiêng này.

- Phía trên – là mặt đất san nền CD;

Trong đó:

IItb - Trị số tính toán trung bình cân của góc ma sát trong của đất, xác định theo công thức:

(25)

II1, II2, ...IIn - Trị số tính toán của gốc ma sát trong của từng lớp đất mà cọc xuyên qua có chiều dày lần lượt l1, l2, …. ln;

l – Độ sâu hạ cọc trong đất kể từ đáy dài, l = l1+ l2 + l3 …. + ln;



Hình 1: Sơ đồ xác định ranh giới móng quy ước khi tính độ lún của móng cọc.

Trong trọng lượng bản thân của móng quy ước khi xác định độ lún của móng bao gồm trọng lượng thể tích của móng quy ước.

Trị biến dạng (độ lún) của móng cọc và nền của nó tìm được theo tính toán không được vượt quá trị giới hạn cho phép xác định theo công thức (2) của tiêu chuẩn này.

7.2. Nếu khi xây dựng định tôn nền (đắp bằng nước phun) cao hơn 2m hoặc có phụ tải thường xuyên khác (lâu dài) tương đương với lớp đắp như thế, còn trong phạm vi chiều sâu của hạ cọc có lớp than bùn dày hơn 30 cm hoặc lớp bùn, thì trị số độ lún của móng cọc treo nên xác định có chú ý giảm kích thước móng quy ước, trong trường hợp này đối với các cọc thẳng đứng cũng như cọc nghiêng phải giới hạn bằng các mặt thẳng đứng đi qua kể từ hàng cọc biên thẳng đứng một khoảng cách Lthtg

Trong đó ltb – khoảng cách từ mũi cọc đến đáy lớp than bùn dày hơn 30cm hoặc đáy lớp bùn.

7.3. Móng cọc làm việc như cọc chống, cọc treo đơn chịu lực ép hoặc lực nhổ ngoài ra còn có nhóm cọc làm việc dưới tác dụng của tải trọng nhổ, thì không cần tính chúng theo biến dạng.

7.4. Việc tính toán cọc theo biến dạng khi cùng tác dụng tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang và mômen nên làm theo những yêu cầu trình bày ở phụ lục của tiêu chuẩn này.

8. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

8.1. Tùy theo cách bố trí trong mặt bằng của cọc, cọc ống, cọc trụ (sau này để đơn giản gọi chung là cọc) mà móng cọc được chia thành các dạng sau.

a) Cọc đơn – dưới các mố trụ độc lập:

b) Thành băng – dưới các tường nhà và công trình khi tải trọng trên móng phân bố theo chiều dài với cọc được bố trí thành một, hai hàng hoặc nhiều hàng hơn.

c) Nhóm học – dưới các cột với cọc bố trí trong mặt bằng có dạng hình vuông, chữ nhật, hình thang hoặc hình có dạng khác:

d) Trường hợp liên tục – dưới các công trình nặng với kích thước không lớn lắm trên mặt bằng và tải trọng phân bố trên toàn bộ diện tích còn cọc được bố trí dưới toàn bộ nhà hoặc công trình (các nhà cao, ống khói, lò cao, thân xilô v,v…)

8.2. Liên kết đài cọc với cọc cho phép làm gối tự do hoặc kiểu gối cứng.

8.3. Gối tự do của đài cọc lên cọc cần được kể đến trong tính toán quy ước như là liên kết bản lề và ở các đài cọc đổ tại chỗ thì có thể làm bằng cách ngàm đầu cọc vào đài sâu 5 – 10 cm. Trong trường hợp này không bắt buộc ngàm râu cốt thép của cọc vào đài.

8.4. Liên kết cứng đài cọc với cọc nên làm trong những trường hợp, khi mà:

a) Thân cọc nằm trong các đất yếu (cát rời, đất sét có độ sệt chảy, trong bùn, than bùn, v.v….)

b) Tại chỗ liên kết, tải trọng nén truyền lên cọc bị lệch tâm so với cọc, tức nằm ngoài phạm vi nhân tiết diện của cọc;

c) Trên cọc tác dụng các tải trọng ngang mà trị số chuyển vị do tải trọng ngang gây ra khi gối tự do (xác định bằng tính toàn theo những yêu cầu của phụ lục thuộc tiêu chuẩn này) chứng tỏ lớn hơn trị giới hạn cho phép đối với nhà và công trình thiết kế;

d) Trong móng có cọc nối thẳng đứng hoặc nghiêng;

đ) Cọc chịu tải trọng nhổ:

8.5. Việc liên kết cứng các cọc bê tông cốt thép với đài bê tông cốt thép đổ toàn khối nên ngàm cọc vào đài với độ sâu ứng với chiều dài chôn cốt thép, hoặc là chôn sâu cốt thép vào đài với chiều dài ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế các kết cấu bằng bê tông và bê tông cốt thép. Trong trường hợp sau ở đầu cọc ứng suất trước cần phải làm khung cốt thép không kéo căng sau nó được dùng như là cốt thép neo.

Chú thích:

Việc neo trong các đài cọc chịu tải trọng nhổ (điều 8.4 “d”) phải ngâm cốt thép của cọc vào đài một độ dài được xác định bằng cách tính theo chịu nhổ.

8.6. Liên kết cứng cọc với đài đúc sẵn phải được đảm bảo bằng các mũ hình chuông. Trong đài đúc sẵn cũng cho phép liên kết cọc trong các lỗ riêng chừa sẵn trong đài.

Chú thích:

Với những tải trọng ép không lớn lắm (khoảng 40T) cho phép gối tự do đài lên mặt đầu cọc được làm bằng phẳng bằng vữa xi măng.

8.7. Cọc trong nhóm của móng chịu tải trọng lệch tâm nên bố trí sao cho hợp lực của tải trọng thường xuyên tác dụng lên móng qua điểm gần nhất có thể được so với trọng tâm của mặt bằng cọc.

8.8. Để tiếp thu tải trọng đứng và mômen cũng như tải trọng ngang (tùy theo độ lớn và hướng của tải trọng) cho phép dùng cọc đứng, cọc nghiêng và cọc hình nạng.

8.9. Khoảng cách giữa các trục cọc treo không mở rộng đáy không được bé hơn 3 đ (trong đó đ đường kính của cọc tròn hoặc cạnh của cọc vuông hoặc cạnh lớn nhất của cọc có tiết diện ngang chữ nhật) còn giữa trục cọc chống thì không bé hơn 1,5 đ.

Khoảng cách mép – mép giữa các thân cọc - ống không được bé hơn 1m, giữa các đáy mở rộng của cọc khoan nhồi và cọc ống khi thi công chúng trong đất sét khô có độ sệt cứng hoặc nửa cứng, là 0,5m, còn trong các loại đất còn lại khác là 1m.

8.10. Tải trọng tính toán trên cọc N, tấn, đối với những móng có những cọc thẳng đứng xác định theo công thức:

(26)

Trong đó:

N, Mx, My - lần lượt là lực nén tính toán, T, và mômen tính toán. Tm, đối với các trục chính trung tâm x và y của mặt bằng cọc ở mặt phẳng đáy đài cọc;

n – số cọc trong móng;

xi và yi – khoảng cách từ trục chính đến trục mỗi cọc, m;

x và y – khoảng cách từ trục chính đến trục mỗi cọc, mà ở đó ta tính toán tải trọng, m.

Việc phân bố tải trọng giữa các cọc của móng cầu nên xác định bằng cách tính chúng như kết cấu khung.

8.11. Tải trọng ngang tác dụng lên móng có các cọc đứng cùng tiết diện ngang cho phép lấy phân bố đều giữa tất cả các cọc.

8.12. Việc kiểm tra độ ổn định của móng cọc và nền cọc phải tiến hành theo yêu cầu của tiêu chuẩn về thiết kế nền nhà và công trình có kể đến tác dụng của phản lực thêm do cọc gây ra, các phản lực này tác dụng lên phần đất bị trượt.

Móng cọc của các mố cầu và của các trụ trung gian trên các đối dốc nên kiểm tra về ổn định chống lại sự trượt sâu (chuyển vị của móng cùng với đất) theo mặt trượt cung tròn hoặc là theo mặt trượt khác bất lợi nhất.

8.13. Việc chọn chiều dài của cọc phải tùy theo điều kiện địa chất của vùng xây dựng. Mũi cọc thông thường nên chôn vào đất ít nén co, xuyên qua các lớp đất yếu hơn, ở độ chôn sâu của cọc và đất, dựa vào tính chất đất dưới mũi cọc, mà không được bé hơn;

- Trong đất hòn thô, đất sỏi sạn và đất cát thô vừa, cũng như đất sét có chỉ số sệt IL 0,1 … 0,5m

- Trong các loại đất khác …. 1m.

Chú thích:

Đối với móng của nhà và công trình cấp IV mũi cọc cho phép chống lên đất cát và đất sét có độ than bùn q  0,25. Trong trường hợp này sức mang tải của cọc phải xác định theo kết quả thử bằng tải trọng tĩnh. Khi có lớp than bùn bị phủ thì mũi cọc phải chôn sâu không ít hơn 2m phía dưới đáy lớn than bùn này.

8.14. Độ sâu dặt đáy đài cọc được quy định tùy thuộc vào các giải pháp kết cấu phần dưới mặt đất của nhà và công trình (có tầng hầm và tầng hầm kỹ thuật) và theo thiết kế san nền của vùng xây dựng (đào bớt đi hoặc đắp cao thêm), còn chiều cao của đài thì xác định bằng tính toán. Đối với móng cầu cần tính đến chiều sâu dòng nước và sự xói lở cục bộ của đáy dòng chảy cạnh trụ cầu.



9. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ MÓNG CỌC TRONG ĐẤT LÚN ƯỚT

9.1. Móng cọc trong đất lún ướt nên thiết kế xuất phát từ điều kiện là đất trong nền móng có thể bị ướt hoàn toàn (do đường ống nước bị hỏng hoặc do nâng cao mực nước ngầm) trừ những trường hợp khi mà dựa vào dự báo theo các điều kiện địa chất thủy văn hoặc điều kiện sử dụng nhà và công trình, việc nâng cao mực nước ngầm là không thể có, còn để chống lại sự ướt đất cục bộ một cách ngẫu nhiên thì trong thiết kế phải xét đến các biện pháp chống ướt đất, trong trường hợp này, ở đồ án cũng cần xét các biện pháp kết cấu đảm bảo độ bền và ổn định của nhà và công trình khi thấm ướt đất do hỏng hóc ống nước gây ra.

Chú thích: Đất lún ướt của nền là loại bị ướt hoàn toàn ở độ no nước G  0,8.

9.2. Trong đất lún ướt ngoài loại cọc nói ở phần 2 của tiêu chuẩn này cũng cho phép dùng cọc bê tông nhồi và bê tông cốt thép có đường kính đến 500 mm được thi công trong các hố khoan có đáy đầm chặt đến chiều sâu không bé hơn 3 d (trong đó d – đường kính lỗ khoan).

9.3. Trong trường hợp, nếu theo kết quả khảo sát công trình xác định được rằng việc hạ cọc đóng trong đất lún ướt rất khó khăn thì trong thiết kế cần xét việc làm các lỗ khoan mồi có đường kính bé hơn kích thước tiết diện cọc 50mm.

9.4. Khi khảo sát địa chất công trình ở nơi xây dựng có đất lún ướt nên xác định loại đất lún ướt và tách đất có độ lún ướt tương đối s < 0,02 ở áp lực P = 3kg/cm2.

Trên lãnh thổ xây dựng cần phải nghiên cứu cẩn thận chế độ địa chất thủy văn của nước ngầm và dự báo khả năng thay đổi của nó trong thời kỳ sử dụng nhà và công trình được thiết kế và tồn tại của chúng.

9.5. Các loại đất lún ướt và các loại đất khác mà các đặc trưng bền và biến dạng của chúng giảm đi khi ướt, trong mọi trường hợp khi chiều dày của các lớp ấy đến 30m thì nên dùng cọc xuyên suốt các lớp ấy.

Nếu việc dùng cọc xuyên qua các lớp đất lún ướt cho từng điều kiện cụ thể khi xây dựng nhà hoặc công trình về mặt kinh tế chứng tỏ không hợp lý thì trong đất lún ướt loại 1 cho phép dùng cọc với mũi chôn sâu không ít hơn 1m vào lớp đất có độ lún ướt tương đối s < 0,02 (ở áp lực 3 kg/cm2 nhưng không bé hơn áp lực tự nhiên trong đất của các lớp phía trên).

Chú thích:

1. Khi thiết kế móng cọc của trụ cầu và móng cọc ống của bất kỳ nhà và công trình nào thông thường phải xét việc xuyên hết chiều dày đất lún ướt và chôn mũi cọc vào đất không lún ướt.

2. Cọc và cọc cột đối với nhà ít tầng cấp IV cho phép chống mũi cọc lên đất lún ướt có độ lún ướt tương đối s < 0,02 ở áp lực 3kg/cm2 nếu ở đấy đảm bảo được yêu cầu, theo tính toán, sức mang tải của cọc theo đất dùng đối với cọc và cọc cột làm việc trong đất lún ướt loại II nếu theo dự báo về điều kiện địa chất thủy văn và điều kiện sử dụng nhà và công trình không thể xảy ra việc nâng cao mực nước ngầm và thấm ướt đất do hư hỏng đường ống nước, và do đó không thể có sự lún ướt của đất do trọng lượng bản thân của các lớp đất phía trên gây ra.

9.6. Tính toán cọc hoặc cọc ống theo sức mang tải cũng như tính chúng cùng chịu tác dụng tải trọng thẳng đứng, tải trọng ngang và mô men khi xây móng trong đất lún ướt nên theo các chỉ dẫn phần 5 và phụ lục của tiêu chuẩn này với các điều kiện bổ sung sau đây:

a) Nếu xảy ra ướt cục bộ hoặc ướt do hỏng ống nước hoặc nâng cao mực nước ngầm thì sức chống tính toán của đất lún ướt dưới mũi cọc R và ở mặt hông của cọc f (bảng 1,2 và 7), hệ số tỷ lệ k (bảng 1 của phụ lục tiêu chuẩn này) và mô đun biến dạng E nên chọn theo chỉ số sệt của đất IL ứng với điều kiện làm ướt đến độ no nước G 0,8 và được xác định theo công thức:



(27)

Trong đó:

e – hệ số rỗng của đất lún ướt;

w - trọng lượng riêng của nước, lấy w = 1T/m3;

s - trọng lượng riêng của đất; T/m3;

Wp và WL - độ ẩm của đất lún ướt ở giới hạn lăn và giới hạn nhão tính bằng số lẻ của đơn vị:

Khi IL < 0,4 nên lấy IL = 0,4

b) Nếu chỉ có thể xảy ra bị ướt cục bộ do hỏng đường ống nước một phần của lớp đất lún ướt trong phạm vi chiều dài của cọc thì những chỉ dẫn tính toán nói trên ở điểm “a” về sức chống tính toán của đất lún ướt R và f nên nhân với hệ số bổ sung điều kiện làm việc md = 1,4;

c) Nếu dựa theo các điều kiện địa chất thủy văn và điều kiện sử dụng nhà và công trình việc dâng cao mức nước ngầm hoặc ướt cục bộ không thể xảy ra được thì sức chống tính toán của đất dưới mũi R và trên mặt hông f của cọc và cọc ống nên xác định theo các bảng 1,2 và 7, còn hệ số k thì theo bảng 1 của phụ lục tiêu chuẩn này dựa vào chỉ số sệt thực tế của đất ở thể nằm tự nhiên. Ở đây phải giả định rằng có thể xảy ra tăng dần đần độ ẩm của nền đất lún ướt đến độ ẩm ở giới hạn lăn wp, do phá hoại điều kiện tự nhiên về bốc hơi nếu độ ẩm tự nhiên của đất trước khi bắt đầu xây dựng bé hơn độ ẩm wp. Vì vậy các đặc trưng của đất phải lấy ở độ ẩm W = wp, còn trong trường hợp nếu lúc bắt đầu xây dựng W > wp thì lấy theo độ ẩm tự nhiên thực tế W:

d) Nếu nơi xây dựng có đất lún ướt loại II còn độ lún ướt dự tính vượt quá độ lún giới hạn cho phép đối với nhà hoặc công trình thiết kế thì cần phải kể đến khả năng xuất hiện trên mặt hông của cọc và cọc ống lực ma sát âm của đất bằng cách giảm sức mang tải của cọc theo như các chỉ dẫn của Điều 9.10 thuộc tiêu chuẩn này.

e) Nếu xảy ra ướt đất nền thì trong tất cả các tính toán, các giá trị của góc ma sát trong 1 và lực dính đơn vị C1 của đất lún ướt phải lấy ứng với trường hợp chúng hoàn toàn no nước tức là ở độ no nước G  0,8.

9.7. Sức mang tải của cọc trong rãnh dầm nệm trước có thể quy định theo yêu cầu của điều 5.7 thuộc tiêu chuẩn này, xem giống như đối với cọc đóng có các mặt nghiêng khi theo các yêu cầu bổ sung trình bày ở điều 9.6 của tiêu chuẩn này.

9.8. Sức mang tải của cọc và cọc ống trong đất lún ướt theo số liệu thử hiện trường, trong trường hợp có thể đất nền bị ướt trong quá trình sử dụng nhà và công trình, nên xác định chỉ trên cơ sở kết quả thử cọc hoặc cọc ống bằng cách làm ướt hoàn toàn đất lún ướt quanh cọc thử hoặc cọc ống gồm cả đất dưới mũi cọc ở khoảng cách 5d (trong đó d - đường kính của cọc tròn hoặc cạnh cọc vuông hoặc cạnh lớn của cọc tiết diện ngang chữ nhật, đất trong thể tích nói trên phải đạt đến độ no nước G  0,8, còn khi không thể ướt đất nền trong quá trình sử dụng nhà hoặc công trình – thì đạt đến độ ẩm ứng với độ ẩm ở giới hạn lăn Wp nếu W < Wp.

Không cho phép xác định sức mang tải của cọc và cọc ống trong đất lún ướt theo tài liệu thử động, cũng như không cho phép xác định sức chống tính toán của đất lún ướt dưới mũi R và ở mặt hông f cọc và cọc ống theo kết quả thử hiện trường những đất này bằng phương pháp xuyên.

9.9. Sức mang tải của cọc và cọc ống theo kết quả thử bằng tải trọng tĩnh có làm ướt đất (điều 9.8 của tiêu chuẩn này) trong đất lún ướt loại I và loại II nên xác định theo những yêu cầu nói ở Phần 6 của tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, trong đất lún ướt loại II khi mà xác định được đất có thể lún ướt dưới trọng lượng bản thân lớn hơn độ lún giới hạn cho phép đối với nhà và công trình thiết kế, thì sức mang tải của cọc và cọc ống xác định theo kết quả thử tĩnh có làm ướt cục bộ, tức lúc xác định không kể đến sử phát triển của ma sát âm cần phải giảm đi theo như chỉ dẫn của Điều 9.10 thuộc tiêu chuẩn này.

9.10. Sức mang tải II, T, của cọc và cọc ống chịu tải trọng nén trong đất lún ướt loại II khi có kể đến khả năng phát triển ma sát âm của đất nên xác định theo công thức:

(28)

Trong đó:

 - sức mang tải của cọc và cọc ống trong đất lún ướt xác định trên cơ sở thử tĩnh có làm ướt cục bộ, còn khi không làm ướt cục bộ thì theo những yêu cầu của các Điều 9.6 - 9.8 thuộc tiêu chuẩn này và không thể khả năng phát triển ma sát âm của đất.

a – hệ số kể đến ảnh hưởng của ma sát âm, đối với nhà và công trình lấy a = 1.4;

m – hệ số điều kiện làm việc, lấy m = 1;

u – chu vi, m, của phần thân cọc và cọc ống nằm trong phạm vi của các lớp đất bị lún dưới tác dụng của trọng lượng bản thân khi ướt.

fi – sức chống tính toán của lớp đất lún ướt i của nền ở mặt hông của cọc và cọc ống. T/m2, xác định theo những chỉ dẫn của Điều 9.6 thuộc tiêu chuẩn này.

li - Chiều dày của lớp đất lún ướt khi bị lún khi làm ướt đất và tiếp xúc với mặt hông cọc;

hn – Chiều sâu tính toán, m, theo đó ta tiến hành lấy tổng các lực ma sát hông của các lớp đất bị lún, lấy bằng chiều sâu mà ở đó độ lún ướt của đất do tác dụng của trọng lượng bản thân bằng độ lún cho phép giới hạn đối với nhà và công trình thiết kế nói trong nhiệm vụ thiết kế hoặc theo các tài liệu tương ứng, trình bày trong tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

Chú thích:

Trị số độ lún ướt của nền đất cần xác định theo những yêu cầu trình bày trong tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương