TIÊu chuẩn ngành 14tcn 195: 2006


THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT (BCKTKT)



tải về 0.62 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.62 Mb.
#13120
1   2   3   4   5   6   7

6. THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT (BCKTKT)

Những công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là những công trình có quy mô, phạm vi khảo sát nhỏ (hiện quy định có tổng mức đầu tư không quá 7 tỷ). Công tác khảo sát ĐCCT chỉ lập một giai đoạn, cần phải đạt được những yêu cầu, nội dung và khối lượng theo quy định.



6.1. Mục đích của công tác khảo sát ĐCCT

- Xác định điều kiện địa chất công trình các phương án vùng tuyến chọn để chọn phương án tuyến tối ưu

- Xác định đầy đủ và cụ thể các điều kiện ĐCCT tại tuyến tối ưu của các công trình chính để làm cơ sở cho việc bố trí công trình.

- Xác định đầy đủ, chính xác các thông số địa kỹ thuật để phục vụ cho việc thiết kế công trình.

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho thiết kế và thi công công trình (liên quan đến điều kiện địa chất công trình).

- Xác định chính xác trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên để cung cấp cho thiết kế kết cấu công trình.



6.2. Thành phần khảo sát ĐCCT trong giai đoạn BCKTKT

- Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có đặc biệt là các tài liệu địa chất công trình của các dự án đã xây dựng trong khu vực.

- Đo vẽ địa chất công trình.

- Khoan, đào, xuyên.

- Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời.

- Lập hồ sơ địa chất công trình.



6.3. Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT giai đoạn BCKTKT

6.3.1. Hồ chứa

6.3.1.1. Mục đích

- Khẳng định cao trình giữ nước của hồ chứa.

- Xác định chính xác các khu vực trượt sạt, mất nước.

- Cung cấp các thông số kỹ thuật để thiết kế kỹ thuật.

- Đề ra các biện pháp để xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT.

6.3.1.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có

Thu thập và phân tích các tài liệu đã có như Điều 2.3.2.1



6.3.1.3. Đo vẽ địa chất công trình.

Tiến hành đo vẽ địa chất công trình trong những trường hợp đặc biệt, khi thật cần thiết do điều kiện ĐCCT phức tạp, nhằm khẳng định về khả năng giữ nước, sạt lở, … của hồ chứa.

Tùy mức độ phức tạp về địa chất mà tỷ lệ đo vẽ có thể từ 1/2.000 ÷ 1/5.000

6.3.1.4. Khoan đào và thí nghiệm

- Tiến hành khoan đào và thí nghiệm bổ sung khi cần làm sáng tỏ các nội dung kỹ thuật quan trọng liên quan đến khả năng mất nước của hồ chứa ở cao trình MNTK. Mục đích thăm dò là để vẽ các mặt cắt địa chất đặc trưng chứng minh cho các kết luận về điều kiện địa chất công trình ở một khu vực phức tạp nào đó trong phạm vi vùng hồ.

- Cự ly các hố khoan đào tại các khu vực cần làm rõ điều kiện mất nước, bán ngập, bảo vệ bờ, tùy mức độ phức tạp về địa chất có thể biến thiên từ 100m ÷ 200m/1 hố.

- Tại các phạm vi cần nghiên cứu trên, ngoài việc khoan đào còn thực hiện các thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng kèm theo tại các hố khoan đào bổ sung như múc, hút nước, đổ nước, lấy mẫu đất đá để thí nghiệm có tính chất cơ lý lực học cần thiết (như Điều 3.3.1.8).



6.3.2. Công trình đầu mối của hồ chứa, đập dâng

6.3.2.1. Mục đích

- Xác định điều kiện ĐCCT vùng tuyến chọn để chọn được tuyến tối ưu.

- Xác định điều kiện ĐCCT cụ thể và chính xác tại tuyến tối ưu để bố trí các công trình chính.

- Xác định chính xác và đầy đủ các thông số địa kỹ thuật để thiết kế công trình.

- Đề xuất biện pháp xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT, về nền móng ở công trình.

- Dự báo các vấn đề bất lợi về ĐCCT khi đưa công trình vào vận hành khai thác.



6.3.2.2. Nội dung khảo sát địa chất

- Phần lòng sông: Phạm vi phân bố chiều dày tầng cuội sỏi, thành phần khoáng vật, các tạp chất, đặc biệt chú ý tới các hẻm sâu, mức độ phong hóa của các đới, khả năng mất nước, lún, gãy nền, mức độ lão hóa của nền móng sau khi xây dựng công trình.

- Phần vai và thềm đập: Điều tra rõ sự phân bố của các tầng có thể hòa tan, tầng đá mềm bờ, các lớp cát, cuội sỏi, các tầng kẹp mềm yếu, quan hệ tiếp xúc giữa các lớp đá, tính hoàn chỉnh hoặc nứt nẻ của đá, ổn định mái dốc ở các vai đập, khả năng thấm nước.

- Thế nằm của đá tại các khe nứt tập trung, dải vỡ vụn, đứt gãy ảnh hưởng tới các kiến trúc của công trình, phương đứt gãy, kiểu đứt gãy, mức độ gắn kết của các dải vỡ vụn, góc nghiêng của mặt đứt gãy và khả năng chịu lực.

- Mức độ phong hóa, đặc tính của các đới phong hóa đó. Kiến nghị về bố trí công trình trên đới phong hóa thích hợp.

- Điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực đập bao gồm: Mức nước xuất hiện và ổn định, tính thấm nước của các lớp đất đá (tính theo hệ số thấm K (cm/s) và lượng mất nước đơn vị q (l/phút/m.m) vạch các giới hạn cần xử lý thấm ở nền và các vai công trình.

- Tầng cách nước hoặc cách nước tương đối, tính xâm thực của nước sông và nước dưới đất đối với bê tông.

- Hang động (nếu đập xây trên đá Cabonat) quy mô, cao độ xuất hiện của hang động, nước Karst và quy luật vận động của nó; đề xuất các biện pháp xử lý.



6.3.2.3. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2.

6.3.2.4. Khoan, đào, xuyên

- Thực hiện theo 1 mặt cắt dọc tại tim tuyến chọn 3 hố và 3 mặt cắt ngang 9 hố (bao gồm cả 3 hố ở tim) vuông góc với tim tuyến (1 mặt cắt dọc sông và 2 mặt cắt ngang vai).

- Chiều sâu các hố khoan ở lòng sông từ 2/3 ÷ 1H (H là chiều cao đập), các vị trí khác bằng 1/3 ÷ 1/2H. Các hố đào nông vào trong đá phong hóa mạnh 0,5m.

- Trường hợp đặc biệt cần khoan sâu hơn độ sâu đã nêu trên phải được sự phê duyệt của Chủ Đầu Tư.



6.3.2.5. Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a. Thí nghiệm ngoài trời:

- Thí nghiệm đổ nước: Cần có từ 2 ÷ 3 giá trị K thấm cho mỗi lớp và đảm bảo cho mỗi vai đập không ít hơn 3 điểm đổ nước.

- Thí nghiệm múc, hút nước: Trong mỗi lớp chứa nước có từ 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Thí nghiệm ép nước: Trong các hố khoan máy trên tim tuyến đập tiến hành ép nước phân đoạn với chiều dài trung bình mỗi đoạn ép là 5m; tại mỗi đới phân chia về thấm trong nền công trình có không ít hơn 2 giá trị lượng mất nước đơn vị q (l/ph/m.m) hoặc 2 giá trị Lugeon (L0). Các hố khoan còn lại không tiến hành ép nước.

b. Thí nghiệm trong phòng

- Mẫu đất: Số lượng từ 4 ÷ 6 mẫu nguyên dạng cho một lớp đất. Đối với đất không lấy được mẫu nguyên dạng, cần phải lấy mẫu phá hủy bằng 1/2 số lượng mẫu đã nêu trên.

- Mẫu cát sỏi nền. Số lượng 2 ÷ 3 mẫu cho lớp.

- Mẫu đá phân tích thạch học: Số lượng 1 mẫu cho một loại đá.

- Mẫu đá phân tích cơ lý: Số lượng 2 ÷ 3 mẫu.

- Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 mẫu nước mặt, 1 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

6.3.3. Trạm bơm, cống đồng bằng và các công trình lớn trên kênh

6.3.3.1. Mục đích: Như Điều 6.3.2.1.

6.3.3.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2 đặc biệt là thu thập hồ sơ địa chất đã có của các dự án trong khu vực.

6.3.3.3. Khoan, đào, xuyên

- Trong phạm vi hố móng cự ly các hố khảo sát là 10m ÷ 25m/1 hố và ngoài hố móng là 30m ÷ 50m/ 1 hố. Ngoài hố móng được quy định là 10H kể từ mép móng (trong đó H là độ sâu hố móng).

- Trong mọi trường hợp mỗi hố móng không được ít hơn 3 hố khảo sát.

- Đối với các nền mềm yếu, số hố xuyên có thể chiếm từ 30 ÷ 70% tổng số hố khảo sát.

- Độ sâu các hố khảo sát như đã quy định tại khoản b Điều 3.3.3.5.

6.3.3.4. Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a. Thí nghiệm ngoài trời

- Thí nghiệm đổ nước: mỗi lớp có từ 2 ÷ 3 giá trị thấm K.

- Thí nghiệm ép nước: mỗi đới có từ 2 ÷ 3 giá trị lượng mất nước đơn vị q (l/ph.m.m).

- Thí nghiệm hút hoặc múc nước ở lớp cát cuội sỏi và các tầng chứa nước dưới nền công trình: mỗi lớp cuội sỏi hoặc tầng chứa nước có từ 2 ÷ 3 giá trị thấm K.

b. Thí nghiệm trong phòng

- Mẫu đất: Thí nghiệm mẫu 17 chỉ tiêu từ 6 ÷ 8 mẫu/1 lớp.

- Mẫu cát sỏi nền: Số lượng 3 ÷ 4 mẫu cho một lớp.

- Mẫu đá phân tích thạch học: Số lượng 1 ÷ 2 mẫu cho một loại đá.

- Mẫu thí nghiệm cơ lý đá: Số lượng 2 ÷ 3 mẫu cho một lớp phong hóa của 1 loại đá.

- Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 ÷ 2 mẫu nước mặt, 1 ÷ 2 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

6.3.4. Đường dẫn nước chính: tuyến kênh, đường hầm (tuynel), đường ống dẫn nước

6.3.4.1. Mục đích: Như Điều 6.3.2.1

6.3.4.2. Kênh dẫn nước

a. Khoan, đào, xuyên

- Đối với kênh miền núi có lưu lượng Q ≥ 0,5m3/s thì cự ly các hố khoan đào dọc theo tim kênh là 100 ÷ 200m/hố. Đối với kênh đồng bằng và trung du có lưu lượng tưới Q ≥ 1,0m3/s và kênh tiêu, kênh tạo nguồn Q ≥ m3/s khoảng cách giữa các hố khoan đào trên tim kênh là 150m ÷ 500m.

- Các mặt cắt địa chất ngang kênh, được lập ở những vị trí có địa hình dốc, địa mạo, địa chất phức tạp của tuyến kênh. Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 500 ÷ 1000m. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tim), khoảng cách giữa các hố trên mặt cắt ngang từ 1/2 ÷ 1B (với B là chiều rộng của kênh và bờ kênh).

Đối với kênh có lưu lượng nhỏ hơn, khoảng cách giữa các mặt cắt ngang và các hố khảo sát trên tim kênh bằng 1,5 ÷ 2 lần khoảng cách kể trên.

- Độ sâu các hố khoan, đào, xuyên trên tim kênh nên thấp hơn đáy kênh từ 1 ÷ 2m. Các hố trên các mặt cắt ngang có độ sâu bằng độ sâu đáy kênh. Trong trường hợp đáy kênh nằm trong lớp mềm yếu thì độ sâu khảo sát phải qua lớp đó từ 1 ÷ 2m. Trường hợp lớp mềm yếu quá dày thì độ sâu khảo sát phải lớn hơn 2B (B là chiều rộng đáy bờ kênh) và lớn hơn 1,5H (H là chiều cao của kênh).

- Tuyến kênh đi qua vùng đồng bằng, số hố xuyên có thể chiếm từ 30 ÷ 70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên).

- Trong trường hợp kênh nằm trong lớp đất thấm nhiều và mềm yếu, độ sâu các hố khảo sát phải đến lớp cách nước. Nếu lớp cách nước lớn hơn 1,5H (H là chiều cao của kênh) thì hố khoan phải khoan sâu hơn mực nước ngầm về mùa khô là 2 ÷ 3m, hoặc ngang với mực nước về mùa khô của các sông suối dọc tuyến kênh.

b. Thí nghiệm ngoài trời và trong phòng

- Thí nghiệm đổ nước: mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Thí nghiệm hút, múc nước đối với các lớp chứa nước, mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Mẫu đất, cát sỏi nền: mỗi lớp có từ 3 ÷ 5 mẫu.

- Mẫu đá phân tích thạch học và cơ lý: mỗi loại đá từ 1 ÷ 2 mẫu.

- Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 ÷ 2 mẫu nước mặt, 1 ÷ 2 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.



6.3.4.3. Đường hầm dẫn nước, đường ống dẫn nước, đường ống áp lực

a. Khoan, đào, xuyên

- Đường hầm dẫn nước

+ Khoan đào được tiến hành tại tim tuyến chọn, đặc biệt là ở cửa vào và cửa ra của đường hầm. Khoảng cách giữa các hố khoan đào trên tim tuyến thường từ 100 ÷ 200m. Độ sâu các hố khoan phải thấp hơn cao trình đáy đường hầm từ 1 ÷ 3m tùy thuộc vào điều kiện địa chất. Các hồ khác chỉ thực hiện bằng các hố đào nông.

+ Khi khảo sát đường hầm dẫn nước, cần quan tâm đặc biệt tới cửa vào và cửa ra của đường hầm. Tại các cửa đó cần xác định rõ chiều dày của lớp Đệ Tứ, lớp đá phong hóa hoàn toàn, phong hóa mạnh và mức độ ổn định của chúng. Nếu cửa ra và cửa vào có các lớp đá cứng chắc thì không phải khoan đào (hoặc chỉ đào các hố nông). Khoan đào tại khu vực cửa vào và cửa ra tiến hành theo 1 mặt cắt ngang, các hố trên mặt cắt cách nhau từ 25m ÷ 50m. Tất cả các hố phải vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.

+ Tại khu vực hố móng của tháp điều áp, bể áp lực tiến hành khoan 1 hố khoan máy tại khu vực hố móng và sâu hơn đáy công trình dự kiến từ 1 ÷ 3m. Khoan đào tiến hành theo 1 mặt cắt ngang 3 hố với 1 hố khoan máy ở tim, các hố trên mặt cắt cách nhau từ 20m ÷ 30m và sâu vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.

- Đối với đường ống dẫn nước, đường ống áp lực

+ Khoảng cách giữa các hố khoan đào trên tim tuyến đường ống thường từ 50m ÷ 75m và thấp hơn đáy móng công trình dự kiến từ 1 ÷ 2m (hoặc vào trong đới đá phong hóa vừa từ 1 ÷ 2m).

+ Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 2 ÷ 3 lần cự ly giữa các hố trên tim tuyến đường ống. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tim) các hố trên mặt cắt cách nhau từ 20 ÷ 30m và sâu vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.

b. Thí nghiệm ngoài trời và trong phòng

- Thí nghiệm đổ nước: mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Thí nghiệm ép nước: mỗi đới có từ 2 ÷ 3 giá trị lượng mất nước đơn vị q (l/ph.m.m).

- Thí nghiệm hút, múc nước đối với các lớp chứa nước, mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Mẫu đất, cát sỏi nền: mỗi lớp từ 3 ÷ 5 mẫu.

- Mẫu đá phân tích thạch học và cơ lý: mỗi loại đá từ 1 ÷ 2 mẫu.

- Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 ÷ 2 mẫu nước mặt, 1 ÷ 2 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.



6.3.5. Các công trình khác: Nhà máy thủy điện, trạm phân phối điện, tuyến đường thi công và tuyến đường điện.

6.3.5.1. Mục đích: Như Điều 6.3.2.1

6.3.5.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2

6.3.5.3. Khoan, đào, xuyên

- Đối với nhà máy thủy điện và trạm phân phối điện

+ Tại mỗi phương án vùng tuyến khảo sát của các công trình bố trí 1 mặt cắt dọc 3 hố và 1 mặt cắt ngang 3 hố (bao gồm cả hố ở tim). Số hố xuyên tại khu vực đồng bằng có thể chiếm từ 30 ÷ 70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên). Cự ly các hố thông thường lấy từ 20m ÷ 50m/1 hố.

+ Độ sâu các hố khoan, xuyên phải vượt qua đáy móng công trình 1 ÷ 2m (đối với trạm phân phối điện) và từ 2 ÷ 3m (đối với nhà máy thủy điện). Trong mọi trường hợp độ sâu hố khoan tại nhà máy thủy điện phải vào sâu trong đá phong hóa vừa ít nhất là 2m và thấp hơn mực nước sông suối gần công trình ít nhất là 2m.

- Đối với đường thi công và tuyến đường dây điện

+ Việc khoan, đào, xuyên nhằm lập các mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang. Trường hợp tuyến công trình đi qua vùng đồng bằng, số hố xuyên có thể chiếm từ 30 ÷ 70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên).

+ Cự ly giữa các hố trên tim tuyến trung bình là từ 100 ÷ 200m. Các mặt cắt địa chất ngang được lập ở những vị trí có địa hình dốc, địa mạo, địa chất phức tạp. Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 2 ÷ 3 lần cự ly giữa các hố trên tim tuyến. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tim). Độ sâu các hố khảo sát phải sâu hơn đáy móng công trình dự kiến từ 2 ÷ 3m.

6.3.5.4. Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

- Thí nghiệm ngoài trời: Chỉ thực hiện tại khu vực nhà máy thủy điện bao gồm:

- Thí nghiệm đổ nước: mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

+ Thí nghiệm ép nước: mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị lượng mấy nước đơn vị q (l/ph.m.m)

+ Thí nghiệm hút, múc nước đối với các lớp cát cuội sỏi, mỗi lớp có 2 ÷ 3 giá trị hệ số thấm K.

- Thí nghiệm trong phòng:

+ Mẫu đất, cát sỏi nền: mỗi lớp từ 6 ÷ 10 mẫu.

+ Mẫu đá phân tích thạch học và cơ lý: mỗi loại đá từ 3 ÷ 5 mẫu.

+ Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 ÷ 2 mẫu nước mặt, 1 ÷ 2 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

6.3.6. Vật liệu xây dựng

6.3.6.1. Mục đích

- Tất cả các loại vật liệu xây dựng đều phải được khảo sát đạt cấp A và cấp B, với trữ lượng đạt 150% khối lượng yêu cầu. Trong đó trữ lượng cấp A phải đạt ít nhất 100%, trữ lượng cấp B là 50%. Vị trí các mỏ đất đá cát sỏi đều phải được thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷ 1/2000. Các mỏ đất cần tận dụng tối đa ở trong lòng hồ, không nên khảo sát xa công trình quá 10km. Trong trường hợp đặc biệt phải khảo sát cự ly xa hơn quy định cần được sự đồng ý của Chủ Đầu tư.

- Các mỏ đá và cát sỏi có thể nằm xa hơn (từ 10 ÷ 30km), nếu điều kiện đường giao thông thuận lợi.

6.3.6.2. Khoan đào

- Đối với các mỏ đất và cát sỏi ở cấp B cự ly khảo sát từ 100 ÷ 200m/hố. Đối với mỏ cấp A cự ly khảo sát từ 25 ÷ 75m/hố. Trong mọi trường hợp mỗi mỏ không ít hơn 5 hố.

- Đối với các mỏ đá chủ yếu là khai thác tại các khu vực lộ đá, trường hợp cần thiết tiến hành khoan 1hố/1 mỏ.

- Độ sâu các hố đào khoan: Đối với đất, cát sỏi phải qua hết tầng hữu ích, đối với đá phải sâu đến lớp đá tươi.



6.3.6.3. Công tác thí nghiệm trong phòng

- Đối với mỏ đất thí nghiệm: Mỗi lớp từ 3 ÷ 5 mẫu chế bị, 1 ÷ 2 mẫu đầm tiêu chuẩn, 1 mẫu thí nghiệm độ ẩm, 1 mẫu thí nghiệm tính chất đặc biệt: trương nở, co ngót, tan rã, hàm lượng muối của đất vật liệu xây dựng.

- Đối với mỏ cát sỏi: thí nghiệm mỗi mỏ từ 2 ÷ 3 mẫu.

- Đối với mỏ đá: thí nghiệm 1 mẫu phân tích thạch học và 1 mẫu đá cơ lý cho mỗi loại đá.



6.4. Thành phần Hồ sơ địa chất công trình giai đoạn BCKTKT

6.4.1. Nội dung bản thuyết minh ĐCCT giai đoạn báo cáo BCKTKT

6.4.1.1. Bản thuyết minh

Chương 1: Tổng quát

- Mở đầu.

+ Tổ chức KSĐCCT.

+ Nhân sự tham gia chính (Chủ nhiệm, chủ trì).

+ Thời gian tiến hành khảo sát.

- Những căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

+ Các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn.

+ Các luật có liên quan (các luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Luật tài nguyên nước, luật về đất đai, luật về rừng, luật bảo vệ tài nguyên môi trường, các luật về con người, luật về xây dựng, v.v…) có liên quan đến việc khảo sát.

+ Danh mục các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc khảo sát.

+ Phương pháp và trang thiết bị được sử dụng để khảo sát.

+ Quyết định giao nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng khảo sát.

+ Số hiệu và tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT.

+ Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

+ Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.



Chương 2: Điều kiện địa chất chung

- Địa hình địa mạo của lưu vực và vùng dự án.

- Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo của khu vực nghiên cứu.

- Các hiện tượng địa chất vật lý.



Chương 3: Điều kiện ĐCCT và ĐCTV vùng hồ

- Khái quát về hồ chứa.

- Đánh giá về khả năng giữ nước của hồ chứa.

- Đánh giá về khả năng sạt trượt bờ hồ.

- Đánh giá về điều kiện ĐCCT tại địa điểm xây dựng các công trình bảo vệ hồ (nếu có).

- Đánh giá về khả năng ngập và bán ngập khi xây dựng hồ chứa.

- Đề nghị (nếu cần thiết) về các biện pháp xử lý các hiện tượng phức tạp về ĐCCT ở hồ chứa.

- Kết luận về điều kiện ĐCCT của hồ chứa.



Chương 4: Điều kiện ĐCCT và ĐCTV vùng công trình đầu mối

- Khái quát về công trình đầu mối.

- Điều kiện ĐCCT&ĐCTV tại các tuyến công trình đầu mối.

- Đánh giá và so sánh các điều kiện ĐCCT giữa các phương án tuyến công trình đầu mối (nếu có).

- Đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT tại tuyến chọn của công trình đầu mối.

- Khuyến nghị về lựa chọn phương án tuyến công trình đầu mối (nếu có).



Chương 5: Điều kiện ĐCCT của đường dẫn chính

- Khái quát về đường dẫn chính

- Điều kiện ĐCCT và ĐCTV tại các tuyến đường dẫn chính.

- Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các phương án tuyến đường dẫn chính (nếu có).

- Đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại đường dẫn chính.

- Khuyến nghị về lựa chọn phương án tuyến đường dẫn chính (nếu có).



Chương 6: Điều kiện ĐCCT của các công trình khác (nếu có)

- Khái quát về công trình.

- Điều kiện ĐCCT và ĐCTV tại các công trình.

- Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các tuyến công trình (nếu có).

- Dự kiến các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại khu vực tuyến công trình.

- Khuyến nghị về lựa chọn phương án tuyến công trình (nếu có).



Chương 7: Vật liệu xây dựng thiên nhiên

- Nhu cầu VLXD thiên nhiên của dự án.

- Lựa chọn các bãi vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Đánh giá trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên của dự án.

- Những khuyến nghị về sử dụng VLXD thiên nhiên.

Chương 8. Kết luận và kiến nghị

- Đánh giá tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án.

- Các kiến nghị

6.4.1.2. Các hình vẽ

- Bản đồ vị trí công trình (tỷ lệ 1/50 000 ÷ 1/100 000)

- Bản đồ địa chất vùng dự án (tỷ lệ 1/50 000 ÷ 1/200 000)

6.4.1.3. Các bảng biểu

- Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và đá nền công trình và kiến nghị các thông số dùng để thiết kế.

- Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên và kiến nghị các thông số dùng để thiết kế.

6.4.1.4. Các phụ lục kèm theo

- Thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, ép nước, múc nước), kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh.

- Thống kê kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã, hàm lượng muối … (nếu có)

- Thống kê kết quả đo vẽ khe nứt (nếu có)

- Công văn về tình hình khoáng sản và di tích lịch sử văn hóa trong lòng hồ và vùng dự án (nếu có).

6.4.2. Tập bản vẽ địa chất công trình

- Bản đồ tài liệu thực tế & bản đồ ĐCCT & ĐCTV vùng hồ chứa (nếu có).

- Bản đồ tài liệu thực tế các vùng tuyến công trình đầu mối.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT tại các công trình của công trình đầu mối tuyến được chọn.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT các vùng tuyến đường dẫn chính.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT các công trình khác.

- Bản đồ phân bố vật liệu xây dựng thiên nhiên của dự án.

- Bản đồ tài liệu thực tế, bảng tính trữ lượng và các mặt cắt địa chất của các mỏ VLXD.



6.4.3. Tài liệu gốc ĐCCT

- Tài liệu ghi chép mô tả khi đo vẽ ĐCCT (nếu có).

- Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu lấp hố.

- Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời.

- Album ảnh đo vẽ ĐCCT (nếu có) và ảnh hòm nõn khoan máy.

 

PHỤ LỤC A.

PHÂN NHÓM MỎ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Để xác định cự ly của các hố khoan đào vật liệu xây dựng phải dựa vào hai điều kiện chủ yếu sau:

- Cấp khảo sát (A, B, C).

- Nhóm mỏ vật liệu xây dựng.

Cấp khảo sát ABC và các nhóm mỏ theo “Quy trình về tìm kiếm, thăm dò, lấy nước và thí nghiệm vật liệu khoáng dùng cho xây dựng thủy công QT.T.L-B.1.74”.

A.1. Mỏ vật liệu cát sỏi

- Nhóm I: các mỏ chiếm diện tích lớn và có đặc trưng là độ dày khoáng sản có ích n: Có nguồn gốc chúng có thể là các trầm tích hồ và biển thuộc các vùng ven bờ hoặc co vịnh.

- Nhóm II: Các mỏ chạy dài theo một hướng nhất định với chiều rộng tương đối nhỏ. Loại mỏ này thường được thành tạo từ các aluvi (dòng sông, bãi bồi, thềm sông …) trầm tích sườn bờ, một số trầm tích ven bờ biển, bờ hồ.

- Nhóm III: các mỏ thể hiện trên địa hình gờ ven bờ, gỗ đụn cát ven bờ, nón phóng vật.



A.2. Mỏ vật liệu đất dính

- Nhóm I: các lớp sét, á sét nguồn gốc biển, phân biệt với các mỏ khác nhờ tính chất cố định nhờ độ dày, về cấu tạo và chất lượng của chúng trên những diện tích lớn.

- Nhóm II: Những lớp sét, á sét, á cát lớn và ổn định thuộc về nguồn gốc hồ, aluvi, deluvi.

- Nhóm III: Các mỏ aluvi cũng như các mỏ tương tự về nguồn gốc như các mỏ nhóm II nhưng không có tính chất ổn định về độ dày và chất lượng của vật liệu. Kể cả mỏ nhỏ của tất cả nhóm (diện tích mỏ dưới 10ha).



A.3. Mỏ đá

- Nhóm I: các vỉa khối lớn của nham thạch phun trào thể nền (batolit) hoặc thể nấm (lacolit) đặc trưng bởi độ ổn định về thành phần và tính chất của nham thạch theo diện tích cũng như theo chiều sâu, các vỉa được cấu thành chủ yếu bằng các nham thạch ăn sâu như granit, syenit, gabro …

- Nhóm II: Các vỉa nằm ngang hoặc hơi nghiêng và các thể dạng vỉa có tính ổn định về độ dày theo đường phương và về các chỉ tiêu chất lượng trên diện tích lớn. Thuộc nhóm này gồm: Đa số các mỏ đá vôi, dolomit không phong hóa, các kết cuội kết, các phun trào bazan, andesit, liparit, poefirit … tạo thành các dòng chảy và lớp phủ có độ dày khác nhau, các mỏ từ núi lửa, các vỉa nham biến chất dạng khối lớn và dạng lớp thô.

- Nhóm III: Các thể vỉa và dạng vỉa có thế nằm đơn nghiêng với góc 20 ÷ 30 độ, cũng như các thể vỉa và dạng vỉa bị vò nhăn thành các nếp uốn đặc trưng bởi tính cố định hoặc thay đổi có quy luật của chiều dày và của các chỉ tiêu chất lượng của nham thạch. Thuộc loại này có: Nhiều loại đá vôi, các kết và các trầm tích khác trong vùng uốn nếp, các đá biến chất phân lớp được đặc trưng bằng tính phân phiến phát triển ở các mức độ khác nhau.

- Nhóm IV: (nhóm này không có ý nghĩa nhiều trong khảo sát vật liệu đá). Các thể có dạng thấu kính cũng như vỉa nằm ngang hoặc hơi nghiêng, đặc trưng bởi tính không cố định của các chỉ tiêu chất lượng của nham thạch. Tiêu biểu cho nhóm mỏ này là các thấu kính cát kết, thấu kính đá vôi các đá tảng lăn …



tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương