TIÊu chuẩn ngành 14tcn 195: 2006


Trạm bơm, cống đồng bằng và các công trình lớn trên kênh 3.3.3.1



tải về 0.62 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.62 Mb.
#13120
1   2   3   4   5   6   7

3.3.3. Trạm bơm, cống đồng bằng và các công trình lớn trên kênh

3.3.3.1. Mục đích: Như Điều 3.3.2.1

3.3.3.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2

3.3.3.3. Đánh giá động đất và hoạt động địa động lực hiện đại: Như Điều 2.3.1.4

3.3.3.4. Thăm dò địa vật lý

- Công tác này chỉ tiến hành đối với công trình từ cấp III trở lên có điều kiện ĐCCT phức tạp. Đối với công trình dưới cấp III: Không thực hiện.

- Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành thăm dò bổ sung đối với những vấn đề còn tồn tại ở BCĐT hoặc đối với những nơi có điều kiện ĐCCT phức tạp.

- Trường hợp không lập BCĐT: Thực hiện như Điều 2.3.2.5.



3.3.3.5. Khoan, đào, xuyên

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành bổ sung để đạt yêu cầu ở mục b của Điều này.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Tại mỗi phương án vùng tuyến khảo sát của các công trình cấp III trở lên bố trí 1 mặt cắt dọc và 1 mặt cắt ngang với 5 hố khoan, đào hoặc xuyên. Công trình cấp IV chỉ cần một mặt cắt dọc tim tuyến với 3 hố. Số hố xuyên có thể chiếm từ 30  70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên). Cự ly các hố thông thường lấy từ 25  75m/hố.

- Độ sâu các hố khoan, xuyên phải vượt qua đáy móng công trình 3  10m và lớn hơn 1,5B (với B là bề rộng bản móng). Trường hợp gặp tầng đất mềm yếu phải có ít nhất 1 hố vượt qua lớp đất mềm yếu và vào lớp đất tốt bên dưới nó không ít hơn 2m. Trong mọi trường hợp độ sâu hố khoan không vượt quá 15 lần chiều sâu chôn móng (tính từ cao độ đặt móng). Trường hợp gặp lớp phù sa cổ thì độ sâu hố khoan phải cắm sâu vào lớp này là 5  7 m, trường hợp gặp đá là từ 3  5 m.   

3.3.3.6. Thí nghiệm ngoài trời và trong phòng

a. Trường hợp có lập BCĐT: Thí nghiệm bổ sung đối với các hố khoan đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu ở mục b của Điều này.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Thí nghiệm ngoài trời:

+ Thí nghiệm đổ nước trong tầng phủ pha tàn tích, trong lớp đá phong hóa phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh (mỗi lớp có từ 1  2 giá trị thấm K). Thí nghiệm ép nước trong hố khoan ở các đới đá khác còn lại, mỗi đới có từ 1  2 giá trị lượng mất nước đơn vị q (l/ph.m.m).

+ Thí nghiệm hút hoặc múc nước ở lớp cát cuội sỏi và các tầng chứa nước dưới nền công trình: mỗi lớp cuội sỏi hoặc tầng chứa nước có từ 1  3 giá trị thấm K.

+ Thí nghiệm cắt cánh trong đất mềm yếu và thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong các lớp đất còn lại dưới nền công trình. Tại mỗi lớp đất có không ít hơn 3 giá trị  (đất yếu) và 3 giá trị SPT (lớp đất còn lại) đặc biệt là ở chung quanh cao trình dự kiến đặt móng.

- Thí nghiệm trong phòng:

+ Trường hợp có lập BCĐT: Thí nghiệm bổ sung đối với các mẫu lấy ở các hố khoan đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu ở mục b của khoản này (tính cả những mẫu đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT).

+ Trường hợp không lập BCĐT:

Mẫu đất: Thí nghiệm mẫu 17 chỉ tiêu từ 3  6 mẫu/1 lớp đối với công trình từ cấp III trở lên và từ 2  4 mẫu cho công trình cấp IV.

Mẫu cát sỏi nền: Thí nghiệm với số lượng 2  4 mẫu cho một lớp.

Mẫu đá phân tích thạch học: Số lượng 1  2 mẫu cho một loại đá.

Mẫu thí nghiệm cơ lý đá: Số lượng 1  2 mẫu cho một lớp phong hóa của 1 loại đá.

Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1  2 mẫu nước mặt, 2  3 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

3.3.4. Đường dẫn nước chính: tuyến kênh, đường hầm (tuynel), đường ống dẫn nước

3.3.4.1. Mục đích: Như Điều 3.3.2.1

3.3.4.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2

3.3.4.3. Đánh giá động đất và hoạt động địa động lực hiện đại: Như Điều 3.3.1.4

3.3.4.4. Thăm dò địa vật lý

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành thăm dò bổ sung để đạt yêu cầu nêu ở mục b của Điều này.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Công tác thăm dò địa vật lý chỉ áp dụng cho khảo sát ở các đường hầm, đường ống dẫn nước và các kênh có lưu lượng  1m3/s đối với vùng núi và 5m3/s đối với vùng đồng bằng và trung du, các công trình lớn trên các kênh đó. Đo địa vật lý được thực hiện trên các tim các tuyến nghiên cứu.

- Phạm vi thăm dò được tiến hành theo tim các phương án tuyến công trình đại diện cho tuyến nghiên cứu, mỗi vị trí tuyến thực hiện một mặt cắt mà chủ yếu là phương pháp địa chấn khúc xạ (hoặc đo sâu điện) với mật độ từ 10  20m/1 điểm đo địa vật lý. Tại những vị trí có điều kiện địa chất phức tạp cần tiến hành tổ hợp các phương pháp đo địa chấn khúc xạ với đo điện hoặc các phương pháp géorada, VLF…

3.3.4.5. Đo vẽ địa chất công trình

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành đo vẽ bổ sung đối với vùng tuyến chọn để đạt yêu cầu nêu như ở mục b khoản này.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Đo vẽ ĐCCT được thực hiện cho tất cả các phương án tuyến. Quá trình đo vẽ cần làm sáng tỏ các điều kiện địa chất công trình vùng khảo sát gồm: điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, hiện tượng địa chất vật lý và tính chất cơ lý của đất đá.

- Phạm vi đo vẽ: Mỗi phương án phạm vi đo vẽ được mở rộng theo tim tuyến dự kiến mỗi bên từ 100  200m. Khi phát hiện điều kiện ĐCCT phức tạp thì cần mở rộng thêm theo yêu cầu cụ thể.

- Tỷ lệ đo vẽ:

+ Đường dẫn là kênh, đường hầm dẫn nước, đường ống áp lực có lưu lượng  1m3/s (đối với vùng núi) và  5m3/s (đối với đồng bằng và trung du) thì tỷ lệ đo vẽ địa chất là 1/5.000  1/10.000.

+ Đường dẫn là kênh, đường hầm dẫn nước, đường ống áp lực có lưu lượng từ  0,5m3/s  < 1m3/s (đối với vùng núi) và từ ( 2m3/s  < 5m3/s) đối với đồng bằng và trung du thì tỷ lệ đo vẽ địa chất là 1/2.000  1/5.000. Đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn không tiến hành đo vẽ.



3.3.4.6. Khoan, đào, xuyên

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành khoan, đào, xuyên để đạt yêu cầu nêu ở mục b, khoản này đối với vùng tuyến được chọn.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Đối với kênh dẫn nước.

+ Việc khoan, đào, xuyên nhằm lập các mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang kênh. Khoảng cách giữa các hố khoan đào trên từng tuyến kênh dự kiến được quyết định tùy thuộc vào mức độ phức tạp của điều kiện địa hình, địa chất của vùng nghiên cứu.

+ Đối với các kênh vùng núi có Q  0,5 m3/s cự ly giữa các hố trên tim tuyến trung bình là từ 200  300m. Đối với kênh tưới vùng đồng bằng và trung du có Q  1 m3/s, cự ly các hố từ 300  500m; đối với kênh tiêu, tạo nguồn có Q  5 m3/s, cự ly các hố là 500  1.000m. Trường hợp kênh Chính có lưu lượng nhỏ hơn, cự ly giữa các hố thăm dò có thể tăng lên 2 lần so với cự ly trên.

+ Các mặt cắt địa chất ngang kênh, được bố trí ở những vị trí có địa hình dốc, địa mạo, địa chất phức tạp của tuyến kênh. Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 3  4 lần cự ly giữa các hố trên tuyến kênh. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tim), khoảng cách giữa các hố trên mặt cắt ngang thường từ 30m  50m.

+ Độ sâu các hố khoan, đào, xuyên thấp hơn đáy kênh từ 1  2m. Trong trường hợp nước có thể thấm từ đáy kênh ra, độ sâu hố khoan, đào, xuyên phải tới tầng cách nước. Trường hợp tầng cách nước nằm sâu hơn đáy kênh 1,5  2H (H là độ sâu nước trong kênh) thì độ sâu hố khoan phải sâu hơn mức nước ngầm mùa khô 2  3m hoặc ngang với mực nước ngầm mùa khô của sông suối sau cùng tuyến công trình.

+ Tuyến kênh đi qua vùng đồng bằng, số hố xuyên có thể chiếm từ 30  70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên).

- Đối với đường hầm dẫn nước:

+ Số lượng các hố khoan đào phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo địa chất, mức độ đá lộ, chiều sâu thiết kế đường hầm…

+ Với các hố đào nông, khoảng cách trên tim tuyến từ 200  300m/1 hố.

+ Đối với tuyến đường hầm dẫn nước khoảng cách giữa các hố khoan máy trên tim tuyến thường từ 300  500m. Số lượng các hố khoan sâu tới cao trình đường hầm rất hạn chế, thường chỉ bố trí từ 1  3 hố thấp hơn cao trình đáy đường hầm từ 1  3m.

+ Khi khảo sát đường hầm dẫn nước, cần quan tâm đặc biệt tới cửa vào và cửa ra của đường hầm. Tại các cửa đó cần xác định rõ chiều dày của lớp Đệ Tứ, lớp đá phong hóa hoàn toàn, phong hóa mạnh và mức độ ổn định của chúng. Nếu cửa ra và cửa vào có các lớp đá cứng chắc thì không phải khoan đào (hoặc chỉ đào các hố nông). Khoan đào tại khu vực cửa vào và cửa ra tiến hành theo 1  2 mặt cắt ngang cách nhau từ 100  200m, các hố trên mặt cắt cách nhau từ 25  50m. Tất cả các hố phải vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.

+ Tại khu vực tháp điều áp, bể áp lực tiến hành khoan 1 hố khoan máy sâu hơn đáy đường hầm dự kiến từ 1  3m (nên kết hợp với các hố trên tim tuyến đường hầm để giảm bớt khối lượng khoan). Khoan đào tại tháp điều áp và bể áp lực tiến hành theo 1 mặt cắt ngang 3 hố (bao gồm 1 hố khoan máy ở tim), các hố trên mặt cắt ngang cách nhau từ 30m  50m và sâu vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.

- Đối với đường ống dẫn nước, đường ống áp lực

+ Khoảng cách giữa các hố khoan, đào trên tim tuyến đường ống thường từ 100m  200m và thấp hơn đáy móng công trình dự kiến từ 1m  2m (hoặc vào trong đới đá phong hóa vừa từ 1m  2m).

+ Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 3  4 lần cự ly giữa các hố trên tim tuyến. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tim) các hố trên mặt cắt cách nhau từ 30m  50m và sâu vào tới lớp đá phong hóa vừa ít nhất là 0,50m.      



3.3.4.7. Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a. Thí nghiệm ngoài trời

- Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành thí nghiệm bổ sung tại các hố khoan đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu khoản dưới đây đối với vùng tuyến được chọn.

- Trường hợp không lập BCĐT:

+ Thí nghiệm đổ nước được tiến hành trong các hố khoan đào của lớp đệ tứ và các lớp phong hóa hoàn toàn - mạnh, mỗi lớp có 2  4 giá trị hệ số thấm K.

+ Thí nghiệm ép nước được tiến hành 2  4 đoạn trong các hố khoan thăm dò tuyến đường hầm tại cao trình tường và đáy đường hầm dẫn nước.

+ Thí nghiệm hút, múc nước đối với các lớp chứa nước, mỗi lớp có 2  4 giá trị hệ số thấm K.

b. Thí nghiệm trong phòng

- Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành thí nghiệm mẫu lấy tại các hố khoan đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu ở khoản dưới đây đối với vùng tuyến được chọn (tính cả những mẫu đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT).

- Trường hợp không lập BCĐT:

+ Mẫu đất, cát sỏi nền: mỗi lớp từ 3  5 mẫu.

+ Mẫu đá phân tích thạch học và cơ lý: mỗi loại đá từ 3  5 mẫu.

+ Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 2 mẫu nước mặt, 2 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

3.3.5. Các công trình khác: Nhà máy thủy điện, trạm phân phối điện, tuyến đường thi công và tuyến đường điện.

3.3.5.1. Mục đích: Như Điều 3.3.2.1

3.3.5.2. Thu thập và phân tích tài liệu đã có: Như Điều 2.3.1.2

3.3.5.3. Thăm dò địa vật lý

Công tác thăm dò địa vật lý chỉ tiến hành tại khu vực nhà máy thủy điện và trạm phân phối điện. Mỗi vị trí thực hiện từ 1  2 mặt cắt với mật độ từ 10  15m/1 điểm đo. Tại những vị trí có điều kiện địa chất phức tạp cần tiến hành tổ hợp các phương pháp đo địa chấn khúc xạ với đo điện hoặc các phương pháp géorada, VLF…



3.3.5.4. Khoan, đào, xuyên

- Đối với nhà máy thủy điện và trạm phân phối điện

+ Tại mỗi phương án vùng tuyến khảo sát bố trí 1 mặt cắt dọc và 1 mặt cắt ngang với 5 hố khoan, đào hoặc xuyên. Số hố xuyên tại khu vực đồng bằng có thể chiếm từ 30  70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên). Cự ly các hố thông thường lấy từ 25m  75m/1 hố.

+ Độ sâu các hố khoan, xuyên phải vượt qua đáy móng công trình từ 2m  3m (đối với trạm phân phối điện) và từ 5  10m (đối với nhà máy thủy điện). Trong mọi trường hợp độ sâu hố khoan tại nhà máy thủy điện phải vào sâu trong đá phong hóa vừa ít nhất là 5m và thấp hơn mực nước sông suối gần công trình ít nhất là 3m.

- Đối với đường thi công và tuyến đường dây điện

+ Việc khoan, đào, xuyên nhằm lập các mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang. Trường hợp tuyến công trình đi qua vùng đồng bằng, số hố xuyên có thể chiếm từ 30  70% tổng số hố khảo sát (khoan, đào, xuyên).

+ Cự ly giữa các hố trên tim tuyến trung bình là từ 200m  300m. Các mặt cắt địa chất ngang được lập ở những vị trí có địa hình dốc, địa mạo, địa chất phức tạp. Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang thường từ 3  4 lần cự ly giữa các hố trên tim tuyến. Số hố trên một mặt cắt ngang là 3 hố (kể cả hố ở tỉnh). Độ sâu các hố khảo sát phải sâu hơn đáy móng công trình dự kiến từ 2m  3m.

3.3.5.5. Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a. Thí nghiệm ngoài trời: Chỉ thực hiện tại khu vực nhà máy thủy điện bao gồm: 

- Thí nghiệm đổ nước được tiến hành trong các hố khoan đào của lớp đệ tứ và các lớp phong hóa hoàn toàn đến mạnh, mỗi lớp có 1  2 giá trị hệ số thấm K.

- Thí nghiệm ép nước được tiến hành 2  4 đoạn trong các đới đá phong hóa vừa đến phong hóa nhẹ.

- Thí nghiệm hút, múc nước đối với các lớp cát cuội sỏi, mỗi lớp có 1  2 giá trị hệ số thấm K.

b. Thí nghiệm trong phòng:

+ Mẫu đất, cát sỏi nền: mỗi lớp từ 3  5 mẫu.

+ Mẫu đá phân tích thạch học và cơ lý: mỗi loại đá từ 1  2 mẫu.

+ Mẫu nước phân tích ăn mòn bêtông gồm: 1 mẫu nước mặt, 1 mẫu nước ngầm cho mỗi tầng chứa nước.

3.3.6. Vật liệu xây dựng

3.3.6.1. Mục đích:

Trong giai đoạn này, vật liệu xây dựng thiên nhiên được khảo sát với 50%  60% khối lượng ở cấp B và 40%  50% ở cấp C1. Dự trữ vật liệu được tính với hệ số K = 2 khối lượng thiết kế yêu cầu. Tài liệu được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ từ 1/2.000  1/5.000.



3.3.6.2. Đo vẽ địa chất hành trình

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành đo vẽ bổ sung trong trường hợp có bổ sung thêm yêu cầu về VLXD.

b. Trường hợp không lập BCĐT:

Tiến hành đo vẽ địa chất hành trình toàn bộ khu vực có triển vọng về vật liệu xây dựng trong bán kính từ 30km tính từ công trình đầu mối dự định xây dựng (đối với vật liệu đất trong vòng 5  10km, đá và cát sỏi trong phạm vi 10  30m). Tỷ lệ đo vẽ hành trình được tính tương đương với đo vẽ bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/25.000  1/50.000. Trường hợp trong phạm vi trên không đủ trữ lượng và chất lượng yêu cầu thì có thể mở rộng phạm vi đo vẽ. 



3.3.6.3. Khoan đào

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành khoan, đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu mục b của khoản này (tính cả những hố đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT).

b. Trường hợp không lập BCĐT:

- Đối với các mỏ đất và cát sỏi ở cấp C1 cự ly khảo sát từ 200m  300m/1 hố. Đối với mỏ cấp B cự ly khảo sát từ 50m  200m/hố.

- Đối với các mỏ đá ở cấp C1 là 1  2 hố cho 1 mỏ, và ở cấp B cự ly từ 100m  200m/1 hố.

- Độ sâu các hố khảo sát: Đối với đất, cát sỏi phải qua hết tầng hữu ích, đối với đá phải sâu đến lớp đá tươi.



3.3.6.4. Công tác thí nghiệm trong phòng

a. Trường hợp có lập BCĐT: Tiến hành thí nghiệm bổ sung đối với các mẫu lấy từ các hố khoan đào bổ sung để đạt yêu cầu nêu mục b của Điều này (tính cả những mẫu đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT).

b. Trường hợp không lập BCĐT

- Đối với mỏ đất khảo sát ở cấp C1 thí nghiệm: Mỗi lớp từ 3  5 mẫu chế bị, 2  4 mẫu đầm tiêu chuẩn, 2 mẫu thí nghiệm độ ẩm, 2  3 mẫu thí nghiệm tính chất đặc biệt: trương nở, co ngót, tan rã, hàm lượng muối của đất vật liệu xây dựng.

- Đối với mỏ cát sỏi khảo sát ở cấp C1 thí nghiệm mỗi mỏ từ 3  5 mẫu.

- Đối với đá khảo sát ở cấp C1 thí nghiệm 1  2 mẫu phân tích thạch học và từ 2  3 mẫu đá cơ lý cho mỗi loại đá.

- Đối với các mỏ đất và cát sỏi khảo sát ở cấp B số lượng mẫu thí nghiệm của 1 lớp hữu ích gấp 2 lần đối với mỏ khảo sát ở cấp C1.

- Số lượng mẫu quy định trên là những mẫu cho được các chỉ tiêu cơ lý lực học làm cơ sở cho việc mô tả địa tầng và đánh giá chất lượng của các loại vật liệu.



3.4. Thành phần Hồ sơ địa chất công trình giai đoạn DAĐT

3.4.1. Nội dung bản thuyết minh ĐCCT giai đoạn báo cáo DAĐT bao gồm:

3.4.1.1. Bản thuyết minh

Chương 1: Tổng quát

- Mở đầu


+ Tổ chức KSĐCCT.

+ Nhân sự tham gia chính (Chủ nhiệm, chủ trì).

+ Thời gian tiến hành khảo sát.

- Những căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

+ Các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn: Các luật có liên quan (các luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Luật tài nguyên nước, luật về đất đai, luật về rừng, luật bảo vệ tài nguyên môi trường, các luật về con người, luật về xây dựng, vv…) có liên quan đến việc khảo sát.

+ Danh mục các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc khảo sát.

+ Phương pháp và trang thiết bị được sử dụng để khảo sát.

+ Quyết định giao nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng khảo sát.

+ Số hiệu và tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT.

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình.

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập BCĐT (nếu có).

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.

Chương 2: Điều kiện địa chất chung

- Địa hình địa mạo của lưu vực và vùng dự án

- Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo của khu vực nghiên cứu.

- Các hiện tượng địa chất vật lý.



Chương 3: Điều kiện ĐCCT và ĐCTV vùng hồ

- Khái quát về hồ chứa.

- Đánh giá khả năng giữ nước của hồ chứa.

- Đánh giá khả năng sạt trượt bờ hồ.

- Điều kiện ĐCCT tại địa điểm xây dựng các công trình bảo vệ hồ (nếu có).

- Đánh giá khả năng ngập và bán ngập khi xây dựng hồ chứa.

- Dự báo quá trình địa động lực ở hồ chứa.

- Dự kiến các biện pháp xử lý các hiện tượng phức tạp về ĐCCT ở hồ chứa.

- Kết luận về điều kiện ĐCCT của hồ chứa.

- Kiến nghị và những việc cần phải nghiên cứu ở giai đoạn sau:



Chương 4: Điều kiện ĐCCT và ĐCTV vùng công trình đầu mối

- Tóm tắt những công việc khảo sát ĐCCT về công trình đầu mối đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT (nếu có).

- Tóm tắt những đánh giá điều kiện ĐCCT về công trình đầu mối ở BCĐT (nếu có).

- Khái quát về công trình đầu mối.

- Điều kiện ĐCCT&ĐCTV tại vùng tuyến công trình đầu mối.

- Đánh giá và so sánh các điều kiện ĐCCT giữa các phương án vùng tuyến công trình đầu mối.

- Dự kiến sơ bộ các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại công trình đầu mối.

- Khuyến khích về lựa chọn phương án vùng tuyến công trình đầu mối.

- Kiến nghị và những việc cần phải nghiên cứu ở giai đoạn sau:

Chương 5: Điều kiện ĐCCT của đường dẫn chính

- Tóm tắt những công việc KS về đường dẫn chính đã tiến hành ở giai đoạn BCĐT (nếu có).

- Tóm tắt những đánh giá điều kiện ĐCCT đường dẫn chính ở BCĐT (nếu có).

- Khái quát về đường dẫn chính.

- Điều kiện ĐCCT và ĐCTV tại các vùng tuyến đường dẫn chính.

- Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các phương án vùng tuyến đường dẫn chính.

- Dự kiến sơ bộ các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại đường dẫn chính.

- Khuyến nghị về lựa chọn phương án vùng tuyến đường dẫn chính.

- Kiến nghị và những việc cần phải nghiên cứu ở giai đoạn sau.

Chương 6: Điều kiện ĐCCT của các công trình khác (nếu có)

- Khái quát về công trình.

- Điều kiện ĐCCT và ĐCTV tại các công trình.

- Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các phương án vùng tuyến công trình.

- Dự kiến sơ bộ các biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại khu vực vùng tuyến công trình.

- Khuyến nghị về lựa chọn phương án vùng tuyến công trình.

- Kiến nghị và những việc cần phải nghiên cứu ở giai đoạn sau.

Chương 7: Vật liệu xây dựng thiên nhiên

- Nhu cầu VLXD thiên nhiên của dự án.

- Đánh giá trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên của dự án

- Những khuyến nghị về VLXD thiên nhiên.



Chương 8: Kết luận và kiến nghị

- Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

- Các kiến nghị.

3.4.1.2. Các hình vẽ

- Bản đồ vị trí công trình tỷ lệ (1/50 000  1/100 000).

- Bản đồ địa chất vùng dự án (tỷ lệ 1/50 000  1/200 000).

3.4.1.3. Các bảng biểu

- Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và đá nền công trình và kiến nghị các thông số dùng để thiết kế.

- Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên và kiến nghị các thông số dùng để thiết kế.

3.4.1.4. Các phụ lục kèm theo

- Thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, ép nước, múc nước), kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn…

- Thống kê kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, ran rã, hàm lượng muối…

- Thống kê kết quả đo vẽ khe nứt.

- Công văn về tình hình khoáng sản và di tích lịch sử văn hóa trong lòng hồ và vùng dự án (nếu có).

3.4.2. Tập bản vẽ địa chất công trình

- Bản đồ địa chất vùng dự án.

- Bản đồ tài liệu thực tế vùng hồ.

- Bản đồ ĐCCT & ĐCTV vùng hồ chứa.

- Bản đồ tài liệu thực tế các vùng tuyến công trình đầu mối.

- Bản đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến công trình đầu mối.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT các vùng tuyến công trình đầu mối.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT các vùng tuyến đường dẫn chính.

- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt ĐCCT các công trình khác.

- Bản đồ phân bố vật liệu xây dựng thiên nhiên của dự án.

- Bản đồ tài liệu thực tế, bảng tính trữ lượng và các mặt cắt địa chất của các mỏ VLXD.

- Các bản đồ không ảnh (nếu có).



3.4.3. Hồ sơ khảo sát ĐCCT bằng phương pháp địa vật lý

- Thuyết minh kết quả khảo sát ĐCCT bằng phương pháp địa vật lý

- Các bản vẽ kèm theo

+ Bản đồ tài liệu thực tế các tuyến đo địa vật lý

+ Các mặt cắt địa vật lý

3.4.4. Hồ sơ đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại

- Thuyết minh kết quả đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại và các phụ lục

- Các bản vẽ kèm theo

+ Bản đồ kiến tạo và địa động lực

+ Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất

3.4.5. Tài liệu gốc ĐCCT gồm có

- Tài liệu ghi chép mô tả khi đo vẽ ĐCCT (nếu có).

- Tài liệu thăm dò địa vật lý (nếu có).

- Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu lấp hố.

- Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời.

- Album ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy.

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

4. THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ KỸ THUẬT (TKKT)

4.1. Mục đích của công tác khảo sát ĐCCT

- Xác định đầy đủ và chi tiết điều kiện địa chất công trình các phương án vùng tuyến đã chọn trong giai đoạn DAĐT để chọn phương án tuyến tối ưu.

- Xác định đầy đủ và cụ thể các điều kiện ĐCCT tại tuyến được chọn của các công trình chính để làm cơ sở cho việc bố trí công trình.

- Xác định đầy đủ, chính xác các thông số địa kỹ thuật để phục vụ cho việc TKKT công trình.

- Dự báo hiện tượng ĐCCT có thể xảy ra khi xây dựng và vận hành công trình.

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho thiết kế và thi công công trình (liên quan đến điều kiện địa chất công trình).

- Xác định chính xác trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên để cung cấp cho thiết kế kết cấu công trình.

- Nêu ra những vấn đề phải nghiên cứu kỹ giai đoạn sau:




tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương