TIÊu chuẩn ngành 14tcn 141: 2005


B.1.2. Đặt ống bọt nước dài



tải về 0.5 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.5 Mb.
#27665
1   2   3   4   5   6

B.1.2. Đặt ống bọt nước dài

Việc đặt ống bọt nước dọc và ngang trên máy kinh vĩ chụp ảnh được thực hiện bằng ống bọt nước hiệu chỉnh tiếp xúc có khoảng chia là 100cc (30’’) đi kèm theo đồng bộ. Đầu tiên tính vị trí “0” của ống bọt nước tiếp xúc, trình tự thực hiện như sau:

1. Xoay máy sao cho một trong các bề mặt của máy song song với 2 ốc chân máy và hãm nó ở vị trí đó (trong thời gian hiệu chỉnh máy không được xê dịch);

2. Tuần tự đặt ống bọt nước tiếp xúc trên hai bề mặt còn lại, dùng ốc cân máy đưa bọt nước về gần giữa;

3. Đặt ống bọt nước trên bề mặt song song với hai ốc cân máy, dùng các ốc này đưa bọt nước về chính giữa;

4. Xoay ống bọt nước đi 1800, nếu bọt nước không lệch khỏi vị trí giữa thì vị trí “0” của bọt nước trùng với điểm giữa của ống bọt nước. Nếu bọt nước lệch khỏi điểm giữa của ống bọt nước thì vị trí “0” của nó sẽ nằm ở điểm giữa của đoạn lệch.

Sau đó đặt các ống bọt nước của máy kinh vĩ chụp ảnh. Để làm việc này máy kinh vĩ được cân bằng một cách cẩn thận nhờ ống bọt nước tiếp xúc và dùng các ốc hiệu chỉnh của ống bọt nước ngang và dọc của máy đưa bọt nước về vị trí giữa. Khi chỉnh vị trí của từng bọt nước thì ống bọt nước tiếp xúc vẫn phải giữ nguyên trên bề mặt song song với ống bọt nước hiệu chỉnh, còn bọt nước vẫn phải nằm ở vị trí “0”.

Việc kiểm tra và đặt các ống bọt nước của máy có thể tiến hành bằng phương pháp sử dụng các máy kinh vĩ thông thường.



B.1.3. Kiểm tra độ song song của mặt phẳng khung ép và trục đứng của máy kinh vĩ chụp ảnh

Khóa các ốc hãm của bộ phận ép, đưa bọt nước về vị trí giữa và đặt vào khung ép ống bọt nước “khung”, góc. Nếu bọt nước lệch khỏi vị trí giữa không quá 1’ thì điều kiện trên coi như thỏa mãn.



B.1.4. Kiểm tra vị trí trục xoay lăng kính của bộ phận định hướng

1. Sau khi đặt các ống bọt nước xong, người ta ngắm ống kính lên một dây dọi (trục ngắm nằm ở vị trí nằm ngang) được treo cách xa đó khoảng 6÷8m.

2. Dùng ốc cân máy thay đổi độ nghiêng của tia ngắm khoảng 150, quan sát sự chuyển động dấu chữ thập của tâm lưới chỉ tương ứng với dây dọi. Nếu dấu chữ thập của tâm lưới chỉ khi chuyển động không lệch khỏi dây dọi thì điều kiện trên coi như thỏa mãn.

3. Nếu lệch như mục a hình B.1 chứng tỏ trục xoay của lăng kính không ở có vị trí nằm ngang, còn như mục b hình B.1 chứng tỏ trục của lăng kính và trục của ống kính không vuông góc với nhau







(a)

(b)

Hình B.1



Đường dây dọi



Đường chuyển động dấu chữ thập tâm lưới chỉ

B.1.5. Kiểm tra vị trí bàn độ trên bộ phận định hướng

1. Khi đặt bàn độ, bộ phận định hướng số đọc bằng “0” thì trục ống kính và trục quang học của buồng chụp ảnh phải nằm trên một mặt phẳng.

- Cách làm: Tháo khung có kính mờ của buồng chụp và thay vào đó bộ phận hiệu chỉnh. Dùng các ốc đặt cho khung chuyển động sao cho các vạch cuối cùng của phim kính đi qua các điểm mốc tọa độ khung ép của buồng chụp. Để tăng độ chính xác khi chập các vạch với mốc tọa độ, người ta dùng kính lúp của bộ phận hiệu chỉnh, sau đó cân bằng máy và đặt trên bàn độ ngang số đọc bằng “0” và quay máy ngắm vào một địa vật rõ rệt ở cách xa. Không thay đổi vị trí của máy, quan sát lại vật đó qua hệ thống quang học (kính phóng đại- mặt phân giác của tấm kính phẳng- kính vật của buồng chụp), sử dụng hệ thống này như ống kính ngắm. Nếu bàn độ ở vị trí đúng thì vật quan sát phải nằm trong mặt phân giác đó.

2. Khi điều kiện trên không thỏa mãn thì quay máy quanh trục đứng của nó cho đến khi vật ngắm nằm trong mặt phân giác của tấm kính. Sau đó nới các ốc hãm của bộ phận định hướng và quay bộ phận đó cho đến khi chỉ đứng của ống ngắm trùng vào đúng vật ngắm, sau đó khóa các ốc lại.



B.1.6. Kiểm tra hộp đựng phim và buồng chụp

1. Tất cả các hộp đựng phim được lắp phim vào và để ra ngoài ánh sáng rõ trong một khoảng thời gian, sau đó mang hiện và hãm các phim. Nếu không xuất hiện vệt tối trên lớp nhũ thì chứng tỏ các hộp đựng phim không bị lọt ánh sáng.

2. Để kiểm tra ánh sáng có lọt vào buồng chụp, người ta lắp hộp đựng phim có phim vào, kéo tấm chắn của hộp đựng phim ra với điều kiện không mở nắp kính vật trong một vài phút, sau đó mang phim ra hiện và hãm. Nếu buồng chụp kín thì phim kính hiện hoàn toàn trong.

B.2. KIỂM NGHIỆM MÁY KINH VĨ CHỤP ẢNH

B.2.1. Xác định độ chính xác việc đặt các dấu khung tọa độ và đo khoảng cách giữa chúng

1. Các điểm mốc tọa độ phải được bố trí sao cho các đường thẳng nối giữa chúng (các trục tọa độ XX và ZZ) phải vuông góc với nhau. Ngoài ra khi đặt máy kinh vĩ chụp ảnh thăng bằng thì trục XX phải nằm ngang.

2. Dùng máy thủy chuẩn có độ cao tia ngắm tương đương với độ cao kính vật của buồng chụp và lấy số đọc trên mia. Các số đọc đó được đánh dấu trên mia bằng những vạch đen (bằng giấy) rộng 3cm.

3. Lắp hộp đựng phim vào máy và kéo nắp hộp đựng phim ra, hạ khung ép xuống và cân bằng máy rồi chụp ảnh các mia đó.

4. Âm bản nhận được đem đặt lên máy đo tọa độ lập thể và định hướng theo trục XX rồi đo tọa độ Z của các điểm đã đánh dấu. Nếu tọa độ của hai dấu mốc trên mia bằng nhau, nghĩa là Z1=Z2 thì trục XX ở vị trí nằm ngang (vì khi các mốc nằm trên cùng một đường nằm ngang với kính vật của buồng chụp thì tọa độ Z1,2 của các dấu bằng tọa độ Zo của điểm chính ảnh: Z1=Z2=Zo).

Nếu Z1-Z2 lớn hơn hoặc bằng 0,02mm thì phải xê dịch mốc tọa độ nằm ở phía điểm có giá trị Z lớn đi một đại lượng bằng Z1-Z2 theo hướng đến điểm đánh dấu.

5. Để kiểm tra điều kiện vuông góc giữa các trục tọa độ cần phải chụp được các âm bản có độ ép sát tốt với khung ép. Với mục đích đó người ta quay kính vật của buồng chụp cần kiểm nghiệm xuống dưới và trước nó một tờ giấy trắng. Trên mặt phẳng của khung ép đặt phim kính sao cho lớp nhũ ở phía dưới và được ép đều trên toàn diện tích bằng tấm kính dầy (khoảng 10mm) cùng cỡ. Công việc này được tiến hành trong tối. Buồng chụp được phủ một lớp vải đen không cho ánh sáng xuyên qua từ trên xuống. Mở nắp kính vật và chiếu sáng bằng đèn lên tờ giấy trong một thời gian ngắn. Bằng cách đó chụp lấy 4÷6 âm bản.

6. Tất cả các âm bản này lần lượt được đặt lên máy đo tọa độ lập thể, định hướng theo mốc tọa độ XX và tọa độ của tất cả 4 điểm mốc dấu khung.

Nếu tọa độ X giữa các điểm mốc tọa độ trên (X3) và dưới (X4) thỏa mãn điều kiện: X3-X4 ≤ 0,02mm thì điều kiện vuông góc đạt.

Trong trường hợp ngược lại thì xê dịch một trong các dấu mốc đó theo trục XX đi một đại lượng X3-X4. Sau đó tính khoảng cách L giữa các mốc tọa độ 1 và 2 cho từng phim kính. Cuối cùng người ta sẽ chọn phim mà có khoảng cách L nhỏ nhất làm chuẩn.



B.2.2. Kiểm nghiệm độ ép khít của phim kính với khung ép

1. Phim kính nếu không ép khít với khung ép sẽ gây nên sai số xác định tọa độ và cần được khử với mức có thể. Những nguyên nhân cơ bản không ép khít là: do không hiệu chỉnh các khay dựng phim và thường gây ra do độ võng ở các góc của khay và các chân lưu động, các lò xo bị yếu.

2. Để kiểm tra lò xo, lắp phim kính vào khay đựng phim rồi xê dịch nó và đặt sao cho phim kính khít với các góc và các chân di động. Sau đó ở nhiệt độ chênh lệch không quá 50 so với nhiệt độ khi nhận các ảnh tiêu chuẩn, chụp hàng loạt 24 ảnh.

3. Đo các khoảng cách L giữa các điểm mốc tọa độ theo trục XX trên ảnh rồi so sánh chúng với giá trị tiêu chuẩn Lo. Nếu hiệu L – Lo không vượt quá 0,1mm thì bộ phận ép phẳng làm việc tốt.



B.2.3. Xác định nguyên tố định hướng trong của buồng chụp

Việt xác định các nguyên tố định hướng trong của buồng chụp được tiến hành như sau:

1. Đặt máy trên giá, đưa bọt nước về vị trí “0”, quan sát hình ảnh trên kính mờ và định hướng máy sao cho trong trường hợp ngắm nhìn thấy rõ không ít hơn 3 điểm địa vật (ví dụ như các điểm tam giác, ống khói, các cột…) hai trong những địa vật đó (A và C hình B.2) phải nằm gần mép ảnh, còn điểm B- điểm thứ 3 tốt nhất là nằm gần giữa ảnh.

2. Khoảng cách đến các vật đã cho phải từ 24km. Sau khi đã kiểm tra lại bọt nước, chụp tất cả các địa vật đã cho từ 3 ÷ 4 phim kính. Hướng cố định của trục máy định hướng bằng bộ phận định hướng theo một địa vật rõ rệt nào đó trong khu. Đo độ cao của máy và đánh dấu trên mặt đất vị trí của kính vật. Trên điểm đó đặt máy kinh vĩ sao cho độ cao của máy bằng độ cao của máy kinh vĩ chụp ảnh (sai số không quá 3 cm) và đo các góc ngang , ’, các góc đứng a, b, c với độ chính xác ±5’’.

3. Các âm bản nhận được đem kiểm tra độ ép khít của chúng rồi đem đặt lên máy đo tọa độ lập thể và đo các giá trị Z và X cho tất cả các dấu mốc tọa độ. Theo các trị giá đo được tính các loại L (hình B.3).

Hình B.2.



Hình B.3.

L1 = 0.5(X3+X4) – X1

L2 = X2 – 0.5(X3+X4)

L3 = Z3 – 0.5(Z1 + Z2)

L4 = 0.5(Z1+Z2) – Z4

Sau đó tìm các hiệu:

L1= L1 – L01                            L3= L3 – L03

L2= L2 – L02                            L4= L4 – L04

Với L01, L02, L03, L04 là các trị giá đối với trường hợp “lý tưởng” về độ ép khít của phim kính với khung ép, nhận được khi kiểm nghiệm máy kinh vĩ chụp ảnh. Các âm bản có giá trị tuyệt đối của các kí hiệu L1, L2, L3, L4 vượt quá 0,03mm cần phải loại bỏ.

4. Dùng âm bản đã chọn đem đo tọa độ X và Z của tất cả các điểm a, b, c rồi tính các giá trị f, X0, Z0 theo công thức:

f  = 0,5 (f1+f2)

X0 = Xb - tb

Z0 = 1/3 (Z0a + Z0b+ Z0c)

Trong đó: 

f1 = (d - tb)ctg ( -)

= d(ctg.ctg)sin2

f2 = (d’ - tb)ctg(’ - )

= d’(ctg’.ctg-1)sin2

Z0a = Za – Z’a

Z0b = Zb – Z’b

Z0c = Zc – Z’c

Với:

d= Xb – Xa                          d’= Xc – Xb



Z’a = ftga[cos(-)]-1

Z’b = ftgb[cos()]-1

Z’c = ftgc [cos(’+)]-1

Khi  < 30, trị giá  tính theo công thức:

 =  dctg + 2 d = d’ctg’ - 2d’

Trị giá cuối cùng của các nguyên tố định hướng trong là giá trị trung bình của các giá trị nhận được của từng ảnh chụp.

5. Tiêu cự của buồng chụp nhận được từ các ảnh trên phải trừ đi một giá trị hiệu chỉnh f tính theo công thức:



Trong đó: Lo là khoảng cách chuẩn giữa 2 điểm dấu khung tọa độ theo trục X đã biết khi kiểm nghiệm máy kinh vĩ chụp ảnh:

L = L – Lo

L là khoảng cách giữa các điểm dấu khung tọa độ theo trục X trên ảnh:

L = X2 – X1

6. Sai số trung phương của các nguyên tố định hướng xác định theo độ lệch so với giá trị trung bình:



Trong đó:

V- độ lệch một lần xác định so với giá trị trung bình;

n- số lần xác định.

Đối với buồng chụp có tiêu cự f = 195 mm sai số trung phương xác định các nguyên tố định hướng trong cần phải thỏa mãn:

mf ≤ 0,04mm;    mxo ≤ 0,08mm;   mzo ≤0,02mm



B.2.4. Đồ thức để xác định vùng chụp

Đồ thức để cho điểm trái của đường đáy dựng bằng cách sau:



Hình B.4


1. Vẽ đường thẳng AB (hướng của đường đáy trong trường hợp chụp thẳng bình thường). Từ điểm A kẻ đường vuông góc AY – đường xác định hướng của trục quang học của buồng chụp cho điểm trái đường đáy (hình B.4).

2. Từ A dựng một góc  với AY và kéo dài AA’. Đường AA’ xác định vị trí ranh giới phải của buồng chụp (đối với máy photo Theo 19-1318 góc  = 2305). Sau đó từ điểm A dựng các góc + và - với AB và kẻ các đường AR và AL. AR và AL xác định vị trí đường đáy đối với trường hợp chụp lệch đều tiêu chuẩn sang trái và sang phải (- = += 3105).

3. Trên các đường thẳng AB, AR và AL, dựng các thang độ dài đường đáy, còn trên trục AY – thang độ dài khoảng cách. Các thang đó được dựng theo tỷ lệ của bản đồ dùng để thiết kế.

4. Đồ thức cho điểm phải của đường đáy cũng dựng tương tự như cho điểm trái đường đáy nhưng không chia các thang (hình B.4).

5. Để vẽ ranh giới của các cặp ảnh lập thể, đặt đồ thức lên bản đồ, sao cho điểm A trùng với điểm trái của đường đáy, khoảng cách AB bằng khoảng cách đường đáy đã tính, các hướng tương ứng với từng trường hợp chụp (AR và BR) phải trùng nhau và đoạn AB phải trùng với hướng của đường đáy.

6. Sau đó đánh dấu trên bản đồ các điểm cuối của đường đáy, cũng như ranh giới diện tích chụp (các đường AA’ và BB’) còn ranh giới gần của nó vẽ theo trị giá đã tính vuông góc với trục Y (khi đó dùng thang Y của đồ thức hình B.5).

Chú ý: khi góc lệch thiết kế không theo góc tiêu chuẩn thi cần ghi rõ giá trị của góc đó.



B.3. TRÌNH TỰ THAO TÁC TRÊN TRẠM CHỤP

B.3.1. Trên điểm trái của đường đáy, đặt máy kinh vĩ chụp ảnh, còn trên điểm phải đặt tiêu đo. Định tâm máy và tiêu đo, sau đó đo độ cao của máy và tiêu đo rồi ghi vào sổ, mở nắp kính mờ, mở nắp kính vật, hướng máy về khu vực cần chụp và xem xét hình ảnh trên kính mờ.

B.3.2. Nếu một phần nào đó (dưới hoặc trên) của vùng chụp bị cắt thì xê dịch kính vật cho đến khi nó xuất hiện trong trường ngắm, để chụp hết vùng chụp có thể sử dụng hai vị trí của kính vật (một vị trí chụp phần trên, một vị trí chụp phần dưới của vùng chụp). Vị trí của kính vật phải ghi vào sổ đo.

B.3.3. Chụp ảnh được tiến hành theo trình tự sau:

1. Đóng nắp kính vật tháo bộ phận hãm ra khỏi khung ép và lấy khung có kính mờ ra.

2. Lắp hộp đựng phim vào buồng chụp và kéo nắp chắn ra, quay các ốc cho khung tiến về phía trước, dưới tác dụng của các lò so làm cho khung kính ép khít với khung ép của buồng chụp.

3. Xác định thời gian chụp bằng máy đo độ bắt ánh sáng.

4. Trên bộ phận định hướng đặt số đọc tương ứng với tư thế định chụp (thẳng, bình thường, lệch trái, lệch phải).

5. Trên bộ phận đánh số đặt số hiệu trạm, còn trên bộ phận ghi đặt tư thế chụp (A, AL, AR tương ứng với tư thế chụp thẳng, lệch trái, lệch phải đối với điểm trái đường đáy; B, BL, BR đối với điểm phải đường đáy).

6. Nơi các ốc hãm của buồng chụp và hướng ống kính của bộ phận định hướng về tiêu đo đặt ở điểm phải. Sau đó đóng các ốc hãm và dùng bộ phận trắc vi cho trùng mặt phân giác của ống kính với tâm tiêu đo.

7. Kiểm tra việc đặt số đọc và vị trí bọt nước có chính xác không, khi cần thiết phải điều chỉnh bọt nước và tiến hành kiểm tra lại độ chính xác khi ngắm.

8. Hết sức cẩn thận tránh sự thay đổi về trạng thái đã định hướng của máy và tiến hành chụp.

9. Mở các chân hãm khay đựng phim khỏi buồng chụp, đóng nắp khay đựng phim và lấy khay đựng phim ra khỏi bộ phận hãm.

Khi kết thúc công việc chụp ở điểm trái, chuyển máy ở điểm phải, còn điểm trái đặt tiêu đo. Sau đó theo trình tự như trên tiến hành chụp ở điểm phải của đường đáy.

B.4. TÍNH SỐ HIỆU CHỈNH VÀO CÁC TRỊ ĐO ẢNH DO ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HƯỚNG

B.4.1. Tính số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố định hướng trong





Trong đó:

f=f’-f: sai số do ép phim không sát khung chứa phim của buồng ảnh

Giá trị f tính theo công thức:



Trong đó:  

L’ – khoảng cách nối giữa các dấu khung tọa độ tâm ảnh.

l – khoảng cách đó tương ứng trên khung chứa phim



B.4.2. Tính số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố định hướng ngoài







B.5. TÍNH TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN ĐIỂM ẢNH THEO CÁC DẠNG CHỤP

B.5.1. Dạng chụp thẳng góc







B.5.2. Dạng chụp xiên đều







B.5.3 Dạng chụp giao nhau

X= Nx1

Y = N.f

Z= N.z1



Trong đó:

 - góc xiên đều

 - góc giao nhau

f - tiêu cự của máy chụp

x1- tọa độ phẳng trên ảnh trái;

x2- tọa độ phẳng trên ảnh phải;

p- thị sai điểm ảnh.

 

PHỤ LỤC C

THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ẢNH SỐ



C.1. SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ ẢNH SỐ



C.2. CÁCH TÍNH SAI SỐ CHO PHÉP VỀ ĐỘ CAO CỦA CÁC ĐIỂM TRONG MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO, MÔ HÌNH SỐ ĐỊA HÌNH ĐỂ PHỤC VỤ ẢNH NẮN TRỰC GIAO

C.2.1. Xuất phát từ công thức tính toán sai số nội suy độ cao h cho các điểm trong mô hình số địa hình theo tỷ lệ bình đồ cần thành lập, độ phân giải quét ảnh (theo Image Station Match – T- Intergraph) tính theo công thức:

Trong đó:

Pi – kích thước pixel của ảnh quét;

Mb - mẫu số tỷ lệ bình đồ cần thành lập;

B – chiều dài đường đáy ảnh;

H - độ cao bay chụp ảnh.



C.2.2. Nếu độ cao của điểm trong mô hình số địa hình có sai số H sẽ gây nên sự xê dịch vị trí điểm ảnh là D, được tính theo công thức:

Nếu coi Dmax là độ xê dịch vị trí điểm ảnh nắn cho phép, tính bằng sai số tương hỗ vị trí giữa các điểm địa vật trên bình đồ là 0,4mm thì có thể tính được sai số độ cao cho phép của điểm trong mô hình số địa hình Hmax tính theo công thức:





C.2.3. Với độ phủ p = 60%, cỡ ảnh 230mm x 230mm, máy ảnh có chiều dài tiêu cự xấp xỉ 152mm thì:



H= fk x Ma = 152mm x Ma

Do đó:


H/B = 152mm/92mm  1,65;

Thay giá trị tỷ số H/B và giá trị Dmax vào công thức tính Hmax:

Hmax ≤ 0,4mm x Mb x 1,65 = 0,7mm x Mb

Như vậy đối với bình đồ địa hình tỷ lệ Mb = 2000 thì sai số Hmax 1,4m và bình đồ địa hình tỷ lệ Mb = 5000 thì Hmax  3,5m. Do vậy khoảng cao đều đường bình độ ở bình đồ 1/2000 là 2,5m và 1/5000 là 5m.

Nếu ta tăng tỷ lệ đường đáy B lên 120mm thì H/B = 1.27. Khi đó Hmax = 0,4mm x 1,27 x Mb = 0,5mmMb. Khoảng cao đều đường bình độ nhỏ nhất của bình đồ 1/2000 là 1,5m ÷2m và bình đồ 1/5000 là 2,5m ÷5m.

C.3. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỂM KHỐNG CHẾ NGOẠI NGHIỆP TRONG KHỐI TĂNG DÀY

C.3.1. Khi không sử dụng tọa độ tâm ảnh: theo sơ đồ sau:

Trong đó:



là điểm khống chế tổng hợp (X, Y, H);

 là điểm khống chế độ cao;

+ là tâm chính ảnh



C.3.2. Khi có sử dụng số liệu tọa độ tâm ảnh: theo sơ đồ sau:

1. Trường hợp có các tuyến bay chặn:



2. Trường hợp không có các tuyến bay chặn:



Trong đó:



là điểm khống chế tổng hợp (X, Y, H);

 là điểm khống chế độ cao;

+ là tâm chính ảnh



C.4. SƠ ĐỒ TU CHỈNH ĐIỂM CHÍCH TRÊN ẢNH

C.4.1. Tu chỉnh mặt phải ảnh khống chế: theo ví dụ sau:





N1002

Điểm khống chế ảnh mặt phẳng (vòng tròn và số hiệu điểm màu đỏ đường kính 1cm)



N1003

Điểm khống chế ảnh mặt phẳng và độ cao (vòng tròn ngoài và số hiệu điểm màu đỏ đường kình 1cm, vòng tròn trong màu xanh đường kính 0,6cm)



11514

Điểm tọa độ Nhà nước (cạnh 1cm, ký hiệu và số hiệu điểm màu đỏ)



11521

Điểm tọa độ Nhà nước chích không chính xác (cạnh 1cm, ký hiệu và số hiệu điểm màu đỏ)



H309

Điểm khống chế ảnh độ cao (đường kính 1cm, số hiệu điểm và vòng tròn màu xanh)



I(HN-HP)7LD

Điểm độ cao Nhà nước (vòng tròn và số hiệu điểm màu xanh lá cây đường kính 1cm)














tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương