TIÊu chuẩn ngành 14tcn 141: 2005


Đo vẽ nội dung bình đồ địa hình



tải về 0.5 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.5 Mb.
#27665
1   2   3   4   5   6

6.6. Đo vẽ nội dung bình đồ địa hình:

6.6.1. Công tác chuẩn bị:

1. Phân lớp các đối tượng

Lập bảng phân nhóm lớp các đối tượng nội dung bình đồ địa hình theo quy định tại mục 8.10 và phụ lục 17 của Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷ 1/5000 (96TCN43-90) và bảo đảm thích ứng với các phần mềm sử dụng.

2. Chuẩn bị thư viện ký hiệu bình đồ tuân theo quy phạm 96TCN31-91 “Kí hiệu bản đồ địa hình 1:500÷1:25000”

3. Tạo tệp tin seed cho bình đồ.

Tạo tập tin seed.DGN dùng chung cho toàn khối. Hệ tọa độ lưới chiếu của tệp tin seed phải là hệ tọa độ và lưới chiếu của bình đồ cần thành lập.



6.6.2. Đo vẽ nội dung bình đồ địa hình trên mô hình lập thể

Tuần tự đo vẽ những nội dung sau:

1. Đo vẽ hệ thống thủy văn, thủy lợi: như hồ, công trình đầu mối, kênh, sông suối… trực tiếp theo mô hình lập thể, cụ thể:

- Đường mép nước, đường đẳng sâu vẽ trực tiếp;

- Các đoạn sông suối, bờ biển bị che khuất phải sử dụng kết quả điều vẽ ảnh ngoại nghiệp;

- Biểu diễn chi tiết vị trí các công trình đê điều như: đê, kè, đập, thác, các trạm thủy điện, thủy văn tùy theo tỷ lệ bình đồ.

2. Đo vẽ hệ thống đường giao thông: đường, cầu, các công trình trên đường…

3. Đo vẽ các khu dân cư, trồng trọt.

4. Đo vẽ các điểm chi tiết độ cao: theo mô hình, xác định các điểm độ cao đặc trưng như yên ngựa, đỉnh đồi, núi, gò cao, ngã 3 sông, thềm địa hình chuyển tiếp, vị trí độ dốc thay đổi.

6.6.3. Tạo mô hình số địa hình DTM

Tùy theo điều kiện cụ thể về trang thiết bị, đặc điểm địa hình khu đo vẽ, có thể chọn 1 trong 2 cách thành lập DTM sau đây:

1. Thành lập DTM từ các đường đặc trưng địa hình và lưới điểm cao độ. Dựa theo kết quả đo này để xây dựng mô hình số địa hình DTM. DTM tạo thành được sử dụng trong nắn ảnh trực giao và nội suy đường bình độ. Phương pháp này phát huy được khả năng tự động hóa của công nghệ ảnh số và tạo ra DTM với mức độ chi tiết và độ chính xác cao hơn.

a) Khi lập DTM phải đo các yếu tố:

- Đường tụ thủy;

- Đường phân thủy;

- Các đường đặc trưng của địa hình như nơi có sự thay đổi độ dốc đột biến, yên ngựa…;

- Lưới các điểm cao độ.

b) Khoảng cách mắt lưới độ cao có thể thay đổi từ 10m ÷ 50m tùy theo độ phức tạp của địa hình. Bên cạnh đó phải vector hóa đầy đủ và chính xác các đường đặc trưng địa hình như phân thủy, tụ thủy, chỗ độ dốc thay đổi.

c) Khi lập xong các tệp tin DTM các mô hình trên khu đo, phải nối chúng lại để tạo tệp tin DTM chung cho cả khối.

2. Thành lập DTM từ đường bình độ trực tiếp trên mô hình lập thể. DTM được tạo thành từ các đường bình độ và dùng để nắn ảnh trực giao.

a) Tất cả các đường bình độ sau khi được số hóa trên các mô hình lập thể đều được tham gia tạo DTM.

b) Phải tận dụng các yếu tố nội dung bình đồ đo vẽ trên mô hình lập thể như thủy hệ và các điểm độ cao để xây dựng DTM

c) Sau khi đo vẽ, lập DTM theo tất cả các mô hình trên khu đo, phải nối các tệp tin lại để tạo tệp tin DTM chung cho toàn khối khu đo.



Chú ý: Đối với các đường bình độ vẽ trực tiếp trên mô hình lập thể thì sau khi vẽ xong một mảnh phải tiếp biên với các mảnh và tiếp biên toàn khu đó. Đối với đường bình độ được nội suy từ tệp tin DTM thì phải tiếp biên với các khu đo bên cạnh.

6.6.4. Nắn ảnh số:

1. Nắn ảnh theo độ cao trung bình khu vực: khi độ chênh cao địa hình lớn nhất trong khu vực nằm trong giá trị của công thức:

hmax ≤ 2Mhdcp

Trong đó:

+ hmax: độ chênh cao địa hình lớn nhất trong khu vực

+ cp: sai số vị trí điểm cho phép trên ảnh nắn theo tỷ lệ bình đồ (cp ≤ ± 0,4mm)

+ fk:: tiêu cự máy chụp ảnh tính bằng mm;

+ r: bán kính hướng tâm của điểm ảnh xa nhất tính bằng mm.

a) Nắn ảnh được thực hiện qua phần mềm Base Redifer hoặc Image Station signle photo Resection.

b) Tính giá trị chênh cao địa hình lớn nhất trong khu vực để chọn phương pháp nắn tuân theo mục C.7. phụ lục C.

2. Nắn ảnh trực giao

a) Nắn ảnh trực giao được thực hiện khi hmax vượt quá giá trị quy định theo công thức ở khoản 1 điều 6.6.4 bằng các phần mềm chuyên dụng như Base Rectifier, Orthopro.

b) Khi nắn phải cắt bớt 20% các pixel ở vùng phủ ngang P và 10% ở vùng phủ dọc Q để hạn chế ảnh hưởng của nguồn sai số đến chất lượng ảnh nắn và giảm được dung lượng các tệp tin ảnh nắn đến 50%. Việc cắt bỏ các pixel thực hiện theo qui định ở các hình vẽ sau:

Trong đó:

R – Tổng số hàng trong tấm ảnh số

C – tổng số cột trong tấm ảnh số

Nếu độ phủ dọc q ≤ 20% thì chỉ cắt 5% R

Quy trình cắt các pixel

c) Khi nắn phải đảm bảo diện tích được nắn nằm trong vùng phủ của tệp tin DTM.

d) Kích thước pixel của ảnh nắn không được nhỏ hơn kích thước pixel của ảnh quét. Cách tính độ phân giải của ảnh nắn theo mục C.8 phụ lục C.

e) Sai số vị trí địa vật rõ nét trên ảnh nắn so với điểm khống chế gần nhất: ≤0,4mm.M, trong đó M là mẫu số tỷ lệ bình đồ

g) Sai số vị trí địa vật không rõ nét ≤ 0,6mm.M

h) Sai số tương hỗ giữa các địa vật rõ nét trên ảnh nắn ≤ 0,4mm.M

i) Sai số nắn phải kiểm tra độ lệch giữa các tấm ảnh kề nhau ≤ 0,6mm.M- ở vùng đồng bằng, ở vùng đồi: ≤0,9 mm.M - ở vùng núi. Nếu vượt quá phải kiểm tra lại tệp tin DTM và kết quả tăng dày.

6.6.5. Thành lập bình đồ ảnh số: ghép ảnh thành bình đồ ảnh số

1. Sau khi nắn ảnh xong, tiến hành ghép các tấm ảnh sử dụng các phần mềm I/rasc. Orthopro. Orthovista và cắt theo khung bình đồ để tạo ra bình đồ trực ảnh.

2. Trước khi ghép 2 tấm ảnh kế nhau phải điều chỉnh cho 2 tấm ảnh có độ xám và độ tương phản đồng đều. Nếu khi đo có chất lượng ảnh xám hoặc độ xám, độ tương phản không đồng đều thì phải chạy các phần mềm xử lý chất lượng ảnh trước khi ghép.

3. Vết cắt phải đi qua các địa vật có sai số tiếp khớp nhỏ nhất. Không được cắt dọc theo địa vật hình tuyến. Thường góc cắt với địa vật 300≤  ≤1500

4. Với khối ảnh được ghép bằng phần mềm ghép ảnh tự động thì nên vẽ một tệp tin các vết cắt chung cho toàn khối ảnh.

5. Bình đồ trực giao phải có độ tương phản đồng đều và không để lại các vết ghép.

6. Khi tiếp biên giữa các mảnh bình đồ trực ảnh, sai số tiếp biên địa vật ≤ 0,6mm.M đối với vùng đồng bằng và đồi: ≤0,9mm.M đối với vùng núi.

6.6.6. Lập bình đồ địa hình trên nền bình đồ ảnh số:

1. Nội dung của bình đồ ảnh phải được số hóa gồm:

a) Hệ thống thủy hệ;

b) Các điểm ghi chú độ cao, đường đồng cao, đẳng sâu;

c) Hệ thống giao thông, công trình xây dựng…

d) Ranh giới địa vật, ranh giới khu dân cư…

e) Địa danh và ghi chú các thông số công trình phụ trợ thủy lợi, công trình xây dựng, giao thông…;

2. Tất cả các nội dung theo khoản 1 điều 6.6.6 được biểu diễn qua các các ký hiệu quy định trong quy phạm 96TCN31-91.



6.6.7. Thành phần giao nộp:

1. Các tệp tin đo vẽ nội dung bình đồ địa hình

2. Tệp tin mô hình số địa hình chung cho toàn khu đo

3. Các tệp tin nắn ảnh, bình đồ ảnh nắn.

4. Biên bản kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.

6.6.8. Kiểm tra đo vẽ bổ sung nội dung bình đồ địa hình thực địa

1. Máy và các thiết bị bổ sung gồm có các máy toàn đạc (quang cơ và điện tử), bàn đạc được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo phụ lục A.

2. Bổ sung địa vật bị che khuất khi chụp ảnh như các đường mòn, các công trình xây dựng, các nhà độc lập, hệ thống đo bị mây che khuất hoặc dòng chảy ngầm (xác định đầu ra, vào), địa danh, số hộ dân…

3. Bổ sung địa hình bị che khuất, không lập thể mô hình được, hoặc không rõ hoặc bị độ phủ thực vật dày…

4. Phương pháp bổ sung: dùng các phương pháp bàn đạc, toàn đạc. Trong quá trình bổ sung nếu không dùng mã, code để phân loại đối tượng, địa vật thì phải vẽ sơ đồ đầy đủ, rõ ràng.

5. Kiểm tra tọa độ các điểm rõ nét so với tọa độ điểm khống chế gần nhất: phải đo từ 5 ÷ 10 điểm phân bố đều trong mỗi mảnh bình đồ địa hình. Giá trị chênh lệch giữa tọa độ đọc từ file mảnh bình đồ ảnh số và tọa độ tính từ kết quả kiểm tra thực địa, tuân theo điều 2.6, 2.7.

Số điểm có giá trị chênh tọa độ vượt giới hạn phải ≤ 10% tổng số điểm kiểm tra.

6. Kiểm tra tiếp biên giữa các mảnh bình đồ trong khu đo với sai số ≤ 0,6mm.M đối với khu vực đồng bằng, đồi; ≤ 0,9mm.M đối với khu vùng núi là đạt.



6.6.9. Quy định chỉnh sửa bình đồ địa hình trong nội nghiệp:

1. Số liệu đo bổ sung ngoài thực địa được nhập vào máy vi tính từ các sổ đo ngoại nghiệp như card, file hoặc sổ ghi tay.

2. Sử dụng phần mềm Microstation, Famis hoặc các phần mềm tương thích để vẽ bổ sung các yếu tố đã bổ sung ngoài thực địa vào file bình đồ địa hình gốc lưu trong máy tính.

6.6.10. Biên tập bình đồ địa hình

1. Các nội dung bình đồ địa hình biên tập trong các phần mềm Microstation, Famis… tuân theo quy định chung của quy phạm 96TCN 43-90 về đo vẽ bình đồ địa hình các tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000.

2. Khung trong, lưới tọa độ ô vuông của bình đồ địa hình dạng số phải được xây dựng bằng các chương trình chuyên dùng cho lập lưới chiếu bản đồ. Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và ngoài khung bình đồ địa hình không được làm xê dịch vị trí của khung và các mặt lưới tuân theo hạn ≤ 0,2mm.M.

6.6.11. In bình đồ địa hình

1. Sau khi hoàn chỉnh biên tập về nội dung và hình thức trình bày, bình đồ địa hình ảnh số được in theo 3 màu:

a) Màu nâu: đường bình độ và ghi chú địa hình.

b) Màu lam: thủy hệ và ghi chú thủy hệ

c) Màu đen: các yếu tố còn lại

Bình đồ địa hình phải được in trên các máy có độ phân giải tối thiểu ≤300 dpi và sai số hình học ≤ 0,2mm trên chiều dài 1m như các máy ploter HP…Giấy in chọn theo quy định tại điều 2.7. Phải in thử, kiểm tra và hiệu chỉnh máy in để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định rồi mới in chính thức.

2. Trường hợp các công trình thủy lợi không yêu cầu in màu, nhưng phải lưu trữ bản can thì việc in bình đồ được in qua nền giấy can rồi nhân ảnh thành nhiều bộ bằng cách photocopy hoặc in ốp-set. Giấy can phải có độ co dãn ≤ 2mm.

6.7. Thành lập mặt cắt trên mô hình số địa hình

Theo vị trí tuyến do chủ nhiệm đồ án thiết kế trên bình đồ, tiến hành lập mặt cắt địa hình theo quy định sau:

1. Trên mô hình DEM, đọc khoảng cách hoặc tọa độ (x,y) và cao độ H của các điểm tuyến công trình với mật độ theo tỷ lệ vẽ (tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 40-2002).

2. Chuyển dữ liệu qua phần mềm chuyên dùng như SDR, Surfer… để vẽ các mặt cắt.

3. Trình bày kích thước tuân theo quy định của bản vẽ thủy lợi hiện hành.

 

PHỤ LỤC A

KIỂM TRA, KIỂM NGHIỆM, HIỆU CHỈNH MÁY BÀN ĐẠC VÀ CÁC DỤNG CỤ KÈM THEO

A.1. KIỂM TRA BÀN VẼ

A.1.1. Bàn vẽ phải cố định theo hướng nằm ngang và thẳng đứng khi vặn chặt ốc hãm

Để kiểm tra phải đặt máy bàn đạc lên bàn vẽ rồi hướng ống kính tới một vật. Khẽ đẩy tay vào 4 cạnh, vật đó sẽ chạy khỏi lưới chỉ. Khi bỏ tay vật đó sẽ trở về vị trí cũ nếu không thì coi như bàn vẽ chưa được cố định theo hướng nằm ngang.

Hướng ống kính tới một vật, khẽ ấn tay xuống bàn vẽ rồi thả tay ra. Nếu vật đó vẫn ở vị trí cũ thì bàn vẽ đã được cố định theo phương thẳng đứng. Nếu vật đó không trở lại vị trí cũ thì vặn chặt các ốc của thanh gỗ trên đầu chân máy, các vít hãm của thanh đứng và ốc hãm chân máy với bàn gỗ lại. Nếu sau khi hãm các ốc đó lại mà bàn vẽ vẫn không ổn định thì đưa vào xưởng sửa chữa.

A.1.2. Mặt trên của bàn vẽ phải bằng phẳng

Đặt mép vát thước của máy lên bàn vẽ (thước đã kiểm tra) và đưa nhẹ theo chiều dọc ngang. Nếu khe hở giữa mép vát thước và bàn vẽ vượt quá 0,5mm thì phải đưa về xưởng sửa chữa.



A.1.3. Mặt trên của bàn vẽ phải vuông góc với trục quay của đế bàn đạc

Đế bàn đạc cần phải bằng kim loại thì kiểm tra như sau: Dùng ống bọt nước hình trụ của máy và các ốc nâng đế bàn đạc đưa mặt trên bàn vẽ về vị trí nằm ngang, từ từ quay bàn vẽ, nếu bọt nước lệch khỏi vị trí giữa 2-3 vạch chia thì tiến hành kiểm tra lại. Nếu vẫn không đạt thì phải đưa về xưởng sửa chữa.



A.2. KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH MÁY BÀN ĐẠC

A.2.1. Vít thanh vít di động và cố định xoay đều và dễ dàng: kiểm tra bằng cách vặn thử

A.2.2. Ống kính không được thay đổi vị trí khi cố định vít hãm và phải quay đều dễ dàng khi vặn vít hãm ra.

A.2.3. Trong trường nhìn của ống kính phải rõ ràng, không có bụi bẩn và vết xước.

A.2.4. Mép vát thước của máy phải thẳng.

Để kiểm tra, trên bàn vẽ gắn một tờ giấy trắng. Đặt máy lên bàn vẽ rồi dùng bút chì đen vót nhọn kẻ dọc theo mép vát thước, sau đó quay máy đi 1800 và đặt mép vát thước trùng lên đường chì vừa kẻ rồi lại kẻ một đường chì nữa. Nếu khoảng hở giữa 2 đường chì quá 0,1mm thì không đạt yêu cầu và phải đưa về xưởng sửa chữa.



A.2.5. Bề mặt đáy thước phải là mặt phẳng

Để kiểm tra, áp thước vào mặt phẳng đã được kiểm tra, nếu hai đầu thước bị cong lên phía trên thì phải đưa thước về xưởng sửa chữa, còn nếu hai đầu thước cong xuống phía dưới không lớn lắm thì vẫn sử dụng được vì khi đặt máy lên bàn vẽ cả phần nặng của máy đè xuống sẽ làm cho thước thẳng và vững chắc.



A.2.6. Trục bọt nước hình trụ trên thước của máy phải song song với mặt phẳng của đáy thước

Đặt máy vào giữa bàn vẽ theo hướng hai ốc nâng máy rồi dùng hai ốc nâng đưa bọt nước về giữa. Dùng bút chì kẻ một đường thẳng theo mép vát thước, sau đó quay máy đi 1800 rồi đặt mép vát thước trùng với đường chì vừa kẻ. Nếu bọt nước vẫn ở vị trí cũ thì điều kiện đảm bảo. Trong trường hợp không đạt thì dùng que hiệu chỉnh đưa bọt nước về một nửa số lệch của vị trí giữa rồi dùng ốc nâng máy đưa bọt nước vào giữa. Sau khi hiệu chỉnh xong đưa thước của máy theo hướng của ốc thứ ba và dùng ốc này đưa bọt nước vào giữa.

Nếu đặt máy ở mọi vị trí trên bàn vẽ mà bọt nước trên thước không lệch quá 2 vạch chia thì đạt yêu cầu.

A.2.7. Trục của ống kính phải vuông góc với trục quay của nó:

Chọn một mục tiêu thật rõ rồi hướng ống kính tới mục tiêu đó, dùng bút chì kẻ một đường thẳng theo mép vát thước của máy. Trên đường kẻ chấm một điểm ở giữa. Đảo ống kính và đặt mép vát thước của máy trùng với điểm vừa chấm và quan sát mục tiêu ban đầu. Sau đó kẻ lại một đường theo mép vát thước. Nếu hai đường kẻ trùng nhau thì điều kiện này đạt yêu cầu. Trường hợp hai đường kẻ đó tạo thành một góc nhỏ thì cần hiệu chỉnh như sau: đặt mép vát thước trùng với đường phân giác của góc tạo bởi hai đường kẻ đó. Lúc này mục tiêu không nằm ở tâm lưới chỉ chữ thập, dùng ốc hiệu chỉnh đưa tâm chữ thập trùng lên mục tiêu.



A.2.8. Trục quay của ống kính phải song song với mặt đáy thước của máy

Hướng ống kính lên một điểm cách máy khoảng 20 ÷ 30m và cách mặt đất khoảng 5-10m. Hạ ống kính xuống vị trí nằm ngang và đánh dấu bằng bút chì hình chiếu của tâm lưới chỉ. Sau đó đảo ống kính và làm lại như trên. Nếu hình chiếu lần này trùng với lần chiếu trước thì điều kiện đạt yêu cầu. Nếu không đạt thì hiệu chỉnh bằng cách vặn hơi lỏng vít nối thân máy và thước, chêm vào đế thân máy một miếng giấy mỏng, vặn chặt vít và tiến hành kiểm tra lại.



A.2.9. Chỉ đứng của lưới chỉ phải vuông góc với mặt phẳng đáy thước

Đưa bàn vẽ về vị trí nằm ngang, sau đó hướng tâm lưới chỉ lên mục tiêu rõ rệt rồi nâng ống kính lên hoặc hạ xuống. Nếu như mục tiêu lệch khỏi chỉ đứng thì phải xoay khung lưới chỉ sao cho mục tiêu trùng với chỉ đứng, sau đó tiến hành kiểm tra lại.

Trong thực tế chỉ đứng luôn luôn vuông góc với chỉ ngang vì vậy có thể kiểm tra theo chỉ ngang bằng cách từ từ xoay máy sang bên phải hoặc bên trái để mục tiêu chạy dọc theo chỉ ngang.

Cũng có thể hiệu chỉnh bằng cách xoay chỉ đứng trùng với sợi dây dọi treo ở xa.



A.2.10. Mặt phẳng ngắm phải trùng hoặc song song với mép thước di động

Hướng ống kính lên một mục tiêu có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường. Ở hai đầu mép vát thước đóng thật thẳng hai đinh ghim nhỏ rồi nhìn đến mục tiêu theo hướng của hai đinh. Nếu như mục tiêu không nằm trên đường thẳng của hai đinh thì phải dùng vít đi động đưa mục tiêu về hướng đó. Lúc này tâm lưới chỉ sẽ lệch mục tiêu. Vặn lỏng ốc nối thân máy với thước, xoay thân máy để tâm lưới chỉ trùng với mục tiêu rồi vặn lại. Nếu loại máy không có ốc điều chỉnh ở thân máy mà không bảo đảm điều kiện này thì phải đưa vào xưởng sửa chữa.



A.2.11. Sai số chỉ tiêu (Mo) phải gần bằng “0” và không đổi

Phải xác định Mo nhiều lần với các mục tiêu khác nhau. Nếu sự thay đổi Mo lớn hơn 2 lần độ chính xác đọc số thì phải vặn chặt thêm ốc nối vành độ đứng với trục ống kính, ốc nối bọt nước và vòng chuẩn. Sau đó xác định lại Mo, nếu Mo không vượt qua 2’ thì điều kiện thỏa mãn.

Để đưa Mo về gần bằng 0 phải tính Mo và góc nghiêng theo số đọc bàn độ trái hoặc bàn độ phải: dùng vít của ống bọt nước đặt trên bàn độ trị giá góc đứng. Sau đó hiệu chỉnh bọt nước về giữa.

A.2.12. Nếu trên ống kính của máy bàn đạc có gắn ống bọt nước hình trụ thì trục của nó phải song song với trục ngắm của ống kính

Kiểm tra điều kiện này như kiểm tra góc i trong máy thủy chuẩn. Nếu giá trị X lớn hơn 1cm thì phải dùng ốc di động đưa chỉ giữa của ống kính lên số đọc mới trên mia a’2= a2 + X. Dùng que hiệu chỉnh đưa bọt nước về giữa. Tiến hành như vậy đến khi nào giá trị X đạt dưới 1cm thì thôi.



A.3. KIỂM TRA KẸP DỌI TÂM CỦA BÀN ĐẠC

Để bàn đạc ở vị trí cân bằng, đánh dấu trên bàn vẽ một điểm. Đặt đầu nhọn của kẹp dọi tâm vào máy. Để cho quả dọi ổn định rồi đóng cọc sao cho tâm cọc ở dưới đầu nhọn của quả dọi. Sau đó quay kẹp dọi đi 1800, lại để vào điểm đã đánh dấu. Nếu đầu quả dọi không lệch khỏi tâm cọc là được. Nếu lệch thì hiệu chỉnh chỗ nối dây dọi một đại lượng bằng độ lệch đó rồi tiến hành kiểm tra lại.



A.4. KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH MÁY BÀN ĐẠC TỰ ĐỘNG

Các mục kiểm tra thông thường của máy bàn đạc tự động giống như ở phần A.2. Dưới đây chỉ trình bày một số mục kiểm nghiệm riêng cho loại máy này.



A.4.1. Kiểm tra thước đi động (thước song song với thước chính)

Khi dịch chuyển thước lại gần hoặc xa thước chính thì thước di động phải song song nhau để kiểm tra, đặt máy bàn đạc lên bàn vẽ, dùng bút chì kẻ một đường thẳng dọc theo mép vát thước chính, sau đó dịch chuyển thước di động. Ở mỗi vị trí kẻ một đường thẳng dọc theo thước di động. Các đường thẳng đó phải song song với đường kẻ của thước chính, không được vượt quá 0,2mm; Nếu vượt quá 0,2mm thì phải đưa về xưởng sửa chữa.



A.4.2. Sai số chỉ tiêu Mo của bàn độ phải không đổi và gần bằng 900

Giá trị Mo được xác định bằng cách hướng ống kính lên mục tiêu và đọc số theo bàn độ đứng và bàn độ phải (P), và trái (T). Mỗi lần đọc số phải đưa bọt nước vào giữa. Sai số chỉ tiêu tính theo công thức: Mo = (P – 1800 + T)/2  và góc nghiêng  = Mo – T = P – Mo

Trong đó:

Mo - sai số chỉ tiêu bàn độ đứng;

P - số đọc bàn độ phải;

T - số đọc bàn độ trái.

Hiệu chỉnh Mo bằng ốc hiệu chỉnh ống bọt nước trên bàn độ đứng. Giá trị Mo phải nằm trong giới hạn 900±0’5.

A.4.3. Ảnh hưởng của độ lệch tâm bàn độ đứng xác định bằng cách đo góc nghiêng theo các cạnh theo chiều đi và đo về

A.4.4. Hệ số đường cong chênh cao xác định bằng cách so sánh kết quả đo chênh cao đo bằng thủy chuẩn hạng III và kết quả đo bằng máy bàn đạc theo biểu đồ đường cong

1. Hệ số K tính theo công thức:

K = Ko.

Trong đó:

Ko – Hệ số tiêu chuẩn (10,20,100);

ho - chênh cao đo bằng thủy chuẩn;

htb - chênh cao trung bình đo bằng máy bàn đạc.

Khi xác định hệ số “10” giữa các mốc thủy chuẩn phải có chênh cao 7÷10m và cách nhau khoảng gần 100m. Số lần đo chênh cao bằng máy bàn đạc giữa các mốc đo không ít hơn 20 lần (trong đó 10 lần đo đi và 10 lần đo về).

Chênh cao của mỗi lần đo xác định bằng cách hướng cung tròn đầu tiên lên các vạch chia khác nhau của mia. Chênh lệch giữa các chênh cao không được lớn hơn 5cm. Lấy chênh cao trung bình giữa 20 lần đo. Để xác định hệ số được chính xác hơn nên có 2 chênh cao khác nhau giữa 2 cặp mốc. Chênh cao trung bình htb xác định bằng máy KA-2, K5-1 có thể nhận được bằng cách đo thủy chuẩn từ giữa.

2. Hệ số đường cong chênh cao có thể xác định bằng cách đo thủy chuẩn giữa các mốc có độ cao đã biết (bằng thủy chuẩn hình học). Chênh cao giữa các mốc đo không được nhỏ hơn 50m và số đường thủy chuẩn không được nhỏ hơn 3.

Kết quả xác định hệ số không được khác so với hệ tiêu chuẩn:

K = 10±0,1; K = 20±0,2; K = ±0,4

- Khi các đường cong chênh cao nhận được khác với hệ số tiêu chuẩn (10,20,100) và vượt quá hạn sai trên thì tổng chênh cao đường thủy chuẩn phải nhân với hiệu chỉnh sau:

N10 = 0,1K,   N20= 0,05K;   N100 = 0,01K



- Ví dụ: Đường cong chênh cao 20 xác định được chênh cao 10,00m. Hệ số thực tế không phải là 20 mà là 20,03 thì h đo được hiệu chỉnh như sau:

h hiệu chỉnh = 10,00 x 0,05 x 20,03 = 10,02m

Để tiện lợi có thể lập bảng

- Ví dụ: K = 10,02, số hiệu chỉnh cho h = 5m là 1cm, cho h = 10m là +2cm.

K = 19,98, số hiệu chỉnh cho h = 10m là -1cm, cho h = 20m là - 2cm.

3. Công thức chung để xác định chênh cao có dạng:

H = K (a-v) + i – v

Trong đó:

K- hệ số đường cong chênh cao (±10, ±20, ±100);

a- số đọc tên mia bằng đường cong chênh cao;

v- số đọc trên mia theo đường cong cơ bản (chiều cao tia ngắm);

i – chiều cao máy

- Khi đọc số trên mia, bọt nước trong ống bọt nước hình trụ trên bàn độ đứng phải đưa vào giữa. Khi hướng đường cong cơ bản lên độ cao máy (i-v), công thức trên sẽ là:

H = K (a-v)

- Nếu điểm “0” của mia ngang chiều cao máy (v=0) chênh cao sẽ được xác định theo công thức:

h = aK

- Độ cao của những điểm mia tính theo công thức:



Hđm= Htm + h

Trong đó:

Hđm- độ cao điểm mia;

Htm- độ cao trạm máy;

h- chênh cao xác định bằng máy.

- Nếu đo thủy chuẩn bằng phương pháp từ giữa thì chênh cao tính theo công thức:

h = Kt(at - v) – Ks(as-v)

Trong đó:

Kt, Ks – hệ số các đường cong chênh cao sử dụng khi đọc số trên mia trước và mia sau tương ứng với dấu (cộng và trừ);

at, as- số đọc theo các đường cong chênh cao trên mia trước và mia sau;

v – số đọc trên 2 mia theo đường cong đều.

4. Chênh cao trạm đo phải xác định hai lần khi hướng đường cong cơ bản lên các vạch chia khác nhau của mia (V1, V2), từ hai kết quả đó lấy chênh cao trung bình trạm đo.

5. Sai số khép đường chuyền độ cao (khi sử dụng K= +10 và mia có vạch chia centimet) phải gần bằng ±10L cm, trong đó L là chiều dài tuyến (km) với điều kiện chiều dài tia ngắm không lớn hơn 100m và ±15L cm khi chiều dài tia ngắm gần bằng 200m.

6. Công thức tính khoảng cách nằm ngang như sau:

d0 = C (b-c)

Trong đó:

d0 – khoảng cách nằm ngang;

C- hệ số đo xa;

b- số đọc trên mia bằng biểu đồ đo khoảng cách;

v- số đọc trên mia theo đường cong cơ bản.

 

PHỤ LỤC B

KIỂM TRA VÀ KIỂM NGHIỆM BỘ MÁY KINH VĨ CHỤP ẢNH



B.1. KIỂM TRA MÁY KINH VĨ CHỤP ẢNH (PHOTOTHEODOLID)

B.1.1. Các yếu tố hình học của máy kinh vĩ chụp ảnh: phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Trục đứng của máy phải trùng với trục xoay của bộ phận định hướng;

2. Tia chính của buồng chụp phải cắt trục đứng và vuông góc với nó;

3. Trục của bọt nước dài phải vuông góc với trục đứng của máy;

4. Trục xoay của lăng kính bộ phận định hướng phải vuông góc với trục ngắm của ống kính và trục đứng của máy;

5. Khi đặt bàn độ bộ phận định hướng số đọc “0” thì trục của ống kính và tia chính của buồng chụp phải nằm trên mặt phẳng thẳng đứng;

6. Trục nối giữa các mốc tọa độ của khung ép phải vuông góc với nhau và giao điểm của chúng phải trùng với điểm chính, còn trục XX phải vuông góc với trục đứng.

Hai điều kiện đầu do nhà máy thực hiện. Điều kiện 6 cũng do nhà máy thực hiện, nhưng thường được kiểm tra khi kiểm nghiệm máy kinh vĩ chụp ảnh.




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương