TIÊu chuẩn ngành 14tcn 141: 2005


Kích thước của biển ngắm hoặc dấu mốc



tải về 0.5 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.5 Mb.
#27665
1   2   3   4   5   6

5.7. Kích thước của biển ngắm hoặc dấu mốc

5.7.1. Kích thước của biển ngắm hoặc dấu mốc theo quy định sau:

1. Khoảng cách chụp từ trạm máy chụp đến biển hoặc dấu mốc sao cho hình ảnh của chúng trên ảnh l ≥ 0,1x0,04mm;

2. Độ rõ nét của hình ảnh biển hoặc dấu mốc, “độ mù” của không khí chụp hoặc độ chiếu sáng của mặt trời:

Trong đó: y- khoảng cách chụp, fk -tiêu cự của máy chụp và l - kích thước trên ảnh của biển ≥ 0,1x0,04mm.

Đối với tiêu cự f của máy chụp xấp xỉ 200mm kích thước của dấu mốc tính theo công thức trên quy định ở bảng 10 (l ≥0,1mm theo chiều cao, l ≥0,04mm theo chiều ngang).

Bảng 10: Kích thước dấu mốc hoặc biển ngắm

Khoảng cách y từ trạm chụp đến dấu mốc hoặc biển ngắm (m)

Kích thước dấu mốc hoặc biển ngắm (m)

 

Chiều cao

Chiều rộng

400

0,3

0,1

800

0,5

0,2

1000

1,0

0,4

1600

1,3

0,5

2500

1,5

0,5

3000

1,9

0,6

4000

2,5

0,8

5.7.2. Khi trời mù hoặc nền chụp kém phải tăng kích thước dấu mốc lên 2 lần trị số bảng 10.

5.7.3. Màu của biển hoặc dấu mốc phụ thuộc vào mầu nền địa hình, địa vật chụp, thường sơn màu đỏ/ trắng, đen/trắng để dễ nhận và độ nét trên ảnh cao hơn.

5.7.4. Dấu mốc các điểm hiệu chỉnh thường làm theo dạng dấu mốc tạm thời. Khi có yêu cầu dấu mốc cố định phải có thiết kế trước.

5.8. Trình tự chụp ảnh tại trạm.

Theo mục B.3 phụ lục B



5.9. Sổ tay chụp ảnh

Nội dung sổ tay chụp ảnh phải ghi rõ:

1. Tên trạm chụp;

2. Điểm đặt máy;

3. Chiều cao và vị trí kính vật;

4. Hướng và góc  của trục quang học;

5. Thời gian lộ quang;

6. Số hiệu hộp đựng phim;

7. Thời gian chụp, thời tiết khi chụp.

5.10. Xử lý phim

5.10.1. Tất cả các phim phải xử lý ngay trong ngày chụp để có số liệu nếu cần chụp bổ sung

5.10.2. Tất cả các phim chụp phải trong, rõ nét, rõ địa hình, địa vật và các dấu khung ảnh.

5.10.3. Nếu các khung tọa độ lệch quá 0,2mm đều phải loại và chụp lại ngay.

5.10.4. Khi phim âm tốt, cần tiến hành in tiếp xúc ảnh phục vụ cho quá trình châm trích điểm hiệu chỉnh, điều vẽ ảnh thực địa, bổ sung những “không gian chết” bằng phương pháp bàn đạc hoặc toàn đạc.

5.11. Đo nối các điểm đường đáy và hiệu chỉnh

5.11.1. Đo nối trực tiếp ngoài thực địa

Các phương pháp đường chuyền toàn đạc, giao hội giải tích, các tuyến dẫn tuân theo quy định ở điều 2.3, 2.4. Trong trường hợp phải tăng độ chính xác, tiến hành xây dựng lưới giải tích 2, đường chuyền cấp 2, thủy chuẩn kỹ thuật cho hệ thống đường đáy, cho một số điểm hiệu chỉnh thì tuân theo tiêu chuẩn 14TCN102-2002 và 14TCN22-2002.



5.11.2. Tăng dày điểm hiệu chỉnh trong phòng

1. Tăng dày các điểm hiệu chỉnh trong phòng, có thể thực hiện theo 3 phương pháp: phương pháp đường chuyền ảnh; phương pháp góc kẹp cố định và phương pháp giao hội chùm Durnhep trong ảnh

2. Các bước thực hiện chung cho cả 3 phương pháp như sau:

a) Lập phương án các phương pháp và đưa ra phương án chọn;

b) Chọn điểm hiệu chỉnh, điểm đường đáy phải thỏa mãn điều 5.5, 5.6;

c) Đánh dấu mốc điểm hiệu chỉnh tuân theo điều 5.7;

d) Đo nối các điểm lưới cơ sở với các điểm khống chế đo vẽ phục vụ cho các phương pháp tăng dày trong phòng tuân theo tiêu chuẩn 14TCN102-2002 và 14TCN22-2002;

e) Chụp ảnh tuân theo điều 5.8, xử lý phim theo điều 5.10;

g) Đo tọa độ điểm ảnh: nếu tăng dày theo phương pháp quang cơ, thì đo tọa độ X, Y, Z trên máy toàn năng Autograph 1318EL; nếu tăng dày theo phương pháp giải tích, thì đo tọa độ x, z, p trên máy Stereocomparator 1818;

h) Tính toán bình sai các tọa độ điểm hiệu chỉnh;

i) Thống kê cao tọa độ các điểm hiệu chỉnh điểm đường đáy và lập sơ họa phục vụ cho công tác đo vẽ bình đồ.

5.12. Đo vẽ bình đồ, mặt cắt qua ảnh lập thể

5.12.1 Đo vẽ bình đồ

Đo vẽ bình đồ qua ảnh chụp lập thể mặt đất, có thể bằng 3 phương pháp: phương pháp đồ giải, phương pháp giải tích và phương pháp toàn năng.

Tiêu chuẩn này quy định cho 2 phương pháp: giải tích và toàn năng. Phương pháp đồ giải do độ chính xác không đảm bảo, tốc độ thực hiện chậm nên ít được sử dụng.

1. Phương pháp toàn năng:

a) Phương pháp toàn năng là sử dụng nguyên lý lập thể của cặp ảnh, qua máy toàn năng chuyên dùng Autograph 1318EL, xác định tọa độ không gian của các điểm chi tiết địa hình, địa vật trên bản vẽ để thành lập bình đồ địa hình.

b) Các bước tiến hành đo vẽ bình đồ trên máy Autograph 1318EL như sau:

- Công tác chuẩn bị: Lập bản vẽ khu đo như quy định ở điều 4.4 của phương pháp bàn đạc tự động: kẻ lưới ô vuông; triển các điểm đáy ảnh, điểm hiệu chỉnh, điểm định hướng…;

- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy Autograph 1318EL theo cataloge;

- Xây dựng mô hình lập thể: đặt các trị số thành phần đáy ảnh:

by=                      bx=                         bz=

Trong đó:

bx, by, bz - thành phần đường đáy chụp ảnh trên 3 mặt chiếu ở dạng xiên đều;

Bo - chiều dài nằm ngang của cạnh đáy;

h- độ chênh cao của 2 đầu đường ảnh;

Nếu h không được đo ngoài ngoại nghiệp thì triệt tiêu thị sai q qua vít bz.

- Định hướng tuyệt đối cặp ảnh: Định hướng tiến hành theo phương pháp tiệm tiến dần qua các điểm hiệu chỉnh theo thứ tự triệt tiêu sai số y, x, z tại các điểm hiệu chỉnh.

Việc định hướng kết thúc khi các trị sai lệch giữa điểm ảnh và điểm trên bản vẽ ≤0,2 mm theo tỷ lệ bình đồ. Trường hợp những điểm ở biên ảnh có nhiều cây, vùng núi cao cho phép ≤0,4 mm trên bình đồ.

- Vẽ bình đồ: Thứ tự vẽ bình đồ theo quy định: địa vật định hướng, địa vật chính xác, khu dân cư, hệ thống giao thông, thủy lợi, các điểm địa hình đặc trưng, sau đó đến đường bình độ, ghi chú cao độ và các thông số địa vật.

- Biên tập bình đồ tuân theo điều 2.7, 2.8.

2. Phương pháp giải tích:

Phương pháp giải tích thành lập bình đồ địa hình được thực hiện theo thứ tự sau:

a) Đo tọa độ ảnh x,z và thị sai p, q của điểm ảnh bằng các máy đo tọa độ lập thể như: Stereocomparator 18.18, Stecometer, Dicometer… với sai số mx = mz ≤ 0,02mm, mp≤0,005mm; mq≤ 0,01 mm.

b) Tính số hiệu chỉnh vào các trị đo ảnh x, z, p do ảnh hưởng của các yếu tố định hướng trong và ngoài. Công thức tính toán theo mục B.4, phụ lục B;

c) Tính tọa độ không gian điểm ảnh theo các công thức của dạng chụp theo mục B.5 phụ lục B;

d) Việc tính toán trên được thực hiện qua các phần mềm chuyên dùng như Visagn...;

e) Lập mô hình số gồm các tọa độ X, Y, Z vẽ bình đồ qua các phần mềm Autocadlan, SDR hoặc Surfer…để thành lập bản đồ địa hình;

g) Biên tập, in bình đồ tuân theo điều 2.7, 2.8.

5.12.2. Đo vẽ mặt cắt

Đo vẽ mặt cắt dọc, ngang ngay trên mô hình lập thể thực hiện bằng 2 phương pháp toàn năng và giải tích.

1. Phương pháp toàn năng

a) Sau khi có bình đồ địa hình, chủ nhiệm thiết kế vạch tuyến công trình trên bình đồ. Sử dụng bình đồ đã có vạch tuyến, tiến hành định hướng tuyệt đối với mô hình qua máy Autograph.

b) Theo tuyến công trình, tiến hành đo tọa độ X, Y, H của các điểm chi tiết trên mô hình lập thể, ta được số liệu của tuyến cắt dọc, ngang với sai số quy định như khoản 1 điều 2.9.1.

c) Vẽ cắt dọc, ngang theo tỷ lệ qua các phần mềm chuyên dùng như GP2000, Autocad14…

2. Phương pháp giải tích

Theo tuyến thiết kế của chủ nhiệm, đo lập thể các trị x, z, p của các điểm chi tiết. Tính tọa độ không gian X, Y, Z và lập bảng số liệu để chuyển vẽ mặt cắt qua các phần mềm SDR, Autocad…



5.13. Thành lập mặt cắt, bình đồ địa hình bằng công nghệ ảnh số qua các tấm ảnh chụp mặt đất

Nội dung thực hiện theo điều 6 của tiêu chuẩn này với việc chuyển trục y thành trục z trong mô hình ảnh số hàng không.



6. THÀNH LẬP MẶT CẮT BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ ẢNH SỐ

6.1. Phạm vi ứng dụng:

Tiêu chuẩn kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷ 1/5000 bằng ảnh máy bay qua 2 phương pháp: phương pháp lập thể và phương pháp phối hợp tuân theo mục 6 của quy phạm 96TCN 43-90.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật thành lập bình đồ địa hình bằng công nghệ ảnh số để lập bình đồ địa hình tỷ lệ 1/500÷1/5000 (gọi tắt là bình đồ địa hình ảnh số) được áp dụng thuận lợi trong khu vực địa hình đồng bằng, đồi núi có độ thực phủ nhỏ, quang đãng.

6.2. Các bước tiến hành

Khi thành lập bình đồ địa hình ảnh số, phải tiến hành theo thứ tự sau (sơ đồ công nghệ ở mục C.1 phụ lục C)

1. Khảo sát thực địa;

2. Thu thập phân tích những tài liệu địa hình đã có để lập đề cương kỹ thuật khảo sát (ĐCKTKS) nhằm: xác định mục tiêu, khối lượng, biện pháp kỹ thuật, thời gian tiến hành và kết thúc, phương pháp kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm;

3. Kiểm tra, kiểm định thiết bị đo chụp, nắn ảnh và các phần mềm đo vẽ bình đồ;

4. Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp;

5. Điều vẽ thực địa hoặc điều vẽ ảnh nội nghiệp;

6. Quét phim ảnh hàng không, chuyển đổi khuôn dạng của các tệp tin ảnh sang dạng thực chuẩn của hệ thống đo vẽ ảnh số mà đơn vị hiện có, tạo công việc (project);

7. Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp;

8. Xác định cao độ trung bình vùng bằng phẳng, xây dựng mô hình số địa hình DTM (Digital Terrain Model) hoặc mô hình số độ cao DEM (Digital Elevation Model) hoặc DHM (Digital Hight Model) để thể hiện dáng đất đối với vùng địa hình có độ cao chênh lệch cao lớn;

9. Nắn ảnh theo độ cao trung bình khi khu đo bằng phẳng, nắn trực giao khi khu đo có chênh cao lớn;

10. Kiểm tra, tiếp biên ảnh nắn;

11. Cắt ghép ảnh theo phạm vi đo vẽ bình đồ địa hình;

12. Số hóa, đo vẽ nội dung bình đồ địa hình trên nền bình đồ ảnh số;

13. Biên tập nội dung bình đồ địa hình;

14. Kiểm tra bổ sung bình đồ địa hình, địa vật ngoài thực địa;

15. In bình đồ địa hình chính thức, ghi số liệu trên đĩa CD-Rom.

6.3. Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, viết đề cương khảo sát địa hình

Tuân theo quy định của quy phạm 96TCN43-90.



6.4. Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp:

6.4.1. Công tác chuẩn bị:

1. Nghiên cứu đề cương địa hình về phương pháp kỹ thuật đo nối, điểm khống chế ảnh trong mô hình, dải bay, khu đo;

2. Chuẩn bị một bộ ảnh in tiếp xúc;

3. Kiểm nghiệm hiệu chỉnh máy đo như GPS, Total Station hoặc kinh vĩ, thủy chuẩn tuân theo phụ lục B của tiêu chuẩn 14TCN 102-2002;

4. Kiểm tra toàn bộ các điểm khống chế quốc gia đã có làm cơ sở cho quá trình đo nối với lưới quốc gia hoặc khu vực.

6.4.2. Thiết kế khối tăng dày:

1. Số lượng mô hình trong khối tam giác ảnh không gian ≤ 400 mô hình, chiều dài mỗi tuyến ảnh ≤ 100 km;

2. Vị trí các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp được bố trí như quy định ở mục C.3 phụ lục C;

a) Khi không sử dụng tọa độ tâm ảnh (Si)

- Khoảng cách bằng số đường đáy n giữa các điểm khống chế theo công thức

 

- Khoảng cách bằng số đường đáy n giữa các điểm khống chế cao độ tính theo công thức:

Trong đó:

+ M – mẫu số tỷ lệ chụp ảnh

+ m - mẫu số tỷ lệ bình đồ thành lập;

+ ms - sai số trung phương mặt phẳng của các điểm tăng dày (tính bằng mm);

+ mh - sai số trung phương cao độ của các điểm tăng dày (tính bằng m);

+ mq - sai số trung phương thị sai đo ảnh, thường mq =  pixel

+ f - tiêu cự máy chụp ảnh tính bằng mm;

+ b - độ dài đường đáy ảnh (tính bằng mm).

b) Trường hợp sử dụng số liệu tọa độ tâm ảnh (Si)

- Trường hợp có các tuyến bay chặn: phải bố trí ít nhất 5 điểm khống chế có cả cao tọa độ theo các vị trí sau: 4 điểm nằm ở 4 góc ảnh, điểm còn lại nằm ở giữa khối, tối thiểu ở độ phủ 6.

- Trường hợp không có các tuyến bay chặn: ngoài 5 điểm như trường hợp có tuyến bay chặn, phải thêm 2 điểm khống chế cao độ ở đầu và cuối tuyến ảnh và tối thiểu phải nằm trong độ phủ 6.

3. Các điểm kiểm tra ngoại nghiệp và các điểm kiểm tra phải đánh dấu lên ảnh qua trích điểm ngoại nghiệp và được thiết kế sơ bộ và đánh dấu trên các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn có trong khu đo để làm dấu mốc chụp ảnh (theo mục C.4 phụ lục C).

4. Các điểm khống chế và kiểm tra ảnh phải được đánh dấu qua cọc theo thứ tự tên thiết kế và làm dấu mốc chụp ảnh để hiện rõ trên ảnh với độ chính xác 0,1mm trên ảnh (theo mục C.5 phụ lục C).

5. Các điểm khống chế ảnh và kiểm tra phải được đo theo các phương pháp giao hội giải tích, đường chuyền hoặc tam giác nhỏ từ các điểm khống chế cơ sở với độ tin cậy như các tuyến khống chế đo vẽ bình đồ (theo quy phạm 96TCN43-90).

6. Có thể chọn các điểm tự nhiên dùng làm điểm khống chế ảnh, nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

a) Phải đúng vị trí thiết kế, chỉ có thể xê dịch trong phạm vi mô hình;

b) Điểm chọn phải có dạng hình học rõ ràng, chính xác đảm bảo nhận biết và chích với sai số ≤ 0,1mm. Nếu điểm là giao nhau của các địa vật hình tuyến thì góc giao 300≤  ≤ 1500. Nếu là tâm đường tròn thì đường kính ≤ 0,3mm trên ảnh;

c) Các điểm khống chế ảnh phải cách mép ảnh  1,5cm trên ảnh. Khi chọn phải dùng kính lập thể nhìn, đảm bảo ở vị trí bằng phẳng sao cho sai số phích  0,1mm;

d) Khi điểm khống chế ảnh nằm trên biên tấm ảnh, phải đảm bảo không có ảnh nào bị che khuất hình ảnh điểm như tán cây nhà cao tầng, địa vật cao có bóng che khuất…;

e) Đường kính lỗ chích điểm khống chế ≤ 0,15mm trên ảnh;

f) Các điểm chích gồm các điểm khống chế quốc gia, khống chế cơ sở và khống chế ảnh phải được tu chỉnh ở mặt phải, mặt trái của ảnh (theo mục C.4 phụ lục C). Trên mặt phải ảnh, dùng màu đỏ tô cho điểm khống chế mặt phẳng, màu xanh với điểm độ cao. Mặt trái ảnh tu chỉnh bằng mực đen kèm theo sơ họa vị trí điểm.

7. Đánh dấu mốc điểm ảnh

a) Kích thước hình dáng dấu mốc chụp ảnh theo mục C.5. phụ lục C;

b) Màu sắc phải tương phản với nền màu địa hình để hình ảnh rõ nét, sắc nét trên ảnh;

c) Sau khi làm xong dấu mốc phải ghi chú rõ thứ tự tên điểm kèm theo số liệu ảnh, tên đường bay và ghi chú điểm.



6.4.3. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp:

1. Các phương pháp đo

Lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp có thể đo theo các phương pháp tam giác, đường chuyền, giao hội bằng các máy thông dụng như kinh vĩ, toàn đạc điện tử. Nhưng chủ yếu hiện nay được đo qua công nghệ đo GPS, được quy định theo tiêu chuẩn 14TCN 22-2002.

2. Đo nối lưới GPS với các điểm tọa độ nhà nước tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 22-2002.

3. Trường hợp đòi hỏi tốc độ nhanh hơn, có thể ứng dụng công nghệ GPS động (GPS RTK) vào xác định tọa độ không gian các điểm khống chế ảnh phải quy định chi tiết trong đề cương khảo sát địa hình.

4. Lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp chính xác là lưới đo vẽ bình đồ tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 102-2002 và 14TCN22-2002 và được bình sai qua các phần mềm chuyên dùng như GPSurvey2.35.

5. Kiểm tra nghiệm thu giao nộp kết quả đo nối điểm khống chế ảnh theo thứ tự sau:

a) Kiểm tra nghiệm thu qua tổ sản xuất tại thực địa về: đồ hình lưới, vị trí, đánh dấu mốc, ghi chú điểm đến kết quả đo qua các phương tiện quy định trong đề cương khảo sát địa hình.

b) Kiểm tra nghiệm thu qua tính, bình sai trên máy vi tính theo các phần mềm chuyên dùng.

c) Lập thống kê cao toạ độ điểm khống chế ảnh, ghi chú điểm kèm theo sơ họa vị trí điểm, tệp tin qua đĩa CD-rom.

d) Lập biên bản nghiệm thu tài liệu.

6.5. Tăng dày nội nghiệp:

6.5.1. Công tác chuẩn bị:

1. Lập hồ sơ khối tăng dày, quét phim, chuyển đổi khuôn dạng của các tệp tin ảnh số sang dạng thức chuẩn của hệ thống đo vẽ ảnh số mà đơn vị hiện có, tạo công việc (Project)

2. Các yếu tố phải biểu thị:

a) Đường ranh giới khu bay chụp ảnh;

b) Đường bay chính thức sử dụng, hướng đường bay;

c) Phân ranh giới giữa khối, các đoạn, giải trong khối, ghi thứ tự của tờ ảnh đầu, cuối của đoạn bay;

d) Tên các điểm trắc địa quốc gia, các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp;

e) Các số liệu cơ bản của ảnh chụp: độ cao bay (H), độ cao trung bình khu chụp so với mặt nước biển, thời gian bay chụp, hướng bay chụp, độ phủ trung bình, lý lịch kiểm định máy chụp ảnh gần nhất…;

g) Ghi chú: các ký hiệu, tên khu đo, thời gian và người lập;

h) In phim âm hay dương tùy thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của đơn vị.

3. Quy định quét phim

Quét phim qua máy Scaner là công việc cần thiết để có dữ liệu ảnh số nhập vào hệ thống đo vẽ ảnh số, phải tuân thủ những điều kiện sau:

a) Máy quét phim phải có độ chính xác hình học ≤ 3m và có độ phân giải 14m (có thể quét phim có kích thước pixel ≤ 14m) như các máy quét CCAI-2 của hãng Carl-Zeiss, PS1 của hãng Intergraph;

b) Các máy quét phải có độ phân giải bức xạ không thấp hơn 8 bit (cho phép quét ảnh với tối đa là 256 thang độ xám);

c) Nếu máy quét có độ phân giải tương đương như quy định trên, nhưng độ chính xác hình học thấp hơn, thì phải sử dựng lưới chuẩn và chương trình nắn chỉnh các điểm ảnh phù hợp sao cho ảnh được quét phải phải có độ chính xác tương đương như các tệp tin ảnh quét nhận được từ các loại máy quét có độ chính xác hình học quy định. Các thông số kỹ thuật và chương trình nắn chỉnh của các loại máy có độ chính xác hình học thấp phải được thẩm định đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

d) Độ phân giải quét phim phải đảm bảo: vừa có độ chính xác đạt yêu cầu của bình đồ cần thành lập, vừa có dung lượng tệp tin ảnh nhỏ nhất (theo mục D.8 phụ lục D). Độ phân giải quét phim hay còn gọi là kích thước pixel ước tính theo công thức:

PJ ≤ 100mx (Mb/Ma)

Trong đó:

PJ – kích thước pixel tính bằng m;

Ma – mẫu số tỷ lệ chụp ảnh;

Mb- mẫu số tỷ lệ bình đồ.

Thường PJ ≤ 30m ngay cả khi Ma/Mb ≤ 3 lần.

e) Khi quét phải điều chỉnh thông số quét sao cho biểu đồ xám trải rộng trong phạm vi thang xám 0 ÷ 255.

4. Hệ thống xử lý ảnh của hãng Intergraph

Các tệp tin ảnh quét phải được lưu giữ dưới dạng tệp tin nén JPEG. Sau khi quét phải tiến hành chuyển đổi khuôn dạng tệp tin ảnh qua các phần mềm của hãng Intergraph (Image Station Raster Utilities) và chọn hệ số nén –Q factor nằm trong khoảng từ 15 đến 30 cấu trúc hình tháp của ảnh cũng được tạo thành (Overviews Full Set).

5. Tạo công việc (project)

Tạo công việc phải nhập các thông số sau:

a) Dạng dữ liệu ảnh (hàng không, mặt đất, vệ tinh), khuôn dạng của các tệp tin kết quả (nhị phân, ASCII). Trường hợp sử dụng ảnh hàng không thì dạng dữ liệu là ảnh hàng không (aerial Photography) và khuôn dạng tệp tin kết quả là ASCII.

b) Hệ tọa độ, đơn vị đo dài, đơn vị đo góc, (chọn hệ tọa độ Cartesian xxz, đơn vị độ dài là m- Meter, đơn vị góc là độ - Degrees).

c) Các thông số đặt cho công việc: sai số tiêu chuẩn đo tọa độ điểm ảnh, bán kính trái đất (R), độ cao bay chụp và độ cao trung bình khu chụp so với mực nước biển trung bình, các tùy chọn (có, không) để hiệu chỉnh ảnh hưởng của độ cong trái đất và khúc xạ không khí, các ngưỡng giới hạn cho độ hội tụ của bài toán bình sai số bình phương nhỏ nhất.

d) Các thông số giới hạn do người sử dụng quy định (user setting): các hạn sai của định hướng  trong định hướng tương đối, định hướng tuyệt đối và của quá trình bình sai khối tam giác ảnh không gian theo chùm tia.

e) Số lượng và sơ đồ phân bố các điểm định hướng chuẩn trên mỗi tấm ảnh.

g) Nhóm thông số Camera: tên, số hiệu, tiêu cự, kích thước phim, các thông số định lượng trong, tọa độ kiểm định của các dấu khung của buồng chụp ảnh và độ méo hình của ống kính được lấy từ trị số kiểm nghiệm mới nhất.

h) Thông số của tuyến bay: số hiệu các tuyến bay, số hiệu các tấm ảnh trong tuyến bay.

i) Khi các thông số nêu trên được nhập vào máy tính chương trình trong máy tạo ra một thư mục riêng cho công việc với các tệp tin: Camera, Control, Model, Photo, Project và Triang.

6.5.2. Đo tọa độ các điểm tăng dày:

Đo tọa độ các điểm tăng dày được thực hiện theo thứ tự sau:

1. Định hướng trong

Trị đo trong ảnh số là tọa độ của các điểm ảnh trong hệ tọa độ hàng/cột của các phần tử ảnh (pixel). Do vậy, định hướng trong phải tiến hành những yếu tố sau:

a) Đo đúng và đủ tất cả các mấu khung tọa độ trên ảnh;

b) Chọn mô hình chuyển đổi hệ tọa độ là affine;

c) Sai số định hướng trong o khi sử dụng mô hình affine phải thỏa mãn:

- o ≤ 10m khi sử dụng phim ảnh gốc để quét;

- o ≤ 15m khi sử dụng phim dương để quét.

d) Nếu o không thỏa mãn những yêu cầu trên thì phải kiểm tra lại phim sử dụng để quét và máy quét.

2. Định hướng tương đối

a) Mỗi mô hình phải có ít nhất 6 điểm định hướng cơ bản, thường sử dụng 10 điểm;

b) Tên các điểm định hướng mô hình đánh số theo thứ tự: hai kí tự đầu là số hiệu đường bay, các ký tự tiếp theo là số hiệu ảnh và 2 ký tự cuối là tên điểm.

c) Các điểm định hướng mô hình phải bố trí nằm ở những vị trí chuẩn như hình vẽ:







Mô hình sử dụng 6 điểm định hướng

Các mô hình sử dụng 10 điểm định hướng

d) Hai điểm ở giữa nằm gần tâm của 2 tâm ảnh tạo nên mô hình, các điểm rìa bố trí càng xa điểm tâm càng tốt nhưng phải cách rìa ảnh từ 1 ÷ 1.5cm trên ảnh.

3) Sai số định hướng tương đối o ≤ 5m

g) Sau khi định hướng tương đối từng mô hình thì tiến hành định hướng tương đối toàn dải bay. Nếu sai số định hướng tương đối toàn dải bay o ≤ 6m thì chuyển sang định hướng tương đối dải bay khác trong khối.

h) Tên của các điểm nối dải bay cần được đánh số theo thứ tự: bốn ký tự đầu là tên của 2 dải bay, ký tự tiếp theo là số hiệu điểm.

i) Mỗi mô hình phải có ít nhất 2 điểm nối mỗi dải bay liền kề

k) Nếu khối tăng dày có các tuyến bay chặn thì phải định hướng tương đối các mô hình trong tuyến bay chặn và định hướng tương đối cả tuyến bay chặn trước khi nối tuyến bay chặn vào khối chính.

l) Sau khi định hướng xong các dải bay thì tiến hành định hướng tương đối toàn khối ảnh, sai số o  ≤ 8m và thị sai còn tồn tại với các điểm ảnh ≤ 10m. Nếu vượt hạn sai phải kiểm tra lại định hướng tương đối của từng dải.

3. Định hướng tuyệt đối

a) Phải đo tất cả các điểm khống chế ngoại nghiệp và điểm kiểm tra có trong khối

b) Khi đo phải sử dụng ảnh đã chích điểm khống chế kèm theo ghi chú để biết chính xác vị trí các điểm

c) Giá trị thị sai các điểm khống chế ảnh và kiểm tra ngoại nghiệp ≤ 10m

d) Định hướng tuyệt đối sơ bộ toàn khối để phát hiện những điểm đo nhầm hoặc có sai số lớn để đo lại hoặc loại bỏ không tham gia quá trình tính toán, bình sai.

4. Tính toán bình sai khối tăng dày

a) Tính toàn bình sai theo các phần mềm chuyên dùng trên máy vi tính như: PAT-B, PAT-M… hoặc các phần mềm tăng dày trên các trạm ảnh số như: Photo-T trên trạm Intergraph, photomod-AT trên trạm photomod.

b) Đối với các khối có sử dụng tọa độ tâm ảnh phải đưa vào tính chuyển hệ cao tọa độ hiện hành. Giá trị chính xác độ lệch giữa tâm angten máy thu GPS đặt trên máy bay và tâm chiếu hình của máy chụp ảnh cùng đưa vào quá trình tính toán, bình sai.

c) Quá trình bình sai được thực hiện tuần tự từ định hướng tương đối khối đến định hướng tuyệt đối khối

d) Kết quả bình sai khối tăng dày trong ảnh số được đánh giá qua sai số trung phương trọng số đơn vị “Sigma”. Sai số “Sigma” trực tiếp phản ánh độ chính xác tọa độ điểm ảnh (trị đo ảnh).

e) Độ chính xác “Sigma” ≤ 8m

Giá trị thị sai tồn tại ở các điểm định hướng mô hình phải ≤ 10m, sai số giới hạn ≤ 15m và chiếm ≤ 5% tổng số điểm trong khối.

5. Sai số trung bình vị trí của các điểm tăng dày so với điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: không được vượt qua những giá trị quy định sau:

a) Sai số mặt phẳng: s ≤ 0,35mm.M  - đối với vùng đồng bằng và đồi thấp.

                                  s ≤ 0,5mm.M  - đối với vùng núi

b) Sai số cao độ: h ≤ 1/3h

Trong đó:

M – mẫu số bình đồ cần thành lập;

h - khoảng cao đều đường bình độ cơ bản.

c) Sai số lớn nhất vị trí điểm tăng dày không vượt qua 2 lần sai số cho phép trên và số lượng phải nằm trong hạn:

- Về mặt bằng: ≤ 5% tổng trường hợp;

- Về cao độ: ≤ 5% tổng trường hợp đối với vùng đồng bằng, ≤ 10% tổng trường hợp đối với ở vùng đầm lầy, bãi cát, vùng đồi núi.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương