TIÊu chuẩn ngành 14tcn 141: 2005



tải về 0.5 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.5 Mb.
#27665
1   2   3   4   5   6

2.7. Tiếp biên

2.7.1. Mảnh bình đồ được tiếp biên các phần giáp biên với các mảnh liền kề qua ô vẽ dư của mỗi mảnh.

2.7.2. Sai số vị trí và cao độ của các điểm cùng tên phải tuân theo điều 1.11. Sau đó mới tu sửa và biên tập các mảnh bình đồ.

2.8. Biên tập bình đồ:

2.8.1. Nếu chưa có máy quét (Scaner), việc biên tập được tiến hành qua giấy can. Can bình đồ bằng mực tàu và in bằng ogialit hoặc photocopy qua khổ Ao, A1.

2.8.2. Nếu có máy quét (Scaner), bình đồ gốc bản chì được quét qua máy, được số hóa trên máy vi tính qua phần mềm chuyên dùng và biên tập bằng phần mềm Mapinfo và Microstation, sau đó chuyển sang Autocad. Bình đồ được in màu hoặc in đen trắng trên giấy can, được lưu trên đĩa (đĩa CD hoặc đĩa mềm).

2.9. Đo vẽ mặt cắt

2.9.1. Đo vẽ cắt dọc

1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy

Tuân theo quy định ở phụ lục A của quy phạm 14TCN 40-2002.

2. Định hướng tuyến đo vẽ cắt dọc

Cắt dọc đo dọc tuyến công trình được định hướng theo 2 phương pháp:

a) Phương pháp tiến dần được áp dụng trong trường hợp có chướng ngại vật hoặc có cây cối phủ;

b) Phương pháp lùi dần được áp dụng khi tuyến đo quang đãng, thông suốt.

3. Nội dung đo cắt dọc:

a) Đo chiều dài và cao độ qua 3 dây chỉ và các hằng số K= 100, K= 200. Khi chuyển trạm máy, phải đo độ dài và cao độ theo chiều ngược lại để kiểm tra. Nếu sai số chênh chiều dài: s/s ≤ 1/300 và sai số cao độ h ≤ 1/4h thì tiến hành đo tiếp tục.

b) Mật độ điểm mia trên trắc dọc trung bình từ 1÷1,5cm theo tỷ lệ vẽ cắt dọc. Khi gặp địa hình dốc đứng hoặc thay đổi độ dốc đột ngột, phải đo dày hơn sao cho các điểm được đo trùng với các điểm đặc trưng địa hình như điểm gãy, lõm, lồi… và chênh cao độ giữa 2 điểm mia liền kề ≤ 0,5h (h là khoảng cao đều cơ bản).

c) Tỷ lệ vẽ cắt dọc phụ thuộc vào chiều dài tuyến đo, độ dốc khu vực và yêu cầu của chủ nhiệm thiết kế. Thường trong các công trình thủy lợi và xây dựng, tỷ lệ cắt dọc biến đổi từ 1/500÷1/10000

d) Hình thức và nội dung vẽ cắt dọc tuân theo mục D.2, D.3 phụ lục D tiêu chuẩn 14TCN 40-2002.

e) Cắt dọc phải được vẽ trên máy vi tính theo các phần mềm chuyên dùng để cấp cho thiết kế.

2.9.2. Đo vẽ cắt ngang

1. Cắt ngang đo theo hướng vuông góc các tuyến cắt dọc.

2. Thứ tự và quá trình đo tuân theo như cắt dọc.

3. Tỷ lệ đo vẽ cắt ngang thường từ 1/100 ÷1/500.

4. Hình thức và nội dung vẽ cắt ngang tuân theo mục D.4, D.5 phụ lục D tiêu chuẩn 14TCN 40-2002 và được vẽ trên máy vi tính theo các phần mềm chuyên dùng để cấp cho thiết kế.

3. PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC QUA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

3.1. Phạm vi ứng dụng

Phương pháp toàn đạc sử dụng các máy toàn đạc điện tử (Total Station) áp dụng thuận lợi đo vẽ bình đồ, mặt cắt ở những khu vực khá lớn, trong mọi độ dốc địa hình trong các công trình thủy lợi và xây dựng.



3.2. Máy đo vẽ:

Máy đo vẽ là các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao như Total Station: DTM420, DTM520, 720, SET3B, 3C, TC600…



3.3. Lưới khống chế đo vẽ: như điều 2.3.

3.4. Quy định kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc điện tử

3.4.1. Đường chuyền toàn đạc điện tử phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật quy định ở bảng 5

Bảng 5: Các yếu tố kỹ thuật về chiều dài đường chuyền

Tỷ lệ đo vẽ

Chiều dài đường chuyền (m)

Chiều dài cạnh của đường chuyền (m)

Số cạnh tối đa trong một đường chuyền

1/200

200

50÷100

3

1/500

300

50÷150

4

1/1000

500

50÷200

6

1/2000

800

100÷300

8

1/5000

1500

100÷500

10

1/10000

3000

100÷500

15

3.4.2. Cạnh đo trực tiếp qua bộ phận hồng ngoại theo gương phản chiếu, tự động ghi trị đo cạnh theo 3 dạng: nghiêng, bằng và chênh cao với sai số đo một lần s/s≤1/1000

3.4.3. Góc của đường chuyền đo trực tiếp qua bàn độ điện tử, trị số góc được hiển thị qua màn ảnh với độ chính xác từ 1’’÷3’’ tùy thuộc các loại máy.

3.4.4. Đo chênh cao giữa 2 điểm tự động đọc trực triếp trên màn hình (H) với sai số ≤ 0,1mm.

3.4.5. Xử lý trị đo: Tất cả các trị số góc nằm, đứng, chênh cao đều được ghi tự động vào máy vi tính nhỏ có lắp trong máy, qua hệ thống IC, tính chuyển thành tọa độ không gian x, y, z tạo thành mô hình số bề mặt địa hình trong máy.

1. Sai số khép góc lớn nhất trong đường chuyền

f ≤ 30’’

Trong đó: N- số đỉnh đường chuyền

2. Sai số khép lớn nhất về độ dài trong tuyến đường chuyền

fs = (m)

Trong đó : L- Chiều dài đường chuyền

3.5. Quy định kỹ thuật điểm giao hội

Qui định như điều 2.5



3.6. Đo vẽ bình đồ

3.6.1. Kỹ thuật quá trình đo vẽ

Đo vẽ bình đồ bằng máy toàn đạc điện tử được thực hiện theo thứ tự sau tại trạm máy:

1. Dọi tâm máy với tâm mốc đặt máy qua tâm quang học hoặc tâm điện tử với sai số x ≤ 0,5mm;

2. Đo chiều cao máy qua thước hoặc bộ đo điện tử tự động với sai số h ≤±3mm;

3. Cân bằng máy qua bọt thủy dài hoặc cân bằng điện tử với sai số ≤ 0,5 vạch chia, tức là 5÷10’’;

4. Khởi động máy:

a) Mở công tắc điện: trước khi mở công tắc điện, quay vị trí bàn phím về phía người đo và bật công tắc điện;

b) Khởi động bàn độ đứng, nằm;

c) Ấn các nút đo góc, đo cạnh (ngang, nghiêng, chênh cao) với sai số giữa các lần đo tuân theo độ chính xác quy định cho các cấp lưới, theo tiêu chuẩn 14TCN 22-2002 và 14TCN102-2002.

5. Chuẩn bị sổ điện tử:

a) Kiểm tra điện nguồn;

b) Chọn và đặt tên công việc;

c) Chọn thiết bị;

d) Đặt cấu hình đọc số;

e) Đặt độ chính xác đo góc, cạnh, cải chính;

g) Đặt đơn vị;

h) Đặt thời gian;

i) Xóa công việc;

6. Trình tự đo bình đồ địa hình

a) Vào tọa độ các điểm khống chế;

b) Chọn trạm đo và kiểm định hướng;

c) Đo chi tiết điểm mia: điểm định hướng đo gián tiếp theo một khoảng cách, hai khoảng cách, điểm định hướng thường, điểm mia thường;

d) Xác định mã của điểm chi tiết.

7. Truyền số liệu từ sổ đo điện tử sang máy vi tính:

a) Thao tác trên sổ đo điện tử;

b) Thao tác trên máy vi tính

Quá trình đo bình đồ, mặt cắt trên máy vi tính được thực hiện qua các phần mềm chuyên dùng như: SDR, Surfer, Autocadland…

3.6.2. Sơ đồ miêu tả:

Tuân theo quy định điều 2.6.2



3.6.3. Vẽ bình đồ

Số liệu đo chi tiết địa hình được truyền từ sổ ghi điển tử (card hoặc field book) vào phần mềm đo vẽ bình đồ địa hình SDR map. Tại đây số liệu xử lý chuyển đổi tính tọa độ X, Y và cao độ H để nối vẽ các địa vật và nội suy đường bình độ.

Bình đồ được hoàn chỉnh khi kết hợp với sơ đồ miêu tả thực địa và bổ sung các mặt cắt đặc trưng

Bình đồ đã hoàn chỉnh được biên tập qua phần mềm Microstation hoặc Mapinfo để in xuất bản và chuyển sang môi trường Autocad cấp cho thiết kế.



3.7. Tiếp biên

Tiếp biên các mảnh bình đồ được thực hiện qua mô hình số trên máy vi tính. Các hạn sai địa hình, địa vật khi tiếp biên theo qui định ở điều 1.11.



3.8. Đo vẽ mặt cắt

Thứ tự đo vẽ cắt dọc, ngang tuân theo điều 2.9. Khác ở đây là quá trình được ghi tự động qua card hoặc field book. Dữ liệu được trút vào máy qua phần mềm SDR5.9 để vẽ các mặt cắt các tỷ lệ theo mặt phẳng chiếu đứng, nằm trong không gian 3D.



4. PHƯƠNG PHÁP BÀN ĐẠC TỰ ĐỘNG

4.1. Phạm vi ứng dụng:

Áp dụng ở khu vực khá lớn nhưng tương đối bằng phẳng, có độ dốc  ≤ 60 hoặc không thể bay chụp ảnh được khi thực vật che phủ nhiều, khu dân cư quá đông đúc, khu vực xây dựng bị che khuất…

Phương pháp bàn đạc tự động không đo vẽ cắt dọc, cắt ngang.

4.2. Máy đo: các máy bình bản tự động như MA5, Wild RK1…

4.3. Lưới khống chế đo vẽ.

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng qua các tuyến đường chuyền bàn đạc, giao hội bàn đạc hoặc tuyến dẫn điểm xuất phát từ các điểm khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế cơ sở.



4.4. Bồi bản vẽ

4.4.1. Bản vẽ là loại gỗ hoặc kẽm, nhôm phải có độ phẳng ≤ ±0,2mm, độ co giãn ≤ ±2,0mm/m;

4.4.2. Giấy bồi trên bản nền là loại Croki có độ co giãn ≤ ±2mm/m hoặc đo vẽ trực tiếp trên bản polyester có độ co giãn ≤ ±0,1mm/m;

4.4.3. Trên bản vẽ phải kẻ lưới tọa độ ô vuông 10cm. Triển các điểm lưới, điểm khống chế bằng thước Drobursep hoặc bằng máy triển điểm với sai số vị trí ≤ ±0,2mm, sai số kích thước đường chéo khung ≤ ±0,3mm.



4.5. Kiểm tra và kiểm định máy

Tuân theo quy định của phụ lục A tiêu chuẩn này.



4.6. Sai số định tâm máy bàn đạc

4.6.1. Bình đồ 1/200, 1/500, 1/1000, không quá 2cm.

4.6.2. Bình đồ 1/2000, không quá 5cm

4.6.3. Bình đồ 1/10 000, không quá 10cm



4.7.  Phương pháp đường chuyền bàn đạc

Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền bàn đạc không vượt quá qui định ở bảng 6



Bảng 6: Các yếu tố kỹ thuật về chiều dài đường chuyền

Tỷ lệ bình đồ

Chiều dài lớn nhất đường chuyền (m)

Cạnh lớn nhất của đường chuyền (m)

Số cạnh lớn nhất trong đường chuyền

1/200 ÷ 1/500

100 ÷ 200

50 ÷ 100

3

1/1000

200 ÷ 300

100

4

1/2000

500

200

6

1/5000

1000

250

8

4.8. Độ chính xác đo độ dài và cao độ

4.8.1. Đo độ dài qua máy bình bản qua 3 dây chỉ: sai số tương đối phải đạt được s/s≤ 1/300.

4.8.2. Xác định cao độ bằng đo cao lượng giác theo 2 chiều thuận nghịch: sai số phải ≤ 0,04m trên 100m.

4.8.3. Sai số khép độ cao trong đường chuyền bàn đạc:

(cm)

Trong đó:

L: chiều dài đường chuyền tính bằng các đoạn 100m;

n: số cạnh đường chuyền



4.9. Phương pháp giao hội

4.9.1. Giao hội bàn đạc qua bàn giao hội với các góc giao hội 200≤  ≤1500

4.9.2. Cạnh giao hội ≤ 2 lần cạnh nêu trong bảng 6.

4.9.3. Cạnh của tam giác sai số giao hội ≤ 0,4mm.

4.9.4. Số điểm gốc để giao hội ≥ 3 điểm

4.10. Phương pháp dẫn điểm

4.10.1. Khi khu vực khó khăn, không thể xây dựng được các tuyến đường chuyền bàn đạc hoặc giao hội bàn đạc, phải sử dụng các tuyến dẫn bàn đạc để xác định trạm đo vẽ.

4.10.2. Khoảng cách từ điểm gốc đến điểm dẫn (dùng làm trạm đo) không vượt qua chiều dài của cạnh đường chuyền quy định ở bảng 6.

4.10.3. Từ các điểm dẫn không được phát triển triếp trạm đo khác.

4.11. Đo vẽ bình đồ

4.11.1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ, khoảng cao đều đường bình độ cơ bản, khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia và từ máy đến mia khi đo vẽ bình đồ được quy định ở bảng 7

Bảng 7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ, khoảng cao đều đường bình độ, khoảng cách đến các điểm mia

Tỷ lệ bình đồ

Khoảng cao đều đường bình độ (m)

Khoảng cách giữa các điểm mia (m)

Khoảng cách từ máy đến mia (m)

Đo dáng đất

Đo mia vật rõ nét

Đo địa vật không rõ nét

1/2001/500

0,5

1,0


10

15


100

150


60

60


80

80


1/1000

0,5

1,0


20

25


150

200


80

80


100

100


1/2000

0,5

1,0


2,5

30

40

50



200

200


200

100

100


100

150

150


150

1/5000

0,5

1,0


2,5

5,0


50

75

100



120

200

250


300

350


100

150


150

150


150

200


200

200


4.11.2. Thứ tự đo vẽ, quá trình biểu diễn, tổng hợp chọn lọc tuân theo các điều 5.1.12, 5.1.13, 5.1.14 của quy phạm 96TCN43-90

4.11.3. Các ký hiệu biểu diễn địa hình, địa vật trên bình đồ tuân theo quy phạm 96TCN 31-91 và các tiêu chuẩn ngành (14TCN) có liên quan.

4.11.4. Tiếp biên, biên tập các mảnh bình đồ tuân theo quy định ở điều 2.7, 2.8.

5. PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH LẬP THỂ MẶT ĐẤT (ĐALTMĐ)

5.1. Phạm vi ứng dụng:

Phương pháp đo đo ảnh lập thể mặt đất sử dụng cho các khu vực nhỏ ở vùng đồi núi, không có hoặc ít cây phủ. Đặc biệt sử dụng thuận lợi trong những dãy vách núi có độ dốc ≥ 250, vùng mỏ lộ thiên, khu vực khai thác mỏ, đá… hoặc khi các phương pháp khác gặp khó khăn hoặc không áp dụng được.

Phương pháp ĐALTMĐ có thể sử dụng độc lập để đo vẽ bình đồ hoặc sử dụng phối hợp với các phương pháp khác tùy theo điều kiện áp dụng.

5.2. Yêu cầu chụp ảnh mặt đất:

5.2.1. Thiết kế kỹ thuật khu đo chụp:

1. Sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ 1:25000, 1:10000 để thiết kế hệ thống đường đáy chụp, vị trí các điểm kiểm tra liên kết các mô hình chụp, liên kết với các điểm khống chế cơ sở, khống chế đo vẽ để thống nhất cao, tọa độ toàn khu đo sao cho:

a) Số đường đáy chụp ít nhất;

b) Số điểm khống chế cơ sở đo vẽ ít nhất;

c) “Không gian chết” ít nhất;

d) Quá trình vận chuyển trạm chụp ảnh ít nhất;

e) Khảo sát thực địa để bố trí hệ thống đường đáy ra thực địa cho tối ưu nhất.

2. Đề cương kỹ thuật chụp ảnh mặt đất khu đo vẽ gồm các nội dung:

a) Bản thiết kế hệ thống đường đáy, không gian chụp, không gian khuất (không gian chết);

b) Khối lượng khống chế cần thiết, khối lượng phim ảnh;

c) Biện pháp kỹ thuật tiến hành;

d) Dự tính thời gian thực hiện và kết thúc;

e) Dự toán kinh phí trình duyệt.

5.2.2. Độ dài đường đáy chụp ảnh

Độ dài đường đáy chụp ảnh được xác định qua mối tương quan giữa khoảng cách chụp lớn nhất và nhỏ nhất tính theo công thức sau:

1. Chụp thẳng góc:

2. Chụp xiên đều



Trong đó:



B- Độ dài đường đáy chụp với giá trị khi chụp ảnh thắng đứng với fx = 200mm (tiêu cự máy chụp) và khi chụp ảnh xiên đều với  = 31030' đảm bảo độ chính xác xác định vị trí điểm ảnh ở biên xa nhất;

đảm bảo tính lập thể rõ nét điểm ảnh tại biên gần nhất (ymin)

5.3. Máy chụp ảnh

5.3.1. Máy kinh vỹ chụp ảnh mặt đất phân làm 3 loại: loại kính vật chụp ảnh cùng là kính vật của máy kinh vĩ; máy kinh vĩ và buồng máy chụp ảnh nối liền nhau; máy kinh vĩ và buồng chụp ảnh độc lập không nối liền nhau, gọi là nhóm tách rời.

5.3.2. Để chụp ảnh thành lập bình đồ địa hình, phải dùng máy nhóm thứ 3 có độ tin cậy cao, với tiêu cự f >190mm như: Phototheodolid19/13x18 của hãng Caizeissjena cộng hòa Đức sản xuất. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy tuân theo mục B.1, B.2 phụ lục B.

5.4. Máy đo vẽ lập thể trong phòng:

5.4.1. Các máy đo vẽ lập thể trong phòng hiện dùng gồm: Stereoautograph, Techrocart, Stereometograph được sử dụng rộng rãi nhất, chuyên đo vẽ ảnh lập thể mặt đất.

5.4.2. Mối quan hệ giữa khoảng cách chụp ymax với độ chính xác vị trí địa vật ≤ 0,5mm ở vùng quang đãng và ≤ 0,7mm ở vùng rậm rạp trên máy Autograph1318 và Autograph 1318EL theo quy định ở bảng 8

Bảng 8: Quan hệ khoảng cách ymax trên các máy đo vẽ trong phòng

Tỷ lệ bình đồ

Y trên máy Autograph 1318 (km)

Y trên máy Autograph 1318EL (km)

0,5 mm

0,7 mm

0,5 mm

0,7 mm

1/500

0,4

0,4

0,5

0,8

1/1000

0,8

0,8

1,0

1,6

1/2000

1,6

1,6

2,0

3,2

1/5000

4

4

5,0

8,0

Khu vực có cây phủ hoặc địa hình tương đối bằng phẳng hoặc có khói sương mù phủ, khoảng cách chụp phải giảm xuống 2 lần so với số liệu ở bảng 8.

5.5. Bố trí đường đáy chụp ảnh

5.5.1. Bố trí hướng đường đáy phải song song với hướng chính của bề mặt cần chụp sao cho hướng của trục quang học gần vuông góc với hướng mặt chính địa hình. Tỷ lệ sai lệch chiều dài từ 2 đầu đường đáy đến điểm địa vật cùng tên phải ≤ 5% y.

5.5.2. Góc nghiêng giữa 2 đầu đường đáy chụp phải ≤ 100 để tầm bao quát chụp ảnh rộng, diện tích chụp lớn nhất.

5.5.3. Độ dài đường đáy thực tế không được sai khác với độ dài đường đáy ước tính 20%.

5.5.4. Độ dài đường đáy B, ngoài việc phụ thuộc công thức quy định trong điều 5.2.2 còn phụ thuộc vào độ chính xác vị trí điểm mL trên bình đồ (mL = 0,5 và mL = 0,7mm). Khi đo vẽ lập thể qua máy Autograph 1318EL được quy định ở bảng 9 (B tính bằng dm trên bản đồ thành lập).

Bảng 9: Độ dài đường đáy ảnh trên máy Autograph 1318EL

m.L (mm)

Y max(m)

400

600

800

1000

1600

0,5

0,20

0,45

0,85

1,30

 

0,7

0,15

0,35

0,60

0,99

2,40

5.6. Bố trí điểm hiệu chỉnh

5.6.1. Khi chụp ảnh một mô hình phải bố trí 4 điểm hiệu chỉnh theo các vị trí sau đây:

1. Điểm 2 và 1 nằm gần trục quang học và ở biên xa và gần diện tích chụp.

2. Điểm 3 bố trí ngang khoảng cách y của điểm 2 nhưng về biên của tấm ảnh (cách khung tấm ảnh 1,5cm).

3. Điểm 4 đối xứng với điểm 3 qua trục quang học để kiểm tra theo mục B.2.4 phụ lục B.



5.6.2. Khu chụp ảnh theo dải gồm các tấm ảnh liền kề thì điểm 3, 4 là các điểm nối của 2 mô hình.

5.6.3. Các điểm hiệu chỉnh cần chọn là những địa vật rõ nét, có dạng hình học cụ thể hoặc đánh dấu bằng các điểm ngắm đánh dấu mốc, được xác định cao tọa độ qua các phương pháp đo nối ngoài thực địa hoặc tăng dày trong phòng.


tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương