TIÊu chuẩn ngành 14tcn 120: 2002



tải về 218.26 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích218.26 Kb.
#4351
1   2   3

6.4.7. Khi nghiệm thu phải có các văn bản sau:

a) Các bản vẽ thi công và các văn bản sửa đổi trong quá trình thi công (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài liệu trắc đạc xác định vị trí, kích thước, hình dạng của khối xây lát;

c) Bản vẽ hoàn công do đơn vị thi công lập, có xác nhận của chủ đầu tư;

d) Sổ nhật ký thi công;

e) Các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, thành phần vữa, kết quả thí nghiệm hỗn hợp vữa và vữa, gạch v.v... của phòng thí nghiệm được công nhận;

g) Các biên bản nghiệm thu nền móng và các bộ phận bị che khuất;

h) Sơ đồ về biện pháp sử dụng xây các vòm có nhịp lớn hơn 15 m và một số kết cấu đặc biệt.



6.4.8. Công tác nghiệm thu phải tiến hành nghiệm thu từng phần, nghiệm thu toàn bộ và phải lập biên bản đầy đủ rõ ràng. Khi khối xây, lát không đạt yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu xử lý khắc phục và tổ chức đánh giá, nghiệm thu lại; Chỉ sau khi đã nghiệm thu xong và sửa chữa đầy đủ những thiếu sót, khối xây lát mới được bàn giao cho bộ phận quản lý.

Hồ sơ nghiệm thu gồm biên bản nghiệm thu từng phần, toàn bộ và các tài liệu quy định ở Điều 6.4.7.



6.4.9. Kích thước khối xây, lát gạch phải đảm bảo các sai số qui định ở bảng 6.1.

Bảng 6.1. Các sai số cho phép của khối xây gạch

STT

Các hạng mục

Sai số cho phép, mm

1

2

3



4

5

6


7

8




Độ lệch so với phương thẳng đứng trên 1m chiều cao của:

- Khe van, khe phai, bộ phận lắp máy móc:

- Tường, mố trụ pin:

- Độ lệch trên toàn bộ chiều cao của cả hai trường hợp trên không được quá:

Khoảng cách giữa tim công trình và:

- Mép móng:

- Khe van, khe phai:

- Tường, mố trụ pin:

Khe van, khe phai:

- Khoảng cách giữa hai mép song song với nhau không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, có thể lớn hơn, nhưng không vượt quá:

- Sai lệch về phía thượng và hạ lưu giữa khe van và khe phai trong cùng một cửa cống:

Cao độ đỉnh:

- Đáy cống, sân trước, sân sau, bể tiêu năng, tường tiêu năng:

- Tường cánh gà, tường đầu, mố, trụ pin:

Kích thước của tường, không quá:

- Bề dầy:

- Bề rộng của tường nhà giữa hai cửa:

- Bề rộng của cửa:

Độ bằng phẳng của mặt khối xây khi kiểm tra bằng thước dài 2m, không vượt quá:

- Khối xây có trát vữa:

- Khối xây không trát vữa:

Kích thước khi xây cột, không vượt quá:

- Bề dầy:

- Độ lệch của tâm cột so với trục tim cột:

Khi xây vòm, không kể bản thân vòm hay công trình xây trên vòm:

- Cao độ đáy vòm và cao độ đỉnh vòm:



3

5

15


25


3

5


+3

3


10

20


10

-10; +0


+8; -0

+5

10



5

10


20






KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG


PHỤ LỤC A

CÁCH XẾP GẠCH TRONG KHỐI XÂY

Có nhiều cách xếp gạch để xây; Cần chọn cách xây đạt hiệu quả, năng suất cao.



A.1. Cách xây 1 (Theo lối xây cũ): cách xếp gạch trên tường như sau:

- Đối với tường 22 (lấy bằng chiều dài một viên gạch): cứ đặt một viên gạch ngang, lại đặt tiếp hai viên gạch dọc.

- Đối với tường 33 (bề dày bằng rưỡi chiều dài của viên gạch): cứ đặt hai viên gạch ngang, lại ghép một viên gạch dọc và đặt so le theo hai phía. Theo cách xây này, người xây phải trở tay luôn và chỉ xây từng viên một, do đó năng suất xây không cao.

A.2. Cách xây 2 (Theo lối xây sau này): cách xếp gạch trên tường như sau:

- Xây thống nhất từng hàng (toàn gạch đặt ngang hoặc toàn gạch đặt dọc cho một hàng);

- Xây ba hàng dọc một hàng ngang.

Cách xây thống nhất theo từng hàng có ưu điểm:

a) Cách xếp gạch đơn giản (theo cùng một kiểu);

b) Thao tác thuận chiều, rải vữa trước và xây bằng hai tay, nên năng suất xây cao;

c) Tổ chức được dây truyền sản xuất, phân công lao động được hợp lý (người thợ chính làm công việc chính: rải vữa, miết mạch; Người thợ phụ làm việc phụ: xếp gạch), hiệu suất của công việc tăng;

d) Cường độ chịu lực của tường cao và đảm bảo độ vững chắc.

Sơ đồ xây theo cách 2: Đối với tường 22 (dầy 22 cm không kể lớp trát), xem hình A.1; Đối với tường 33 (dầy 33 cm không kể lớp trát), xem hình A.2; Đối với tường 45 (dầy 45 cm không kể lớp trát), xem hình A.3; Đối với tường 56 (dầy 56,5 cm), xem hình A.4.



Hình A.1. Sơ đồ xây tường 22

1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.



Hình A.2. Sơ đồ xây tường 33

1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.





Hình A.3. Sơ đồ xây tường 45

1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.



Hình A.4. Sơ đồ xây tường 56

1,2,3,4 là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.

PHỤ LỤC B

PHƯƠNG PHÁP XÂY (TẠO MẠCH) VỮA



Phương pháp xây (tạo mạch) vữa phải theo yêu cầu của thiết kế; Nếu không có yêu cầu cụ thể, thì có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

B.1. Phương pháp gạt vữa: theo sơ đồ hình B.1, thích hợp khi xây mép ngoài của khối xây với vữa kém dẻo.



Hình B.1. Sơ đồ phương pháp gạt vữa

1, 2, 3 - Xây gạch dọc; 4, 5, 6 - Xây gạch ngang.

Theo trình tự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay xúc vữa, rải lên chỗ định xây đủ để đặt ba viên gạch dọc hoặc năm viên gạch ngang; Dùng dao xây gạt bằng lớp vữa, rối dồn ép vữa lên mép viên gạch cuối cùng vừa xây xong để tạo thành mạch đứng; Dùng tay kia lấy một viên gạch, đặt lên chỗ vữa đã san cho sát thân dao, ấn gạch và rút dao lên; Dùng cán dao gõ nhẹ vào mặt gạch để mặt dưới viên gạch áp chặt vào vữa. Tiếp tục thao tác với viên gạch tiếp theo. Mỗi lần xây xong bốn viên gạch ngang hoặc hai viên gạch dọc, lại lấy dao gạt sạch vữa ở phía ngoài và tiếp tục xây.



B.2. Phương pháp chèn và cào vữa: theo sơ đồ hình B.2, thích hợp khi xây gạch mép ngoài với vữa xây dẻo.



Hình B.2. Sơ đồ phương pháp chèn và cào vữa

1, 2 - Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.

Theo trình tự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay rải vữa như phương pháp gạt vữa, bắt đầu từ chỗ cách viên gạch vừa xây xong 5-6 cm, rồi dùng viên gạch đẩy vữa hướng về phía viên gạch vừa xây để tạo thành mạch đứng; Lấy tay ấn viên gạch xuống cho dính chặt với vữa; Sau khi đặt xong một viên gạch ngang hoặc hai viên gạch dọc như vậy, dùng dao xây cạo sạch vữa bám hai phía bên ngoài tường.



B.3. Phương pháp chèn vữa: theo sơ đồ hình B.3, thích hợp khi xây ruột tường với vữa xây dẻo.

Theo trình tự: sau khi xây gạch mép bằng một trong hai phương pháp trên, dùng dao xây hoặc bay xúc vữa rải vào khu vực ruột tường định xây; Hai tay cầm hai viên gạch, đặt vào giữa hai hàng gạch mép trên lớp vữa đã san bằng, đồng thời dùng viên gạch đẩy vữa để tạo thành mạch dọc tường. Khi đặt gạch cần ấn viên gạch xuống mặt vữa cho chặt và cho ngang bằng với hàng gạch mép tường đã xây trước.




1

3

2


4




Hình B.3. Sơ đồ phương pháp chèn vữa

1, 2 - Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.



tải về 218.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương