Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội


Sự nghiệp độc lập thống nhất của quốc gia sẽ là gì nếu chưa hoàn thành sự nghiệp thống nhất dân tộc?



tải về 0.58 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1401
1   2   3   4   5   6   7
Sự nghiệp độc lập thống nhất của quốc gia sẽ là gì nếu chưa hoàn thành sự nghiệp thống nhất dân tộc? 

      Nắm quyền lãnh đạo, Đảng không thể thoái thác nhiệm vụ lịch sử trọng đại này.  

      Bởi vì sau khi có độc lập thống  nhất quốc gia, sự nghiệp thống nhất dân tộc như thế là bảo đảm vĩnh viễn tính bất khả xâm phạm của non sông đất nước, là nguồn gốc sức mạnh phục hồi đất nước và xây dựng một Việt Nam cường thịnh, hạnh phúc, là làm cho đất nước trở nên mãi mãi bất khả kháng trong tương lai. Thực hiện được sự nghiệp thống nhất dân tộc như thế sẽ có thể là con đường ngắn nhất để Việt Nam mau chóng có đủ lực trở thành một đối tác bình đẳng trong cộng đồng quốc tế hôm nay! Có phải như vậy không? 

      Trên  đây là bàn lại về lịch sử. 

      Nhìn vào hiện tại, cần nhấn mạnh trong 25 năm đổi mới đã có nhiều chính sách khắc phục những yếu kém vấp phải, và đã tăng cường đáng kể khối đoàn kết thống nhất dân tộc. Kết quả của những chính sách đúng này đã góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, vết thương dân tộc, và tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Chính những thành quả này đã đảo ngược tình thế hiểm nguy của đất nước, phát triển đất nước về nhiều mặt 25 năm qua, khẳng định tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết thống nhất dân tộc. Nếu so tình hình hôm nay với 10 năm đầu sau khi hoàn thành thống nhất đất nước rõ ràng đã đạt được một bước tiến bộ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Điểm lại, cốt lõi của sự chuyển biến quan trọng này là những việc đã làm được trong thực thi dân chủ trên nhiều phương diện. Thực tế đã diễn ra cho thấy: Dân chủ được thực hiện tới đâu, khối đại đoàn kết thống nhất dân tộc trở thành hiện thực đến đấy, chỗ nào là dân chủ hình thức thì chỉ có đại đoàn kết thống nhất dân tộc hình thức – và đây là điều cần rút ra cho tương lai để đi tiếp.  

      Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhận xét: Con đường phải  đi còn rất dài cho việc thực hiện sự thống nhất dân tộc có khả năng tạo ra hào khí mới cho đất nước mà sự nghiệp xây dựng nước đất nước dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh không thể  thiếu. Đó là sự thống nhất dân tộc với tính chất là:  

(a)  làm nền tảng cho quyền làm chủ của nhân dân – nghĩa là nền tảng cho quyền lực của dân,

(b)  bảo đảm gìn giữ kỷ cương nhất thiết phải có của thể chế chính trị dân chủ

(c)  trở thành cội nguồn sức mạnh của đất nước.  

      Thống nhất dân tộc với chức năng như thế sẽ  không thể là một sự thống nhất “tả-pí-lù”, thống nhất của “bầy đàn” có người chăn dắt. Đấy phải là sự thống nhất của nhân dân, được xây dựng trên sự giác ngộ của nhân dân về quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức cùng hợp nhất lại để tạo ra sức mạnh cho dân tộc, cho quốc gia. Đấy chính là sự thống nhất dựa trên sự giác ngộ sâu sắc của dân về dân chủ.  

      Tạo ra thống nhất dân tộc trên cơ sở phát huy trí  tuệ và quyền năng của nhân dân như thế, tạo ra sự thống nhất dân tộc với ba chức năng cụ thể nêu trên như thế, nhất thiết đòi hỏi phải có sự lãnh đạo để thực hiện, phải giác ngộ từng người dân để thực hiện. Xin nhấn mạnh: Cốt lõi của sự thống nhất dân tộc với nội dung và chức năng như thế chính là dân chủ. Từng người dân giác ngộ quyền và nhiệm vụ của mình đối với đất nước sẽ chỉ giống như “một cây làm chẳng nên non”, nhưng toàn dân thống nhất được như thế về quyền và nhiệm vụ đối với đất nước trên cơ sở giác ngộ về dân chủ, với ý thức hợp nhất lại với nhau, sẽ là tiền đề tất yếu làm cho quyền lực của dân thuộc về dân và được thực hiện, không thế lực nào tước đoạt được.  

      Sự  thống nhất dân tộc như thế sẽ là tiền  đề tất yếu của một Việt Nam hưng thịnh, về bên trong thì đủ khả năng trấn áp bất kỳ  “nội xâm” nào và có sức phát triển năng động, về bên ngoài thì đủ mạnh để tạo ra được chỗ đứng phải có cho đất nước và để trở nên bất khả kháng đối với bất kỳ thứ “ngoại xâm” nào. Thống nhất dân tộc với chức năng như thế vẫn là cái đích quan trọng phía trước, nhất thiết phải hướng tới.  

      Đã có nhiều ý kiến tâm huyết nhấn mạnh:  

      Cho đến nay Đảng vẫn chưa làm xong nhiệm vụ  lãnh đạo nhân dân hoàn thành sự  nghiệp thống nhất dân tộc  đúng với tinh thần (a)hàn gắn vết thương quá  khứ, (b)thu phục nhân tâm về  một mối, (c)thống nhất ý chí vì một Việt Nam dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh và con đường (xin nhấn mạnh: sự thống nhất về con đường) thành đạt mục tiêu này.[19] Chưa có thể nói đã tạo ra được sự thống nhất dân tộc với tinh thần hòa hợp hòa giải, nhằm tạo ra sự đồng thuận lớn nhất làm động lực xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhìn lại càng chưa thể nói  Đảng đã mở ra được một trang sử mới cho đất nước trên con đường xây dựng một chế độ chính trị gồm những giá trị khiến người dân cảm nhận được chế độ chính trị ấy của đất nước gắn bó với mình gần như đồng nghĩa với Tổ Quốc. Mọi việc còn đang ở phía trước![20]  

      Ba mươi lăm năm qua tình trạng thiếu vắng sự thống nhất dân tộc ở tầm cao như thế  một mặt đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển của đất nước, mặt khác không tạo ra được sức mạnh cần thiết kiểm soát sự tha hoá của hệ thống chính trị. Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra cho đất nước ở bước ngoặt hiện nay lại càng đòi hỏi thực hiện thống nhất dân tộc với nội dung và chức năng như vậy. Nhận về mình sứ mệnh lãnh đạo, chẳng lẽ một sự nghiệp thống nhất dân tộc như thế không đáng ghi vào Cương lĩnh của Đảng để toàn Đảng phấn đấu, không đáng để cho Đảng mang hết ý chí, nghị lực và tâm huyết lãnh đạo nhân dân xây dựng? 

      Xin nói thêm:

      Vết thương dân tộc của quá khứ ngày nay phải được hàn gắn không phải chỉ có chuyện Bắc - Nam, mà còn bao gồm tất cả mọi tổn thất, sai lầm và yếu kém khác của đảng cầm quyền, bao gồm hệ quả của biết bao đoạn trường quanh co rất đau lòng của đất nước đã xảy ra vì bất kỳ lý do gì sau khi thống nhất đất nước mà ngày nay không lấy lại được.

      Xem xét vết thương quá khứ còn có nghĩa phải xem xét rất nhiều các vết thương khác chia rẽ dân tộc xuất hiện trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước, kể cả những thời kỳ  trong lịch sử Việt Nam cận đại từ khi Pháp đô hộ nước ta cho đến nay – bao gồm cả chia rẽ chính trị, chia rẽ các đảng phái, chia rẽ tôn giáo đang để lại nhiều tàn dư tiêu cực… Khép lại vết thương của quá khứ còn đòi hỏi có cái tâm và trí tuệ gạt bỏ mọi tư duy cũ, thành kiến hay định kiến cũ, để trân trọng từng hy sinh, mất mát – dù trong hoàn cảnh nào, máu nào đổ cũng là máu Việt Nam, để bao dung, vị tha với nhau, để cùng động viên nhau vắt óc tìm đường đi lên cho đất nước.

      Cho đến hôm nay vẫn chưa xây dựng nên được cho đất nước một chế độ chính trị gắn bó toàn dân tộc gần như đồng nghĩa với Tổ quốc, nguyên do chủ yếu là lãnh đạo Đảng và Nhà nước chưa thiết kế và chưa xây dựng được cho đất nước một thể chế dân chủ đích thực: Người dân là chủ của chính mình và là chủ của đất nước, không có độc quyền yêu nước, nước Việt Nam là của mọi người Việt Nam yêu nước dù chính kiến, tôn giáo, địa vị xã hội hay giai cấp nào, tất cả đều bình đẳng và không phân biệt quá khứ bên này bên kia, giá trị cao nhất – và cũng là lý tưởng cao nhất – để xác định, đánh giá và tôn vinh vị trí của mỗi người là sự cống hiến cho một nước Việt Nam cường thịnh… Nói cách khác, giải phóng xong đất nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành được nhiệm vụ giải phóng đích thực: Mỗi người dân có quyền sống vì mình và vì đất nước, để từ quyền này xây dựng sự đồng thuận tối đa và bất khả xâm phạm của toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc[21]; nghĩa là người dân chưa thực sự có tự do dân chủ, chưa phải là chủ của chế độ chính trị cai quản đất nước. Không có gì quý hơn độc lập tự do cần được hiểu là cho đất nước và cho cả từng công dân của nó. Sự thật là có cái này thì phải có cái kia, mới có được cái kia: Làm sao một nước có thể độc lập tự do mà dân của nó không được độc lập tự do, và ngược lại cũng thế. 

      Hơn nữa, để hàn gắn vết thương dân tộc, mỗi người còn nên khép lại quá khứ với chính mình - vì  một bước tiến mới cho bản thân mình, cho đất nước, và vì một điều tốt đẹp gì đó đáng mong đợi cho mình trong tương lai, để không thỏa mãn ngồi xổm trên vinh quang của quá khứ, hoặc cũng không ủ dột với những vấp váp, và càng không nên để cho quá khứ nuôi dưỡng thù hận riêng mà làm yếu sơn hà xã tắc. Khép lại quá khứ như thế là mỗi người tự mở ra cho chính mình một thế giới mới, trước hết là vì sự tiến bộ và hoài bão chính đáng của chính mình, và cùng nhau đóng góp chung vào sự tiến bộ của đất nước... 

      Khép lại quá khứ, hướng về tương lai với tinh thần nêu trên là việc nên làm của từng người Việt Nam, để tất cả bắt tay nhau mở ra một trang sử mới cho Tổ quốc, dốc lòng làm rạng rỡ đất nước mình, coi đấy là báo đáp tổ tiên và phấn đấu hết mình cho tương lai của bản thân mình và con cháu. 

      Thu giang san về một mối thực chất là như vậy. Là nhiệm vụ của lực lượng lãnh đạo đất nước và nhiệm vụ của từng người! 

      Có  gì ngăn cấm mỗi người Việt Nam chúng ta ước mơ  sống như vậy và quyết tâm sống như vậy? Suy nghĩ và sống như vậy là không yêu nước? là trái với định hướng xã hội chủ  nghĩa? là phi giai cấp? Là ảo tưởng? Hay là nghĩ như vậy mới rõ ai là ai? Không dám suy nghĩ như vậy mới là thấp kém? Nước ta đã khép lại quá khứ với tất cả các nước đã xâm lược ta, để bình thường hóa quan hệ, để hũu nghị và hợp tác; vậy giữa người Việt chúng ta với nhau và trong từng người tại sao không?  

      Thực tế thiếu vắng sự thống nhất dân tộc ở  tầm cao trên nền tảng của dân chủ như vậy khiến cho trong 35 năm qua đã mắc bao nhiêu sai lầm; lãng phí  biết bao nhiêu trí tuệ, nhân tài và tiềm năng to lớn của dân tộc; bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội lớn; đã thế còn gây thêm biết bao nhiêu khó khăn và đau thương không đáng có; quá khứ đầy máu và nước mắt của dân tộc vì thế cho đến hôm nay vẫn chưa sao khép lại được; nguy cơ rạn nứt vẫn tiềm tàng. Đấy là chưa nói đến ngay trong nội bộ Đảng vẫn chưa sao loại bỏ được hết sự phân chia vùng, miền, tính công thần, cục bộ địa phương nặng nề... Trong lương tri người dân nặng lòng với đất nước riết róng những câu hỏi rớm máu: Người Việt ta sao không lo chung lưng đấu cật vươn lên và đối mặt với cả thế giới mà cứ lo cào xé, ghen tị, đố kỵ nhau? Việt Nam hôm nay sẽ đứng ở đâu trên thế giới này nếu đã hoàn thành được sự nghiệp thống nhất dân tộc với nội dung và chức năng như thế?  Nếu thống nhất dân tộc như thế trở thành một trong những giá trị cao cả nhất của lẽ sống của mỗi người Việt Nam chúng ta!..  

      Nhiệm vụ thống nhất dân tộc này đến hôm nay chưa thể nói là đã hoàn thành, không phải chỉ  vì còn những vấn đề của quá khứ chưa  được giải quyết thỏa đáng, mà còn vì các nguyên nhân trong hiện tại:



(a) chưa tạo ra được ý chí  thống nhất của toàn dân tộc về  con đường phát triển đất nước,

(b) tệ  nạn quan liêu tham nhũng đang tích tụ  những bất công mới và  huỷ hoại ghê gớm mọi nỗ  lực cho sự thống nhất này, 

(c) đang xảy ra những phân hóa và  chia rẽ mới trong nội bộ các tầng lớp nhân dân với nhau và giữa nhân dân với chính quyền.  

      Trong thực tế cuộc sống vẫn tồn tại không ít quan điểm, chính sách, cách cư xử không dung nạp sự thống nhất dân tộc đáng mong muốn này, khiến cho lời nói và việc làm khác nhau. Trên hết cả, nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu hẳn một thể chế dân chủ thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp và hòa giải dân tộc - nhằm một mặt là khép lại quá khứ, mặt khác là đẩy lùi tham nhũng tiêu cực, tất cả nhằm tạo dựng đồng thuận và khơi dậy sức mạnh cả nước.[22] Chính vì thiếu vắng sự thống nhất dân tộc ở tầm cao như vậy trên nền tảng dân chủ, nên các quyền của dân được ghi trong Hiến pháp không thực hiện được, thiếu vắng sức mạnh cần thiết của nhân dân gìn gữ sự trong sạch của chế độ chính trị, không đủ sức đẩy lùi được sự tha hoá của hệ thống chính trị đang ngày càng tự diễn biến thành bộ máy cai trị. 

      Tổ  quốc chúng ta đang đứng trước những hiểm nguy và thách thức lớn, chẳng lẽ điều này không đáng để mỗi người Việt Nam chúng ta vươn lên đứng ở tầm quốc gia của mình, để suy nghĩ, để tự giác ngộ và giành lấy quyền của chính mình, để phấn đấu và hành động xây dựng sự thống nhất dân tộc trên nền tảng dân chủ như vậy hay sao? Tự nhận lấy vai trò tiền phong chiến đấu, thiết nghĩ người đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam phải là công dân đầu tiên trả lời câu hỏi này! Để cho đất nước còn phải chịu nhiều trở lực của tha hoá và tham nhũng trong hệ thống chính trị như hôm nay, có phần còn thiếu sự giác ngộ và phấn đấu nêu trên của từng người dân, từng công dân. Cần thừa nhận là đang tồn tại thực tế này, để mỗi người dân hiểu rõ và chủ động tìm cách thực hiện quyền và trách nhiệm của chính mình, bởi vì quyền lực không biết làm từ thiện. 

      Đảng cầm quyền muốn xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân mà không dành mọi nỗ lực xây dựng bằng được quyền lực của nhân dân dựa trên nền tảng thống nhất của dân chủ như vậy, nhà nước định xây dựng nên sẽ chỉ còn là khẩu hiệu, trong thực trạng này bản thân đảng cầm quyền cũng tự tha hoá dần thành đảng cai trị. 

      ■ Về trường hợp chữ “nếu” thứ hai

      Trước khi trình bày, xin nhắc lại một điểm: Tinh thần  độc lập tự chủ và ý chí đặt lợi ích quốc gia trên hết là một trong những yếu tố quyết định của Đảng lãnh đạo làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước! Rồi đây lịch sử có lẽ sẽ công bố cho mọi người biết cuộc kháng chiến này đã phải vượt qua những tác động gay go hay kiềm chế từ bên ngoài như thế nào, lúc thì sợ kháng chiến của ta loang thành chiến tranh lớn, lúc thì cần Viêt Nam ta đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, lúc thì muốn ta hòa hoãn, với lý do chổi ngắn không quét được rác xa, thống nhất đất nước (Việt Nam) là sự nghiệp hàng trăm năm!.. Những sự can thiệp như thế diễn ra trong tình hình cuộc kháng chiến của ta phải dựa vào nguồn chi viện rất lớn của các nước bạn! Có lúc ta đã phải nói thẳng với bạn: Không giúp, người Việt Nam chúng tôi cũng chiến đấu chống Mỹ xâm lược đến cùng!  

      Câu hỏi đặt ra là: Tinh thần, ý chí độc lập tự chủ và Tổ quốc trên hết ấy của Đảng trước tình hình sụp đổ của các nước Liên Xô Đông Âu cuối thập kỷ 1980 như thế nào?   

      Thay vì khôi phục quan hệ bình thường, hữu nghị  và hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở độc lập tự chủ và lợi ích quốc gia trên hết, lãnh đạo Đảng lúc ấy đã lựa chọn liên minh ý thức hệ với Trung Quốc. Thậm chí lúc ấy hy vọng có thể cùng với Trung Quốc xây dựng liên minh còn lại cuối cùng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, bảo vệ chủ nghĩa xã hội!   

      Quá  trình đi tìm liên minh này mở đầu từ hội nghị Thành Đô năm 1990, trong bổi cảnh Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979 và tiếp tục kéo dài xung đột vũ trang lấn chiếm biên gới nước ta đến năm 1989, trong thế yếu của ta trước sức ép mọi mặt của Trung Quốc. Kết quả là chỉ được Trung Quốc công nhận là đồng minh, chứ không phải là đồng chí – trước hết vì chính Trung Quốc cũng không muốn giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội trước thế giới, sau nữa Trung Quốc chỉ muốn coi ta là một đối tác có nhiều khác biệt với Trung Quốc. Xem những gì được viết trong các sách báo chính thống của Trung Quốc ngày nay, còn phải kết luận: Trong thâm tâm những người lãnh đạo Trung Quốc từ đó đến nay đặt nước ta ở vị trí thấp hơn nữa trong chính sách đối ngoại của họ.  

      Hồi  ấy trong lãnh đạo Đảng có những ý kiến không tán thành quyết sách đi tìm liên minh kiểu như thế  này, nhưng đã bị gạt đi.[23] 

      Rất nên đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự lựa chọn như vậy của lãnh đạo Đảng nói lên sự hoang mang dao động trước bước ngoặt lịch sử của thế giới: Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của các nước Liên Xô Đông Âu!?  

      Nếu là như vậy, phải chăng thực chất và trước tiên sự lựa chọn này hầu như chỉ nhằm bảo vệ quyền lực và chế độ chính trị của Đảng, nhân danh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong nước, nhân danh bảo vệ trào lưu và con đường của chủ nghĩa xã hội trên thế giới? 

      Trong các thời kỳ cách mạng trước, quan điểm độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội được gắn kết với lợi ích quốc gia, với chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm ý thức hệ của Đảng. Nhưng bước vào thời kỳ này trở đi, với cách đi tìm liên minh như vậy, phải chăng quan điểm này ngày càng được nhấn mạnh, trở thành tiêu chí và kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách và hành động của Đảng trong đối nội cũng như đối ngoại – nhưng lại với mục đích tối thượng là bảo vệ chế độ chính trị của Đảng; lợi ích quốc gia bị đánh đồng với mục đích tối thượng này và trên thực tế tụt xuống vị trí thứ hai?  

      Đặt ưu tiên như vậy, phải chăng có nghĩa quyền lợi quốc gia chỉ được thực hiện trong phạm vi không thách thức quyền lực của Đảng? 

      Cứ  giả định rằng bảo vệ chế độ chính trị  trong tình hình các nước LXĐÂ sụp đổ như vậy cũng  hoàn toàn xuất phát từ lập trường bảo vệ lợi ích quốc gia, nghĩa là không mảy may có vấn đề đặt lợi ích quốc gia xuống hạng hai, thì chí ít cũng phải kết luận: Ý thức hệ và tầm nhìn lúc ấy đã ngăn cản lãnh đạo Đảng đi tới một nhận định khác có lẽ đúng hơn, cần rút ra để lựa chọn quyết định tối ưu nhất cho đất nước: Việt Nam trong tình hình này cần đứng lên giữa thế giới với tính cách là một quốc gia - với tất cả tinh thần độc lập tự chủ, hòa bình và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, tự tìm ra con đường phát triển cho nước mình, không cần đi theo ai hoặc dựa vào ai! Nếu chọn con đường như vậy, ai sẽ làm gì được ta? Hay là: Nếu chọn con đường như vậy, nước ta sẽ bước lên một vị thế mới chưa từng có, sẽ là phương thức duy nhất hữu hiệu gìn gữ được quan hệ hợp tác hữu nghị đời đời với Trung Quốc trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình mà chính Trung Quốc đề xướng[24]?.. Chọn con đường như vậy, cả dân tộc ta sẽ vùng đứng lên như thế nào cho một Việt Nam mới?!..  

      Đương nhiên, nói gì bây giờ cũng chỉ là nói hậu. Nhưng xin nhấn mạnh: Lịch sử không làm lại được, nhưng bài học thì phải rút ra. Rất đáng nghĩ lại lắm! Vì cuộc sống của nước ta phía trước đang rất cần một Việt Nam hiểu biết sâu sắc thế giới và có bản lĩnh như thế! Chọn con đường như vậy, có lẽ không có một sức ép hay sự ngăn cản nào từ bên ngoài nước ta không thể vượt qua được. Nhưng nếu chọn con đường như vậy, chắc chắn Đảng phải vượt qua trở ngại lớn nhất của chính mình: Phải thực hiện dân chủ! 

      Cần nói thêm, vào thời điểm này:

 Mỹ bận tâm với các mối quan hệ chiến lược toàn cầu ở Trung Đông và Đông Âu (khi các nước xã hội chủ nghĩa ở đây khủng hoảng và đi vào quá trình sụp đổ).

Trung Quốc sau khi thất bại trong chiến tranh biên giới đánh Việt Nam đang chưa ra khỏi chấn động của sự kiện Thiên An Môn năm 1989, chiến tranh biên giới Việt-Trung đi dần vào thời kỳ kết thúc hẳn.  

Trên mặt trận phía Tây Nam vấn đề Khmer đỏ ở Campuchia cơ bản đã giải quyết xong: Ta đã hoàn thành tốt nghĩa vụ cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do bè lũ Pol Pot gây ra. Ngoại trừ Trung Quốc bảo vệ Khmer đỏ nên ngoan cố đòi “giải pháp đỏ cho vấn đề Campuchia”[25], toàn thế giới còn lại – trước hết là các cường quốc phương Tây có liên quan - đều lên án Khmer đỏ, những điều kiện cho giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia đã hội đủ và chín muồi, đồng thời qua việc giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia như vậy sẽ mở ra cho ta nhiều thuận lợi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

      Nghĩa là tình hình lúc ấy không thể hay rất khó  có thể xảy ra một cuộc chiến tranh ngoại xâm mới bất kỳ từ đâu tới chống lại Việt Nam. Trung Quốc lúc này chỉ có thể tiếp tục cuộc chiến tranh biên giới chống ta đang tàn lụi dần, chứ không thể mở rộng thêm hay tiến hành một cuộc chiến tranh mới chống ta; chính bản thân Trung Quốc lúc này cũng lúng túng vì có nhiều chuyện khác phải lo – nhất là lo ảnh hưởng của Liên Xô sụp đổ tác động vào nội tại Trung Quốc và các dư chấn sâu sắc khác.  Còn về phía nước ta, sau những thành công đầu tiên của đổi mới (được tiến hành từ Đại hội VI, 1986) kinh tế bắt đầu khởi sắc, kể từ 1987-1988 trở đi chế độ chính trị nước ta đã được củng cố vững chắc, hầu như lúc ấy không có một sự uy hiếp đáng kể nào từ bên trong.  

      Nghĩa là vào thời điểm các nước Liên Xô và  Đông Âu sụp đổ, tình hình nội trị bên trong của nước ta cũng như bối cảnh quốc tế bên ngoài lúc ấy không nhất thiết buộc lãnh đạo Đảng phải đi tìm liên minh ý thức hệ bằng cách thỏa hiệp với Trung Quốc, với kết cục từ đấy trở đi chính sách o ép, lũng đoạn Việt Nam của Trung Quốc cho đến hôm nay ngày càng leo thang, cái giá phải trả là tình hình hôm nay! Có phải như vậy không? Trong khi đó các bài học khác cho ta về Trung Quốc ở Hội nghị Geneva 1954, về cuộc gặp Mỹ-Trung ở Thượng Hải 1972, về hải quân Trung Quốc tấn công đẫm máu chiếm Hoàng Sa 1974 và chiếm thêm một số đảo nữa ở Trường Sa 1988… còn nóng bỏng! Hay là ấn tượng của chiến tranh Campuchia và chiến tranh “dạy cho Việt Nam bài học” tháng 2-1979 quá sâu sắc?  

      Phải chăng đặt ra những câu hỏi như vậy sẽ thấy rõ được nhiều điều cay đắng!?[26] 

      Sau khi kháng chiến chống Mỹ xâm lược kết thúc, sự việc diễn ra là:

(1)  đất nước rất sớm rơi vào cái bẫy của “vấn đề Campuchia”,

(2)  để cho Trung Quốc trở thành thế lực đối kháng thù địch đến mức ghi vào Hiến pháp, rồi sau đó lại phải tìm đường liên minh ý thức hệ với Trung quốc ở hội nghị Thành Đô năm 1990, với kết quả hôm nay không đúng như mong đợi,

(3)  kháng chiến kết thúc 20 năm mới bình thường hóa được quan hệ với Mỹ (1994-95),

(4)  sau kháng chiến 35 năm vị thế quốc tế của Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với thế giới bên ngoài không đáp ứng thỏa đáng đòi hỏi của xây dựng và bảo vệ tổ quốc –

      Bốn  điểm nổi bật này nói lên sự lạc lõng của nước ta trong bối cảnh hậu chiến, được sách báo nước ngoài, kể cả ở Trung Quốc, từ niều năm nay tổng hợp lại và phân tích khá sâu sắc, đương nhiên mỗi bên hữu quan ra sức khai thác theo những cách khác nhau cho lợi ích riêng của mình[27].  

      Ngày nay khoảng cách thời gian đã đủ để đánh giá bốn điểm này là những thất bại nghiêm trọng của nền ngoại giao Việt Nam mang nặng tính ý thức hệ trong thời bình, vì nó (a) không đủ sức tránh cho quốc gia những đòn hiểm độc của bên ngoài, (b) không tạo ra được bối cảnh bên ngoài thuận lợi cho quốc gia sau khi vừa mới bước ra khỏi chiến tranh tàn khốc kéo dài[28]! Đường lối đối ngoại như thế vẫn còn nhiều dấu ấn nặng nề trong hiện tại, nhất thiết phải được thay đổi, dựa trên thay đổi nhìn nhận về thế giới, và trước hết là phải dựa trên thay đổi đường lối đối nội và phát triển đất nước. Bởi vì ngoại giao nào cũng phải xuất phát từ đối nội.  

      Thực tế nêu trên càng khẳng định cần thấm nhuần bài học của cha ông ta: Phải có đủ trí tuệ và bản lĩnh để trải chiếu hoa mời giặc về sau khi đánh bại chúng, và trong hòa bình phải xác lập ý chí thực hiện nền ngoại giao dấn thân đi với cả thiên hạ - vì mình, mình vì người, và từ đó tạo ra tình thế mọi người vì mình[29].  

      Rõ  ràng là phải mất bao nhiêu hy sinh xương máu và  thời gian trong các cuộc kháng chiến mới hoàn thành được giải phóng và thống nhất  đất nước, rồi  lại phải chờ đến lúc xảy ra biến cố lịch sử rất quan trọng của thế giới là sự kết thúc chiến tranh lạnh, rồi còn phải nhờ cả hai điều quan trọng này hội tụ với nhau về thời gian nên mới tạo ra  được cho nước ta hai cơ hội lớn: (a) cơ hội thực hiện sự thống nhất dân tộc ở tầm cao của trí tuệ và ý chí dựa trên dân chủ, (b) cơ hội bức phá đứng lên là một quốc gia độc lập tự chủ đi với cả thế giới . Nhưng rút cuộc cả hai cơ hội lớn này không được tận dụng! Hơn nữa, sau đó đất nước bị đẩy vào một chặng đường không mong đợi, lận đận mất mấy thập kỷ về nhiều mặt cho đến hôm nay. Ngoài ra trong suốt 35 năm thời bình đầu tiên còn biết bao nhiêu cơ hội và lợi thế khác của đất nước không khai thác được:  

vị thế “cầu nối” của Việt Nam trong địa kinh tế, trong địa chính trị của khu vực và trên thế giới,

vai trò của Việt Nam trong ASEAN,

vai trò của Việt Nam 2 năm là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,

vân... vân...

      Trong 35 năm qua nước ta có không ít nỗ lực và sáng kiến ngoại giao, nhưng đường lối đối ngoại và thực lực nội trị như vậy khiến cho kết quả đạt được còn xa mong đợi, nhiều sáng kiến thiếu sức sống, chưa kể là có không ít những bước đi trống đánh xuôi kèn thổi ngược (ngoại giao đi một đằng, nội trị đi một nẻo). 

      Nếu kết luận được là  đã bỏ lỡ mất


Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương