Tiến sỹ Mai Khắc Thành


Đánh giá tình hình biến động cán bộ Đoàn qua các năm



tải về 0.84 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.84 Mb.
#15469
1   2   3   4   5   6   7   8

2.2.4. Đánh giá tình hình biến động cán bộ Đoàn qua các năm


Bảng 2.7 . Tình hình luân chuyển cán bộ Đoàn từ 2010 đến 2014




Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

I. Cấp thành phố
















- Tổng số cán bộ

41

39

40

44

44

Chuyển sang các cơ quan của Đảng

4

1

3

02

0

Chuyển sang các cơ quan chính quyền

0

3

1

0

0

Chuyển sang các cơ quan Đoàn thể khác

0

0

0

0

0

Chuyển sang các lĩnh vực khác

0

0

0

0

02

II. Quận huyện Đoàn, Đoàn trực thuộc
















- Tổng số cán bộ (BT, PBT)

84

81

89

91

93

Chuyển sang các cơ quan của Đảng

2

5

4

01

04

Chuyển sang các cơ quan chính quyền

6

0

2

05

02

Chuyển sang các cơ quan Đoàn thể khác

1

0

0

0

0

Chuyển sang các lĩnh vực khác

0

2

0

03

0

III. Cán bộ chuyên trách cấp Cơ sở
















- Tổng số cán bộ

223

223

223

223

223

Chuyển sang các cơ quan của Đảng

19

28

51

20

18

Chuyển sang các cơ quan chính quyền

16

5

25

11

12

Chuyển sang các cơ quan Đoàn thể khác

3

2

7

02

0

Chuyển sang các lĩnh vực khác

0

0

2

0

0



Nhận xét:


Dựa bảng trên có thể thấy sự tình hình luân chuyển cán bộ ở cấp thành phố không nhiều trung bình khoảng 3-4 cán bộ/năm. Số lượng cán bộ luân chuyển cấp Quận/Huyện nhiều hơn khoảng 6-7 cán bộ/năm. Nhưng ở cấp cơ sở tình hình luân chuyển biến động mạnh nhất, trung bình hàng năm khoảng 30-35 cán bộ/năm. Sự luân chuyển thường diễn ra nhiều nhất là chuyển sang công tác ở cơ quan Đảng và Chính quyền.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cán bộ đoàn các cấp thành phố Hải Phòng.


Công tác hoạch định chiến lược phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

2.3.1. Các yếu tố khách quan

Môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố khách quan tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn, bao gồm:

* Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động rất lớn tới chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Cơ chế, chính sách tốt sẽ mở đường, thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, sự nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ Đoàn, góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả công tác của họ; là động lực để họ tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ bản thân về mọi mặt, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Ngược lại, cơ chế, chính sách không tốt sẽ kìm hãm hoạt động của cán bộ Đoàn, làm thui chột tài năng, sáng tạo, sự nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi cán bộ Đoàn, từ đó làm giảm kết quả, hiệu quả công tác của họ và do vậy, không tạo được động lực để họ học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, phát triển bản thân; thậm chí khiến họ trì trệ, làm việc theo kiểu “đối phó”, lâu dài sẽ làm giảm chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, chăm lo đội ngũ cán bộ Đoàn, tuy nhiên, các chính sách dành cho cán bộ Đoàn mới chỉ chú ý cấp lãnh đạo chủ chốt của Đoàn, các đối tượng khác chưa được quan tâm thoả đáng (đặc biệt là cán bộ Đoàn cơ sở). Quan trọng nhất và dễ nhận thấy nhất là chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ Đoàn còn thấp, chưa trở thành đòn bẩy kích thích cán bộ Đoàn làm việc với sự nhiệt tình, hăng say. Vì lương và phụ cấp thấp chưa đủ đảm bảo cuộc sống, nhiều cán bộ Đoàn không thể yên tâm công tác trong điều kiện đời sống vật chất còn nhiều khó khăn đã phải làm thêm nghề tay trái để có thêm thu nhập; không thể chuyên tâm làm việc, dành toàn bộ thời gian, tâm trí cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nên chất lượng công tác chưa bảo đảm. Việc đầu tư học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt cũng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ Đoàn không yên tâm gắn bó và không thật sự tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Do đó, chất lượng của một bộ phận cán bộ Đoàn còn ở chừng mực nhất định.



Rõ ràng việc đổi mới cơ chế, chính sách dành cho cán bộ Đoàn là rất quan trọng và cần thiết để tạo bước đột phá trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn.

* Môi trường, điều kiện sống và làm việc

Môi trường, điều kiện sống và làm việc là một trong những yếu tố tác động tới chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Điều kiện sống đảm bảo, điều kiện làm việc đầy đủ với các trang thiết bị hiện đại; môi trường làm việc dân chủ, minh bạch, công bằng sẽ tác động tích cực tới tâm lý, tinh thần, tính trách nhiệm, tận tụy với công việc của cán bộ Đoàn, từ đó, góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả công tác cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Ngược lại, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn, không có các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác; môi trường làm việc thiếu minh bạch, mất dân chủ, không công bằng sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý, tinh thần của cán bộ Đoàn, làm thui chột tính tích cực, tinh thần, trách nhiệm với công việc của họ. Cán bộ Đoàn sẽ không gắn bó với cơ quan, không say mê với công việc, không có động lực để phấn đấu vươn lên, từ đó dẫn tới chất lượng, hiệu quả công việc thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn.

* Văn hóa địa phương

Yếu tố văn hóa địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đội ngũ cán bộ đoàn, ở một số địa phương còn giữ các phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ gia đình và đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn. Cán bộ Đoàn dù có tận tâm, nhiệt huyết cũng rất khó thay đổi những phong tục tập quán ở một số địa phương, dẫn tới một số cán bộ có tư tưởng ỷ lại hoặc triển khai chưa được rõ các phong trào cách mạng của Đoàn.

* Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ cũng có sự tác động nhất định đối với chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ Đoàn tiếp cận với kho tri thức của nhân loại một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nhờ khoa học công nghệ, cán bộ Đoàn có thể tự học, tự đào tạo ở mọi lúc, mọi nơi (qua laptop, máy tính bảng, smartphone…); cập nhật, trao đổi thông tin một cách kịp thời, chính xác; từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công việc hàng ngày (soạn thảo văn bản; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động; đổi mới phương thức thu hút, tập hợp thanh niên…); từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của bản thân, góp phần xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn.

* Kinh tế

Kinh tế là yếu tố có nhiều tác động tới chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Đất nước ta đang chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường này giúp cán bộ Đoàn từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập; rèn luyện cán bộ Đoàn ý thức lao động, bản lĩnh, tính năng động, thích nghi, sáng tạo; kích thích ý thức dân chủ, sự tự ý thức về bản thân, tính khẳng định vai trò cá nhân, trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ Đoàn; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Tuy nhiên, kinh tế thị trường làm xuất hiện ở một bộ phận cán bộ Đoàn lối sống chạy theo giá trị vật chất; làm băng hoại về đạo đức; phai nhạt về lý tưởng sống; nhận thức sai lệch về các thang giá trị trong xã hội…; dẫn đến suy giảm chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn.

Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, phát triển thì sẽ tạo điều kiện để chính trị, văn hóa, xã hội… phát triển (do kinh tế là tiền đề của chính trị, văn hóa, xã hội); từ đó, nâng cao các điều kiện sống, học tập, công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, chậm phát triển thì chính trị, văn hóa, xã hội… rất khó để phát triển; khi ấy, điều kiện sống, học tập, công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ Đoàn sẽ rất khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.
2.3.2. Các yếu tố chủ quan

Tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn có nhiều yếu tố từ bản thân các cán bộ Đoàn cũng như từ các cơ sở Đoàn. Tuy nhiên, trong Luận văn này chỉ trình bày một số yếu tố cơ bản sau:

* Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Nói tới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn là nói tới toàn bộ các hoạt động nhằm tạo nguồn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ Đoàn trong một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ Đoàn có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn sẽ góp phần lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ Đoàn đúng người, đúng việc, phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ Đoàn, từ đó đem lại kết quả cao trong công tác; đồng thời, tạo động lực khuyến khích cán bộ Đoàn tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.



Đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn là việc trang bị những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống cho đội ngũ cán bộ Đoàn, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn sau một khoá học (dài hạn hoặc ngắn hạn). Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn là việc cập nhật, bổ sung thêm một số một số kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết, góp phần nâng cao hiểu biết cho đội ngũ cán bộ Đoàn sau khi đã được đào tạo cơ bản, đồng thời cung cấp thêm cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng... để áp dụng vào thực tiễn công tác. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là khâu quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Thực tế đã khẳng định, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ Đoàn.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, nếu công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được làm tốt, đúng hướng và phù hợp với thực tiễn, đặc điểm của cơ sở Đoàn thì sẽ xây dựng và phát triển được một đội ngũ cán bộ Đoàn có chất lượng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của công việc. Nếu đơn vị nào chưa quan tâm, triển khai chậm hoặc không đồng bộ công việc quy hoạch cán bộ trẻ, cơ cấu cán bộ làm công tác thanh niên tham gia cấp uỷ, kết nạp đảng viên độ tuổi thanh niên trong học sinh, sinh viên, khu vực dân cư, nhất là thanh niên đường phố, chưa chú trọng đúng mức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thì chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn ở cơ sở đó sẽ không cao.



* Chế độ đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần

Chế độ đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của từng cán bộ Đoàn. Chế độ đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần là yếu tố tạo ra động lực làm việc của mỗi cán bộ Đoàn nỗ lực, nhiệt huyết cống hiến cho tổ chức. Chế độ đãi ngộ vật chất, động viên tinh thần một cách hợp lý và thỏa đáng là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn; khuyến khích cán bộ Đoàn tích cực học tập, nâng cao trình độ bản thân về mọi mặt, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức. Chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên về tinh thần còn là yếu tố quan trọng để đoàn kết, tập hợp những cán bộ Đoàn có đức, có tài cùng đóng góp công sức, góp phần phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.



* Yếu tố nhận thức của cán bộ Đoàn

Yếu tố nhận thức có tác động trực tiếp tới chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Người cán bộ Đoàn nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; vị trí, vai trò của bản thân; tiêu chuẩn, yêu cầu cần phải đảm bảo thì sẽ chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, rèn luyện, trau dồi bản thân cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn... để theo kịp sự vận động, phát triển của thanh niên, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Ngược lại, người cán bộ Đoàn hài lòng với bản thân; không nhận thức được xu thế vận động, phát triển của thanh niên, những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ mới mà người cán bộ Đoàn phải đáp ứng; không chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu... thì sẽ tụt hậu so với thanh niên, không thể tập hợp, hướng dẫn thanh niên tham gia vào các phong trào, hoạt động... Tức là không hoàn thành vai trò, trách nhiệm của người cán bộ Đoàn; làm giảm uy tín, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, làm suy yếu tổ chức Đoàn.



2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực Đoàn các cấp tại thành phố Hải Phòng

Ưu điểm

- Các cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước tạo thuận lợi cho công tác thanh niên.



- Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ Đoàn tiếp cận với kho tri thức của nhân loại một cách nhanh chóng, hiệu quả

- Cán bộ Đoàn là những người có trình độ văn hóa, học vấn và hiểu biết tri thức tổng hợp: Kinh tế, văn hóa, pháp luật, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học.

- Cán bộ Đoàn là người bạn đồng hành của thanh niên, là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước và thanh niên; chăm lo lợi ích chính đáng của quần chúng thanh niên. Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tin tưởng, tín nhiệm, lựa chọn và họ tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó.

- Cán bộ Đoàn là cán bộ thuộc hệ thống chính trị, hệ thống quản lý của địa phương. Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn nói riêng (nhiệm vụ của Đoàn nói chung) là quản lý, tổ chức và giáo dục đoàn viên thanh niên. Luôn được quan tâm tạo điều kiện và có mối quan hệ mật thiết với Đảng, với chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội nên cán bộ Đoàn là nguồn cơ bản cung cấp cán bộ cho Đảng và chính quyền các cấp.



Hạn chế

Tác động từ mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa, kinh tế thị trường làm xuất hiện ở một bộ phận cán bộ Đoàn lối sống chạy theo giá trị vật chất; làm băng hoại về đạo đức; phai nhạt về lý tưởng sống; nhận thức sai lệch về các thang giá trị trong xã hội…; dẫn đến suy giảm chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn

- Là thách thức đối với những cán bộ đoàn chưa tự ý thức trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

- Kinh tế suy thoái, chậm phát triển thì chính trị, văn hóa, xã hội… rất khó để phát triển; khi ấy, điều kiện sống, học tập, công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ Đoàn sẽ rất khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.

- Yếu tố văn hóa địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đội ngũ cán bộ đoàn, ở một số địa phương còn giữ các phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ gia đình và đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn.

- Một số cán bộ Đoàn chưa tự ý thức trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Một số cán bộ hạn chế về năng lực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp; thiếu kinh nghiệm, kỹ năng công tác; chưa chủ động tìm tòi, đề xuất những sáng kiến, giải pháp mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

- Cơ chế, chính sách, các điều kiện làm việc cho đội ngũ cán Đoàn (nhất là đối với đội ngũ cán bộ chi đoàn) chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phong trào hiện nay.

- Do đặc thù công tác Đoàn có quy định về độ tuổi, việc luân chuyển cán bộ Đoàn là thường xuyên, trong khi đó công tác quy hoạch cán bộ (bổ nhiệm hoặc bầu cử các chức danh chủ chốt) phụ thuộc vào tình hình thực tế bộ máy của cơ quan, đơn vị và đối tượng được luân chuyển phải có trình độ chuyên môn phù hợp với các vị trí công chức. Do đó, việc luân chuyển của cán bộ Đoàn sang nhận các nhiệm vụ chuyên môn của Đảng, chính quyền ở một vài địa phương còn lúng túng.
CHƯƠNG 3

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CÁN BỘ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CÁC CẤP CỦA THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2025



tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương