Tiến sỹ Mai Khắc Thành



tải về 0.84 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.84 Mb.
#15469
1   2   3   4   5   6   7   8

- Cán bộ Đoàn có tỷ lệ thay đổi lớn qua mỗi kỳ đại hội, nếu cán bộ Đoàn quá tuổi quy định thì chuyển công tác khác và nếu đội ngũ cán bộ đoàn thiếu thì bổ sung. Nguồn cán bộ Đoàn chủ yếu trưởng thành từ phong trào thanh thiếu nhi, được thanh thiếu nhi tín nhiệm, tổ chức chấp nhận. Ngoài ra, nguồn cán bộ Đoàn còn được bổ sung bởi cán bộ thuộc các lĩnh vực khác (cán bộ chính quyền, cán bộ Đảng, cán bộ các đoàn thể khác ngoài Đoàn TNCS Hồ Chí Minh); sinh viên, học viên tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, các trường chính trị (trường Đảng), trường Đoàn trong nước, các trường Cao đẳng, Đại học ở nước ngoài về làm công tác Đoàn.

- Cán bộ Đoàn là cán bộ chính trị vì bản thân cán bộ Đoàn phải tiên tiến về mặt chính trị, phải thực hiện nhiệm vụ định hướng chính trị và giáo dục tư tưởng cho đoàn viên thanh niên.

- Cán bộ Đoàn lấy việc tổ chức vận động, giáo dục, thuyết phục đoàn viên, thanh thiếu nhi làm phương pháp công tác chủ yếu. Vì vậy, cán bộ Đoàn phải là những người nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên, hiểu sâu sắc về thanh thiếu niên, biết giao tiếp với thanh thiếu niên, có tri thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội, Đội. Hiểu thanh thiếu niên và biết cách hoạt động trong thanh thiếu niên là đặc điểm có tính “nghề nghiệp” của người cán bộ Đoàn so với cán bộ của các tổ chức khác và là tiêu chí để lựa chọn, đào tạo cán bộ Đoàn.

- Cán bộ Đoàn hoạt động theo Luật Thanh niên, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cán bộ Đoàn là những người tương đối trẻ (phần lớn trong độ tuổi từ 16 đến 35), những đoàn viên ưu tú, giác ngộ chính trị, hiểu biết thanh niên và có kỹ năng trong tổ chức các hoạt động thanh thiếu nhi, có uy tín và sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết và biết chỉ đạo tổ chức các hoạt động của thanh thiếu nhi.

- Cán bộ Đoàn là những người có trình độ văn hóa, học vấn và hiểu biết tri thức tổng hợp: Kinh tế, văn hóa, pháp luật, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng… Vì nếu không có kiến thức, không hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội thì người cán bộ Đoàn sẽ bị tụt hậu so với thanh niên, không “theo kịp” thanh niên, do đó, không thu hút, tập hợp được thanh niên, không thể đại diện cho thanh niên, bảo vệ quyền, lợi ích cho thanh niên.



- Phạm vi hoạt động của cán bộ Đoàn rất rộng, bao gồm các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, trường học; các ngành nghề; các khu vực kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước; các lĩnh vực hành chính sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh.

- Đối tượng tác động của cán bộ Đoàn là đoàn viên, thanh thiếu niên không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo.

1.4.3. Cách đánh giá khả năng hoàn thành công việc của cán bộ Đoàn

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ là năng lực “tiềm ẩn” của người cán bộ Đoàn, nó quyết định sức mạnh để người cán bộ Đoàn có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả. Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thi công tác Đoàn, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi các hoạt động của cán bộ Đoàn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể. Kết quả thực hiện nhiệm vụ còn được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau ví dụ như kết quả thực hiện một vụ việc; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong ngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ.



Tóm lại, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn được xác định bởi rất nhiều tiêu chí. Các tiêu chí này là những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn. Nghiên cứu các tiêu chí này có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ ĐOÀN CÁC CẤP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thời kỳ cách mạng mới đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho Đảng, Nhà nước và cho cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Để thích ứng được với thời đại mới, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đoàn cần không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của mình, trong đó, vấn đề then chốt là vấn đề về nguồn nhân lực cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp. Vì vậy, chương này sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực về đội ngũ cán bộ Đoàn, chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn thành phố.

2.1. Giới thiệu tổng quan về tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của tổ chức

 Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

    Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

    Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

-Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương

-Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

-Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương

-Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

-Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

-Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh

-Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

    Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

Tháng 9 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và chỉ đạo trực tiếp của Thành bộ Việt Minh, Ban Chấp hành Thành bộ Thanh niên Cứu quốc Hải Phòng (nay là Thành đoàn Hải Phòng) được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, Thành đoàn Hải Phòng đã trải qua 12 kỳ Đại hội.

Trong suốt chặng đường 70 năm qua, Đoàn thanh niên thành phố Hải Phòng đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng trưởng thành, luôn hăng hái đi đầu trong các cao trào đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, sáng tạo, đi đầu trong việc đề xuất các ý tưởng nâng cao chất lượng học tập, lao động sản xuất góp phần làm giàu đẹp thành phố Cảng. Đoàn thanh niên thành phố đã luôn chủ động, năng động, xung kích vượt qua những khó khăn, thách thức, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng những cách làm và mô hình mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả. Tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Hải Phòng đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu to lớn và rất quan trọng mà Đảng bộ, quân và dân thành phố cùng cả nước đã giành được trong những năm qua.

2.1.2. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên thành phố Hải Phòng

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy

* Cấp thành phố:

- Ban Chấp hành Thành đoàn gồm 45 đồng chí.

- Cơ quan Thành đoàn Hải Phòng, gồm có:

+ Ban Tổ chức

+ Ban Tuyên giáo

+ Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên

+ Ban Công tác thanh niên

+ Ban Thiếu nhi Trường học

+ Văn phòng tổng hợp

* Cấp quận huyện:

+ Khối quận, huyện: 15 đơn vị.

+ Khối Trường học : 8 đơn vị (4 ĐH + 4 CĐ)

+ Khối CNVC : 13 đơn vị (7 đơn vị tương đương cấp huyện)

+ Khối LLVT : 4 đơn vị



* Đơn vị sự nghiệp trực thuộc : 7 đơn vị

- Trực thuộc cấp 1 : 4 đơn vị;

- Trực thuộc cấp 2 : 3 đơn vị;

* Cấp cơ sở (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở) : 870 đơn vị

Trong đó + Đoàn xã : 153 xã

+ Đoàn phường : 70 phường

Tổng số chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở : 6341 chi đoàn.



- Tổng số thanh niên: 495.155.

- Tổng số đoàn viên: 138.181.



2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng là một tổ chức chính trị - xã hội, tham mưu và đề xuất với Thành ủy - HĐND - UBND thành phố về quy chế chính sách bảo vệ quyền lợi cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng, đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng, tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng.

a. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 3 chức năng chính

- Đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của Đoàn viên thanh niên, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước;

- Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hướng dẫn Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

-  Phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước.

b. Nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tổ chức, tạo điều kiện để Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

- Tham mưu, đề xuất với Thành ủy - HĐND - UBND thành phố về xây dựng quy chế, chính sách bảo vệ quyền lợi cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng thành phố.

- Tập hợp các tầng lớp thanh niênphát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố

Trong những năm qua, hoạt động của Đoàn thanh niên luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm, tạo điều kiện. Tình hình kinh tế, xã hội, an ninh chính trị của đất nước cơ bản ổn định; tình hình kinh tế, xã hội của thành phố đã có nhiều chuyển biến rõ nét, khá toàn diện, có đột phá; an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân từng bước được ổn định.

Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố đã đạt được kết quả cao trên các mặt công tác. Nhiều chương trình, hoạt động do Ban Chấp hành Thành đoàn xây dựng, triển khai thực hiện đã thu hút đông đảo Đoàn viên thanh niên hưởng ứng, góp phần tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của thành phố, được Đảng bộ và nhân dân thành phố ghi nhận.

a. Công tác triển khai thực hiện

Trong 5 năm qua, Ban chấp hành Thành đoàn Hải Phòng đã chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết một cách sáng tạo, hiệu quả và có chất lượng. Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc đảm nhận những khâu khó, việc mới phù hợp với nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên mà thành phố đang quan tâm chỉ đạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thường xuyên tham mưu với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố các chủ trương về công tác thanh niên, các chính sách về thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động, cống hiến và từng bước khẳng định mình.

Chủ động nghiên cứu các chính sách và tích cực tham mưu với Thành ủy, Trung ương Đoàn tạo các cơ chế, điều kiện thuận lợi cho cán bộ Đoàn luân chuyển và trưởng thành. Tổ chức thực hiện các chương trình công tác để đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội được ghi nhận thông qua các cuộc thi "Giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi",…

Tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành để tạo nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố; thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; tổ chức các chương trình biểu dương, tôn vinh những điển hình thanh niên tiên tiến nhằm xây dựng những hình mẫu tiêu biểu trong thanh niên và đẩy mạnh việc triển khai nhân rộng, động viên cổ vũ thanh niên phấn đấu rèn luyện và trưởng thành, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh.

b. Về tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo

* Công tác tuyên truyền giáo dục với nhiều hình thức mới, cách làm sáng tạo đã được triển khai và nhân rộng như: hội thi báo cáo viên các cấp, diễn đàn thanh niên, các tài liệu hỏi đáp với hình thức sinh động, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu,… Kiện toàn và duy trì có hiệu quả Hội nghị báo cáo viên các cấp của Đoàn.

Công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình ngày càng được nâng cao; các tin bài về thanh niên, về hoạt động của thanh niên được tăng cường về số lượng và chất lượng. Tờ tin “Tuổi trẻ Hải Phòng” là một trong những tài liệu quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục và là tài liệu để các cấp bộ Đoàn nghiên cứu, sinh hoạt.

Bên cạnh đó, chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tưởng niệm, tri ân đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cách làm sáng tạo, có ý nghĩa thực tiễn... Nét nổi bật là các cơ sở Đoàn đều có các hình thức tuyên dương các tấm gương tiêu biểu, các điển hình trong học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

* Các phong trào hành động cách mạng được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”“Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được cụ thể hóa, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng chính đáng của đoàn viên thanh niên, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, góp phần tham gia phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Nhiều chương trình, đề án, mô hình được tổ chức thực hiện đã khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc góp phần giải quyết những khó khăn của thành phố, đóng góp thiết thực vào công tác phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự thành phố; đồng thời tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho thanh niên, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên; được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đánh giá cao như: Chương trình “Tuổi trẻ Hải Phòng chung tay xây dựng nông thôn mới”, Đề án “Đoàn thanh niên đảm nhận giúp đỡ 500 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo”; Mô hình “Cưới văn minh” trong đoàn viên thanh niên; Xây dựng hệ thống các Nhà thiếu nhi quận, huyện. Đặc biệt trong nửa đầu nhiệm kỳ 2012-2017, Đoàn thanh niên thành phố đã tổ chức khởi công xây dựng hồ chứa nước ngọt tại đảo thanh niên Bạch Long Vĩ, khánh thành khối Nhà trung tâm, Nhà hát thiếu nhi Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố. Khối Nhà trung tâm và Nhà hát thiếu nhi là một trong các dự án được thành phố đầu tư, cải tạo nâng cấp, hoàn thiện đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng.

* Công tác Đội và phong trào thiếu nhi

Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng được nâng lên. Mỗi cơ sở đoàn đã đóng vai trò nòng cốt trong vận động xã hội chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam thành phố Hải Phòng”... Hội đồng Đội thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi “Giáo viên - Tổng phụ trách Đội giỏi”, Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ... Nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thiếu nhi được chú trọng tổ chức tốt như: Hội thi Múa nghệ thuật thiếu nhi, Thi sơn ca.

Hoạt động tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đội, giáo viên - Tổng phụ trách Đội được chú trọng. Hệ thống Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố, Nhà thiếu nhi các quận, huyện, các điểm vui chơi cho thiếu nhi tại cộng đồng tiếp tục được quan tâm, đầu tư, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động. các cấp bộ Đoàn chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vu nhu cầu học tập, vui chơi giải trí cho thiếu nhi.



* Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn tập trung chỉ đạo, bám sát phương châm hướng về cơ sở. Các cấp bộ Đoàn tích cực triển khai các mô hình chi đoàn văn minh, chi đoàn văn hoá kiểu mẫu, chi đoàn mạnh; tiến hành kiểm tra, khảo sát, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ sở Đoàn yếu, hỗ trợ tài liệu, sách nghiệp vụ cho các chi đoàn, Đoàn cơ sở khó khăn; quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn tại các khu vực đặc thù. Củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Thông qua các hoạt động, phong trào thi đua, bình quân hàng năm toàn thành phố kết nạp được trên 33.000 đoàn viên mới; trong 5 năm qua, Đoàn thanh niên thành phố đã giới thiệu được 24.357 đoàn viên ưu tú cho Đảng và có 9.917 đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Công tác xây dựng Đoàn đã được các cấp bộ đoàn trên toàn thành phố quan tâm chỉ đạo trên cả 3 mặt: về tổ chức, tư tưởng và hành động, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng tổ chức cơ sở đoàn.

Công tác tuyển chọn, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ được tổ chức thường xuyên, trong đó có 100% cán bộ cấp Quận, Huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc, 90% cán bộ cấp xã phường, 85% cán bộ cấp chi đoàn được tập huấn nghiệp vụ hàng năm đã đáp ứng cơ bản công tác trong điều kiện hiện có ở các cấp bộ Đoàn.

Cán bộ Đoàn các cấp đã được trẻ hoá, độ tuổi bình quân của cán bộ đã giảm so các năm trước đây, trình độ cán bộ được nâng lên, cán bộ nữ chiếm tỷ lệ phù hợp… đã khẳng định tính hiệu quả trong việc thực hiện giải pháp về công tác cán bộ; xây dựng được đội ngũ cán bộ Đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo và chủ động trong công tác.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn có nhiều chuyển biến; việc xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm gắn với khảo sát, làm việc với cơ sở được thực hiện thường xuyên. Ủy ban kiểm tra các cấp của Đoàn đã tập trung tham mưu tổ chức kiểm tra 6 tháng, kiểm tra năm, kiểm tra chuyên đề qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Triển khai Hướng dẫn thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.

2.2. Phân tích công tác quản lý nguồn nhân lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng

2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy


Đoàn Thành phố



Đoàn Trực thuộc



Đoàn Quận/Huyện

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Cơ sở Đoàn



Cơ sở Đoàn

Chi đoàn cơ sở



Đoàn cơ sở

Đoàn cơ sở

Chi đoàn cơ sở


Hình 2.1. Tổ chức bộ máy

Hệ thống tổ chức của Đoàn thành phố Hải Phòng gồm có:

- Cấp thành phố

Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn về công tác đoàn, hội, đội và phong trào thanh thiếu nhi.

+ Nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn về chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đoàn, các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn ở các tổ chức đoàn, hội, đội trong địa phương.

+ Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn.

+ Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương khen thưởng, chế độ chính sách đối với thanh, thiếu nhi và tổ chức đoàn, hội, đội. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành đoàn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh thiếu nhi [18, Tr.1].

- Cấp huyện và tương đương

Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận trực thuộc thành phố có chức năng tham mưu cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ quận, huyện đoàn về công tác đoàn, hội, đội và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn quận, huyện.

Chỉ đạo cơ sở đoàn thực hiện các mặt công tác của Đoàn; công tác tư tưởng văn hóa; công tác đoàn và phong trào thanh niên khối công nhân viên chức, nông thôn, đô thị, trường học và lực lượng vũ trang; công tác xây dựng đoàn và đoàn tham gia xây dựng đảng; công tác kiểm tra; công tác bồi dưỡng tập huấn cán bộ; công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi; công tác Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam [5, Tr.3].


tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương