Tichtruyenphapcu



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang285/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   281   282   283   284   285   286   287   288   ...   293
tichtruyenphapcu

Chuyện quá khứ: 
Cơn Linh Dương Bị Sa Bẫy Mật, Truyện Tiền Thân Vàtamiga. 
(Sanjaya, vị quan coi vườn Thượng uyển của vua xứ Ba-la-nại, bôi mặt lên cỏ để 
nhử một con linh dương hoang vào vườn. Sau đó, ông dùng mật nhử tiếp linh dương vào 
cung vua và bắt được nó). 
Người đời có câu rằng: 
Không gì nguy hiểm hơn, 
Cuốn lôi của vị giác, 
Dù đang ở gia đình, 
Hay tại nhà bạn hữu. 
Dùng miếng ngon mồi bẫy, 
Sanjaya nhử luôn, 
Linh dương vô cung cấm, 
Nhốt chân, chạy hết đường. 


Ðức Phật kể xong chuyện tiền thân Vàtamiga liền giải thích: 
- Lúc ấy Tỳ-kheo Mỹ Hải là con linh dương, vị quan đại thần nói câu kệ khiến linh 
dương được thả chính là Ta. 
33. Jotika Và Jatila 
Ai ở đời đoạn ái ... 
Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở Trúc Lâm, liên quan đến Tôn giả 
Jatila. 
Chuyện quá khứ: 
A. Aparàjita, Tiền Thân Của Jotika 
Ngày xưa, ở xứ Ba-la-nại có hai anh em điền chủ trồng được một ruộng mía thật 
lớn. Một hôm người em thăm mía, nghĩ thầm: "Mình sẽ chặt cho anh ấy một cây, còn 
mình ăn một cây". Chàng chặt hai cây mía, bịt kín chỗ vừa chặt lại để nước mía khỏi 
chảy mất rồi cầm về nhà. Ngay khi người em chặt mía đem về nhà, tại Gandhamàdana có 
một vị Phật Ðộc Giác xuất định, thầm nghĩ: "Hôm nay ta sẽ độ ai đây?" Và Ngài quan sát 
thấy người điền chủ. Biết rõ chàng có khả năng bố thí, đức Phật Ðộc Giác đắp y mang bát 
dùng thần thông hiện đến trước mặt. Người em trông thấy Ngài lòng rất hoan hỉ. Chàng 
trải áo khoác lên chỗ đất cao, thưa: 
- Bạch Ngài, thỉnh Ngài an tọa. 
Và chàng bạch tiếp: 
- Xin Ngài đưa bát cho con. 
Chàng mở chỗ bịt cây mía, đưa lên cao và dốc vào bình bát đức Phật, nước mía 
chảy ra đầy bát. Ngài dùng xong, người em lại nghĩ: "Thật may mắn cho ta, vị thầy cao 
quý của ta đã dùng hết bát mía. Nếu anh mình đòi tiền cây mía của ổng, ta sẽ trả. Còn nếu 
ổng đòi được hưởng phần phước đức cúng dường, ta sẽ hồi hướng cho ổng". Thế là chàng 
bạch Phật: 
- Bạch Ngài, xin Ngài đưa bình bát cho con lần nữa. 
Chàng mở chỗ bịt, dốc cây mía thứ hai, trút nước vào bình bát Phật. Hình như 
chàng không hề nghĩ: "Anh mình sẽ kiếm chặt cây mía khác để ăn". 
Vì đã dùng xong một bát rồi, vị Phật Ðộc Giác muốn chia xẻ nước mía cây thứ hai 
cho các vị Phật khác. Ngài ngồi xuống chỗ cũ. Hiểu ý, người em gieo năm vóc sát đát, 
đảnh lễ Ngài, phát nguyện: 
- Bạch Ngài, với công đức cúng dường này con xin được hưởng lạc thú ở cõi trời 
và cõi người, và sau cùng, xin cho con đạt đến chỗ Ngài đã chứng đắc. 
Ðức Phật đáp: 
- Sẽ được vậy. 
Ðể hồi hướng công đức, Ngài đọc hai bài kệ bắt đầu bằng câu: "Nguyện cho tất cả 
mong cầu của thí chủ thành tựu viên mãn". 
Xong, Ngài bay lên không trung đến Gandhamàdana và phân chia bát nước mía 
cho năm trăm vị Phật Ðộc Giác. 


Chứng kiến cảnh vi diệu ấy, người em về gặp anh, người anh hỏi: 
- Nãy giờ chú đi đâu? 
- Em ra thăm ruộng mía. 
- Chú ra ruộng mía mà không đem cây nào về ăn? 
- Có anh ạ, em mang về hai cây, gặp một vị Phật Ðộc Giác em đã cúng dường cây 
của em. Rồi em nghĩ sẽ trả tiền cây mía thứ hai của anh cho anh, hoặc sẽ hồi hướng phần 
phước đức cho anh, nên em cúng luôn Ngài. Nào, anh định lấy tiền hay phước đức? 
- Vị Phật ấy đã đáp lại ra sao? 
- Ngài dùng bát nước mía cây thứ nhất và bay lên không mang bát nước cây thứ 
hai về Gandhamàdana chia cho năm trăm vị Phật Ðộc Giác khác. 
Nghe xong rồi, người anh vô cùng hoan hỉ. Chàng phát nguyện: 
- Với phước đức cúng dường này, con xin được chứng đắc đạo quả như vị Phật 
Ðộc Giác ấy. 
Trong khi người em nguyện ba điều, chàng chỉ nguyện một câu được đắc A-la-hán. 
Lúc mãn kiếp, hai anh em đều sanh lên cõi trời và sống suốt thời gian giữa hai vị 
Phật. Khi họ ở cõi trời, đức Phật Tỳ-bà-thi xuất hiện ở thế gian. Hết phước cõi trời hai 
người tái sanh trong một gia đình Trưởng giả ở Bandhumatì, cũng làm anh em. Cha mẹ 
đặt tên cho người anh là Sena, em là Aparàjita. 
Ðến tuổi trưởng thành, cả hai người đều lập gia đình. Một hôm, gia chủ Sena nghe 
tin truyền khắp thành Bandhumatì. 
- Phật bảo đã xuất hiện ở thế gian, Pháp bảo đã xuất hiện ở thế gian. Tăng bảo đã 
xuất hiện ở thế gian. Hãy bố thí cúng dường và tạo phước. Hãy ăn chay vào các ngày 
mồng 8, 14 và rằm. Hãy đi nghe thuyết pháp. 
Sena thấy dân chúng kéo nhau đi cúng dường vật thực trước bữa điểm tâm, và sau 
bữa điểm tâm, họ lại lũ lượt đi nghe pháp. Ông hỏi: 
- Các vị đi đâu thế? 
- Ði nghe đức Thế Tôn thuyết pháp. 
- Tôi cũng đi nữa. 
Chàng theo chân đám đông đến ngồi vòng ngoài pháp hội. Ðức Phật biết được tư 
tưởng ông liền giảng pháp từ thấp đến cao. Nghe rồi, Sena muốn xuất gia làm Sa-môn 
nên thỉnh cầu Phật nhận ông vào Tăng đoàn. 
Ðức Phật hỏi: 
- Này thiện nam tử, ông có bà con quyến thuộc gì cần phải xin phép trước không? 
- Bạch Thế Tôn, có ạ. 
- Vậy ông hãy đến xin phép rồi trở lại gặp Ta. 
Sena về nhà bảo em trai: 
- Tất cả gia tài này từ đây thuộc về chú. 
- Ủa, còn anh thì sao? 
- Ta định xuất gia làm Sa-môn đệ tử Phật. 


- Thưa huynh trưởng, anh nói gì thế? Khi mẹ mất, anh là mẹ em. Khi cha mất, anh 
là cha em. Gia sản chúng ta rất lớn. Người ta vẫn có thể sống đời cư sĩ và làm việc phước 
thiện chứ. Xin anh đừng xuất gia. 
- Ta đã nghe đức Thế Tôn giảng pháp, và ta không thể tu hành đúng pháp nếu còn 
sống lẫn lộn với người thế tục. Ta đã nhất quyết xuất gia làm Sa-môn rồi chú ạ. Thôi, chú 
về đi. 
Sena ra lịnh bảo em về nhà rồi, liền đến tinh xá xin Phật xuất gia. Chàng được thọ 
cu túc giới và chẳng bao lâu đắc quả A-la-hán. 
Người em suy nghĩ: "Ta sẽ theo lệ thường cúng dường nhân dịp anh xuất gia". 
Suốt bảy ngày chàng cúng dường vật thực cho đức Phật và chư Tăng. Xong, chàng đảnh 
lễ anh và thưa: 
- Bạch Ngài, Ngài đã được ra khỏi sanh tử luân hồi, con thì còn bị ngũ dục ràng 
buộc, chưa thể xuất gia làm Sa-môn. Xin Ngài dạy cho biết, con nên làm việc gì, để được 
phước đức lớn trong lúc sống đời cư sĩ như vầy. 
- Hay lắm. Chú hãy cất một hương thất cho đức Thế Tôn. 
- Dạ được. 
Chàng cho mua đủ các loại gỗ, đẽo gọt bào chuốt thành cột, kèo, v.v.. để cất thất. 
Ván gỗ đều khảm vàng, bạc, châu ngọc, và rồi một hương thất rực rỡ toàn bằng gỗ khảm 
bảy báu đã hoàn thành. Mái thất cũng lợp ngói khảm bảy báu. 
Trong lúc hương thất đang được thi công xây dựng, người cháu mang cùng tên với 
chàng, Aparàjita đi đến nói: 
- Thưa chú, cháu cũng muốn đóng góp chút đỉnh. Chú hãy cho cháu kiếm phước 
với nhé. 
- Cháu thân mến, chú không thể đáp ứng yêu cầu của cháu được. Chú định cúng 
dường một công trình mà phần phước đức không thể chia sẻ cho ai. 
Người cháu cố nài nỉ vẫn không được. Sau đó, nghĩ rằng trước hương thất cần một 
chuồng voi, anh ta bèn cất một cái toàn bằng bảy báu. Trong kiếp hiện tại, người cháu ấy 
thọ sanh làm quan chưởng khố Ram ở Mendaka. 
Hương thất có ba cửa sổ thật rộng cũng toàn bằng bảy báu. Bên dưới các cửa sổ, 
người chú Aparàjita cho xây ba bể trồng hoa sen, bên ngoài bể còn được tô thêm một lớp 
vữa Stucco. Bể xây rồi, chàng cho đổ đầy bốn loại nước thơm và trồng năm màu hoa sen 
khác nhau. Chót vót trên đỉnh tháp nhọn hình quả chuông của ngôi hương thất, người ta 
đặt một chiếc bát bằng vàng trong đựng đầy phấn hoa để khi đức Phật ngồi bên trong, gió 
sẽ mang phấn hoa rải khắp kim thân Ngài. Ðỉnh tháp bằng san hô, dưới cẩn ngói nạm bảy 
báu, lộng lẫy uy nghi như một con công đang xòe cánh múa. 
Những loại châu ngọc nào trong thất bảo có thể tán thành bột được, Aparàjita cho 
tán hết ra rải khắp hương thất. Còn những loại không tán được, chàng đổ đầy bên trong 
và bên ngoài hương thất ngập đến đầu gối. 
Hoàn tất mọi việc rồi, chàng đi gặp vị Sa-môn anh mình, thưa: 


- Bạch Ngài, hương thất đã cất xong. Con muốn thỉnh đức Thế Tôn đến nạp thọ 
cho con được ân triêm công đức. 
Tôn giả vào bạch Phật: 
- Bạch Thế Tôn, cư sĩ này đến trình rằng đã cất xong một hương thất và xin thỉnh 
Thế Tôn đến nạp thọ. 
Ðức Phật đi đến cửa hương thất liền dừng lại nhìn ngắm đám châu ngọc rải đầy 
trong thất. Aparàjita bạch: 
- Bạch Thế Tôn, thỉnh Ngài vào. 
Chàng thưa thỉnh ba lần, đức Phật vẫn đứng yên lặng. Không biết tính sao, chàng 
đưa mắt ngó anh. 
Tôn giả hiểu ý, bảo em: 
- Này em, hãy đứng trước Ngài và thưa như vầy: "Ðức Thế Tôn là nơi nương tựa 
duy nhất của con. Xin thỉnh Ngài an trú tại hương thất này". 
Vâng lời, chàng đến gieo năm vóc sát đất, đảnh lễ Phật và bạch: 
- Bạch Thế Tôn, như người sau khi ẩn trú qua đêm dưới gốc cây, ra đi không chút 
bận tâm về cây, như người khi qua sông bỏ lại bè sau lưng không thắc mắc, con thỉnh cầu 
đức Thế Tôn an trú trong ngôi nhà này, chẳng phải bận lòng với đám châu báu. 
Tại sao đức Phật dừng lại ở cổng? Người ta nói rằng Ngài nghĩ: "Dân chúng sẽ 
kéo đến gặp Như Lai trước và sau bữa điểm tâm. Nếu họ kiếm cách lấy châu ngọc đi, 
chúng ta không thể ngăn họ. Nhưng thí chủ này biết đâu lại nghĩ: Thính chúng của Ngài 
lấy hết của báu trong hương thất mà Ngài chẳng có ý cản trở. Ông ta sẽ đem lòng oán hận 
Ta và phải đọa địa ngục". Thế nên, sau lời tác bạch của Aparàjita, đức Phật liền tiến vào 
thất. 
Aparàjita cho người gác quanh hương thất với lịnh: 
- Những kẻ nào có ý giấu châu ngọc trong quần áo hoặc lấy thúng, giỏ đựng, các 
ông phải ngăn lại. Còn ai hốt nắm trong tay, hãy cho họ đi. 
Chàng loan truyền khắp thành: 
- Ta đã rải đầy bảy báu trong hương thất đức Thế Tôn. Người nào đến nghe pháp 
có thể lấy một ít. Người nghèo được hốt đầy hai nắm tay. Người khá giả được hốt một 
nắm. 
Sở dĩ như vậy vì chàng tính: "Những kẻ có đức tin chỉ đến để nghe pháp. Người 
chưa tin sẽ do lòng tham của cải dẫn dụ mà đến, được nghe pháp rồi cũng sẽ thoát khổ". 
Từ ý định muốn lợi lạc chúng sanh, chàng cho rao những lời trên. 
Người người đi nghe pháp đều lấy châu báu theo đúng qui định của vị thí chủ. 
Chàng cho đổ thêm châu ngọc đầy như cũ một lần, hai lần, roià ba lần. Dưới chân Phật, 
chàng để một viên ngọc thật lớn, rất quí giá, với ý nghĩ: "Kẻ nào biết chiêm ngưỡng ánh 
hào quang chói sáng từ kim thân Phật sẽ chẳng ưa thích gì ánh sáng viên ngọc quý này". 
Và quả thật những ai trông thấy đức Phật rồi chẳng màng nhìn nhõ gì đến viên ngọc nữa. 


Một hôm, có người Bà-la-môn tà kiến tự nghĩ: "Người ta nói có viên ngọc quý đặt 
ở chân Phật. Ta có thể lấy nó". Hắn đến hương thất trà trộn vào đám đông đảnh lễ đức 
Phật. Aparàjita chỉ nhìn cung cách hắn đã biết hắn có ý chiếm viên ngọc, liền nghĩ: "Ta 
hy vọng hắn sẽ không lấy". 
Người Bà-la-môn sải tay về phía chân đức Phật, làm bộ như đảnh lễ Ngài, nhón 
lấy viên ngọc cho vào áo và đi ra. 
Vị thí chủ không còn giữ được sự bình thản đối với người Bà-la-môn. Buổi thuyết 
pháp vừa xong, chàng đến trước Phật, thưa: 
- Bạch Thế Tôn, đã ba lần con để châu báu đầy hương thất ngập đến đầu gối. Con 
chẳng hề có ý tức giận những người lấy châu báu đi, trái lại con rất hoan hỉ. Nhưng hôm 
nay con lại nghĩ: "Hy vọng người Bà-la-môn kia không lấy viên ngọc quí khi hắn vào 
trong". Ðến lúc thấy hắn lấy viên ngọc đi thật, con không thể giữ nổi bình tĩnh. 
Nghe xong, đức Phật bảo: 
- Này thiện nam tử, người không thể ngăn cản những người khác lấy của cải của 
ngươi ư? 
Và Ngài dạy chàng một cách. Aparàjita vâng lời, đảnh lễ Phật, phát nguyện: 
- Từ nay trở đi, xin cho vua hoặc kẻ trộm dù đông đảo đến mấy cũng không lấy 
được gia sản con dù một sợi chỉ. Xin cho tài sản con không bao giờ bị lửa đốt, hoặc bị 
nước cuốn trôi. 
Ðức Phật nói: 
- Sẽ được vậy. 
Và Ngài hồi hướng công đức cho thí chủ. 
Ðến ngày khánh thành hương thất, Aparàjita cúng dường vật thực và rất nhiều quà 
tặng cho sáu triệu tám trăm ngàn vị Tỳ-kheo của tinh xá suốt chín tháng. Hết kỳ cúng 
dường chàng cúng thêm mỗi vị Tỳ-kheo ba y, và cúng nhiều khúc vải may y cho vị Sa-di 
của Tăng đoàn đáng giá đến một ngàn đồng. Làm việc phước thiện như vậy đến mãn kiếp, 
chàng được tái sanh lên cõi trời. Sau nhiều kiếp ở cõi trời và cõi người, vào thời đức Phật 
hiện tại, chàng sanh vào nhà một quan chưởng khố ở Vương Xá, và ở trong thai mẹ chín 
tháng rưỡi. 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   281   282   283   284   285   286   287   288   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương