Tại sao Việt Nam nên thận trọng đối với điện hạt nhân



tải về 0.65 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.65 Mb.
#39071
  1   2
TS Nguyễn Khắc Nhẫn,

Nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,

GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,

GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble.


Tại sao

Việt Nam nên thận trọng đối với điện hạt nhân

“Chúng ta không thừa hưởng đất đai của tổ tiên, chúng ta mượn tạm của con cháu” - Saint-Exupéry.



1 - Tình hình điện hạt nhân trên thế giới :

Hiện nay trên thế giới có 33 nước sản xuất điện hạt nhân với 436 lò (ở Pháp mỗi nhà máy điện hạt nhân có từ 1 đến 4 lò) với tổng công suất đặt là 358 000 MW(1) (Mỹ 100 000MW và Pháp 63 000MW là 2 nước đứng hàng đầu).

Năm 2000, tổng sản lượng điện toàn cầu là 15 379 TWh(2) được phân chia theo nhiên liệu sử dụng như sau :

Bảng 1 :


Nhiên liệu

Than

Khí thiên nhiên

Sản phẩm dầu

Thủy điện

Hạt nhân

Năng lượng tái tạo

Tỷ lệ %

39,1

17,4

7,9

17,1

16,9

1,6

Ta thấy rằng nguồn điện hạt nhân sản xuất (2 592 TWh) tương đương với nguồn thủy điện.

Sau đây là danh sách một số nước sản xuất điện hạt nhân nhiều nhất.

Bảng 2 :

Tên nước

Số lò hạt nhân đang vận hành

TWh sản xuất (2001)

% điện hạt nhân

Số lò đang xây cất

Mỹ

Pháp


Nhật Bản

Đức


Nga

Hàn Quốc


Anh

Canada


Ukraine

Thụy Điển

Tây Ban Nha

Bỉ


103

59

54



19

30

16



33

14

13



11

9

7



768,8

401,3


321,9

171,2


125,4

112,1


83,0

72,4


71,2

69,2


61,0

44,1


20,3

77,1


34,3

29,6


15,4

39,3


22,6

12,8


46,0

43,9


28,8

58,0


3
2


4

4


Bảng 3 cho ta thấy sự đóng góp của điện hạt nhân trong tổng kết nhu cầu nguồn năng lượng sơ cấp so với các nguồn hóa thạch cổ điển trên thế giới.

Bảng 3 :





2000

2020

Nhiên liệu

Gtep(3)

%

Gtep

%

Dầu mỏ

Khí thiên nhiên

Than đá


3,7

2,1


2,2

40

22

24



5

4

3



40

27

20



Tổng năng lượng hóa thạch

Năng lượng tái tạo (gồm thủy điện)



Hạt nhân

8,0
0,7
0,6

86
7,5
6,5

12
1
1

87
6,5
6,5

Tổng cộng

9,3

100

14

100

2 - Vì sao điện hạt nhân bị khủng hoảng :

2.1. Mỹ : Trước tiên nên xét qua tình hình ở Mỹ.

Từ ngày Enrico Fermi (02/12/1942) thực hiện phản ứng trong pin hạt nhân ở Chicago stadium với mục đích để sản xuất Pu(4) cho quân đội, đến nay được 60 năm.

Mỹ cho chạy lò hạt nhân điện đầu tiên cuối năm 1951, Liên Xô-1954, Anh-1956, Pháp-1956, Đức-1961, Canada-1962 và Bỉ-1962.

Nhờ tàu ngầm Nautilus của Mỹ chạy tốt (năm 1954) với kỹ thuật PWR(5), thị trường lò PWR phát triển ngày càng mạnh trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp. Trước sự cố Three Mile Island, chương trình điện hạt nhân của Mỹ đã gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4 thể hiện tổng số công suất đặt của các lò hạt nhân Mỹ được đặt mua nhưng phải hủy bỏ từ 1972.

Bảng 4 :


Năm

72-77

78

79

80

81

82

83

84

GW(6)

38,5

13,3

9,5

18,0

5,8

22,0

6,0

6,8

Xin tóm tắt vài lý do chính:


    • Giá điện chạy bằng than tương đối rẻ hơn (hiện nay 52% điện của Mỹ dùng than).

    • Không có sự tiêu chuẩn hóa và thời gian xây cất kéo dài trên 6-7 năm.

    • Thời gian thu lại vốn cũng rất lâu, trên 12 năm.

    • Kinh phí dành cho việc xử lý nhiên liệu hạt nhân và công trình tháo gỡ khó ước lượng chính xác, tăng phần thiếu bảo đảm cho các công ty điện tư nhân.

Hiện nay với 103 lò, điện hạt nhân ở Mỹ chiếm 20% tổng sản lượng điện quốc gia. Vì lượng dầu khí nhập khẩu mỗi năm chiếm con số quá cao 56% và cũng vì không muốn chứng kiến tình trạng thiếu điện như đã xảy ra ở California, chính quyền Mỹ có dự án mở rộng chương trình điện hạt nhân.

Tuy nhiên, nói dễ nhưng thực hiện sẽ khó vì ngoài sự phản đối của một phần dư luận và của một số nhà chính trị, hầu hết những lý do nêu trên vẫn tồn tại. Dân chúng hưởng ứng việc cho phép kéo dài thời gian vận hành một số lò hạt nhân, từ 40 đến 60 năm, hơn là xây dựng lò mới.



2.2. Châu Âu:

Ở Châu Âu, ngoài Phần Lan, điện hạt nhân cũng gặp nhiều cản trở vì phong trào chống đối ngày càng củng cố lực lượng chính trị.



Thụy Điển :

Sau sự cố Three Mile Island ở Mỹ, dựa trên cuộc trưng cầu dân ý năm 1980, chính quyền đã tuyên bố sẽ lần lượt ngưng các lò hạt nhân trước 2010, bắt đầu là nhà máy Barsebọck (Tại sao không làm cuộc trưng cầu dân ý trước khi xây cất nhà máy, cho lợi thì giờ và kinh phí ?).

Trên thực tế, bỏ điện hạt nhân không phải là một chuyện dễ, vì có ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế.

Đức :

Gần đây với sự đồng ý của 2/3 dân chúng, chính phủ Đức đã quyết định sẽ đóng cửa các lò hạt nhân từ nay đến 2020 và cấm gởi nhiên liệu hạt nhân ra nước ngoài để xử lý, kể từ 01/07/2005. Công nghệ sẽ bị thiệt hại lớn về mặt tài chính (Chủ tịch tập đoàn Siemens đã nói : “hạt nhân chiếm 5% hoạt động của công ty và 95% nỗi lo âu của chúng tôi“).

Nên hỏi tại sao một cường quốc như Đức, chỉ có than là nguồn năng lượng thiên nhiên (phải nhập khẩu năm 2001 : 36 triệu tấn than, 105 triệu tấn dầu thô, 43,7 triệu tấn sản phẩm dầu, 78,7 tỷ m3 khí) mà có đủ can đảm hy sinh điện hạt nhân? Một thay đổi đột ngột chiến lược như thế, dù đảng xanh ngày mai có ra ngoài chính phủ đi nữa, cũng khó quay ngược trở lại.

Vì đã ký nghị định thư Kyoto (1997) về việc giảm mức CO2 (-21%) chính quyền nhắm vào mục tiêu khai thác mạnh năng lượng tái tạo, vận động sử dụng điện, hơi đồng sản xuất (cogénération), và triệt để quản lý có hiệu quả nhu cầu năng lượng.



Bỉ :

Mặc dù điện hạt nhân đã chiếm tỷ lệ rất cao (58%) và tuy không có sự đồng ý của giới công nghệ, nước Bỉ đã cho biết sẽ đóng cửa các lò từ 2014 đến 2025 và ngưng ngay các hoạt động xử lý nhiên liệu hạt nhân.



Thụy Sĩ :

Nước Thụy Sĩ đã chấp thuận nguyên tắc cấm dần các nhà máy điện hạt nhân vận hành từ đây đến 2025.

Riêng thành phố Genève, ngay từ 1986, phần lớn dân chúng đã phản đối việc xây dựng lò và việc lưu giữ rác thải hạt nhân trong khu vực thành phố và lận cận. Năng lượng tái tạo, đặc biệt thủy điện, được khai thác tối đa.

2.3. Châu Á :

Thị trường hạt nhân dân sự hiện nay chỉ đặt hy vọng vào vùng Châu Á vì dân số đông và cũng vì nhiều nước bị hạn chế về nguồn năng lượng thiên nhiên.

Một số lò đang được xây cất ở vài nước có công nghệ nặng như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Nhật, sau một vài sự cố tuy không quan trọng lắm, dư luận cũng xôn xao và đặt nhiều câu hỏi. ở Đài Loan và Hàn Quốc, một số khó khăn được phát sinh cùng với sự mở cửa của thị trường điện lực.

Cơn khủng hoảng điện hạt nhân, khá trầm trọng, đã kéo dài trên 25 năm trời. Về phương diện kỹ thuật, ba vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa : bảo đảm an toàn, xử lý nhiên liệu hạt nhân, lưu giữ rác thải phóng xạ.

Về phương diện tài chính và kinh tế, những trở ngại ngày nay quan trọng hơn trước nhiều, do việc mở cửa thị trường điện lực với sự cạnh tranh vô cùng mãnh liệt giữa các công ty tư nhân. Trong tình trạng này, ai dám đầu tư vào các lò hạt nhân đòi hỏi kinh phí quá cao (hàng tỷ USD) với thời gian thu lại vốn quá dài (trên 12 năm). Ngay cả ngân hàng thế giới cũng vô cùng dè dặt trong vấn đề này.

Phong trào chống đối điện hạt nhân không phải chỉ là những luồng gió thổi thoáng qua. Nó thiết thực và có ý nghĩa sâu đậm. Lẽ cố nhiên, nó không tránh khỏi màu sắc chính trị, đảng phái. Nhưng nó diễn tả rõ rệt một lối sống và một xu hướng của xã hội.

3 - Xử lý nhiên liệu hạt nhân :

Mỗi năm, một lò PWR-1000 MW (với nhiên liệu 238U + 3,5% 235U) có thể sản xuất trung bình 6 TWh và sinh ra khoảng 21 tấn nhiên liệu phóng xạ. Khối lượng này gồm có 20 tấn U (0,9% 235U), 200-(330) kg Pu(7), 21 kg Actinides nhỏ (10 kg 237Np + 10 kg 241Am + 1 kg 244Cm) và 1183kg sản phẩm phân rã (có 80 kg hoạt tính cao với đời sống dài).

Lúc đầu, xử lý nhiên liệu hạt nhân chủ yếu là để lấy Pu cho quân đội. Sau đó Pu được trích ra để dùng trong các lò siêu phản ứng như Phénix (250 MW) và Superphénix (1250 MW) của Pháp. Kỹ thuật neutron nhanh (breeder), trước kia được công nghệ hạt nhân đặt rất nhiều tin tưởng, nhưng thất bại vì nguy hiểm và không kinh tế. Chính phủ Pháp sau nhiều năm do dự, đã can đảm ra lệnh đóng cửa Superphénix năm 1998. Nhà máy này bị trục trặc liên tiếp (thời gian bị sự cố nhiều hơn thời gian vận hành) đã làm tốn hao gần 10 tỷ USD.

Phương pháp dùng PuO2, ở nhiên liệu phóng xạ trích ra, trộn với UO2 thành nhiên liệu MOX(8) cho những lò PWR, trên thực tế không có lợi gì lắm về phương diện kinh tế cũng như môi trường.

Nó cũng không giải quyết vấn đề rác thải phóng xạ. Nó chỉ làm giảm khoảng 15% những rác thải hoạt tính cao với đời sống dài, nhưng ngược lại, làm tăng số lượng rác thải hoạt tính trung bình. Cuối cùng cũng vẫn phải lưu giữ nhiên liệu MOX phóng xạ. Thời gian để làm nguội lạnh cần 150 năm thay vì 50 năm với chất UO2 cổ điển.

Vì vậy nên nhiều nước đã bỏ phương pháp này. Điều đáng lo ngại (vì sợ bọn khủng bố) là nhiều lúc phải chuyên chở nhiên liệu phóng xạ và Pu từ tỉnh này sang tỉnh khác hoặc ra ngoại quốc. Cơ xưởng La Hague mang tiếng “thùng rác hạt nhân” của Pháp đã nhận xử lý nhiên liệu phóng xạ của nhiều nước như Nhật, Đức, Bỉ.

Ngoại trừ Pháp, phần lớn các nước áp dụng chu trình mở (cycle ouvert) nghĩa là không thực hiện khâu xử lý nhiên liệu hạt nhân rất phức tạp và tốn kém. Vì lý do kinh tế và an toàn, EDF cũng đã đặt câu hỏi trong tương lai có nên bỏ chu trình kín (cycle fermé) hiện hữu hay không, vì trước sau cũng phải giải quyết việc lưu giữ rác thải phóng xạ. Vấn đề này trở nên trầm trọng.

Sau gần nửa thế kỷ, khoa học và kỹ thuật vẫn chưa tìm ra lối thoát. Giải pháp “tạm thời” rất tốn kém, tóm tắt là thủy tinh hóa rác thải, rồi tạm chôn sâu vào lòng đất có đất sét hoặc muối, với hy vọng một ngày kia khoa học sẽ giải quyết ổn thỏa vấn đề !



4 - Tai biến hạt nhân :

Mặt trời (“sống” được nửa đời : 4,5 tỷ năm) cũng là một lò hạt nhân nên phóng xạ thiên nhiên có ở khắp nơi trên vũ trụ. Phóng xạ nhân tạo được Irène và Frédéric Joliot Curie (cả hai được giải thưởng Nobel) khám phá ra năm 1934.

Một số đơn vị cần biết :


  • Về tác động  : Becquerel (Bq) (1Bq=27picocuries)

Curie (Ci) (1Ci=3,7.1010Bq)

  • Về liều hấp thu : Gray (Gy) (1Gy=1joule/kg=100rad)

Rad (rad) (1rad=10-2Gy)

  • Về liều tương đương : Sievert (Sv) (1Sv=100rem)

Rem (rem) (1rem=10-2Sv)

Người ta thường dùng đơn vị thời gian là giờ để so sánh những liều hấp thu hoặc tương đương như Gy/h, rad/h, Sv/h hay rem/h.

Trong lĩnh vực đề phòng phóng xạ, đơn vị Sievert (Sv) dùng để tìm hiểu sự sai biệt về hiệu quả sinh học của những bức xạ.

Theo định mức ở Pháp, hiện nay liều bức xạ tối đa được chấp nhận là :



  • Dưới 50 mSv/1 năm cho người đi làm ở những nơi có phóng xạ.

  • Dưới 5 mSv/1 năm cho dân chúng.

  • Dưới 1 Sv/1 năm trọn đời người.

Three Mile Island và Tchernobyl là hai nhà máy điện hạt nhân khét tiếng đã làm chấn động công nghệ hạt nhân dân sự.

Ngày 28/03/1979 một sự cố lớn đã xẩy ra ở lò Three Mile Island (TMI2) gần Harrisburg (Pennsylvanie-Mỹ). Tim lò (PWR - 900 MW) bị thiệt hại, nhiệt độ lên quá 1800°C, làm phát tán phóng xạ. Sai lầm ở công nhân vận hành nhiều hơn là ở thiết kế.

Sáng ngày 26/04/1986, lò Tchernobyl số 4 (RBMK(9)-1000 MW) cạnh thành phố Pripyat (Ukraùne), bị một tai biến khủng khiếp. Tai biến này được xếp ở cấp 7, cao nhất của thang độ (Echelle INES - International Nuclear Event Scale). Vì nổ mạnh (nổ hơi - explosion vapeur, không như bom nguyên tử), nóc bay và nhà máy bị cháy lớn làm phát tán phóng xạ ra ngoài, lan tràn nhiều vùng ở Nga, các nước Bắc Âu, miền Nam nước Pháp và một số nước khác. Lúc đầu nhiều người chết vì liều bức xạ quá lớn, 800-1600 rems. Trong vòng 30 cây số xung quanh nhà máy, 49 ngàn dân thành phố Pripyat và 135 ngàn người trong khu vực được lệnh di cư gấp. Lỗi, phần lớn do quan niệm kỹ thuật thiết kế thiếu bảo đảm (thể tích giam hãm - volume de confinement - quá nhỏ - xem như không có nhà bảo vệ) và một phần cũng vì công nhân vận hành không thực hiện đúng các hướng dẫn.

Năm ngàn tấn cát, đất sét, bore, dolomite và chì (plomb) được nhiều trực thăng đổ gấp xuống lò để làm giảm chất thải phóng xạ (tác dụng máy lọc). Sau đó người ta dùng bêtông và thép để che lấp nhà máy. Kinh phí ban đầu lên quá 550 triệu USD. Công trình này (sarcophage) tiếp tục bị rạn nứt. Dự kiến sẽ làm “sarcophage” thứ hai, tốn kém hơn nhiều. Hàng trăm hàng ngàn tấn máy móc, dụng cụ, nhiên liệu phóng xạ, có lẽ sẽ được chôn vùi mãi mãi ở nơi đây.

Theo nhà chức trách, lúc đầu chỉ có vài chục người bị tử nạn! Vì sợ dân chúng hoang mang và trách móc, nên những con số chính xác cao hơn nhiều vẫn không được công bố. Người ta sợ các bệnh bạch huyết, ung thư và di tật bẩm sinh. Đến nay đã có hơn 2000 trẻ em bị mổ tuyến giáp (thyroùde), mỗi năm thêm ít nhất 100 cháu. Hậu quả tàn khốc Tchernobyl, sau 17 năm vẫn âm thầm tiếp diễn trong sự dối trá. Dấu sự thật có thể gây đau thương và làm tê liệt nhiều thành phố. Bệnh truyền nhiễm SRAS (Syndrome Respiratoire Aigu Sévère) là một bài học cay đắng. Chỉ một vài người có trách nhiệm bịt miệng mình, làm hàng triệu người lo sợ, phải đeo mặt nạ, đó là chưa kể vài trăm nạn nhân đã từ trần. Đối với phóng xạ, phải che lấp cả thân hình, chứ không riêng gì cái mặt.

Tóm tắt có ba loại tai biến đáng lo sợ :



  • Sự cố lớn trong 1 nhà máy điện hay trong xưởng chế tạo hoặc xử lý nhiên liệu hạt nhân.

  • Tai nạn dài hạn liên quan đến rác thải phóng xạ.

  • Tai nạn gây ra bởi mức tăng trưởng quá nhanh vũ khí hạt nhân.

Nhiều nước Đông Âu vẫn tiếp tục khai thác một số lò RBMK và VVER(10) (kỹ thuật Nga) còn thiếu an toàn tuy đã được tu bổ. Cộng đồng Châu Âu đã yêu cầu những nước xin gia nhập cộng đồng đóng cửa những lò RBMK. Vì vũ trụ vẫn vô thường, tai nạn có thể xảy ra : động đất, bão lụt, máy bay hay khai thác sai lầm.

Ví dụ trường hợp nhà máy Nogent S/Seine của EDF, cách Paris khoảng 80 cây số và nhà máy Indian Point, cách New York 40 cây số. Nếu rủi ro xảy ra sự cố lớn, thì hàng triệu dân sẽ hốt hoảng và phải di cư cấp tốc.



5 - Vũ khí nguyên tử :

Nhân loại đã chế tạo những phương tiện tinh vi để tự hủy diệt, nếu không cẩn thận đề phòng. Vũ trụ đang biến thành một thùng rác đầy chất nổ, rất khó kiểm soát. Trên đầu mỗi người dân trên thế giới, đè nặng một sức phá hoại tương đương với hàng tấn chất nổ cổ điển. Điều mâu thuẫn và đáng lo ngại nhất là 90% vũ khí buôn bán trên thị trường quốc tế, được sản xuất ở tại 5 nước là ủy viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.

12 nước đã có bom nguyên tử (trong đó có nước nghèo, dân không đủ ăn), 13 nước có vũ khí sinh học, 16 nước có vũ khí hóa học. Vài nước có đủ loại NRBC(11), hai loại sau BC, tương đối kín đáo, dễ làm và rẻ tiền. Có nước đang thí nghiệm vũ khí dùng uranium nghèo (Uranium appauvri) ít độc hơn. Từ khi bức tường Berlin sụp đổ, việc buôn bán chất hạt nhân được thực hiện trong bóng tối theo ba hướng : chất phóng xạ, kỹ thuật và chuyên viên hạt nhân có kinh nghiệm. Ngày nay chiến lược cảnh báo nguyên tử (dissuasion nucléaire) không còn hiệu lực như trước. (Dân tộc Việt Nam đã có dịp chứng minh rằng ý chí mạnh hơn vũ khí.)

Bọn khủng bố với vài trăm gam chất phóng xạ cũng đủ để làm tê liệt một thành phố. Chúng có điều kiện để chế bom nguyên tử. Hàng chục kg chất phóng xạ đã mất tích.

Cuối 2000, toàn cầu có trên 1500 tấn Pu, đủ để sản xuất hàng chục ngàn bom nguyên tử. Từ 1968 đến nay, 172 nước đã ký hiệp ước không cho tăng nhanh quá mức chất phóng xạ, dưới sự kiểm soát của cơ quan quốc tế năng lượng nguyên tử (AIEA). Tuy nhiên, an ninh thế giới vẫn không được bảo đảm, vì cơ quan AIEA thiếu điều kiện thanh tra chu đáo (ví dụ : Bắc Triều Tiên, Iran).

Làm bom nguyên tử cần chất phân rã (matière fissile) 235U hay Pu. Kỹ thuật làm giàu (enrichissement) 238U, hay trích Pu bằng cách xử lý nhiên liệu phóng xạ, cho quốc phòng hay dân sự đều giống nhau.

Ở Pháp gần Bollène, có xưởng Eurodif để làm giàu 238U ra 235U (3,5%) dùng trong các lò PWR. Xưởng Pierrelatte sản xuất Pu cho quân đội cũng ở trong khu vực. Bom nguyên tử cần một khối lượng tới hạn (masse critique) từ 5 đến 7 kg, tùy theo trạng thái kim loại hay PuO2.

Như đã nói trên, với một lò PWR-1000 MW (6 TWh/1 năm) có thể trích ra mỗi năm 200- 330kg Pu. Vì thế phần đông các nước có ý định ngầm muốn chế tạo bom nguyên tử, đều bắt đầu bằng chương trình dân sự sản xuất điện hạt nhân (hoặc với các lò phản ứng có công suất nhỏ để nghiên cứu), dễ có sự hợp tác quốc tế về mặt kỹ thuật cũng như tài chính.



6 - Tháo gỡ nhà máy điện hạt nhân :

Kỹ thuật tháo gỡ (démantèlement hay déconstruction) nhà máy điện hạt nhân của EDF gồm ba giai đoạn chính.

1) Nhiên liệu hạt nhân được đưa ra khỏi lò.

2) Tháo gỡ một phần.

3) Tháo gỡ hoàn toàn.

Hiện nay có 9 lò đang được EDF tháo gỡ trị giá 3 tỷ USD. Thời gian (vì mức phóng xạ) phải kéo dài 25 năm thay vì 50 năm, như dự tính trước kia. Có nhiều lý do về sự rút ngắn thời gian, trong đó có lý do tâm lý: làm an lòng dân chúng.

Phí tổn tối thiểu bằng 15% kinh phí đầu tư nhà máy. Như thế có nghĩa là tháo gỡ một nhà máy PWR-1000 MW phải tốn ít nhất 300 triệu USD tương đương với kinh phí xây cất nhà máy thủy điện Hàm Thuận (300MW). EDF phải lần lượt để dành khoảng 50 tỷ USD cho các khâu tháo gỡ (20 tỷ USD), xử lý nhiên liệu hạt nhân và lưu giữ chất thải phóng xạ.

Ở Anh chi phí dành cho chương trình tháo gỡ đến năm 2140 lên đến 72 tỷ USD, một con số vô cùng to lớn, tuy nước Anh có ít lò hơn so với Pháp. Con số 15% nêu trên quá lạc quan chăng?



7 - Chống hiệu ứng nhà kính :

Danh từ hiệu ứng nhà kính rất được thông dụng, tuy rằng sự giống nhau không hoàn toàn đúng với những hiện tượng thiên nhiên. Tất cả những nhà máy điện trên thế giới chịu trách nhiệm 1/4 số lượng CO2 được thải lên trời. Lĩnh vực vận tải xe cộ có trách nhiệm lớn hơn. Về thị trường giấy phép thải CO2 (permis d’émission de gaz à effet de serre), các nước đang phát triển cần phải hết sức thận trọng.

Bảng 5 cho biết số lượng CO2 phát ra của 1 kWh tùy theo nhiên liệu sử dụng.

Bảng 5 :


Nhiên liệu

Thủy điện

Hạt nhân

Gió

Mặt trời quang điện

Tua bin khí hỗn hợp

Dầu mỏ

Than

CO2 phát ra (g/kWh)

4

6

3-22

60-150

427

891

978

Nhiều công ty như EDF đề cao vai trò điện hạt nhân trong chiến lược chống hiệu ứng nhà kính. Trên thực tế, vì những công trình phụ thuộc, mỗi kWh hạt nhân cũng thải ra 6g CO2.

Nhiều mô hình khí hậu dự đoán rằng nhiệt độ trung bình thế giới có khả năng tăng lên từ 1,5 đến 6°C từ đây đến chân trời 2100. Đến đó mực nước biển cũng có thể cao hơn từ 10 đến 90 cm. Tuy vậy, một số thăm dò ý kiến gần đây cho biết là phần lớn các nước chấp nhận hậu quả nguy cơ khí hậu hơn là tai biến hạt nhân.



8 - Các lò hạt nhân tương lai :

85% lò hạt nhân đang vận hành trên thế giới dùng nước thường (eau ordinaire) như PWR. Lò PHWR(12) Canada dùng nước nặng (eau lourde).

Vì muốn hạ giá thành, những lò như PWR ở Pháp có công suất rất lớn, không hợp với hệ thống điện các nước đang phát triển như Việt Nam.

8.1. Lò EPR :

Từ 1989, lò EPR(13) của thế hệ III đã được EDF, Framatome, Siemens chung sức nghiên cứu. Lò này có nhiều đặc điểm quan trọng :



  • Hạ thấp số xác suất tim lò bị nóng chảy.

  • Hệ thống an toàn được tăng cường (5 cấp phân chia rõ ràng).

  • Hạn chế hậu quả phóng xạ phát ra.

  • Đề phòng sai lầm của công nhân vận hành.

  • Xử dụng tối ưu nhiên liệu hạt nhân.

  • Thời gian vận hành 60 năm.

8.2. Lò thế hệ IV :

Lò EPR tăng phần an toàn, tuy chưa ra đời, đã có chuyên gia xem như lỗi thời so với lò thế hệ IV đang được 100 chuyên viên của 10 nước (Generation IV International Forum - GIF) nghiên cứu từ hai năm nay. Đó là các nước: Pháp, Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Brésil, Argentine.

6 kiểu lò tân tiến (3-(4) lò neutron nhanh, 3-(2) lò nhiệt) đã được đề nghị (chớ quên rằng lò PWR là một sản phẩm phụ của quân đội). Nếu không gì trở ngại, lò thế hệ IV (có khối lượng rác thải phóng xạ thấp và mức an toàn cao), đang trong thời kỳ phôi thai, sẽ được khai thác sau năm 2035-2040. Giới khoa học đã đặt câu hỏi có nên tiếp tục một kỹ thuật già nửa thế kỷ và cho rằng việc sử dụng chất phân rã (matière fissile) để sản xuất điện không phải là một thượng sách.

8.3. Lò nhiệt độ cao VHTR(14) :

Kỹ thuật lò nhiệt độ cao (trên 850°C) xuất hiện từ mấy chục năm nay, ở Anh (1964), Đức (1966) nhưng lò PWR được tín nhiệm hơn.

Năm 1993, Général Atomics (Mỹ) và Minatom (Nga) chung sức nghiên cứu lò nhiệt độ cao GT-MHR(15). Năm 1994, sau bản thỏa thuận về việc ngưng sản xuất Pu cho quân đội và việc hạ mức lưu giữ Pu, Mỹ và Nga đồng ý nghiên cứu lò nhiệt độ cao để sử dụng Pu có thừa. Chương trình này mang tầm vóc quốc tế với sự tham gia của Fuji Electric (Nhật) để bán cho các nước đang phát triển !

Nằm trong khuôn khổ ấy, Framatome (Pháp) cũng đặc biệt lưu tâm đến lò nhiệt độ cao 100-300 MW với hy vọng sẽ xuất khẩu vào năm 2015 trở đi. Nhiều nước như Nam Phi, Trung Quốc, Nhật, đã có lò thí nghiệm nhiệt độ cao đang vận hành.

Hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý là :


  • Hiệu suất lớn, gần 50% vì chu trình trực tiếp (cycle direct) (lò PWR 30%).

  • Nhiên liệu được xử dụng tối ưu.

Trong tương lai lò VHTR sẽ có nhiều triển vọng hơn lò PWR.


Каталог: Articles
Articles -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2016
Articles -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles -> Danh sách tổ chức giáM ĐỊNH, TỔ chứC chứng nhậN ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc giáM ĐỊNH, chứng nhận thép sản xuất trong nưỚC, nhập khẩu theo quy đỊnh tại thông tư liên tịch số 44/2013/ttlt-bct-bkhcn ngàY 31/12/2013
Articles -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận về TƯƠng thích đIỆn từ
Articles -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận xăNG, nhiên liệU ĐIÊzen và nhiên liệu sinh họC phù HỢp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 1: 2009/bkhcn
Articles -> Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014
Articles -> TỔng cục tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
Articles -> TỔ chứC ĐỦ ĐIỀu kiện tư VẤn hệ thống quản lý chất lưỢng theo tcvn iso 9001: 2008 ĐỐi với cơ quan, TỔ chức thuộc hệ thống hành chính nhà NƯỚC

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương