Tài liệu tham khảo



tải về 0.52 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.52 Mb.
#7552
1   2   3   4   5   6   7

2. Phát huy tính xã hội

Như trên chúng ta thấy, con người tự bản chất có xã hội tính. Do đó, muốn thăng tiến bản thân theo đúng ơn gọi làm người và làm kitô hữu, chúng ta phỉ sống theo chính tinh thần của Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, vì dù là Thiên Chúa quyền năng, Ngôi Lời Thiên Chúa đã không chọn một phương thức nào khác, nhưng đã chọn cuộc sống làm người, sống giữa cộng đoàn dân tộc Do-thái để được làm người và phục vụ con người. Nguyên điều này đã cho thấy ý nghĩa và giá trị của cuộc sống chung mà ta gọi là xã hội.

Cuộc sống chung giữa người với người làm nên tình liên đới “không ai là một hoàn đảo” (St. Exupery). Vì nếu không được nuôi dưỡng và lớn lên trong cộng đồng tập thể, con người không thể hình thành cuộc sống văn minh. Nếu không có sự liên đới giữa người với người, chúng ta không thể phát triển về mặt nhân cách. Tront thực tế, con người đã sống và phát triển nhờ những cộng đoàn nền tảng sau :

a. Gia đình :

Đây chính là môi trường đầu tiên và tốt đẹp để con người hòa nhập đời sống cộng đồng một cách đúng đắn và phong phú. Các phần tử trong gia đình có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng chia sẻ với nhau tình thương và trách nhiệm, công việc, những ước mong vì lý tưởng … Nền giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn cho mỗi người. Bài học sống cộng đồng và hội nhữngập xã hội đầu tiên chính là gia đình và bài học này có tính quyết định.



b. Các môi trường tập thể.

Cùng với mối trường gia đình, con người còn được phát triển về văn hóa và hình thành nhân cách trong các môi trường học đường, bạn bè, đoàn thể, những tổ chức hiệp hôi, sinh hoạt giáo xứ … Đây là những tập thể giáo dục đích thực quan tâm tới sự phát triển con người toàn diện.

Tuy mỗi tổ chức, đoàn thể có những mục tiêu sinh hoạt, kỷ luật riêng, nhưng đều nhắm tới phục vụ và phát triển con người toàn diện, nhất là những cộng đồng thấm nhuần Tin Mừng.

Đàng khác, các cộng đoàn mà con người tham dự đều có những cấp bậc cao thấp khác nhau. Như cộng đoàn Giáo phận cao hơn Giáo xứ, Giáo họ, nhưng đều phục vụ và giúp con người phát triển nên các cộng đoàn cao cấp không được lấn át cấp dưới. Trái lại, phải hỗ trợ và bổ túc để những cộng đoàn cấp dưới và cac cá nhan dễ phát huy sáng kiến và chu toàn trách nhiệm của mình.


3. Bổn phận người Kitô hữu đối với xã hội

Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, một Thiên Chúa tình yêu (x.1Ga 4,8), con người thể hiện trọn vẹn chính mình và trở nên “người” hơn khi sống với và sống cho người khác. Chính Chúa Giêsu là mẫu gương cho chúng ta trong đời sống xã hội (Mc 10,42-45).

Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ phải biết sống trong xã hội : “Ai muốn làm lớn phải làm người phục vụ ; ai muốn làm đầu cộng đoàn thì hãy làm đầy tớ phục vụ mọi người” (Mc 10,43-44). Chúa còn lấy chính mình làm mẫu gương sống cho các ông : “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).

Dù là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã trở nên người bạn và đầy tớ mọi người, Người chia sẻ nỗi đau của những người nghèo khổ, bệnh tật (Mt 9,20-22) ; phong hủi (Mt 8,1-4) ; với bà góa mất con ( (Lc 7,11-15) ; hai người chị bị mất em (Ga 11,17-44) ; Người đã đứng về phái những người xấu số để bênh vực họ (Mt 9,10 ; Lc 7,36-48 ; 13,10-17) ; Người đã cúi xuống rửa chân - một hành vi của người đầy tớ - cho các tông đồ (Ga 13,4-17). Người đã dọn bữa và hầu bàn (Ga 21,9-13) và nhất là Người đã hiến mình chết thay cho các tội nhân (Ga 19,17-37 ; Dt 9,15).




II/ THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. QUYỀN BÍNH

Chúng ta cùng nhau trở lại vườn địa đàng, để nhận ra công trình tạo dựng của Thiên Chúa, mà con người là tạo vật cao cấp nhất trong các tạo vật, trao cho con người làm chủ vũ trụ, điều hành mọi tạo vật và sử dụng nó (St 1, 28-30). Chính Thiên Chúa đã chọn Áp-ra-ham ra đi kiến tạo và làm chủ một dân tộc mới (St 12, 1-2). Chính Thiên Chúa chọn gọi người này làm tổ phụ, người kia làm thẩm phán, người khác làm vua, người khác làm ngôn sứ … để thay Người, tổ chức, điều hành, hướng dẫn cuộc sống của dân riêng theo ý Người. Vị nào trung thành với đường lối Người, Người phù trợ, che chở (1V 3,1-14 : vua Salomon), vị nào rời bỏ huấn lệnh và đường lối Người, Người phế bỏ (1Sm 28,6 : Saul).

Khi đến trần gian, Chúa Giêsu hoàn toàn làm theo tôn ý Chúa Cha “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chiị chết và chết trên thập giá. Chính vì thế, Thiên Chúa đã suy tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Phaolô 2, 8-9). Đến lượt mình, “đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18), Chúa Giêsu trao quyền bính cho các Tông đồ và sai các ông đi thâu họp muôn dân trở thành cộng đoàn những người tin vào Người (Mt 28, 19). Người trao cho các ông chìa khóa Nước Trời, quyền cầm buộc và tháo cởi (Mt 16,19 ; Ga 20,23).

Như thánh Phaolô diễn tả trong thư gửi tín hữu Rôma, thì mọi quyền bính đều phát xuất từ Thiên Chúa : “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13,1). Người trao quyền bính cho con người để phục vụ lợi ích chung. Vì thế, khi ta vâng phục những quyền bính hợp pháp là vâng phục Thiên Chúa (Lc 10,16). Người kitô hữu tìm thấy nơi đây một lý do thâm sâu của thái độ vâng phục và tôn trọng các quyền bính mà thánh Phêrô đã khuyên nhủ các kitô hữu : “Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra” (1Pr 2,13 ; Rm 13,1). Ngược lại, nhận thức trên đây nhắc nhở những người lãnh nhận quyền bính trong bất cứ cộng đoàn nào phải biết hành quyền vì lợi ích chung theo đúng các đòi hỏi của luân lý, chứ không được cư xử độc tài, tùy tiện.



2. CÔNG ÍCH (Ích chung)
a. Ích chung là gì ?

Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích – là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn – ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại”1.

            Công ích là một nguyên tắc trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”2. Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hoá.          

            Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế”3. Và vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích”4.

Như vậy, những điều kiện giúp cho các tập thể và từng người phát triển cách toàn diện và dễ dàng được gọi là ích chung, cũng gọi là công ích. Có những ích chung phục vụ cho cộng đoàn, một đoàn thể ; có những ích chung phục vụ cho cả một quốc gia và có những ích chung phục vụ cho toàn thế giới. ví dụ :


  • Mỗi cá nhân có quyền sống xứng đáng phẩm giá con người (quyền đi học, quyền có nhà cửa, quyền tự do chọn nghề nghiệp, quyền tự do tôn giáo …) ;

  • Gia đình có quyền sinh con, có nhà ở, có nghề nghiệp bảo đảm đời sống gia đình ;

  • Quốc gia có chủ quyền, có độc lập ;

  • Quốc tế : quyền bình đẳng giữa các dân tộc, môi trường sinh thái …


b. Các yếu tố của ích chung

Ích chung gồm 3 yếu tố thiết thực :



  • Trước hết là tôn trọng phẩm giá con người : “Con người ngày càng ý thức hơn về phẩm giá cao trọng của nhân vị, bởi vì con người vượt trên mọi loài và vì những quyền lợi và bổn phận của con người là bao quát, và bất khả xâm phạm. Vậy cần phải cho con người được tất cả những gì thiết yếu mà con người phải có để thực sự sống đời sống con người, như của ăn, áo quần, quyền được giáo dục, quyền tự chọn bậc sống, lập gia đình, bảo tồn danh thơm tiếng tốt … quyền hành động theo quy tắc ngay thẳng của lương tâm mình, quyền tự do chính đáng cả trong phạm vi tôn giáo (Hc MV 26).

  • Thứ đến, nhắm đến phúc lợi của mọi người và sự phát triển xã hội. Công ích không những phục vụ những lợi ích của từng người nhưng còn phải nhằm tới toàn thể mọi người. Khuôn vàng thước ngọc mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Không những thế, công ích phải bảo đảm sự phát triển chung của xã hội. Chẳng hạn, trong một nước nghèo, chậm tiến, người dân không thể đòi hỏi những quyền lợi như người dân trong nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

  • Cuối cùng là tình trạng ổn định và an ninh trong xã hội. Bằng những phương thế thích hợp, ích chung phải được bảo vệ cho toàn xã hội, cũng như cho các thành viên trong xã hội.

Ngày nay, mối liên hệ giữa người với người, giữa cộng đoàn với nhau ngày càng trở nên rộng rãi và bền chặt. Sự hiệp nhất của gia đình nhân loại đòi hỏi phải có một ích chung toàn cầu để trợ giúp các cộng đoàn và các quốc gia, nhất là các cộng đoàn và quốc gia nghèo, kém phát triển.
3. TRÁCH NHIỆM VÀ THAM GIA
"Chúng ta tin rằng con người có quyền và bổn phận phải tham gia vào xã hội, cùng nhau mưu cầu thiện ích chung và phúc lợi cho mọi người, nhất là người nghèo và cô thế” (Reflections, p.5).

Không có sự tham gia, người ta không thể thể hiện được các phúc lợi dành cho cá nhân xuyên qua các định chế xã hội. Con người nhân bản có quyền tham gia vào bất cứ định chế nào được coi là thiết yếu cho việc thành toàn của họ về phương diện nhân bản. Nguyên tắc này áp dụng đặc biệt vào các điều kiện liên quan tới việc làm. “Việc làm không phải chỉ là một cách kiếm sống đặc biệt; nó thực sự là một hình thức liên tục tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nếu người ta muốn bảo vệ phẩm giá của việc làm, thì họ phải bảo vệ các quyền căn bản của công nhân, tức quyền có việc làm tạo ra của cải, quyền có lương bổng xứng đáng và công bằng, quyền được tổ chức và gia nhập công đoàn, quyền tư hữu, và quyền có sáng kiến kinh tế” (Reflections, p.5).

Hơn nữa, khi đã hiểu biết về những tương quan giữa mọi người và xã hội như thế, người kitô hữu tự nguyện, quảng đại dấn thân xây dựng và phát triển đời sống xã hội bằng cách :


  • Chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội : khi còn nhỏ tuổi, hãy chuyên tâm trau dồi đạo đức – văn hóa – sức khỏe, và đức tin để phát triển con người toàn diện, trở thành người tín hữu trưởng thành, người công dân tốt. Khi vào đời, biết tận tâm với nghề nghiệp. Không chỉ vì đồng tiền lương nhưng còn vì những giá trị xây dựng của lao động. biết làm việc theo lương tâm ngay chính.

  • Tích cực góp phần vào sinh hoạt chung : các cộng đoàn tập thể cũng như xã hội chỉ có thể phát triển khi các thành phần, các công dân biết tích cực tham gia những công việc chung : “Đối với các kitô hữu, xao lãng bổn phạn trần thế, tức là xao lãng bổn phận đối với tha nhân và hơn nữa, đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe dọa” (Hc MV 43).

  • Sống đúng theo các đòi hỏi của lương tâm trong các bổn phận xã hội : “Theo gương Chúa Giêsu đã sống như một người thợ, các kitô hữu hãy vui mừng vì có thể thi hành mọi sinh hoạt trần thế mà đồng thời có thể liên kết các cố gắng nhân loại, gia đình, nghề nghiệp, khoa học hay kỹ thuật với các giá trị tôn giáo. Lương tâm họ phải đem luật Chúa thấm nhập cuộc sống của xã hội trần gian” (Hc MV 43).


III/ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1928 (2832). Xã hội bảo đảm công bằng xã hội khi tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi để các đoàn thể cũng như mỗi cá nhân có được những gì họ có quyền hưởng theo bản tính và ơn gọi của họ. Công bằng xã hội liên hệ mật thiết với công ích và với việc thực thi quyền bính.

Thánh Phaolô xác quyết : “Khi cày, thợ cày phải mong được chia phần ; và khi đạp lúa, kẻ đạp lúa phải mong được chia phần” (1Cr 9,10). Chúa Giêsu khi sai các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng, đã dạy các ông : “đừng mang bao bị, đừng mặc 2 áo, đừng đi dày hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10,10). Thánh Luca trong trình thuật tương ứng nói rõ hon : “làm thợ đáng được trả công” (Lc 10,7). Sách Đệ-nhị-luật của thời Cựu ước cũng đã nói : “Đừng bịt mõm bò đang đạp lúa” (Đnl 25,4 ; 1Cr 9,9). Tất cả những giáo huấn này đều nêu bật tính công bằng trong cuộc sống. Nếu người chủ xuất vốn đầu tư có quyền hưởng sản phẩm của nông trại, củ cơ xưởng ; thì công nhân, những người đầu tư công lao động, cũng có quyền được hưởng sản phẩm đó sao cho xứng với nhân phẩm và hoa lợi. Mỗi bên đề có quyền lợi và cũng có bổn phận. Như vậy, quyền lợi bên này trở thành bổn phạn bên kia và ngược lại. Tính cách công bình trong tương quan xã hội như thế được gọi là công bình xã hội. Nói cách khác, công bằng xã hội là những điều kiện thuận lợi giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì họ có quyền đạt tới. Những điều kiện này là



  • Tôn trọng con người (nhân vị)

  • Xây dựng sự bình đẳng

  • Tình liên đới nhân loại

1. Tôn Trọng Nhân Vị

Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26-28), được mời gọi đón nhận Tin Mừng để trở nên môn đệ Chúa Kitô (Mt 28,19) và nên con Thiên Chúa (Rm 8,14). Do đó, con người có quyền được tôn trọng. Nhân vị con người làm nên mục đích tối hậu của xã hội. Các cộng đoàn, các tổ chức chỉ có giá trị khi quy hướng và phục vụ cho những quyền lợi chính đáng của con người (Mc 2,27).

Tôn trọng phẩm giá con người tức là phải tôn trọng những quyền lợi phát xuất từ phầm giá đó ; các quyền lợi này có trước các tổ chức và buộc các tổ chức phải tôn trọng. Sự tôn trọng phẩm giá con người nằm trong sự tôn trọng nguyên tắc này : “mỗi người hãy coi người khác như chính bản thân mình” (Lv 19,18b ; Mt 7,12 ; Mc 12,31). Do đó, phải quan tâm đến sự sống của người khác và những phương tiện cần thiết để giúp họ sống xứng đáng phẩm giá con người ( Hc MV 27 ; Gc 2,15-16).

Bổn phận này không được phép dừng lại nơi “người anh em” theo quan niệm hẹp hòi của người Do-thái xưa (Lc 10,29) ; Ga 4,9), mà phải vươn tới tất cả mọi người, cả những người nghĩ tưởng và hành động khác mình, cũng như những kẻ thù ghét mình (Mt 5,43-44).

Đặc biệt, đối với những người nghèo khổ, túng cực về thể xác cũng như tinh thần, các kitô hữu phải tôn trọng và quảng đại phục vụ hết mình vì đó chính là tôn trọng và phục vụ Chúa Kitô : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhữngỏ nhắt của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
2. CON NGƯỜI: DỊ BIỆT NHƯNG BÌNH ÐẲNG
Khi sinh ra ở đời, hoàn cảnh và điều kiện mỗi người mỗi khác, tuổi đời khác biệt, khả năng thể lý, trí tuệ và tinh thần cũng khác nhau, những “nén bạc” đã không được phân phối đồng đều (Mt 25,14-30)… Dù vạy, tất cả mọi người đều được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26-27), tất cả đều được ban cho một linh hồn có lý trí, ý chí và tự do (St 2,7), tất cả đều có cùng một bản tính, cùng một nguồn gốc, cùng được giá máu Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc, cùng được mời gọi tham dự vinh phúc Nước Trời. Do đó, tất cả đều có một sự bình đẳng về phẩm giá và như thế tất cả đều có những quyền lợi căn bản và chính dáng như nhau.

Ngày 10/12/1948 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng công bố bản tuyên ngôn quyền con người. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cộng đồng thế giới đảm nhận trách nhiệm quảng bá và bênh vực quyền con người như một nghĩa vụ trường kỳ, Khoản 1 và 2 của bản tuyên ngôn con người đã khẳng định : tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng trong phảm giá và quyền lợi, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính.


3. TÌNH LIÊN ÐỚI NHÂN LOẠI
Những sự khác biệt giữa người này với người kia về hoàn cảnh, về điều kiện xã hội, về khả năng trí thức, về đời sống … nằm trong kế hoạch đầy yêu thương của Thiên Chúa ( Mt 20,15 ; 25,14-30) ; Người muốn mỗi người nhận được từ người khác những gì mình cần phải có và những người đang có những “nén bạc” dồi dào, phải biết thông ban những hoa lợi cho cả những người túng thiếu (Mt 10,8 ; 18,23-35). Mỗi người cần đến nhau, không ai là đủ cho chính mình (St 2,18-24). Sự thực này đủ kiến tạo nên tình liên đới và chia sẻ, nhờ đó góp phần làm phong phú cho nhau.

Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta tiêu chuẩn để thực thi tình liên đới “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn ; Ta khát các ngươi đã cho uống ; Ta là khác lạ, các ngươi đã tiếp rước ; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc ; Ta dau yếu, các ngươi đã thăm nom ; Ta ngườiồi tù, các ngươi đã đến thăm. Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một người trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,35-36.40).

Liên đới là đòi hỏi trực tiếp của tình huynh đệ nhân loại và Kitô giáo. Đối với người kitô hữu, tình liên đới bắt nguồn sâu xa từ chính Chúa Giêsu, Đấng đã liên kết chúng ta và cho ta được cia sẻ sự sóng với Người (Ga 17,11). Và trong suốt chiều dài lịch sử Hội Thánh, tình liên đới ấy đã thúc đẩy bao nhiêu kitô hữu hy sinh hiến dâng cuộc đời nhữngằm mang lại cho người khác một cuộc sống xứng danh là con người và con Chúa. Gần gũi với chúng ta là Mẹ Têrêxa thánh Calcutta. Suốt cuộc đời, Mẹ dấn thân phục vụ người nghèo, người đau khổ, để đưa họ trở lại cuộc sống làm người dù là những giây phút cuối đời, được chết đúng với thân phận con người.

Trong sinh hoạt xã hội, tình liên đới được biểu lộ qua việc phân phối của cải và công việc cho đồng đều. Tình liên đới cũng giúp cho con người giải quyết những vấn đề nghèo đói trong xã hội, xây dựng mộ xã hội trật tự, công bằng hơn.

Noi gương Chúa Kitô, người Kitô hữu nỗ lực thể hiên tình liên đới trong sự hiệp thông đức tin, cũng như trong sự chia sẻ của cải vật chết hằng ngày (Mt 25,35-36 ; Ga 13,35). Nhờ đó, Tin Mừng Chúa Kitô được thấm nhập vào mọi thực tại của đời sống.

BÀI 37: ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

2083 - 2141

"Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (x. Mt 22,37; x. Lc 10,27)

“Nghe đây, hỡi Ít-ra-en: Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Ðức Chúa duy nhất" (Ðnl 6,4).
I . Ý NGHĨA. 

Giới luật thứ nhất dạy tôi thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Ngài trên hết mọi sự.

Thờ phượng Thiên Chúa là nhận biết Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và là chủ tể trời đất muôn vật, đồng thời hết lòng tôn thờ, kính phục và yêu mến Ngài.  

 II . CÁCH THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA.  

Thờ phượng Thiên Chúa bề trong cũng như bề ngoài, cùng tham dự các việc thờ phượng chính thức của Giáo Hội gọi là Phụng vụ.  

Những việc Phụng vụ quan trọng nhất .

Là Thánh lễ, các Bí tích và kinh Nhật tụng (kinh nguyện hằng ngày của các linh mục, tu sĩ. Công đồng Vatican II cho phép và khuyên giáo dân cùng đọc).  



III. NĂM PHỤNG VỤ.

Được tổ chức theo 2 mùa chính: 



1) Mùa Giáng sinh (Noel):

giúp người tín hữu sống mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống làm người.  



Mùa Giáng sinh có những lễ lớn (lễ trọng).

  • Lễ Giáng sinh (Noel, còn gọi là lễ Sinh nhật.

  • Lễ Hiển linh ( quen gọi là lễ Ba Vua).

Trước lễ Giáng sinh có 4 tuần chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ, gọi là Mùa Vọng (Avent).  

2) Mùa Phục sinh (Pâques):

Giúp người tín hữu sống mầu nhiệm Đức Giêsu cứu độ nhân loại bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài.  



Mùa Phục sinh có những lễ lớn (lễ trọng).

  • Lễ Phục sinh (Pâques).

  • Lễ Chúa Giêsu lên trời (gọi là lễ Lên Trời, hay Thăng Thiên).

  • Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (gọi là lễ Hiện xuống).

Trước lễ Phục sinh có một thời kỳ chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ, gọi là Mùa Chay (Carême).

Ngoài ra Giáo Hội còn nhiều ngày lễ khác kính Đức Mẹ và các Thánh là những vị đã sống trung thành với Chúa và hằng cầu khẩn cho chúng ta trước mặt Chúa.  



IV . NHỮNG TỘI VI PHẠM GIỚI LUẬT THỨ NHẤT. 

1) Thờ loài thụ tạo.

 Là tội thờ tà thần ma quỷ, thờ súc vật, gỗ đá, mặt trời, mặt trăng, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác và coi đó như là Thiên Chúa của mình vậy. 



Chú ý:

Việc thờ kính cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Chữ "thờ" theo nghiã tuyệt đối chỉ dành cho việc thờ Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là người như chúng ta, nghiã là các ngài cũng là loài thụ tạo do Chúa dựng nên, nên chúng ta không thể thờ các ngài như là thờ Thiên Chúa của chúng ta. Ở đây, chỉ có thể dùng chữ "thờ" trong việc thờ kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ theo nghiã tương đối mà thôi.



Tuy nhiên, lúc nào chúng ta cũng phải tôn kính, biết ơn, hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ theo luật Chúa dạy và theo giáo huấn của Giáo Hội, qua việc tưởng nhớ, xin lễ và cầu nguyện cho các ngài.  

2) Mê tín dị đoan.

Là tin rằng các loài thụ tạo cũng có quyền năng phi thường như Chúa, như là phù thủy, bói toán, hoặc tin vào những tiếng chim kêu, gà gáy, cùng những điều khác tương tự như vậy.  



3) Phạm sự thánh.

Là tội xúc phạm đến những người, những nơi hay là những của gì đã được hiến dâng cho Thiên Chúa để làm việc thờ phượng Ngài, như xúc phạm vào những vị có chức thánh, thánh đường hoặc lạm dụng của thánh... 



V . CẦU NGUYỆN . 

1 . Định nghĩa:

Cầu nguyện là nâng lòng trí lên cùng Chúa mà thờ lạy, cảm tạ, xin Ngài tha thứ tội lỗi và ban những ơn lành hồn xác.  



2 . Sự cần thiết.

Cầu nguyện là việc rất cần thiết, như lời Đức Giêsu đã dạy: "Phải cầu nguyện luôn, đừngbao giờ chán". Ngài còn cho biết: "Không có Thầy, các con không làm được gì" (Lc.18,1; Ga. 15,5).  



3 . Cầu nguyện khi nào?

Tôi phải cầu nguyện luôn, nhất là buổi sáng, buổi tối, những khi bị cám dỗ hoặc những khi gặp đau khổ, hiểm nguy phần hồn phần xác.  



4 . Tâm tình.

Khi cầu nguyện thì bên trong phải có lòng khiêm nhường, kiên nhẫn và cậy trông;



bên ngoài, tôi phải có cử chỉ nghiêm trang, cung kính.  

5 . Cách cầu nguyện.

Có hai cách:

Đọc kinh ngoài miệng.

Cầu nguyện trong lòng.  

6 . Hình thức cầu nguyện trong Giáo Hội.

Có 2 hình thức:  

(1)    Hình thức chính thức cũng gọi là Phụng vụ, như khi có linh mục hoặc phó tế chủ sự một lễ nghi nào đó.

(2)    Hình thức không chính thức: như đọc kinh ban sáng, ban tối, hoặc riêng tư hoặc đọc chung với nhau.  

7 . Đức Giêsu dạy chúng ta kinh để cầu nguyện:  

Kinh Lạy Cha :

"Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến; ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ." (bản dịch năm 1992). 


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương