Tài liệu tham khảo



tải về 0.52 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.52 Mb.
#7552
1   2   3   4   5   6   7

7. BỔN PHẬN NGƯỜI TÍN HỮU.

Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn kính và vâng phục các vị chủ chăn trong các điều hợp lẽ đạo. Tích cực xây dựng nước Chúa và giúp đở các ngài về mặt tinh thần lẫn vật chất.    



BÀI 30. BÍ TÍCH HÔN PHỐI

1601 – 1666
1. ĐỊNH NGHĨA.

Bí tích hôn phối là bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Chúa và Hội Thánh, cùng ban cho họ ơn sống xứng đáng chức phận mình. 



2. GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:

          * Trong tiệc cưới ở Cana, Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và Mẹ Người đến dự và chúc lành cho hôn nhân của họ.(Ga.2,1-11)

*"Các ông không đọc thấy điều này sao: "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ", và Người đã phán: "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình. Và cả hai sẽ thành một xương một thịt." Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19, 4-6).  

3. GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH:

* "Như xưa kia, Thiên Chúa đến gặp Dân Người bằng một Giao Ước yêu thương và trung thành; thì ngày nay, Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn Phối (Vui mừng và Hy vọng số 48,2).

* “Người ở với họ ban cho họ sức mạnh để họ vác thập gía theo Người, để họ chỗi dậy sau khi sa ngã, để họ tha thứ cho nhau, để mang gánh nặng cho nhau (Vui Mừng và Hy vọng số 48,2), để họ phục tùng nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô" (Ep 5,21) và yêu thương nhau vớimột tình yêu siêu nhiên, tế nhị và phong nhiêu khi họ vui hưỏng tình yêu và cuộc sống gia đình Chúa ban cho họ từ đời này được nếm hưởng bàn tiệc cưới Con Chiên" (GLHTCG số 1642).

* "Bí tích Hôn Phối biểu thị sự hợp nhất giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này ban ơn giúp các đôi vợ chồng yêu thương nhau như ĐứcKitô đã yêu thương Hội Thánh. An sủng bí tích kiện toàn tình yêu tự nhiên của đôi vợ chồng, củng cố sự hiệp nhất bất khả phân ly và thánh hóa họ trong đời sống siêu nhiên" (GLHTCG số 1661).

* "Hôn ước mà nhờ đó người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sự sống và tình yêu, đã được Đấng Sáng Tạo thiết lập và phú cho những luật riêng. Tự bản chất, hôn nhân hướng đến thiện ích của đôi vợ chồng, việc sinh sản và giáo dục con cái. Hôn nhân giữa những người đã chịu phép Thánh tẩy được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích" (GLHTCG, số 1660). 

4. CỬ HÀNH HÔN PHỐI.

Trong bí tích hôn phối, chính đôi bạn làm nên Bí Tích, khi họ bày tỏ sự ưng thuận tự do trước mặt Chúa và Hội Thánh.

Linh mục hay phó tế chủ sự nghi thức, sẽ đón nhận lời trao đỗi ưng thuận của đôi bạn và chúc lành cho họ nhân danh Chúa Kitô và Hội Thánh Người. 

5. ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO.

"Đặc tính chính yếu của hôn nhân là đơn nhất, bất khả phân ly và đón nhận con cái" (GLHTCG số 1664).

Đơn nhất và bất khả phân ly. Nghĩa là chỉ một vợ, một chồng làm thành hôn nhân, tạo nên một gia đình, và hai người phải trung thành sống với nhau cho đến trọn đời, đồng thời giáo dục con cái theo ý Chúa Kitô và Hội Thánh dạy. 

6. ĐIỀU KIỆN LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÔN PHỐI.

Đã lãnh nhận bí tích rửa tội thành sự.

Tự do kết hôn, công khai nói lên sự ưng thuận của mình.

Không bị ngăn trở bởi luật tự nhiên và lậut Giáo Hội.

Hiểu biết về bí tích hôn nhân và đời sống gia đình. 

7. ƠN ÍCH TRONG HÔN NHÂN.

Hôn nhân công giáo, giúp vợ chồng hoàn thành ơn gọi của mình là trung thành yêu thương nhau, đồng thời cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái. 



8. SỐNG BÍ TÍCH HÔN PHỐI:

·   "Thánh Phaolô nói: "Người làm chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Mầu nhiệm này thật cao cả, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính trọng chồng " (Ep 5,25.28. 32) (GLHTCG số 1659).

·   "Gia đình tín hũu là nơi con cái tiếp nhận nền móng đức tin. Vì vậy, gia đình được gọi rất đúng là "Hội Thánh thu nhỏ" hay "Hội Thánh tại gia", cộng đồng ân sủng và cầu nguyện, trường học phát triển các đức tính tự nhiên và đức mến Kitô giáo" (GLHTCG số 1666). 

BÀI  31. ƠN THIÊN TRIỆU

27. 31. 914-945. 1533. 1877. 2226. 2232. 2252. 2253


Ơn thiên triệu là ý Chúa muốn cho mỗi người sống trong một địa vị nào đó. Nhưng theo nghiã thông thường thì ơn thiên triệu là tiếng Chúa gọi một số người dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì để phục vụ Chúa và anh em đồng loại. 

I . DẤU CHỈ CÓ ƠN THIÊN TRIỆU. 

Nhờ 3 dấu này:

  1. có ý hướng ngay lành,

  2. có đủ điều kiện,

  3. được Bề trên chấp thuận.  

II . ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI MUỐN SỐNG BẬC TU TRÌ. 

Phải cầu nguyện, suy nghĩ, nhờ người khôn ngoan chỉ dẫn và sẵn sàng đáp lại lời Chúa kêu gọi mình.  



III . NHỮNG LỜI KHẤN CỦA BẬC TU TRÌ 

Những người theo đời sống bậc tu trì khấn 3 điều này:

  1. sống nghèo khó,

  2. sống trong sạch,

  3. sống vâng lời.  

IV . BỔN PHẬN CỦA CHA MẸ 

Khi thấy con  muốn dâng mình cho Chúa, cha mẹ hãy hy sinh giúp đỡ và sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa về con cái mình. 



BÀI  32 :  PHỤ TÍCH

(hay còn gọi là Á Bí tích)



1667 – 1690
I . ĐỊNH NGHĨA. 

Phụ tích là những dấu chỉ bề ngoài do Giáo Hội lập ra, nhờ đó người tín hữu chuẩn bị chu đáo, để nhận được nhiều ơn Chúa giúp do lời Giáo Hội cầu xin.  



II. HÌNH THỨC: 

Có 3 loại phụ tích:

  1. những lễ nghi làm phép người và đồ dùng.

  2. những lễ nghi cung hiến người và những dụng cụ dành riêng cho việc thờ phượng.

  3. những lễ nghi trừ khử ma quỷ.  

III . Ý NGHĨA. 

Giáo Hội muốn cho người tín hữu hiểu rằng: Ơn cứu độ có thể khử trừ ảnh hưởng xấu xa của ma quỷ, và làm cho mọi vật trở nên phương tiện lành thánh giúp chúng ta kết hợp được với Chúa. 



IV . CẦU NGUYỆN.  

Xin Chúa cho con  có lòng tôn kính và tin tưởng vào Chúa nhiều hơn, để con tránh được những mê tín dị đoan



PHẦN III : LUÂN LÝ
Bài 33: Sống theo ý Chúa.

Bài 34: Nhân đức.

Bài 35: Tội lỗi.

Bài 36: Cộng đồng nhân loại

Bài 37: Giới răn thứ I.

Bài 38: Giới răn thứ II.

Bài 39: Giới răn thứ III.

Bài 40: Giới răn thứ IV.

Bài 41: Giới răn thứ V.

Bài 42: Giới răn thứ VI & IX.

Bài 43: Giới răn thứ VII & X.

Bài 44: Giới răn thứ VIII.

Bài 45:  Điều răn của Giáo Hội.

Bài 46:  Thánh hoá đời sống hằng ngày. 

"Ai biết các giới luật của Thầy và tuân giữ các giới luật đó, thì họ là người yêu mến Thầy. Và ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến họ" (Ga 14. 21).  

BÀI 33. SỐNG THEO Ý CHÚA

1691 – 1802
I/ BIẾTN Ý CHÚA

Nhận biết và tuân theo thánh ý Chúa là Cha như chính Đức Giêsu đã làm gương. 



II . PHƯƠNG CÁCH.

Tôi biết được ý Chúa bằng 4 cách sau đây:  



1) Nhờ luật tự nhiên.

            Luật tự nhiên là luật mà Chúa đã ghi vào lương tâm mỗi người.



Lương tâm là tiếng Chúa nói trong tâm hồn khuyên tôi làm điều tốt và tránh điều xấu.  

2) Nhờ 10 giới luật.

Luật mà Chúa đã truyền cho ông Môisen trên núi Sinai .



  • Thứ nhất: thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

  • Thứ hai: chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.

  • Thứ ba: giữ ngày Chúa Nhật.

  • Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.

  • Thứ năm: chớ giết người.

  • Thứ sáu: chớ làm sự dâm dục.

  • Thứ bảy: chớ lấy của người.

  • Thứ tám: chớ làm chứng dối.

  • Thứ chín: chớ muốn vợ/ chồng người.

  • Thứ mười: chớ tham của người.

Mười điều răn (= giới luật) ấy tóm về hai (= tóm tắt thành 2 điều) này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen  

3) Nhờ lời Chúa dạy trong Kinh Thánh.

Luật mến Chúa yêu người trong Tin Mừng của Đức Giêsu, nhất là trong "bài giảng trên núi", bắt đầu bằng "8 mối phúc thật” như sau :



  • Thứ nhất: ai có lòng khó khăn (nghèo khó) ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.

  • Thứ hai: ai hiền lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.

  • Thứ ba: ai khóc lóc (vì gặp điều đau khổ) ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được (Chúa) an ủi vậy.

  • Thứ bốn: ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được (Chúa làm cho) no đủ vậy.

  • Thứ năm: ai thương xót người (người khác, tha nhân) ấy là phước thật, vì chưng mình sẽ được (Chúa) thương xót vậy.

  • Thứ sáu: ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phước thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.

  • Thứ bảy: ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.

  • Thứ tám: ai chịu khốn nạn vì đạo ngay ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy. (Mt 5, 1-12)  

4) Nhờ giáo huấn và luật lệ của Giáo Hội thay mặt Chúa mà dạy cho tôi.  

Phần đọc thêm (Xuất Hành 20, 1-17)  

Thiên Chúa đã phán hết thảy các lời này, rằng: "Ta là Yavê (*), Thiên Chúa của ngươi (ngôi thứ hai số ít: con, bạn, anh, chị, em...), Đấng đã đem ngươi ra khỏi đất Ai cập, khỏi nhà tôi mọi (tôi tớ, nô lệ). (1) Ngươi sẽ không còn các thần khác trước nhan (mặt) Ta. Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng, vì Ta, Yavê Thiên Chúa của ngươi, Ta là Thiên Chúa ghen tuông phạt tội cha ông trên con cháu đến ba bốn đời, đối với ai thù ghét Ta, vàgiữ nghiã dư ngàn với những ai yêu mến Ta và giữ các lệnh truyền của Ta.

(2) Ngươi sẽ không hư từ nêu danh Yavê, Thiên Chúa của ngươi, vì Yavê sẽ không dung kẻ hư từ nêu danh Người. (3) Ngươi hãy nhớ tới ngày hưu lễ để tác thánh (thánh hóa) ngày ấy. Trong 6 ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy là ngày hưu lễ kính Yavê Thiên Chúa của ngươi; ngươi sẽ không làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi, thú vật của ngươi và khác ngụ cư ở bên trong cổng thành ngươi. Vì trong sáu ngày, Yavê đã làm nên trời đất, biển và tất cảmọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy; bởi thế Yavê đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thánh nó. (4) Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, ngõ hầu ngày đời ngươi được kéo dài trên thửa đất Yavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi. (5) Ngươi sẽ không giết người. (6) Ngươi sẽ không ngoại tình. (7) Ngươi sẽ không trộm cắp. (8) Ngươi sẽ không làm chứng gian cáo tội đồng loại. (10) Ngươi sẽ không mê muốn nhà cửa của đồng loại. (9+ 10) Ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại, tớ trai tớ gái của nó, bò lừa của nó và bất cứ vật gì của nó. 

Phụ chú:

Yavê (Giavê) tên của Thiên Chúa, và theo Sách Xuất Hành 3, 14 thì tên riêng này có nghiã là: "Ta là Đấng ở cùng các con".  


BÀI 34 : NHÂN ĐỨC

1803 – 1829
I . ĐỊNH NGHĨA

Nhân đức là những đức tính tốt mà Thiên Chúa đặt để trong con người: Nhân chi sơ, tính bản thiện.



Có 2 thứ nhân đức:

  1. nhân đức tự nhiên – nhân bản. 

  2. nhân đức siêu nhiên – đối thần.  


II. NHÂN ĐỨC TỰ NHIÊN HAY CÒN GỌI LÀ ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN

Như thế, nhân đức tự nhiên là những thói quen tốt, do tập luyện mà có được, giúp ta làm điều lành, tránh điều dữ một cách dễ dàng, như tính ngay thẳng, sự thật thà, liêm chính...  hay là những nhân đức giúp ta sống tinh thần Tin Mừng giữa xã hội mà ta đang sống.


III.  NHÂN ĐỨC SIÊU NHIÊN HAY CÒN GỌI LÀ NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

Nhân đức siêu nhiên là những khả năng, mà Chúa ban cho con người khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, giúp họ sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và hưởng hạnh phúc đời đời.  Đối thần, nghĩa là con người đối diện với thần minh của mình, với Thượng Đế của mình hay với Thiên Chúa của mình, hay là nhân đức trực tiếp quy hướng về Thiên Chúa.

Có 3 nhân đức đối thần : Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
1812 (1266). Các đức tính nhân bản bắt nguồn từ những nhân đức đối thần. Nhân đức đối thần đem lại cho con người những khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4). Vì quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, các nhân đức đối thần giúp người Ki-tô hữu sống với Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần.

1813 (2008). Các nhân đức đối thần là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Ki-tô giáo. Chúng định hình và làm sinh động mọi đức tính luân lý, Thiên Chúa ban các nhân đức này cho tín hữu, để họ có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống muôn đời. Nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần: tin, cậy, mến (x. 1Cr 13,13).
A . ĐỨC TIN  

I . ĐỊNH NGHĨA

Đức tin là nhân đức siêu nhiên, giúp tôi chấp nhận vững vàng những điều Chúa dạy và nhờ Giáo Hội truyền lại, vì Ngài là Đấng chân thực, không thể sai lầm và không lừa dối ai.  


II . SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỨC TIN

Đức tin rất cần, để  được cứu độ như tác giả thư Do-thái đã viết: "Không có Đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa" (Dt.11, 6).  


III. TỘI PHẢN NGHỊCH CÙNG ĐỨC TIN 

Có những tội sau đây:

  1. cố tình hồ nghi hay là không tin những điều Chúa dạy.

  2. hổ thẹn không dám tỏ mình ra là người Công giáo.

  3. liều mình trong những dịp nguy hiểm có thể làm mất Đức tin.

  4. chối đạo (bỏ đạo).


IV. NHỮNG DỊP  CÓ THỂ LÀM MẤT ĐỨC TIN

Thường là những dịp này:

(1) giao thiệp với những người thù nghịch với đạo Chúa.

(2) xem sách báo và những phim ảnh xấu.

(3) lười biếng không chịu học hỏi thêm đạo lý, để sống Đức tin.


V. SỐNG ĐỨC TIN  

Là tập cho mình quen phán đoán mọi sự dưới ánh sáng Tin Mừng (theo giáo huấn Phúc âm) và cố gắng áp dụng những điều Chúa dạy vào đời sống hằng ngày.  


VI . KINH ĐỨC TIN. 

"Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có ba ngôi, mà ngôi thứ hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh, Amen."  


B . ĐỨC CẬY .  

I. ĐỊNH NGHĨA

Đức Cậy là nhân đức giúp ta trông cậy vững vàng, nhờ công ơn của Đức Giêsu, ta sẽ được Chúa ban ơn đầy đủ, để sống đạo sốt sắng ở đời này và đời sau được hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa.Vì Chúa là Đấng đầy quyền năng, rất nhân từ và trung tín, luôn giữ trọn lời đã hứa.  


II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỨC CẬY

Ta cần phải trông cậy vào Chúa hơn, nhất là khi bị cám dỗ, thử thách và những lúc gặp gian nan đau khổ ở đời, như lời Thánh Phêrô đã khuyên nhủ: "Anh chị em hãy trút bỏ mọi thứ lo âu cho Chúa, vì Chúa luôn săn sóc anh chị em" (1Pr 5, 7).  


III. NHỮNG TỘI PHẢN NGHỊCH CÙNG ĐỨC CẬY

Có những tội này:

  1. quá ỷ lại vào lòng nhân từ của Chúa, mà không lo làm điều lành tránh điều dữ.

  2. cậy vào sức mình một cách thái quá.

  3. quá thất vọng, không còn trông cậy vào Chúa nữa.  


IV. SỐNG ĐỨC CẬY 

Chu toàn bổn phận hằng ngày với tất cả niềm phó thác vào bàn tay Thiên Chúa Quan phòng. 


V. KINH TRÔNG CẬY

"Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc (quyền phép) và lòng lành (nhân từ) vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được, Amen."  



C. ĐỨC MẾN 

I. ĐỊNH NGHĨA

Là nhân đức giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa ta cũng sẽ yêu thương mọi người như chính mình ta.



Kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự:

Nghĩa là yêu mến Thiên Chúa hết lòng: yêu Ngài hơn tất cả mọi loài, mọi người, mọi vật trên trần gian. Thà mất hết mọi sự còn hơn là phạm tội làm mất lòng Ngài. 


II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỨC MẾN

Ta phải yêu mến Chúa vì Ngài là Cha nhân từ, tốt lành vô cùng. Ngài yêu thương ta trước và luôn ban ơn cho ta.  

Ta phải yêu thương tất cả mọi người, dù người đó là kẻ thù nghịch với ta, như lời Chúa đã dạy: "Các con hãy yêu thương kẻ thù nghịch các con" (Mt 5, 44).  

Ta phải yêu thương tất cả mọi người, vì những lý do sau đây:  


  1. Chính Đức Giêsu đã dạy như thế.

  2. Vì mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26-27; 9, 6) và đã được Đức Giêsu cứu chuộc bằng cái chết của Ngài.

  3. Vì mọi người đều là con một Cha trên trời, đều được mời gọi vào chung hưởng hạnh phúc đời đời. 


III. TỘI LỖI ĐỨC MẾN  

Mỗi khi ta thờ ơ lãnh đạm đối với Chúa hoặc thù ghét Ngài. Nói chung, mỗi khi ta lỗi luật Chúa mà phạm tội là ta đã phạm tới Đức mến rồi, như lời Đức Giêsu đã nói: "Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy" (Ga 14, 23).  


IV. CÁCH GIA TĂNG ĐỨC MẾN

Có 3 cách này:  

1)     Năng tưởng nhớ tới Chúa và quyết tâm yêu mến Ngài.

2)     Dâng lên cho Chúa những việc tôi làm và những buồn vui trong ngày.
3)     Cố gắng giúp đỡ người khác về tinh thần cũng như vật chất.  
V. KINH ĐỨC MẾN  

"Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng; lại vì Chúa thì tôi thương yêu người ta như mình tôi vậy, Amen."  



BÀI 35. TỘI LỖI

1846 - 1876
I . ĐỊNH NGHĨA. 

Tội là cố tình lỗi luật của Chúa hay là luật Giáo Hội: bằng tư tưởng, bằng lời nói, bằng việc làm hoặc là bỏ qua không làm những việc phải làm [thiếu sót].  



Có hai thứ tội: tội trọng (tội nặng) và tội nhẹ.  

II . TỘI TRỌNG 

Là khi người ta cố tình phạm một điều luật nặng, dù đã kịp suy nghĩ trước. 



1 )  Thiệt hại.

Tội trọng làm cho tôi mất sự sống siêu nhiên Chúa ban cho tôi, mất công phúc tôi đã lập trước, đáng chịu hình phạt của Chúa ở đời sau - và có khi cả hình phạt của Giáo Hội ở đời này nữa.  



2 ) Thống hối.

Khi phạm tội trọng phải giục lòng ăn năn tội cách trọn, rồi tìm cách lãnh nhận Bí tích Hòa giải (đi xưng tội với một linh mục) càng sớm càng tốt. Sau đó, còn phải dùng mọi phương thế để khỏi phạm lại tội đó nữa.  



III . TỘI NHẸ. 

Khi  lỗi phạm một điều luật nhẹ, hoặc một điều luật nặng mà chưa kịp suy nghĩ hay là chưa hoàn toàn ưng theo.  



1 ) thiệt hại.

Tội nhẹ dù không làm mất sự sống siêu nhiên Chúa đã ban cho tôi, nhưng làm cho tôi bớt lòng kính mến Chúa, hướng lòng về điều xấu, dễ phạm tội trọng (tội nặng) và đáng chịu hình phạt đời này hoặc đời sau trong luyện ngục . 



2 ) phương cách tránh xa dịp tội.

Phải siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận Bí tích Hòa giải (xưng tội), Bí tích Mình Thánh Chúa (rước lễ) và tránh các cơ hội có thể đưa tôi tới việc phạm tội, như lời Đức Giêsu đã dạy rằng: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ" (Mt. 26, 41).  



IV . CÁC TỘI THƯỜNG PHẠM. 

Các tội người ta thường phạm do 7 nết xấu này mà ra, quen gọi là 7 mối tội đầu: kêu ngạo, hà tiện, dâm dục, ghen ghét, mê ăn uống, hờn giận, lười biếng (xin xem lại "Kinh bảy mối tội đầu" nơi Phần tài liệu đọc thêm sau câu 244, trang 3). 



V . CẦU NGUYỆN. 

Xin Chúa soi sáng và thêm sức mạnh cho con biết làm nhiều việc lành và biết xa lánh tội.




BÀI 36 : CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

1877 – 1948

Đức Chúa phán với ông Cain : “Aben, em ngươi đâu rồi”… Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên ta” (St 4,9).

Bằng mọi cách tôi đã tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy : cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35.)

Khi cày, thợ cày phải mong được chia phần ; và khi đạp lúa, kẻ đạp lúa phải mong được chia phần (1Cr 9,10).
Con người cần đến đời sống xã hội để tự phát triển theo đúng bản tính. Có những mối liên hệ xã hội như gia đình và Nhà Nước, đáp ứng trực tiếp được bản tính con người. Nhân vị chính là và phải là nguyên lý, chủ thể và cứu cánh của mọi định chế xã hội. Con người có nhân vị vì là hình ảnh của Thiên Chúa.

Hơn nữa, con người luôn có tính xã hội, sống là sống với và sống cùng người khác. Đến nỗi người ta có thể nói : không ai có thể sống cho ra người nếu không sống trong xã hội. Mối quan hệ giữa con người và xã hội ngày càng trở nên phong phú, chặt chẽ hơn. Đời sống của người kitô hữu không thể tách rời khỏi những sinh hoạt xã hội. Hơn thế nữa, đức tin phải là men, là muối, là ánh sáng cho mọi sinh hoạt của con người trong xã hộ. Vì thế, khi hiểu biết về phẩm giá con người, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cộng đồng nhân loại để thấy được vai trò của mình trong xã hội và nhờ xã hội mà chúng ta phát triển nhân cách một cách tự nhiên cũng như để nhận ra phải luôn biết tôn trọng lẫn nhau, nhất là phải công bằng với nhau, thì xã hội mới cân bằng.


I/ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

1. Tính Cách cộng đồng của ơn gọi làm người

1879 (1936). Con người cần đến đời sống xã hội. Ðời sống này không phải là một cái gì được thêm vào nhưng là một đòi hỏi của bản tính con người. Nhờ trao đổi với người khác, nhờ phục vụ lẫn nhau và nhờ đối thoại với anh em, con người phát triển các tiềm năng; nhờ đó họ đáp lại ơn gọi của mình (GS 25,1).

Theo như sách Sáng thế, thì con người được Thiên Chúa dựng nên không phải riêng rẽ, nhưng là có tính xã hội ; có nghĩa là Thiên Chúa đặt con người trong tương quan với người khác, kết hợp với nhau tạo nên một sự hỗ tương giữa người với người, nghĩa là có mối dây ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau. Chính vì thế, trong cuộc sống, không ai có thể nói tôi sống mà không cần đến người khác, hay không ai cần đến tôi.

Kinh Thánh xác định cho chúng ta rất rõ : “Lòng yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời khỏi tình yêu anh em” (Rm 13,9). Hay Thánh Gioan cũng nói : “Ai yêu mến Thiên Chúa mà không yêu anh em mình là kẻ nói dối” (Ga …).

Khi thành lập Giáo Hội, Chúa Giêsu đã quy tụ những kẻ tin người thành một cộng đoàn theo khuôn mẫu của Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Công Đồng Vatican II cũng đã xác nhận tính cách xã hội của Hội Thánh khi nói : “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Người muốn quy tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết chính Người trong chân lý và phụng sự Người trong thánh thiện” (Hc. HT. 9).

Con người là hình ảnh Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là cộng đoàn Ba Ngôi vị. Vì thế, tự bản chất, con người có tính xã hội. Con người cần được sống trong xã hội. Nhờ sự trao đổi, đối thoại với người khác và nhờ sự phục vụ lẫn nhau, con người phát triển khả năng của mình, hoàn thiện nhân bản và đức tin của mình.


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương