Tài liệu tham khảo



tải về 0.52 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.52 Mb.
#7552
1   2   3   4   5   6   7

+ Mùa Vọng

+ Mùa Giáng sinh

+ Mùa Chay

+ Mùa Phục sinh

+ Mùa thường niên (sau Giáng sinh, trước chay ; sau Ps, trước mùa vọng)

IV – SỐNG PHỤNG VỤ. 

Phụng vụ là nguồn ơn thánh Thiên Chúa chuẩn bị cho con người. Chúng ta siêng năng tham dự phụng vụ vừa để tỏ tâm tình với Thiên Chúa, đồng thời chúngta cũng nhận lãnh được nhiều ơn lành làm cho đời sống con người trở nên phong phú hơn. 


Bài 23. BÍ TÍCH

1113 - 1209
I – ĐỊNH NGHĨA. 

Bí tích là dấu chỉ bên ngoài, do chính Chúa Kitô thiết lập để ban ơn bên trong cho ta được nên thánh. 



II – GIẢI THÍCH. 

Bí Tích: Bí là kín, bí nhiệm, ẩn giấu. Tích là dấu tích. Vậy Bí Tích là những việc làm mà chúng ta nhìn thấy, còn cho một kết quả bí nhiệm bên trong mà bình thường không thể nhận ra được.

Dấu chỉ bên ngoài: là những việc làm, những nghi thức, câu kinh, lời đọc: là tất cả những gì mà chúng ta cử hành.

Ban ơn bên trong: những dấu chỉ bên ngoài tự nó không có giá trị, nhưng nó có giá trị nhờ Chúa dùng những dấu bên ngoài đó để ban ơn cho những ai cử hành và tham dự với tất cả niềm tin.

Chúa Kitô thiết lập: trong tất cả các Bí Tích đều phải do chính Chúa Kitô thiết lập. Nếu không thì không phải là Bí Tích. 
III – SỐ LƯỢNG. 

Có bảy Bí Tích: Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Giải tội, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh, Hôn Phối. 



IV – PHÂN CHIA. 

1 – Bí Tích khai tâm Kitô Giáo.

Gồm có 3 Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể.



2 -  Bí Tích chữa lành.

Gồm có 2 Bí Tích: Giải Tội và Xức Dầu Bệnh Nhân.



3 -  Bí Tích xây dựng cộng đoàn.

Gồm có 2 Bí Tích: Truyền Chức Thánh và Hôn Phối. 



V – SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH. 

Bí Tích cần thiết cho người tín hữu để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô hành động nơi các Bí Tích và Chúa Thánh Thần tác động, thánh hoá những người lãnh  nhận, để họ được trở nên giống Con Thiên Chúa hơn.

Chúng ta siêng năng lãnh nhận Bí Tích để được dồi dào ơn thánh và mỗi ngày trở nên giống Chúa Kitô hơn. 

I. CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU 

"Việc khai tâm Kitô giáo được thực hiện bằng ba bí tích: bí tích Thánh Tẩy khởi đầu đời sống mới; bí tích Thêm Sức củng cố đời sống mới; và bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng người môn đệ bằng Mình và Máu Chúa Kitô để biến họ nên đồng hình đồng dạng với Người" (GLHTCG, số 1275). 


Bài 24. BÍ TÍCH THÁNH TẨY

1213 - 1274
Là nền tảng các Bí Tích, là cửa dẫn vào đời sống mới trong Chúa Thánh Thần và là điều kiện để lãnh nhận các Bí Tích khác. 

1 . ĐỊNH NGHĨA: 

Bí Tích Thanh tẩy là Bí Tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Chúa và con hội thánh. 



2 .  LỆNH TRUYỀN & GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:  

* "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới dất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn dệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em,. Và đâ, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 18-20). 

* " Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án" (Mc 16,15-16). 

* "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh lại bởi ơn trên. Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí" (Ga 3, 3.5). 



3 .  GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH: 

* "Khi chúng ta được dìm vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Kitô Giêsu, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6,3-4; Cl 2,12). 

* "Bí tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào Hội Thánh và tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh: "Bí tích Thánh Tẩy tái sinh chúng ta nhờ nước và trong Lời Chúa" (GLHTCG, số 1213). 

4 . HIỆU QUẢ BÍ TÍCH THÁNH TẨY: 

Ban cho người lãnh nhận các ơn sau đây: 

§    được tha thứ tội lỗi (GLHTCG số 1263),

§    trở nên thụ tạo mới (GLHTCG số 1265),

§    tháp nhập vào Hội Thánh là Thân Thể Chúa Kitô (GLHTCG số 1267),

§    hiệp thông với mọi Kitô hữu khác (GLHTCG số 1271),

§    in "ấn tín của Chúa" không thể tẩy xóa (GLHTCG số 1272). 



5 . SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH THÁNH TẨY. 

Là cần thiết cho Ơn Cứu độ (GLHTCG số 1257):

Bí Tích Thánh tẩy là ngưởng cửa dẫn vào đời sống mới và là điều kiện để lãnh nhận các Bí tích khác. Một người chưa lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, thì không được lãh nhận bất cứ Bí Tích nào khác. 

Thắc mắc:

Người không lãnh Bí Tích Thánh Tẩy có thể được cứu rỗi không ?

Bình thường thì không, vì Chúa Giêsu đã dạy: “Ai không sinh lại bởi Nước và Thánh Thần thì không được vào nước Thiên Chúa”.



Nhưng có thể được cứu rỗi trong 2 trường hợp sau:

· Người chịu chết vì Đức Tin: cho dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy,nhưng sẳn lòng tuyên xưng Đức tin và chịu chết, thì đã chịu phép Thánh Tẩy bằng Máu thay vì nước.

· Người có lòng ước ao: người ước muốn giữ đạo Chúa, sống theo thánh ý Chúa, nhưng chưa có điều kiện để lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. 

6 . ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH TẨY.

Tất cả những người chưa lãnh bí tích thánh tẩy mà có lòng tin và ước ao thì đều được lãnh nhận. Nhưng những người đến tuổi khôn, phải học giáo lý và tham dự những nghi thức gia nhập Kitô giáo.



Đối với trẻ sơ sinh:

Từ rất xa xưa, Hội Thánh đã ban Bí Tích Thánh Tẩy cho trẻ sơ sinh, vì đây là một ân huệ nhưng không của Thiên Chúa để các em được rửa tội trong đức tin của Hội Thánh.



7 . THỪA TÁC VIÊN. 

Thông thường là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế.  

Nhưng khi cần thiết thì mọi người đều được phép, nhưng theo đúng nghi thức của Hội Thánh. Nghi thức Bí Tích Thánh Tẩy khi cần thiết là: Lấy nước lã vừa đổ trên người thụ nhân (nơi xứng đáng nhất) vừa đọc công thức sau: “ (tên thánh). . .Ta rửa con (anh, chị, em. . .) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. 

8 . NGƯỜI ĐỞ ĐẦU. 

Cần có người đở đầu cho người lãnh Bí Tích Thánh Tẩy để nêu gương sáng và dẫn dắt thụ nhân trên đường sống đạo. 



9 . SỐNG BÍ TÍCH THÁNH TẨY. 

Thụ nhân được nhận Bí Tích nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là mang lấy hình ảnh và sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, nên phải sống xứng đáng với những gì đã lãnh nhận. 


Bài 25. BÍ TÍCH THÊM SỨC

1285 – 1314
1. ĐỊNH NGHĨA. 

Bí Tích Thêm Sức là Bí Tích Đức Chúa Giêsu đã lập, cho ta nhận lãnh dồi dào Chúa Thần để làm chứng nhân trung thành của Chú Kitô và tích cực xây dựng Hội Thánh Người. 



2.  GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:

"Bình an cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20,21-22). 



3.  GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH:

           "Nhờ ơn bí tích Thêm Sức, các tín hữu gắn bó với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn và được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần; do đó, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm, như những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô" (GLGHCG, Số 1285). 



4.  HIỆU QUẢ BÍ TÍCH THÊM SỨC:  

"Hiệu quả của bí tích Thêm Sức: lãnh nhận Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt, tăng trưởng và đào sâu ơn bí tích Thánh Tẩy, nghĩa là bí tích Thêm Sức: 

§    Giúp chúng ta đi sâu vào tình nghĩa tử thiêng liêng, cho phép gọi Thiên Chúa là Cha: Abba! Lạy Cha,

§ Giúp kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô,

§ Gia tăng các ơn Chúa Thánh Thần trong chúng ta,

§ Cho chúng ta liên kết trọn vẹn hơn với Hội Thánh;

§ Ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần để chúng ta truyền bá và bảo vệ đức tin bằng lời nói và hành động như những chứng nhân đích thực của Đức Kitô, để anh dũng tuyên xưng danh thánh Chúa Kitô và không bao giờ hổ thẹn vì thập gía" (GLHTCG, số 1302).

§ In ấn tích thiêng liêng vào linh hồn không thể tẩy xoá được. 



5. THỤ NHÂN.

Tất cả những người đã lãnh Bí Tích Thánh Tẩy và đến tuổi khôn thì phải lãnh hận Bí Tích Thêm Sức. 



6.  ĐIỀU KIỆN LÃNH NHẬN.

Người muốn lãnh Bí Tích Thêm Sức phải sạch tội trọng, học biệt giáo lý đầy đủ, đặc biệt về Bí Tích Thêm Sức  và quyết tâm sống đúng bổn phận Kitô hữu. 



7. THỪA TÁC VIÊN.

Thừa tác viên thông thường của Bí Tích Thêm Sức là Đức Giám Mục và những linh mục được chỉ định. Nhưng khi khẩn cấp thì mọi linh mục đều có nhiệm vụ ban Bí Tích nầy. 



8. SỐNG BÍ TÍCH THÊM SỨC.

Ngưòi lãnh Bí Tích Thêm Sức được dồi dào Ơn Chúa Thánh Thần, đó là một người Kitô hữu trưởng thành, nên phải sống xứng đáng với ơn đã lãnh nhận để làm chứng cho Chúa bằng đời sống tốt đẹp của một người trưởng thành. 


Bài 26. BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1322 - 1419
1 . ĐỊNH NGHĨA.

Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh Giá, ban Mình Máu Người hiện diện trong hình Bánh Rượu làm của nuôi linh hồn ta. 



2 . GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:

          Chúa Giêsu nói: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì được sống đời đời. Người ấy luôn kết hợp với Tôi và Tôi luôn kết hợp với người ấy" (Ga 6,51.54.56). 



3 . GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH:

           "Bí Tích Thánh Thể là trung tâm và cao diểm đời sống Hội Thánh. Trong bí tích Thánh Thể, Đức Kitô liên kết Hội Thánh và mọi chi thể của Người vào hy lễ chúc tụng và tạ ơn, hy lễ mà Người đã dâng lên Cha một lần dứt khoát trên thập gía. Qua hy lễ này, Người thông ban tràn đầy ân sủng cứu độ trên Thân Thể của mình là Hội Thánh" (GLHTCG số 1407). 



4 . ĐIỀU KIỆN LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH THỂ:

§    "Ai muốn đón nhận Chúa Kitô qua việc ước lễ, phải sống trong tình trạng ân sủng. Ai biết mình đang mắc tội trọng, phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi rước lễ" (GLHTCG số 1415).

§    Phải giữ chay theo luật dạy ( một giờ trước khi rước lễ).

§    Có ý ngay lành.

§    Chuẩn bị chu đáo (bên trong lẫn bên ngoài). 

5 . THỪA TÁC VIÊN.

Thông thường là những người có thánh chức Linh Mục, vì Chúa Giêsu đã ban quyền cho các Tông Đồ và những người kế vị các Ngài trong chức Linh Mục khi phán rằng: “ các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.

Thừa tác viên cử hành Bí Tích thánh thể còn được gọi là thánh lễ. 

6 . THÁNH LỄ.

Thánh lễ là hy tế mà Chúa Giêsu nhờ tay linh mục, hợp cùng toàn thể dân Chúa, dâng mình cho Đức Chúa Cha, như xưa chính Người đã dâng mình trên Thánh Giá.

Thánh lễ gồm có hai phần: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể.

Phụng vụ Lời Chúa: Từ đầu lễ cho đến hết lời nguyện giáo dân (còn gọi là lời nguyện chung): Phần nầy gồm có những lời nguyện chúng ta dâng lên Chúa, đồng thời còn có Lời Chúa qua những bài thánh kinh và bài giảng.

Phụng vụ Thánh Thể: gồm có việc dâng lễ vật, kinh nguyện thánh thể và rước lễ. 

7 . Ý NGHĨA CỦA VIỆC DÂNG LỄ:

Hội Thánh dâng thánh với những ý nghĩa:

Một là cảm tạ ngợi khen Chúa Cha vì những ân huệ Người ban cho loài người qua công trình sáng tạo.

Hai là tưởng niệm hy tế Chúa Giêsu trên thập giá.

Ba là đền bù tội lỗi cho loài người cùng xin ơn lành hồn xác.

Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và trong Hội Thánh Người. 



8 . CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ.

Trong thánh lễ khi Linh Mục chủ tế đọc lời truyền phép: “Nầy là Mình Ta. . . Này là Máu Ta. . .”

Khi đó bánh và rượu liền trở nên Mình Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu. Khi đó, Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong hình bánh hình rượu. Ngài hiện diện luôn cho đến khi nào bánh và rượu vẫn còn giữ nguyên phẩm chất, không bị hư đi. 

 9 . HIỆU QUẢ.

"Khi rước Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta được gắn bó chặt chẽ hơn với Đức Kitô, được tha thứ các tội nhẹ và bảo vệ khỏi các tội trọng. Nhờ rước lễ, tình yêu của chúng ta với Đức Kitô dược mất thiết hơn, nên sự hiệp nhất trong Hội Thánh là Nhiệm Thể Người, được củng cố" (GLHTCG, số 1416). 

·   "Anh đã rước Máu Thánh Chúa, thế mà anh đã không nhận ra người anh em của mình. Anh đã hạ giá Bàn Tiệc Thánh, khi những người được Thiên Chúa coi là xứng đáng tham dự Tiệc Thánh, lại bị anh coi là không xứng đáng chia sẻ cơm áo với anh. Thiên Chúa đã giải thoát anh khỏi mọi tội lỗi và mời anh vào bàn tiệc mà anh đã không tỏ ra nhân từ hơn chút nào" (Thánh Gioan Kim Khẩu, bài giảng về 1 Cr 27,4; được trích dẫn trong GLHTCG, số 1397). 



10 . SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ.

Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tình Yêu. Vì yêu thương mà Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết và ban Bí Tích Thánh Thể làm của ăn nuôi dưởng loài người.

Chúng ta siêng năng tham dự thánh lễ, rước lễ cho sốt săng, đồng thời năng kính viếng Thánh Thể để tỏ tâm tình biết ơn và hiếu thảo của mình đối với Chúa. 

II. CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH 

"Chúng ta nhận được sự sống mới của Đức Kitô nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo. Nhưng sự sống này được chứa trong những "bình sành" (Q Cr 4,7) và đang tiềm tàng với Đức Kitô trong Thiên Chúa (Cl 3,3). Chúng ta hiện sống trong ngôi nhà dưới đất (2 Cr 5,1), phải chịu khổ đau, bệnh tật và phải chết. Đời sống mới, tức là đời sống của con cái Thiên Chúa, có thể bị tội lỗi làm suy giảm hoặc hủy diệt" (GLHTCG, số 1420). 

"Chúa Giêsu Kitô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người đã từng tha tội và phục hồi sức khoẻ thể xác cho người bại liệt (Mc 2,1-12). Người muốn Hội Thánh, nhờ quyền năng Thánh Thần,tiếp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Các chi thể của Hội Thánh rất cần điều này. Đó là mục đích của hai bí tích chữa lành: bí tích Thống Hối và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân" (GLHTCG, số 1421). 
Bài 27. BÍ TÍCH THỐNG HỐI VÀ GIAO HÒA

1422 - 1498


1. ĐỊNH NGHĨA.

Bí tích thống hối và giao hoà (giải tội) là bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để tha tội ta phạm, từ khi lãnh bí tích rửa tội về sau, cùng giao hào ta với Chúa và Hội Thánh. 



2. GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:

          Chiều ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và nói: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ "(Ga 20,22-23) (GLHTCG, số 1485). 



3. GIÁO LÝ CỦA HỘITHÁNH:

          Ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và tình yêu của Thiên Chúa, làm tổn thương chính phẩm giá của mình là Con Thiên Chúa và phương hại đến đời sống thiêng liêng của Hội Thánh mà mỗi Kitô hữu phải là viên đá sống động (GLHTCG, số 1487).

          Trên bình diện đức tin, không có gì xấu hơn tội lỗi, không có hậu quả nào thảm hại hơn hậu quả do tội gây ra cho chính tội nhân, cho Hội Thánh và cho cả thế giới (GLHTCG, số 1488).

Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa giầu lòng thương xót và chăm lo cho phần rỗi con người, ban ơn giúp tội nhân trở về hiệp thông với Người. Chúng ta phải cầu xin ơn quí trọng này cho chính mình và cho anh em (GLHTCG, số 1489). 



4 . THỪA TÁC VIÊN.

Chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội, nhưng Người đã trao quyền này cho Hội Thánh, nên:

Thừa tác viên của Bí Tích này là Giám Mục và những Linh Mục nào được phép thì có quyền tha thứ tội lỗi cho hối nhân, nhân danh Chúa Giêsu Kitô. 

5. THỤ NHÂN.

Những tín hữu đã phạm tội trọng, thì cần lãnh bí tích giải tội. Nhưng ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh bí tích nầy vì lòng sốt sắng thì được nhiều ơn ích thiêng liêng. 



6. ĐIỀU KIỆN.

Những ai đã mắc tội trọng hay nhẹ mà muốn lãnh bí tích giải tội thì phải làm bốn việc nầy:

·   Xét mình: tìm xem và nhớ lại cách thành tâm, những tội đã phạm,trong khoảng thời gian từ lúc  xưng tội lần trước cho đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần và những trường hợp làm cho tội ra nặng hơn.

·   Aên năn dốt lòng chừa: khi đã nhìn thấy những sai phạm của mình thì quyết tâm chừa bỏ thật sự.

·   Xưng tội: xưng thú những tội lỗi mình đã nhận thấy được với linh mục đại diện Chúa Kitô. Đó là hành động khiêm nhượng, nói lên lòng ăn năn cách cụ thể và trước tiên để được ơn tha tội.

·   Làm việc đền tội: là làm những việc cụ thể mà cha giải tội dạy làm, để tạ lỗi cùng Thiên Chúa, đồng thời cũng đền bù và sửa lại những thiệt hại do tội gây ra. Đó cũng là việc làm cụ thể để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. 



7. HIỆU QUẢ THIÊNG LIÊNG CỦA BÍ TÍCH THỐNG HỐI 

·   giao hòa với Thiên Chúa, nhờ đó hối nhân lại được ơn nghĩa với Chúa;

·   giao hòa với Hội Thánh;

·   tha những tội ta phạm mà đã xưng thú;

·   tha hình phạt đời đời đáng chịu vì tội trọng;

·   tha, ít là một phần, các hình phạt tạm do tội;

·   lương tâm được bình an thư thái và được an ủi thiêng liêng;

·   tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người Kitô hữu để họ chiến đấu" (GLHTCG, số 1496). 


BÀI 28. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

1499 – 1532
1. ĐỊNH NGHĨA.

Bí tích xức dầu bệnh nhân là bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập, để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu về phần hồn và xác, có sức mạnh chống lại cám dỗ để trung thành với  Chúa cho đến cùng.



2. GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU.

Chúa Giêsu trao cho các môn đệ sứ mang của Ngài “các ông đi giảng dạy cho người ta sám hối, xua đuồi nhiều quỉ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh”. (Mc. 6, 12-13).

Sau phục sinh, Chúa Giêsu lập lại: “Nhân danh Thầy, họ đặt tay trên các bệnh nhân và chữa họ lành”. (Mc. 16, 17-18).

3. THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ.

“Ai trong anh em yếu liệt, hãy mời các vị niên trưởng của Hội Thánh, để họ cầu nguyện cho người đó, sau khi đã xức dầu cho người đó nhân danh Chúa. Lời nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh, người ấy sẽ được Chúa nâng đỡ dậy va nếu có phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha”. (Gc. 5,14-15)



4. GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH.

bằng việc xức dầu thánh, và lời cầu nguyện của Linh Mục, toàn thể Hội Thánh phó thác các bệnh nhân cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển, để Người an ủi và cứu rỗi họ. Hơn nữa, Hội Thánh còn thúc giục họ sẵn sàng kết hợp với Chúa Kitô đau khổ và chịu chết để mưu ích cho dân Thiên Chúa. (LG11.GLCG1499)



5. THỪA TÁC VIÊN.

Theo lệnh truyền của Chúa Giêsu và cách chỉ dạy của thánh Giacôbê tông đồ thì chỉ có Giám Mục và những Linh Mục có thẩm quyền, mới được ban bí tích nầy. Tuy nhiên trong lúc nguy cấp thì tất cả các linh mục đều có quyền và còn theo luật buộc phải ban bí tích nầy cho bệnh nhân.



6. ĐIỀU KIỆN LÃNH BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN.

Đến tuổi khôn và ở trong tình trạng tỉnh trí. (GL 1004).

Nếu không xưng các tội trọng được thì phải thật lòng thống hối ăn năn.

Không cố chấp sống trong tình trạng tội lỗi công khai.



7. THỤ NHÂN.

Tất cả các tín hữu lâm bệnh nặng hoặc tuổi già sức yếu, đều có thể lãnh nhận bí tích xức dầu. Nghĩa là: mỗi khi người Kitô hữu bệnh nặng, thì có thể lãnh nhận bí tích xức dầu thánh, cũng như sau khi đã lãnh nhận bí tích xức dầu rồi mà một thời gian sau bệnh trở nên nguy kịch hơn, thì cũng nên lãnh bí tích xức dầu thánh.

Lưu ý: (cho những người chăm sóc bệnh nhân).

Lấy lòng bac ái săn sóc bệnh nhân, lấy đức tin an ủi, khuyên bảo bệnh nhân vui lòng chịu đau đớn để kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Khi bệnh trở nên trầm trọng thì báo cho linh mục có trách nhiệm, đồng thời giúp bệnh nhân dọn mình lãnh các bí tích. Cố gắng làm sao cho bệnh nhân lãnh bí tích khi còn hiểu biết được.

8. CỦA ĂN ĐÀNG.

Mình Máu Thánh Chúa Giêsu được ban cho bệnh nhân, những người sắp lìa đời để giúp họ vững mạnh trên đường tiến về đời sau.



9. HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU.

§         Kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn Chúa Kitô.

§         Ban niềm an ủi và can đảm chịu đựng theo tinh thần Kitô giáo .

§         Tha thứ các tội lỗi nếu chưa xưng tội được.

§         Phục hồi sức khoẻ phần xác nếu Chúa muốn.

§         Chuẩn bị cho cuộc vượt qua sang cỏi sống đời đời.


III. CÁC BÍ TÍCH XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN

"Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể là những bí tích khai tâm Kitô giáo. Ba bí tích này đặt nền tảng cho ơn gọi chung của người môn đệ Đức Kitô, ơn gọi nên thánh và được sai đi rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Ba bí tích này còn ban những ơn cần thiết để sống theo Thánh Thần trong cuộc lữ hành về quê trời (GLHTCG, số 1533). 

" hai bí tích Truyền Chức và Hôn Phối được lập ra nhằm phần rỗi tha nhân. Tuy nhiên, khi phục vụ tha nhân, hai bí tích này cũng góp phần cứu rỗi bản thân. Hai bí tích này vừa trao ban một sứ mệnh đặc biệt, vừa xây dựng cộng đoàn Dân Chúa" (GLHTCG, số 1534).         

             



BÀI 29. BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

1536 – 1600
1. ĐỊNH NGHĨA.

Bí tích truyền chức thánh là bí tích Dức Chúa Giêsu đã lập, để làm cho sứ mạng mà Người đã uỷ thác cho các Tông Đồ, được tiếp tục cho đến ngày tận thế: nghiã là thông ban chức linh mục cho những người đã được tuyển chọn, hầu phục vụ dân Chúa bằng việc giảng dạy, tế tự và điều hành mục vụ. 



2. GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU.

Chúa Giêsu lên núi và gọi lại với Người những kẻ mà Người  muốn. Các ông đến với Người,lập nhóm  mười hai, để ở với Người và sai đi rao giảng với quyền trừ quỷ. (Mc.3, 13-15; 6, 6-13).

Chúa Giêsu trao quyền cử hành thánh thể trong bửa tiệc ly:

“Rồi Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và phán: đây là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. (Lc. 22,19).

Ban quyền tha tội khi từ cõi chết sống lại: “Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha, các con cầm buộc ai, thì người ấy bị cầm buộc”.(Ga.20,23). Dạy làm phép rửa cho muôn dân trước khi Người lên trời: “các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. 

3. GIÁO LÝ GIÁO HỘI.

Truyền Chức là Bí Tích qua đó sứ mạng Chúa Kitô uỷ thác cho các Tông dồ, tiếp tục được thực hiện trong Hội Thánh cho đến tận thế; vì thế được gọi là Bí Tích của thừa tác vụ Tông Đồ. Bí Tích nầy gồm 3 cấp bậc: chức giám mục, chức linh mục và chức phó tế. ( GLCG 1536).

Những người lãnh nhận bí tích truyền chức thánh được thánh hiến, để nhân danh Chúa Kitô chăn dắt đoàn chiên của Chúa là Hội Thánh bằng Lời và Ân Sủng của Người. ( LG. 11). 

4. THỪA TÁC VIÊN.

Chỉ có Giám Mục mời có quyền tấn phong ba cấp bậc của bí tích truyền chức thánh.


Bí tích truyền chức thánh được trao ban qua việc đặt tay của Giám Mục. Sau đó là lời nguyện phong chức trọng thể, cầu xin Chúa ban cho tiến chức những ơn cần thiết cho thừa tác vụ.

Bí Tích truyền chức in dấu ấn vĩnh viễn. 



5. THỤ NHÂN.

Hội Thánh chỉ truyền chức cho những người nam đã được rửa tội, sau khi đã kiểm tra chắc chắn họ có khả năng thi hành chức vụ được giao. 

6. HIỆU QUẢ.

Bí tích truyền chức thánh in một ấn tín thiêng liêng vĩnh viễn, nên không thể lãnh nhận nhiều lần hay lãnh nhận tạm thời được.

Bí tích truyền chức thánh ban ơn Chúa Thánh Thần, làm cho thụ nhân giống Chúa Kitô, vừa nên thừa tác viên của Chúa Kitô là Thượng Tế, Thầy Dạy và là Mục Tử. 


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương