Tài liệu tham khảo


Bài 14 : CHÚA GIÊSU PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT



tải về 0.52 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.52 Mb.
#7552
1   2   3   4   5   6   7

Bài 14 : CHÚA GIÊSU PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT

668 - 682


Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết”. 

I – Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang.

Chúa Giêsu đã xuống thế làm người, chịu chết, sống lại và lên trời. Đó là việc Ngài đến trần gian cách hữu hình lần thứ nhất.

Ngài sẽ đến lần thứ hai, không phải trong âm thầm lặng lẽ, nhưng trong uy quyền, vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Hỡi người Galilê sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và lên trời, cũng sẽ ngự đến như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv. 1, 11). 



II – Phán xét kẻ sống và kẻ chết. 

1 . Phán xét.

Chúa Kitô xuống thế làm người, thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài cũng đến kết thúc công trình cứu độ trong vinh quang, bằng việc xét xử mọi người, phân biệt thiện ác như chiên và dê. (Mt. 25, 32- 33).

Khi đến phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày tận thế, Chúa Kitô vinh hiển sẽ phơi bày mọi tâm tư thầm kín và thưởng phạt mọi người theo việc họ làm.

2 . Kẻ sống và kẻ chết.

Kẻ sống là những người vẫn còn sống cuộc sống trần thế nầy cho đến ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai (ngày tận thế).

Kẻ chết là những người đã rời bỏ cuộc sống trần gian này trước ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai (ngày tận thế), cũng sẽ được sống lại để chịu phán xét: gọi là phán xét chung. Vì mỗi người khi lìa bỏ cuộc sống trần gian, phài chịu phán xét riêng. 

III – Ý nghĩa của việc Chúa Giêsu trở lại.

Vào ngày trở lại, Chúa Giêsu thực hiện cuộc chiến thắng cuối cùng của sự thiện trên sự ác.

Ngày Chúa Giêsu trở lại cũng là một ngày bất ngờ đối với những người không chuẩn bị. Còn những người biết chuẩn bị sẵn sàng trong đời sống hằng ngày, thì không bất ngờ.

 Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, đó là điều chắc chắn. Còn ngày giờ trở lại thì Ngài không báøo trước. 



IV – Tâm tình chờ đón Chúa trở lại.

Mỗi người tận dụng thời gian hiện tại mình đang sống, để tích trử kho tàng cho tương lai. (Eph. 5, 16).

Tỉnh thức, để khi những ngày đời chắm dứt, chúng ta được liệt vào số những người được chúc phúc, nếu lười biếng, sẽ bị đẩy vào lửa đời đời. (GH. 18). 

Bài 15. CHÚA THÁNH THẦN

683 - 747


Tôi tin kính ĐCTT là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con Mà ra, Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. 

I – Mạc Khải về CTT.

CTT được nhận biết qua Kinh Thánh mà Ngài linh ứng, qua thánh truyền và huấn quyền của Giáo Hội. CTT còn được nhận biết qua những ơn thánh mà con người nhận được và qua những lời cầu nguyện trong đời sống Phụng Vụ và Bí tích. 



1 . CTT là Ngôi Ba Thiên Chúa.

CTT là Ngôi Thứ ba bởi Đức chúa cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính và một quyền năng như Hai Ngôi Cực Trọng ấy. ( Mt. 28, 19 ) ( công thức bí tích rửa tội ) 



2 . Danh xưng.

CTT còn được gọi là đấng An Ủi, Đấng Bàu Chữa, Đấng Ban Sức Mạnh và là Thần Chân Lý.



3. Biểu tượng.

Những biểu tượng về CTT như:

Nước: làm cho con người được thanh tẩy.

Lửa: tượng trương cho năng lực biến đỗi.

Xức dầu: tượng trưng cho Ấn Tín, sự chuẩn nhận.

Chim Bồ câu: chỉ sự bình an, thanh sạch. 



II – Hoạt động của CTT. 

1 . Trong Chúa Kitô.

Tất cả công trình và sứ mạng của Chúa Kitô là sự phối hợp của Chúa Con và CTT: như trong việc Ngôi Hai xuống thế làm người (Lc.1, 26. . .) chịu phép rửa ( Lc. 3, 21. . . ) 



2 . Nơi các Tông Đồ.

Khi còn sống, Chúas Giêsu đã nhiều lần ban CTT để các Tông đồ thi hành sứ mạng cộng tác với Ngài. Sau khi sống lại, CTT được trao ban cùng với sứ mệnh chánh thức: ra đi rao giảng và làm chứng. 



3 . CTT và Hội Thánh.

sứ mạng mà Chúa Kitô trao cho các Tông Đồ, đó cũng là sứ mạng của Hội thánh. chính nhờ sứ mạng nầy, liên kết các Kitô hữu vào sự hiệp thông với Chúa Cha và chúa Kitô trong CTT để họ được sinh hoa kết quả tốt đẹp. 



4 . CTT trong mỗi người.

Con người yếu hèn, nhiều khi không hiểu biết và không đủ can đảm để sống cho tốt. Nhưng nhờ Ơn chúa Thánh thần trợ giúp mọi việc sẽ tốt đẹp. 


Bài 16. HỘI THÁNH

Tôi tin có Hội Thánh

748 - 810



Tôi tin có Hội Thánh.

Hội Thánh trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài khong muốn cứu độ loài người cách riêng lẽ, thiếu liên kết. Nhưng người muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết Người trong chân lý, và phụng sự Người trong thánh thiện. (HT. 9). 



I – Định nghĩa.

Hội Thánh là cộng đoàn những người được tập họp bởi lời Chúa để trở thành dân Thánh của Thiên Chúa. Họ được nuôi dưởng bởi Lời Chúa và Mình Máu Chúa Kitô, nhờ đó họ trở nên chính thân thể của Người. 



II – Thành phần.

Hội Thánh Công Giáo gồm những người đã lãnh Bí Tích Rửa Tội thành sự. 



III – Mầu nhiệm Hội Thánh.

Hội Thánh được gọi là mầu nhiệm vì Hội Thánh được cấu thành do hai yếu tố : nhân loại và thần linh, vừa hữu hình vừa vô hình.



1 . Hữu hình.

Một tổ chức có cơ cấu phẩm trật, hiện diện thật sự trên trần gian nầy như những tổ chức khác.



2 . Vô hình.

Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô, mà Ngài là Đầu, nên còn được gọi là cộng đoàn thiêng liêng, được trang bị bằng những ân sủng trên trời. 



IV – Tên gọi:

1 . Dân Thiên Chúa.

Hội Thánh được dẫn dắt bởi vị thủ lãnh là Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, là Ngôi Hai Thiên Chúa, do đó Hội Thánh được tham dự vào chức Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Quyền của Chúa Kitô. Hội Thánh còn tiếp tục hoàn tất những gì Thiên Chúa đã khởi sự nơi dân Do Thái khi xưa.



2 . Thân Thể Chúa Kitô.

Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập và được hướng dẫn bởi Thánh Thần của Người. Hội Thánh là sự hiệp thông với Chúa Kitô, nhờ đó trở nên duy nhất, nên tất cả là chi thể của một Đầu duy nhất là Chúa Kitô.



3 . Hiền thê Chúa Kitô.

Chúa Kitô Yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình chịu chết vì Hội thánh.



4 . Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần hiện diện trong Hội Thánh và hoạt động để Hội Thánh có một sức sống mãnh liệt, như linh hồn trong thân xác, vì vậy nên Chúa Thánh thần là linh hồn của Nhiệm Thể. 



V – Sống trong Hội Thánh.

Hội Thánh được gọi là Dân Thánh, là Nhiệm thể Chúa Kitô. Mỗi người là thành phần Hội thánh, là chi Thể của Chúa Kitô, chi thể nào mà không được đầu điều khiển thì chi thể đó kể như bị tê liệt và bỏ đi.

Chúng ta xin Chúa cho mỗi người biết sống hiệp thông với Chúa và anh em, biết thi hành những gì Chúa muốn, để chi thể con người chúng ta luôn sống trong ơn Chúa. 
Bài 17. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH

811-865
Tôi tin có Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. 



I – Hội Thánh Duy Nhất . 

1 . Ý nghĩa:

Nguồn gốc phát xuất từ chúa Ba Ngôi.

Duy nhất trong Ba Ngôi. (GH. 4 ).

Hội Thánh xuất hiện như một dân tộc hiệp nhất mọi người thành một trong Một Chúa Ba Ngôi.

Chỉ có một Đấng sáng lập là Chúa Kitô.

Chính Ngôi Hai Con Thiên chúa xuống thế làm người, dùng Thập Giá để hoà giải mọi người với Thiên Chúa, tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể duy nhất. (MV. 78).



Chỉ một Chúa Thánh Thần tác động.

CTT ngự trong lòng tín hữu, thực hiện sự thông hiệp kỳ diệu và liên kết tất cả trong Chúa Kitô cách mật thiết. Chì có Người là Nguyên Lý hiệp nhất trong Hội Thánh. 



2 . Dây liên kết hiệp nhất.

Đức ái là mối dây tuyệt hảo.

Một đức tin duy nhất truyền từ các Tông Đồ.

Cử hành phụng tự qua các Bí Tích.

Kế nhiệm các Tông Đồ qua BT Truyền chức thánh. 

II – Hội Thánh Thánh Thiện.

1 . Nền tảng.

Hội Thánh được gọi là Thánh Thiện vì bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh. “Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. (GH. 39).

Hội Thánh là Dân Thánh của Chúa.

Hội Thánh là nhiệm thể Chúa Kitô mà Ngài là Đầu. 



2 . Hội Thánh ở trần gian.

(Trong cuộc lữ hành đức tin).

Hội Thánh thì Thánh Thiện, nhưng các thánh phần của Hội Thánh chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn, nên họ được kêu gọi tự thanh tẩy và phải luôn nổ lựcsám hối canh tân.

Nên Hội Thánh vừa thánh Thiện vừa phải luôn thanh tẩy mình và không ngừng theo đuổi con đường sám hối canh tân. Hội Thánh ôm ấp trong lònh mình những kẻ tội lỗi cần được chữa trị, nên vừa Thánh thiện vừa phải canh tân. (GH. 8). 



III – Hội Thánh Công Giáo.

1 . Ý Nghiã:

Công giáo là chung, là phổ quát.

Hội Thánh có đầy đủ phương tiện cứu rỗi cho tất cả mọi người, không loại trừ ai, vì Hội Thánh được Chúa Kitô sai đến với toàn thể nhân loại. (Mt. 28, 19). 

2 . Phần tử của Hội thánh Công giáo.

Trước hết là các tín hữu công giáo.

Những người có niềm tin vào Chúa Kitô. (LG. 15)

Tất cả mọi người mà Ân Sủng Thiên Chúa mời gọi họ đón nhận ơn cứu rỗi. (LG. 13. 16) 



3 . Trách nhiệm truyền giáo.

Truyền giáo là một đòi hỏi thiết yếu của đặc tính Công Giáo. Vì Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, Ngài muốn họ nhận biết chân lý và được cứu chuộc.


Truyền giáo còn là một mệnh lệnh. (Mt. 28, 19 – 20). 

IV – Hội Thánh Tông Truyền.

Nền tảng Hội Thánh được xây dựng trên các Tông Đồ.

Hội Thánh bảo vệ, gìn giữ và lưu truyền kho tàng giáo huấn các Tông Đồ nhờ Ơn Chúa Thánh Thần.

Hội Thánh được giáo huấn, thánh hoá và hướng dẫn nhờ các Đấng kế vị các Tông Đồ.

Ơn gọi Kitô hũu tự bản chất là ơn gọi Tông đồ, nên cũng được sai đi và thi hành sứ mạng Tông Đồ.

Hội Thánh của Chúa Kitô là Hội thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. Tất cả những đặc tính nầy được thể hiện nơi Hội Thánh Công Giáo, do vị kế nhiệm thánh  Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển. LG 8.



V – Sống trong Hội thánh.

Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền là một hồng ân và là nhiệm vụ liên kết với Chúa Kitô.

Chúng ta cùng sống hiệp nhất trong tình bác ái Chúa Kitô, đồng thời tiếp tục sứ mạng truyền giáo cho đến ngày tận thế, truyền giáo bằng lời nói, hành động, bằng chính con người trong cuộc sống đời thường. 
Bài 18. TỔ CHỨC CỦA HỘI THÁNH

871 – 933
Để chăn dắt và phát triển dân Thiên Chúa luôn mãi. Chúa Kitô đã thiết lập các chức vụ khác nhau trong Hội Thánh, hầu mưu ích cho toàn thân thể mầu nhiệm của Người. Thực vậy, các Thừa Tác Viên sử dụng quyền bính thiêng liêng mà phục vụ anh em mình. (GH. 18). 

I – Thành phần.

Trong tổ chức của gội thánh, mọi người đều được gọi là Kitô hũu hay tín hữu.

Kitô hữu là những người được tháp nhập với Chúa Kitô nhờ bí tích thanh tẩy, làm thành dân Thiên Chúa.

Do Thiên Chúa thiết lập, nên trong số các tín hữu của Chúa Kitô có những Thừa Tác Viên có chức thánh theo luật gọi là giáo sĩ, còn những người khác gọi là giáo dân.



1 . Giáo sĩ: Là những tín hữu lãnh nhận chức thánh(Giám mục, linh mục và phó tế).

2 . Giáo dân:

Là tất cả những thành phần không lãnh nhận chức thánh. Trong thành phần giáo dân có những người tận hiến sống theo các lời khuyên Phúc âm của bậc tu trì còn gọi là Tu Sĩ. 



II – Cơ cấu phẩm trật trong Hội Thánh.

1 . Đức Giáo Hoàng.

Giám mục Roma, người đứng đầu Giám mục đoàn, là Đấng kế vị Thánh Phêrô, đại diện Chúa Kitô và là chủ chăn của Hội Thánh toàn cầu.

Do Chúa Kitô thiết lập, Đức Giáo Hoàng được hưởng quyền tối cao trọn vẹn, trực tiếp và phổ quát rong việc chăm sóc các linh hồn. 

2 . Giám Mục:

Là những người kế nhiệm các Tông Đồ, để quy tụ và cai quản Hội Thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu.

Như vậy, Giám mục đoàn chỉ có quyền hành khi hiệp nhất với giám mục Roma là thủ lãnh. Nên giám mục đoàn cũng có quyền bính trọn vẹn và tối cao trên toàn thể Hội Thánh, nhưng chỉ có thể thi hành quyền nầy khi có sự ưng thuận của Giám Mục  Roma là Đức Giáo Hoàng. 

3 . Linh Mục và Phó Tế:

Là những cộng sự viên của giám Mục, giúp đở giám mục điều hành Hội Thánh địa phương như mục tử đích thực, có thẩm quyền chính thức về giảng dạy đức tin và cử hành phụng vụ theo chức năng của mình.



III – sống ơn gọi.

Mỗi người là thành phần của Hội Thánh, là chi thể của một thân thể duy nhất, nếu mỗi người sống đúng ơn gọi, đúng địa vị của mình trong sự hiệp nhất, đó là góp phần làm cho Hội Thánh mỗi ngày được lớn mạnh và tốt đẹp hơn. 


Bài 19. CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

946 - 962
Tất cả các tín hữu họp thành một thân thể trong Chúa Kitô, nên công nghiệp của người nầy được chia sẻ cho người khác. Đó là tín điều các thánh thông công. 

I – Thành phần trong Hội Thánh duy nhất:

1 . Hội Thánh khải hoàn.

Là những tín hữu đã qua đời và đang hưởng phúc trên thiên đàng.



2 . Hội Thánh đau khổ.

Là những tín hữu đã qua đời, nhưng chưa được hưởng phúc thiên đàng, vì không có lỗi nặng, không mất ơn nghĩa với Chúa nên không vào hoả ngục, mà phải vào luyện ngục để đền cho xong những phần thiếu sót còn lại.



3 . Hội Thánh chiến đấu.

Là những tín hữu còn đang hiện diện trên trần gian và đang trên đường tiến về Nước Trời, với những khó khăn trở ngại phải vượt qua.



II – Các Thánh thông công ( sự hiệp thông).

1 . Thông công cho nhau.

Trong Hội Thánh có sự hiệp thông: vì tất cả mọi tín hữu họp thành một thân thể duy nhất mà Chúa Kitô là Đầu. Sự tốt lành của Người đã thông ban cho các chi thể qua các Bí Tích, vì thế sự thánh thiện của người này được thông chia cho người kia.

Tất cả các tín hữu còn lữ hành trên trần gian ( Hội thánh chiến đấu ), những người đã qua đời, nhưng đang hoàn tất sự thanh luyện (Hội Thánh đau khổ), và các vị đang hưởng phúc trên trời  (Hội thánh khải hoàn) hằng chia sẻ cho nhau những ân huệ thiêng liêng.

2 . phương cách thông công.

Các Thánh trên Trời không ngừng chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa, còn chúng ta thì noi gương đời sống thánh thiện của các Ngài, nhờ đó chúng ta được hiệp nhất với Chúa Kitô là nguồn mạch mọi ân sủng và sự sống.

Đối các linh hồn trong luyện ngục, chúng ta, những người còn đang sống, dâng công đức và lời cầu nguyện cho các Ngài, đồng thời các Ngài cũng phù hộ giúp sức cho chúng ta trong đời sống tại thế này.

Những người còn đang sống, chia sẻ đời sống và cầu nguyện cho nhau.



Tóm lại: các Thánh trên Trời giúp đở chúng ta là những người còn đang sống. Chúng ta giúp dở những linh hồn trong luyện ngục còn đang thanh luyện và các Ngài cũng phù hộ cho chúng ta. Những người còn sống hiệpthông vời nhau. Đó là sự hiệp thông trong Hội Thánh, hay còn gọi là Tín Điều Các Thánh Thông Công.

3 . Hiệp thông trong ân huệ thiêng liêng.

Trước tiên là hiệp thông trong đức tin.

Hiệp thông trong các Bí tích.

Hiệp thông trong các đặc sủng,

Hiệp thông trong của cải vật chất.

Hiệp thông trong đức ái.



III – Sống Mầu Nhiệm Hiệp Thông.

Chúng ta noi gương các Thánh trên trời để sống với nhau cho tốt, chia sẻ, giúp đở nhau, cầu nguyện cho nhau và dâng công đức, sự hy sinh cho các linh hồn. 




Bài 20. ĐỨC MARIA MẸ CHÚA KITÔ, MẸ HỘI THÁNH

963 - 975


Để thực thi chương trình cứu độ loài người, Thiên Chúa đã chọn cho Mình một người Mẹ để Con Thiên Chúa xuống thế làm người. 

I – Những đặc ân của Mẹ Maria.

Vô nhiễm nguyên tội.

Mẹ Thiên Chúa.

Đồng trinh trọn đời.

Lên trời cả hồn và xác.

1 . Vô nhiễm nguyên tội.

Thiên Chúa gìn giữ Mẹ không để vươn tội lỗi để xứng đáng làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ không bao giờ ở trong tình trạng mất ơn thánh:



Bà đầy ơn phước (Lc. 1, 28). Uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà (Lc.1, 35).

2 . Mẹ Thiên Chúa.

Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, nên là Mẹ Thiên Chúa.



3 . Đồng trinh trọn đời.

Mẹ Maria không vươn tội nguyên tổ, nên Mẹ không sống dưới sự nô lệ của tội, đồng thời Mẹ cũng không bị những hậu quả của tội gây ra,nên cho dù sinh Đấng Cứu Thế Mẹ vẫn được Đồng Trinh Trọn Đời.



4 . Lên trời cả Hồn và xác.

Chính vì ơn vô nhiễm nguyên tội, nên Mẹ không bị ảnh hưởng hậu quả do tội gây nên. Hồn xác của Mẹ được về trời ngay khi lìa bỏ cỏi trần này.



II – Đấng đồng công cứu chuộc.

Khi sứ thần truyền tin, Đức trinh nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, đem sự sống đến cho thế gian (GH. 53).

Vì đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đã dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thánh. Cũng đã đau khổ khi Chúa Kitô chết trên thập giá. Đức Maria đã cộng tác cách đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên chocác linh hồn. Vì thế Mẹ là đấng Đồng Công Cứu Chuộc. 

III – Đức Maria Mẹ Hội thánh.

Khi thưa Xin Vâng trong ngày truyền tin và đón nhận Mầu Nhiệm Nhập Thể, Đức Maria cộng tác với toàn thể công trình Con Mẹ sẽ thực hiện. Ai nhận Đức Kitô là Đấng Cứu Độ, là Đầu của Nhiệm Thể, đều là con của Đức Maria. Hội Thánh là Nhiệm Thể mà Chúa Kitô là Đầu, nên Đức Maria là Mẹ Hội Thánh. 



IV – Tôn Kính Đức Maria.

Lòng tôn kính Đức Maria, phát xuất từ một đức tin chân thật, thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta.


Hội Thánh bày tỏ lòng tôn kính qua:

Các ngày lễ kính .

Kinh nguyện, đặc biệt là Kinh Mân Côi. 

Bài 21. ƠN PHỤC SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU

988 - 1065

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. 

I – Sự chết.

1 . Khái quát. Chết là chắm dứt cuộc sống trần gian.

2 . Lý do. Vì hậu quả của tội nên có sự chết. (Rm. 5, 12 ; St. 2, 17).

3 . Ý nghĩa.

Chết là sự sống được biến đỗi. “ Đây là lời đáng tin cậy: Nếu chúng ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống với Người”. (2Tm. 2, 11). Vì thế nên chết là một mối lợi. (Pl. 1, 21).

Nhờ Vâng Phục, Chúa Giêsu đã biến đỗi cái chết từ chỗ là lời nguyền rủa, trở thành lời chúc lành. (Rm. 5, 19- 21).

4 . Hậu quả.

Con người có linh hồn và xác.

Xác là vật chất hư nát.

Linh hồn thiêng liêng không hư nát, nên linh hồn phải đến trước Chúa mà chịu phán xét về những việc lành, dữ mình đã làm khi còn sống. Linh hồn sẽ được lên thiên đàng, xuống hoả ngục hay là vào luyện ngục. Việc phán xét này gọi là phán xét riêng.

Đến ngày tận thế, thân xác sẽ được sống lại cùng với linh hồn để được thưởng hay bị phạt tuỳ theo việc lành dữ. Đó là việc phán xét chung và cuối cùng. 

II - Ơn Phục Sinh. (Rm. 8, 11 ).

Chúng ta tin vững vàng và chắc chắn rắng: cũng như Chúa Kitô đã thực sự phục sinh từ cõi chết và sống mãi, thì sau khi chết, những người công chính cũng sẽ sống mãi với Chúa Kitô Phục Sinh và Người sẽ cho họ sống lại ngày sau hết. Đó là sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời.



III – Hạnh Phúc vĩnh cửu.

Hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu là con người biết sống trong sự phục sinh của Chúa Kitô ban cho. Sống sự phục sinh ngay ở đời này, qua việc biết lắng nghe và thi hành Lời Chúa.



PHẦN II: PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH

Phụng Vụ và Bí Tích

Dẫn nhập.    

Bài 22 : Phụng vụ.        

Bài 23 : Bí tích.                

Bài 24 : Bí tích thánh tẩy.       

Bài 25 : Bí tích thêm sức.         

Bài 26 : Bí tích thánh thể.         

Bài 27 : Bí tích thống hối và giao hoà.       

Bài 28 : Bí tích xức dầu bệnh nhân.       

Bài 29  : Bí tích truyền chức thánh.        

Bài 30 : Bí tích hôn phối.                      

Bài 31 : Ơn Thiên Triệu

Bài 32 : Phụ Tích
Dẫn nhập

Trong kinh tin kính Hội Thánh tuyên xưng Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi và ý định nhân từ của Người về công trình sáng tạo: Chúa Cha hoàn tất mầu nhiệm của Thánh Ý Người: bằng cách trao ban Con Một yêu dấu và Thánh Thần để cứu độ nhân loại và tôn vinh Thánh Danh.

Hội Thánh long trọng tuyên xưng đức tin qua phụng vụ. Trong Phụng Vụ, Chúa Cha được tôn thờ là cội nguồn và cùng đích của các việc cử hành. Chúa Con tái diễn Mầu Nhiệm Vượt Qua để ở lại với Hội Thánh. chúa Thánh Thần soi sáng Hội Thánh để trở thành Bí Tích phổ quát của Ơn Cứu Độ. Còn Hội Thánh, loan báo và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua để các tín hữu sống và làm chứng Mầu Nhiệm nầy trong thế giới.
Bài 22. PHỤNG VỤ

1066 - 1109


Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người.

 I – TÔN VINH THIÊN CHÚA BA NGÔI.

 Trong phụng vụ, Hội Thánh chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa Cha, nguồn mạch mọi phúc lành trong công trình sáng tạo và cứu độ, Đấng chúc lành cho chúng ta trong Chúa Con và ban ch0 chúng ta Chúa Thánh Thần. Nhờ đó chúng ta trở nên nghĩa tử của Người.

Trong phụng vụ, Chúa Kitô hoạt động qua các Bí T1ch vì:

§         Mầu nhiệm cứu độ của Người được quyền năng Chúa Thánh Thần làm cho hiện diện.

§         Hội Thánh, thân thể Chúa Kitôlà Bí Tích để Chúa Thánh Thần thông ban ơn cứu độ.

§         Qua cử hành phụng vụ mà Chúa Kitô là chủ tế, Hội Thánh lữ hành tham dự và nếm trước Phụng Vụ trên trời.

Trong Phụng Vụ của Hội Thánh, CTT có sứ mạng:

§         Chuẩn bị cho cộng đoàn tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô.

§         Gợi nhớ và biểu lộ Chúa Kitô cho cộng đoàn.

§         Dùng quyền năng làm cho công trình cứu độ của Chúa Kitô hiện diện và tác động trong hiện tại, đồng thời làm cho ơn hiệp thông trong Hội Thánh sinh hoa kết quả.

 II – THÁNH HOÁ CON NGƯỜI.

Phụng Vụ là nguồn sự sống của Hội thánh và nhân loại.

Phụng Vụ cho ta tham dự vào việc cầu nguyện của Chúa Kitô, hướng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

Phụng Vụ nhằm giáo huấn và hoán cải dân Chúa.

 III - VIỆC TÔN THỜ CHÍNH THỨC:

 Việc tôn thờ chính thức trong Hội Thánh gọi là Phụng Vụ gồm: Kinh Phụng vụ (các giờ kinh nhật tụng), Thánh lễ, cử hành các Bí Tích.

 Chú ý:



Năm Phụng vụ.

Trong Phụng Vụ, Hội Thánh cử hành một mầu nhiệm, đó là mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô chịu chết và sống lại.

Mỗi Chúa Nhật, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Nhưng trong năm, có một Chúa Nhật, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Vượt Qua một cách vui vẻ lạ lùng và trong tư thế khác thường đó là Chúa Nhật Phục sinh. Niềm vui của lễ đó còn vang dội trong suốt các Chúa Nhật và các ngày lễ trong năm.

Giáo Hội phô diễn trọn Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, TỪ NHẬP THỂ, GIÁNG SINH ĐẾN THĂNG THIÊN, HIỆN XUỐNG, cùng với sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa lại đến. Chu kỳ đó gọi là Năm Phụng Vụ. 



Năm phụng vụ gồm có năm mùa

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương