TÀi liệu tham khảO



tải về 342.9 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích342.9 Kb.
#36578
1   2   3   4

- Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời là những thành tựu của thiên văn thời Tân Vương Quốc.

Những tri thức thiên văn của người Ai Cập cổ xưa là những thành tựu khoa học rất đáng khâm phục.

+ Y học:


- Ngay từ thời Cổ Vương quốc, do tục ướp xác người Ai Cập đã biết về cấu tạo cơ thể người. Trong y học đã có các chuyên khoa như khoa nội, ngoại, khoa mắt, răng, dạ dày... Trong các bộ phận của cơ thể thì họ cho tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại, và tay nghề của các thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim. Trong các tài liệu cổ, thấy người Ai Cập đã có khoảng 100 từ là những từ thuộc về giải phẩu học.

- Sách thuốc (Papyrus Medicad) của người Ai Cập được biên soạn trong khoảng năm 1500-1450.TCN, nói về nhiều cách chữa bệnh.

+ Các lĩnh vực khác như vật lí, hóa học... người Ai Cập cũng có những thành tựu rất đáng kể như việc sử dụng kỹ thuật ướp xác, kĩ thuật xây dựng kim tự tháp...
2. Lưỡng Hà:

+ Toán học:

- Người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra hệ đếm lấy 60 làm cơ sở (hệ lục thập phân). Đây là hệ đếm tiến bộ nhất của toán học. Trước đó người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều hệ đếm khác nhau, như hệ đếm lấy số 5 làm cơ sở của người Sumer thời cổ. Với hệ đếm lấy 60 làm cơ sở, việc biểu đạt chữ số của người Lưỡng Hà đã tiến thêm một bước quan trọng, và đặc biệt ở đây đã có cách ghi số theo vị trí. Hệ mới này tách khỏi các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành được sự độc lập của chúng. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng cách tính giờ theo kiểu số đếm 60 bậc của người Lưỡng Hà.

- Hình học của người Lưỡng Hà cũng phát triển sớm. Họ đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn... Họ đã biết trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh hyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông, biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và bậc 3, biết giải phương trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi (π) bằng 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn...

+ Thiên văn học:

Người Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh để quan sát bầu trời, vì vậy thiên văn học có điều kiện để phát triển và có nhiều thành tựu to lớn. Họ đã chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 cung, gọi là “12 cung hoàng đạo”, biết chính xác hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, biết được 5 hành tinh của Thái Dương hệ và gọi tên theo các vị thần của mình. Học lập được hệ thống lich theo mặt trăng (âm lịch), một năm có 12 tháng, xen cẽ một tháng có đủ 30 ngày, là một tháng thiếu chỉ có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Như vậy so với năm dương lịch còn thiếu mất 11 ngày 5 giờ 48’ 46”. Để khắc phục nhược điểm ấy, họ đã biết thêm tháng nhuận. Để đo thời gian, người Lưỡng Hà dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ nước.

+ Y học:

- Người Lưỡng Hà đã biết chữa trị các loại bệnh khác nhauvề tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, dau mắt và hình thành nhiều nghành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu...

- Tuy vậy, những quan niệm mê tín, dị đoan hãy còn phổ biến trong y học như chữa bệnh bằng ma thuật, bùa chú, đặc biệt là không được chữa bệnh vào các ngày xấu. Họ đề cao vị thần bảo hộ y học Ninghitzita với hình tượng con rắn quấn quanh cay gậy mà ngày nay trong nghành y vẫn coi là biểu tượng.

Văn minh Lưỡng Hà ra đời sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lãnh vực khác nhau, có ảnh hưởng to lớn đối với văn minh trong khu vực và trên thế giới.


* Những thành tựu khoa học tự nhiên của Arập.

+ Do sự bành trướng của đế quốc Arập, sự giao lưu văn hóa, khoa học với các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập … có điều kiện để phát triển. Người Arập đã tiếp thu các thành tựu văn hóa của các nền văn minh có trước mình, sáng tạo ra một nên văn hóa mang bản sắc dân tộc độc đáo.

-Sau khi lập nước một thời gian, năm 830, triều Abassid xây dựng một trung tâm khoa học gồm viện khoa học, đài thiên văn và thư viện. Trung tâm khoa học này đã tiến hành dịch nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp, Sanskrit … người đứng đầu đội ngũ dịch thuật này là Hunai Ibn Ishak (Hunai Ibơn Isac). Tương truyền, riêng ông đã dịch được hơn 100 tác phẩm ra tiếng Arập, trong đó có kinh Cưu Ước và nhiều tác phẩm của Aristote, Platon … tiền thù lao cho công việc dịch thuật cũng được trả rất hậu, tác phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng, riêng bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote được trả công bằng cách đặt lên cân một bên là sách bên kia là kim cương. Đến giữa thế kỉ IX, có thể nói rằng hầu hết các tác phẩm lớn về toán học, thiên văn, y học … của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Arập.

- Người Arập trên con đường chinh chiến cũng rất chú trọng đến việc tiếp thu các thành tựu văn hóa và chú ý lưu giũ các tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học, sách vở… chính vì vậy nhiều tác phẩm có giá trị được phát minh ở Hy Lạp, Ấn Độ, nhưng sau đó lại được tìm thấy và phổ biến rộng rãi ở Arập.

+ Toán học: Người Arập tiếp tục phát triển các môn đại số, lượng giác, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số thập phân của người Ấn Độ ma cho đến ngày nay người ta vẫn quen gọi là chữ số Arập. Các khái niệm trong môn lượng giác: Sin, Cosin, Tang, Cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do nhà toán học Abu Apdala al-Battani của Arập đặt ra.

+ Vật lí: Có nhà khoa học tiêu biểu Al Haitham là tác giả cuốn “Sách quang học”, được coi là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại.

+ Hóa học: Người Arập cũng có những long góp rất to lớn, có thể nói rằng nhờ họ mà hóa học mới trở thành một ngành khoa học. Họ tìm ra nhiều hóa chất mới, chế tạo ra nồi nước cất trước tiên và đặt tên là Al-ambik biết nấu rượu Roum từ đường mía.

+ Sinh học: Người Arập đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây trồng mới từ rất sớm.

+ Y học: Họ biết chữa trị rất nhiều loại bệnh nội, ngoại khoa, và đặc biệt giỏi về nhãn khoa. Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng được biên soạn như “Mười khái luận về mắt” của Ishak; “Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Isha; “Tiêu chuẩn y khoa” của Sihna …
3. Ấn Độ:

+ Thiên văn học: Người Ấn Độ biết chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ năm năm thì có một tháng nhuận. Họ đã biết Trái đất và Mặt Trăng hình cầu, biết được các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đặc biệt họ đã biết tổng kết những hiểu biết về thiên văn học trong tác phẩm Sidhanta, một tác phẩm thiên văn cổ vào loại sớm nhất thế giới.

+ Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 10 chữ số tự nhiên, đã đưa ra được những khái niệm cơ bản về hình học và lượng giác, hoàn thiện hệ thống số thập phân có số 0.

+ Y học:



  • Có nhiều thành tựu cả trên lĩnh vực lí thuyết và thực hành, không chỉ dừng lại kinh nghiệm mà đã tổng kết để viết thành sách. Nỗi tiếng là các tác phẩm “Y học toát yếu”, “Luận khảo về trị liệu”…

  • Người Ấn Độ đã biết mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi được qua trình phát triển của thai nhi …

  • Người Ấn Độ đã biết đề cao y đức của người thầy thuốc. Thầy thuốc Saraca sống vào thế kỉ II, đã đưa ra câu nói nỗi tiếng về đạo đức của người thầy thuốc: “Trị bệnh thì đừng nghĩ tới mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế mà thôi”.

+ Vật lí và hóa học:

Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử, biết chế những chiếc la bàn đơn giản phục vụ cho các nhà hàng hải, biết được sức hút của Trái Đất … thời Gúpta, nghề nấu sắt đã phát triển khá cao, một số nghề khác cũng phát triển như nghề nhuộm, thuộc da, nấu thủy tinh, xi măng …

4. Trung Quốc’

a. Khoa học tự nhiên:

+ Toán học:

Trung Quốc là nước biết sử dụng phép ghi số tính mười bậc sớm nhất thế giới. Đời Chu đã rất coi trọng việc giáo dục toán học trong nhà trường… Thời Tây Hán có sách “Chu bể toán kinh”, thời Đông Hán sách toán đã đạt trình độ nhất định và thành hệ thống. Nhà toán học Tổ Xung Chi (429-500) đã tìm ra số Pi chính xác đến con số thập phân thứ 10, đi trước thế giới 1000 năm.

+ Thiên văn học:

Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiên văn học ra đời rất sớm. Đời nhà Thương (cách đay 3000 năm) người ta đã ghi chép đúng về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Bộ sách “Cam Thạch kinh tinh” thời Chiến Quốc là sách ghi chép về các hành tinh sớm nhất thế giới. Người Trung Quốc đã biết chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo bóng Mặt Trời tính lịch (Thổ Khuê), đo động đất (Hồn thiên nghi)…

+ Lịch pháp:

Từ thời Ngũ đế, người Trung Quốc đã biết làm lịch,đến nhà Hạ, người ta làm lịch dựa trên sự vận hành của Mặt Trăng (gọi là Hạ lịch, hay âm lịch) nay vẫn dùng ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và những người khác soạn ra “Lich Thái Sơ” nỗi tiếng (chỉ ra chu kì nhật thực là 135 tháng, chia một năm ra 24 tiết…) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) soạn ra “Thụ Thời lịch”. Chia một năm ra 365,2425 ngày đi trước nhân loại rất xa về cách tính lịch.

+ Nông học:

Nghề trồng trọt có cách đây khoảng 7000 năm, bên cạnh trồng ngũ cốc, còn trồng dâu, chè… “Trà kinh” của Lục Dã là sách đầu tiên trên thế giới viết về trà. Giả Hiệp với cuốn “Tề dân yếu thuật” viết về trồng trọt và chăn nuôi sớm nhất thế giới… Từ Quang Khải (nhà Minh) viết cuốn “Nông chính toàn thư” trên 50 vạn chữ, lí giải tường tận mọi mặt của nghề nông được xem là đỉnh cao của sự am hiểu về nền nông học cổ đại Trung Quốc.

+ Y dược học:

Nền y học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu đáng khâm phục. Về lí thuyết, thời chiến Quốc có sách “Hoàng đế nội kinh”, được coi là bộ sách kinh điển bậc nhất của y học cổ truyền Trung Quốc. Thời Hán có “Thương hàn tạp bệnh” của Trương Trọng Cảnh, thời Đường có “Tiên thụ lí thương, kế tục mật phương” của Lan Đạo Nhân…

Về Đông y: Có rất nhiều sách viết về các dược liệu như “Sơn hải kinh” (Tiên Tần), “Thần nông bản thảo kinh”(Hán), “Bào cứu luận”(Nam Triều)… Đặc biệt “Bổn thảo cương mục” do Lí Thời Trân (nhà Minh) soạn đã phê phán và kế thừa được những tinh túy của các sách thuốc trước đó, đồng thời giới thiệu các loại thuốc mới…. được dịch ra tiếng Latinh và nhiều thứ tiếng khác. Darwin coi đây là bộ “bách khoa toàn thư” của Trung Quốc cổ đại.

+ Địa lí học:



  • Địa lí tự nhiên đã được nghiên cứu và viết thành sách từ cuối thời Xuân Thu như cuốn “Sơn hải kinh”, vào cuối thời Chiến Quốc như cuốn “Vũ Cống”, giúp người đời sau tìm hiểu lịch sử, địa lí thời Tần.

  • Địa đồ học có từ thời Chu, Bản đồ vẽ trên gỗ phát hiện vào năm 1986 ở ngôi mộ Tần sớm hơn bản đồ sớm nhất thế giới hơn 300 năm. Các ông Bùi Tú, Giả Đam, Thẩm Quát… đã để lại nhiều kinh nghiệm và tác phẩm quý cho ngành địa đồ học.

b. Bốn phát minh quan trọng:

+ Phát minh thuốc súng:

Thuôc súng còn gọi là “hỏa dược” (thuốc lửa), do ngẫu nhiên mà các nhà luyện đạn cổ phát hiện ra. Đầu TK.X, thuốc súng được dùng làm vũ khí, từ đó được ứng dụng rộng rãi làm cho hệ thống vũ khí và cả khoa học quân sự biến đổi hẳn. Càng ngày thuốc súng càng được lan truyền rộng sang cả phương Tây.

+ Phát minh kim chỉ nam:

Từ việc biết được từ tính và chỉ hướng của nam châm, người ta đã làm ra kim chỉ nam mà thời đó gọi là “Tư nam”. Đến thời Bắc Tống, người Trung Quốc chế tạo ra la bàn, và cải tiến nó ngaỳ càng hoàn chỉnh hơn.

+ Phát minh ra nghề làm giấy:

Trước khi làm ra giấy, người Trung Quốc dùng qua nhiều loại “giấy” nhưng chất lượng còn kém, mặt không phẳng khó viết và khó bảo quản. Năm 105, Thái Luân đã làm ra giấy từ các nguyên liệu dễ kiếm như lưới cũ, giẻ rách và cỏ cây… có chất lượng tốt hơn. Như vậy, người Trung Quốc đã làm ra giấy trước châu Âu hàng nghìn năm. Đó chính là một cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng phổ biến kiến thức của con người.

+ Phát minh nghề in

Vốn có nghề truyền thống khắc vào đá, đến đời Tùy nghề in khắc bản ra đời và ngày một cải tiến: từ in chữ rời bằng đất sét nung của Tất Thăng đến in chữ rời bằng gỗ, thiếc, đồng, chì… kỹ thuật in của Trung Quốc đã đi trước người Đức 400 năm

Bốn phát minh trên được hậu thế đánh giá rất cao.






tải về 342.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương