Tài Liệu Tham Khảo: Kinh Thủy Sám, bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Quang



tải về 119.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích119.45 Kb.
#18849
Tài Liệu Tham Khảo:
_ Kinh Thủy Sám, bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Quang.
_ Kinh Từ Bi Thủy Sám, bản dịch của Hòa Thượng Thích Huyền Dung
_ Kinh sám 15,000 Hồng Danh, của Hòa Thượng Thích Huyền Vi.
_ Phật Học Tự Điển của Đoàn Trung Còn
_ Tự Điển Phật Học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách và Thích Nhuận Châu
_ Phật học Tự Điển Việt Anh – Anh Việt của Thiện-Phúc

THÍCH NGHĨA
(Cuốn Thượng)


  1. Sáu giác: Hiểu biết chân thật (giác ngộ) của sáu thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thân thức và Ý thức




  1. Mười nghiệp: Mười nghiệp lành hay mười nghiệp ác của Thân, Miệng và Ý. Thân có 3 nghiệp ác: Sát, đạo, dâm. Miệng có 4 nghiệp ác: Nói lời không thật, nói lưỡi đôi chiều, nói lời đâm thọc, nói lời hung ác. Ý có 3 nghiệp ái: Tham, Sân và Si mê. Nếu không làm 10 điều ác trên, gây tổn hại cho người khác thì tức là làm 10 nghiệp lành.




  1. Khổ đau tám thứ: Tám loại khổ thường gọi là Bát khổ, gồm có: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được toại nguyện, phải xa người mình ưa thích, phải gần người mình chán ghét và năm uẩn lên xuống không đều hòa




  1. Phật thân: Pháp thân của Phật, đấng Giác ngộ




  1. Ba mươi bảy phẩm: Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gồm có: Bổn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy pháp giác ngộ và tám thánh đạo




  1. Nhất Thế Trí: Trí tuệ của Phật. Cái gì cũng biết




  1. Tỳ Lô Tánh Hải: Bổn nguyên thanh tịnh của Phật Tánh và cũng là bổn nguyên chân như của vạn pháp




  1. Diệu pháp không hai: Pháp bất nhị, không đối đãi




  1. Ba thì (Ba thời): Quá khứ, hiện tại và vị lai




  1. Tam đồ: Ba đường dữ, gồm có: Súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục




  1. Sáu trần: Sáu cảnh bên ngoài, gồm có: Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần




  1. Liễu sanh: Kết thúc vòng sanh tử




  1. Sáu nẻo: Còn gọi là lục đạo luân hồi, gồm có: Trời, Người, A tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và Địa ngục




  1. Ba lậu: Ba mối phiền não gây tội lỗi, gồm có: Dục lậu, Hữu lậu và Vô minh lậu




  1. Ba khổ: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ




  1. Ba hữu: Ba cõi sinh tử, gồm có: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc




  1. Bốn trụ: Chỗ trụ của bốn thức: Sắc thức trụ, Thọ thức trụ, Tưởng thức trụ và Hành thức trụ




  1. Bốn lưu: Bốn dòng nước làm chúng sanh trôi đạt: Dục lưư, hữu lưu, Kiến lưu và Vô minh lưu




  1. Bốn thủ: Dục thủ, Kiến thủ, Giới thủ và Ngã ngữ thủ




  1. Bốn chấp: Bốn lối chấp trước: Tà nhân tà quả, Vô nhân hữu quả, Hữu nhân vô quả và Vô nhân vô quả




  1. Bốn duyên: Nhân duyên, Thứ đệ duyên, Duyên duyên và Tăng thượng duyên




  1. Bốn đại: Đất, Nước, Gió và Lửa




  1. Bốn phược: Bốn loại rang buộc: Dục ái, Tức giận, Giới, Chấp ngã




  1. Bốn triền: Bốn phiền não




  1. Bốn tham: Tham dục, tham nhiễm, tham tập và tham phiền não




  1. Quý Tàm: Hổ thẹn




  1. Năm trú: Năm trụ địa: Nhất thiết kiến trụ địa hoặc, Dục ái trụ địa hoặc, Sắc ái trụ địa hoặc, Hữu ái trụ địa hoặc và Vô minh trụ địa hoặc




  1. Năm cái: Năm nắp đậy không cho thiện pháp nảy sanh: Tham, sân, thụy miên, trạo hối và nghi




  1. Năm kiến: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới cấm thủ kiến và kiến thủ kiến




  1. Năm xan: Trú xứ xan lẫn, gia xan lẫn, thí xan lẫn, xưng khen xan lẫn và pháp xan lẫn




  1. Năm tâm phiền nảo: Suất nhĩ tâm, tâm cầu tâm, quyết định tâm, nhiễm tịnh tâm và đẳng lưu tâm




  1. Sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý




  1. Sáu thức: Xem thích nghĩa (1)




  1. Sáu tưởng: Ý thức chấp trước sắc tưởng, sắc chấp trước thanh tưởng, thanh chấp trước hương tưởng, hương chấp trước vị tưởng, vị chấp trước xúc tưởng, xúc chấp trước pháp tưởng




  1. Sáu thọ: Sáu mối thọ cảm, lãnh nạp. (1) Thọ cảm sướng khổ hay chẳng sướng khổ. (2) Do mắt, sắc và nhãn thức chạm nhau sanh cảm thọ. (3) Do tai, tiếng vang và nhĩ thứcđụng nhau sanh cảm thọ. (4) Do lưỡ, vị, thiệt thức gặp nhau sanh cảm thọ. (5) Do thân, sự xúc chạm và thân thức gặp nhau sanh cảm thọ. (6) Do Ý, pháp và ý thức gặp nhau, sanh cảm thọ




  1. Sáu hành: Quán sáu hành động trong sáu đạo. Khéo hành thì vào thiền định, không khéo hành thì tạo tội lỗi rồi mang quả báo xấu nhiều đời.




  1. Sáu ái: Sáu nhiễm tâm: Chấp tương ưng ái nhiễm, bất đoạn tương ưng ái nhiễm, phân biệt trí tương ưng ái nhiễm, hiện sắc bất tương ưng ái nhiễm, năng kiến tâm bất tương ưng ái nhiễm và căn bản nghiệp bất tương ưng ái nhiễm




  1. Sáu nghi: Sáu thứ nghi lầm để tạo tội lỗi: Nghi Phật; Nghi Pháp; Nghi Tăng; Nghi Bố Thí; Nghi Trì Giới và Nghi chư Thiên




  1. Bảy lậu: Bảy phiền não: Ái dục, Sân hận, Ái kiến, Khinh chê, Vô minh, Nghi ngờ và Chấp trước




  1. Bảy việc sai sử: Tham sai sử; Ái sai sử; Sân sai sử; Khinh mạn sai sử; Vô minh sai sử; Kiến chấp sai sử và Nghi ngờ sai sử




  1. Tám đảo: Tám sự điên đảo, lộn ngược: Chẳng phải thường mà cho là thường; Chẳng phải vui mà cho là vui; Chẳng phải ngã mà cho là ngã; Chẳng phải tịnh mà cho là tịnh; Thường lại cho là vô thường; Vui mà cho là không vui; Ngã mà cho là vô ngã và Tịnh mà cho là bất tịnh




  1. Tám cấu: Tám thứ làm ô nhiễm tâm thanh tịnh: Lợi, xuy, hủy, dự cơ, khổ, lạc




  1. Tám khổ: Xem thích nghĩa (3)




  1. Chín não: Chín việc làm phiền não con người, ấy là: Lạnh lẽo, nóng bức, đói khổ, khát khổ, bịnh đại tiện, bịnh tiểu tiện, bịnh trúng thực và già nua




  1. Chín kiết: Chín tật xấu bó buộc lòng người: Ái kiết, Nhuế kiết, Mạn kiết, Si kiết, Nghi kiết, Kiến kiết, Thủ kiến kiết, Kiên kiết và Tật kiết




  1. Chín duyên: (Hay chín thượng duyên) Theo Duy Thức học, thức phát sanh tạo tội gây nghiệp phải đủ chín duyên tăng thượng, ấy là: Minh, không, căn, cảnh, tác ý, căn bản, nhiễm tịnh y, phân biệt y và chủng tử duyên




  1. Mười nghiệp: Cũng gọi là mười phiền não: Tham dục, Sân nhuế, Vô minh, Kiên mạn, Nghi ngờ, Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ




  1. Mười một biến sử: Mười một thứ khắp tất cả chỗ: Xanh, vàng, đỏ, trắng, đất nước, gió, lửa, không thức và vô sở hữu




  1. Mười hai thứ nhập: (Ayatana) Mười hai cái can thiệp với nhau: Như Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) nhập với Sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và Sáu trần nhập với sáu căn. Ấy là mười hai nhập




  1. Mười sáu tri kiến: 1. Ngã tri kiến. 2. Chúng sanh tri kiến. 3. Thọ giả tri kiến. 4. Mạng giả tri kiến. 5. Sanh giả tri kiến. 6. Dưỡng dục tri kiến. 7. Chúng số tri kiến. 8. Nhân tri kiến. 9. Tác giả tri kiến. 10. Sử tác giả tri kiến. 11. Khởi giả tri kiến. 12. Sử khởi giả tri kiến. 13. Thọ giả tri kiến. 14. Sử thọ giả tri kiến. 15. Tri giả tri kiến. 16. Kiến giả tri kiến




  1. Mười tám thứ giới: Mười tám cảnh: Sáu căn là sáu cảnh ở trong (lục căn nội giới: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý). Sáu trần là sáu cảnh ở ngoài (lục trần ngoại giới: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Sáu thức là sáu cảnh ở khoảng giữa (lục thức trung giới: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).




  1. Hai mươi lăm ngã: Là 25 cõi chúng sanh hay 25 cảnh giới, tại những nơi 1ây, chúng sanh được sanh ra do quả báo. 25 cảnh giới này nằm trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới




  1. Trần sa: Cát bụi cõi hồng trần, ý nói những ô nhiễm thế gian




  1. Sáu mươi hai kiến: Hay là 62 tà kiến của ngoại đạo. 62 tà kiến này đều thâu gồm trong 3 ý kiến: 1. Ngã kiến: Chấp có ta, cũng gọi là Thân kiến. 2. Đoạn kiến: Kể chẳng có thân tâm, chẳng có luân hồi, chết là hết, tức là Vô kiến (chấp Không). 3. Thường kiến: Cho thân tâm còn mãi mãi, tức là Hữu kiến (chấp Có). Có 60 kiến thuộc Ngã kiến. Đối với năm uẩn, mỗi uẩn có 4 cách chấp[ trước, thí dụ như về Sắc: 1. Chấp sắc là ta. 2. Chấp lìa sắc là ta. 3. Chấp sắc lớn ta nhỏ, sắc nhỏ ta lớn. 4. Chấp sắc lớn ta lớn, sắc nhỏ ta nhỏ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chấp như vậy. Như thế 5(uẩn) X 4(chấp) = 20, rồi nhân với 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai thành 60 kiến về ngã, cộng với đoạn kiến và thường kiến là 62 kiến.




  1. Tám mươi tám sử: 88 kiến hoặc (Xem trong Phật Học Phổ Thông, Khóa III).




  1. Mười sử: 10 tư hoặc của 3 cõi: Cõi Dục có 4 hoặc: Tham, sân, si, mạn. Cõi Sắc và cõi Vô Sắc, mỗi cõi có 3 hoặc: Tham, sân, mạn




  1. Tư hoặc: Suy nghĩ lầm lạc




  1. Một trăm lẻ tám: Một trăm lẻ tám phiền não do: 88 kiến hoặc cộng với 10 tư hoặc, cộng với 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thụy miên, phẫn, phú




  1. Tam giới: Ba cõi của chúng sinh hữu tình: Dục, Sắc và Vô Sắc




  1. Ba số: mọi nhân duyên có ba số: thí dụ: ba khổ, ba hữu v.v…




  1. Ba tuệ: Ba cách tu học phát sanh trí tuệ: Văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ




  1. Ba minh: Ba sự sang suốt của Phật: Thiên nhãm minh, túc mạng minh và lậu tận minh. Hay có chổ còn gọi là ba (thần) thông: Báo đắc thông, Tu đắc thông và biến hóa thông




  1. Bốn số: Mọi nhân duyên phiền não bốn số, thí dụ: Bốn trụ, bốn lưu v.v




  1. Bốn vô lượng: Bốn vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả




  1. Bốn tín tâm: Tin Phật, tin pháp, tin tăng, tin nhân quả




  1. Nhân duyên năm số: Mọi nhân duyên phiền não năm số: Thí dụ: Năm trú, năm cái, v.v Ẩ




  1. Năm đạo: Năm cõi của chúng sanh: Trời, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục




  1. Năm căn: Năm giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân




  1. Năm phần: Giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến




  1. Thần thông sáu thứ: Sáu thần thông: Thiên nhãn thông, Thiên Nhĩ thông, Thần túc thông, túc mạng thông, tha tâm thông và lậu tận thông.




  1. Sáu Ba La Mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ




  1. Tám công đức thủy: Tám công đức của nước trên cõi Cực Lạc: Luôn luôn mát mẻ, trong sạch, thơm ngon, êm dịu, thuần mịn, an hòa, hết đói khát, làm thân tâm thanh tịnh và trí huệ tăng trưởng. (Theo Di Đà yếu giải của Thích Phước Nhơn)




  1. Hạnh mười vị: 1. Hạnh nguyện của các Bồ tát tu chứng địa vị thập địa: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa và Pháp vân địa. 2. Mười diệu hạnh lợi tha: Hoan hỷ hạnh, Nhiêu ích hạnh, Vô sân hận hạnh, Vô tận hạnh, Ly sinh loạn hạnh, Thiện hiện hạnh, Vô trước hạnh, Tôn trọng hạnh, Thiện pháp hạnh và Chân thật hạnh.




  1. Đoạn trừ chin độ: (Cửu đoạn trí) Cái trí đoạn được các hoặc trong tam giới cửu địa: 1. Ngũ thú tạp cư địa; 2. Ly sinh hỷ lạc địa; 3. Định sinh hỷ lạc địa; 4. Ly hỉ diệu lạc địa; 5. Xả niệm thanh tịnh địa; 6. Không vô biên xứ địa; 7. Thức vô biên xứ địa; 8. Vô sở hữu xứ địa; 9. Phi phi tưởng xứ địa




  1. Mười tám bất cộng: 18 món này chỉ có Phật mới chứng được mà thôi: 1. Thân không lỗi; 2. Miệng không lỗi; 3. Niệm không lỗi; 4. Không có tâm tưởng khác; 5. Không có tâm bất địng; 6. Không có tâm không biết mà đã xả; 7. Sự muốn không giảm; 8. Tinh tấn không giảm; 9. Niệm không giảm; 10. Tuệ không giảm; 11. Giải thoát không giảm; 12. Giải thoát tri kiến không giảm; 13. Tất cả thân nghiệp theo trí tuệ mà hành động; 14. Tất cả khẩu nghiệp theo trí tuệ mà hành động; 15. Tất cả ý nghiệp theo trí tuệ mà hành động; 16. Trí tuệ biết đời vị lai không ngại; 17. Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại; 18. Trí tuệ biết đời hiện tại không ngại




  1. Ba cõi nhân thiên: Cõi Dục và cõi Sắc là cõi người và cõi Vô Sắc là cõi trời vẫn còn trong vòng luạn hồi




  1. Bốn đại: Đất, nước, gió, lửa. Bốn chất này chỉ cho những thành phần thành tựu các pháp. Thí dụ như trong thân thể con người, đất là để chỉ những thành phần vật chất trong thể đặc, thí dụ như xương, thịt, tóc, v.v…; nước là để chỉ những thành phần ở thể lỏng, thí dụ như máu, mồ hôi, nước tiểu,v.v…; gió là chỉ cho những thành phần ở thể hơi, thí dụ như hơi thở, không khí v.v…; và lửa để chỉ những thành phần tạo ra hơi nóng như nhiệt độ trong người




  1. Sáu nhập: Sự thành tựu của 6 căn hay 6 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý




  1. Bát chánh: Tám con đường tu tập thành tựu chánh quả thường gọi là Bát Chánh Đạo và cũng là 8 trong 37 phẩm trợ đạo, gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định




  1. Ba Mươi bảy phẩm: Thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo, là 37 pháp tu giúp hành giả mau đạt Đạo quả, gồm có: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy pháp giác ngộ và tám chánh đạo. Bồ tát tu lục độ và thực hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì đắc quả vị Phật




  1. Mười Ba La Mật: Mười đại hạnh nguyện của Bồ Tát: 1. Bố thí ba la mật; 2. Trì giới ba la mật; 3. Nhẫn nhục ba la mật; 4. Tinh tấn ba la mật; 5. Thiền định ba la mật; 6. Bát nhã ba la mật; 7. Phương tiện thiện xảo ba la mật; 8. nguyện ba la mật; 9. Lực ba la mật; 10. Trí ba la mật

(Cuốn Trung)


  1. Bốn Không Định: Bổn nơi Không ở bốn cõi trới Vô Sắc: 1. Không Vô Biên Xứ, 2. Thức Vô Biên Xứ, 3. Vô Sở Hữu Xứ, 4. Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ




  1. Tứ Cú: Bốn câu: 1. Có; 2. Không; 3. Cũng có cũng không; 4. Không phải có cũng không phải không. Lối chấp này là của ngoại đạo




  1. Bích Phi: Trăm lỗi: Trong bốn câu, mỗi câu đủ bốn câu, nhân thành 16 câu, tính cả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai thành 48 câu, lại chia một phần đã khởi, một phần chưa khởi thành 96 câu hợp lại với bốn câu chánh thành 100 câu. Hai danh từ Tứ Cú và Bách Phi thường được dung để nói lên những chấp trước của ngoại đạo. Các bậc Giác Ngộ đã dứt bỏ tất cả mọi chấp trước nên thường được ca tụng là đã lìa tứ cú, dứt bách phi




  1. Bảy phương tiện:

    1. Pháp Ngũ Đình Tâm Quán:

      1. Quán bất tịnh để đối trị long tham dục;

      2. Quán từ bi để đối trị long sân hận;

      3. Quán sổ tức (đếm hơi thở) để đối trị tâm tán loạn;

      4. Quán nhân duyên để đối trị tâm si mê;

      5. Quán niệm Phật để đối trị nghi chướng

    1. Biệt tướng niệm: Quán riêng từng tướng như tứ niệm xứ; quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã

    2. Tổng tướng niệm: Trong một niệm quán đủ cả thân, thọ tâm pháp, như quán thân bất tịnh thì biết cả thọ, tâm, pháp cũng thế

    3. Noãn vị: Lấy chỗ biệt tướng cùng tổng tướng, quán cảnh tứ đế phát ra phầnhiểu biết tương tự, phục phiền não hoặc, được chút khí phần của Phật cũng như cọ cây lấy lửa, lửa tuy chưa thấy nhưng trước đã được hơi ấm

    4. Đảnh vị: Tu theo noãn vị càng ngày càng tăng thông đạo quán phân minh (ở trên noãn vị như lên đỉnh núi thấy cả bốn phương)

    5. Nhẫn vị: Bởi công tu trước, thiện căn ngày càng tăng tiến, đối với cảnh tứ đế kham nhẫn làm vui

    6. Thế đệ nhất vị: Tu phép tứ đế đến đây lấn thấy pháp tánh sắp vào bậc sơ quả tuy chưa vào bậc chánh đạo mà đối với thế gian là đệ nhất




  1. Bốn công da hạnh: Còn gọi la bốn Thiện căn: Noãn Vị, Đảnh Vị, Nhẫn Vị và Thế Đệ Nhất Vị. Điều cần nói là tu đến Noãn và Đảnh vị thì có thể chuyển chủng tánh Thanh Văn thành chủng tánh Bồ Tát. Đén Nhẫn vị thì hết chuyển được, vì Nhẫn Vị không còn thoát đọa ác đạo, mà Bồ Tát thì phải vào đó mà lợi tha




  1. Tam Quán: Quán Không: Xét ra sự vật đều không có thật tánh, thật tướng, mọi pháp vốn không. Quán giả: Xét rằng muôn vật đều thay đổi, vô thường và giả tạm. Quán trung: Phải quán cho ra nghĩa trung đạo: Không phải không, không phải giả. Đó là ba pháp quán trọng yếu của Phật giáo




  1. Tứ Niệm Xứ: Bốn chỗ hành giả phải suy nghĩ luôn. Ấy là: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường và quán pháp vô ngã




  1. Năm căn: Năm căn lành: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Năm căn lành này được xếp vào trong 37 phẩm trợ đạo




  1. Năm lực: Năm lực đạt được do tu tập năm thiện pháp căn bản (Ngũ thiện căn): Tín lực, tinh tiến hay tấn lực, niệm lực, định lực và huệ lực




  1. Bốn thứ thần túc: Cũng còn gọi là bốn Như ý túc, được xếp vào 37 phẩm trợ đạo. Là pháp tu giúp hành giả thực hành như ý muốn và mau đạt đạo quả, gồm có: 1. Lòng muốn được thần thông; 2. Lòng thệ nguyện tu đến Niết bàn; 3. Giữ dìn tư tưởng tinh tấn; 4. Tham cứu đạo lý (tư duy như ý túc)




  1. Băm Bảy phẩm đạo: Ba mươi bảy thành phần hỗ trợ con đường giác ngộ, là những cách tu tập giúp hành giả đạt bồ đề, gồm có: Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi và bát chánh đạo. Nhà tu hành mà có được 37 phẩm đạo ấy cho đày đủ, thì thành đạo. Bục La Hán, bực Duyên Giác hay bực Phật Như Lai đýu có tu hành 37 phẩm ấy. Đó là chỗ tu chung của Tam thừa. Bồ Tát tu Lục độ và tu 37 phẩm đạo xong thì đắc quả vị Như Lai




  1. Tam Minh: Ba thuật sáng suốt của hang Thánh Giả, gồm có: 1. Túc mạng minh, biết những đời trước của mình và của người luân chuyển thế nào, vượt yếu tố thời gian; 2. Thiên nhãn minh, thấy rõ khắp nơi trong vũ trụ, vượt yếu tố không gian; 3. Lậu tận minh, diệt hết mọi phiền não




  1. Tứ Trí: Bốn thứ trí của bực Thánh, bực Phật. Gồm có: 1. Đạo huệ trí: tức thật tánh; 2. Đạo huệ chủng trí: CáiTrí biết các đạo trong mười pháp giới; 3. Nhứt thiết trí: Cái trí biết tất cả, biết rằng các pháp, các tướng đều tịch diệt; 4. Nhất thiết chủng trí: Cái trí hoàn toàn, biết tất cả, biết rằng các pháp, các tướng đều tịch diệt, biết hết các hành động, trạng mạo




  1. Bốn đạo vô ngại: Cái trí huệ có bốn đức không bị trệ ngại. Đó là bốn món trí biện tự tại thuyết pháp của các bực Bồ Tát lớn. Còn được gọi là Tứ Vô Ngại Biện, Tứ Vô Ngại Giải. Gọi tắt là Tứ Vô Ngại. Gồm có: 1. Pháp Vô Ngại Trí: Có cái trí huệ biết hết các pháp và tên của pháp, biết và diễn giảng không ngăn ngại; 2. Nghĩa Vô Ngại Trí: Có cái trí huệ hiểu biết nghĩa lý của các pháp, tùy theo tên của mỗi pháp mà giải nghĩa, không hề bị ngăn ngại; 3. Từ Vô Ngại Trí: Có cái trí huệ hiểu biết các danh tự, các ngôn từ một cánh không trệ ngại, cho nên diễn giảng, luận biện rất thông; 4. Lạc Thuyết Vô Ngại Trí: Có cái trí huệ biết căn tánh của chúng sanh, vui thuyết không hề bị chướng ngại, không thối lui, không sợ sệt, không bị ai đốn phá




  1. Sáu Ba La Mật: Sáu hạnh Ba La Mật (paramitas), còn được gọi là Lục Độ là sáu nền đại hạnh có thể đưa (độ) người từ bến Mê đến bờ Giác, từ luân Hồi đến Niết Bàn, từ địa vị chúng sanh đến địa vị Phật, gồm có:

    1. Đàn Ba La Mật (Dâna-Paramita) hay Bố thí độ: Là hạnh bố thí của Bồ Tát. Hạnh này trừ diệt long tham lam, keo kiết.

    2. Thi La Ba La Mật (Sila-Paramita) hay Trì giới độ: Là hạnh giữ gìn giới luật của Bồ Tát. Hạnh này trừ diệt nghiệp tà ác của Thân, Miệng và Ý.

    3. Sàn Đề Ba La Mật (Kshânti-Paramita) hay Nhẫn nhục độ: Là hạnh nhẫn nhục của Bồ Tát. Hạnh này diệt trừ long giận hờn, oán ghét

    4. Tỳ-Lê-Da Ba La Mật (Virya-Paramita) hay Tinh tấn độ: Là hạnh tinh tấn trừ phiền não và làm các điều thiện của Bồ Tát. Hạnh dõng mãnh này trừ diệt long biếng nhác

    5. Thiền Ba La Mật (Dhyana-Paramita) hay Thiền định độ: Là hạnh tu tĩnh lự của Bồ Tát. Hạnh này trừ diệt long tán loạn

    6. Bát Nhã Ba La Mật (Prajnâ-Paramita) hay Trí tuệ độ: Là hạnh tu trí tuệ và đắc trí tuệ của Bồ Tát. Hạnh này diệt trừ tâm tánh ngu si, tà kiến




  1. Tứ Nhiếp Pháp: Gồm có:

    1. Bố thí nhiếp pháp: Bồ tát dung tài pháp bố thí nhiếp dẫn chúng sinh trụ nơi chân lý

    2. Ái ngữ nhiếp pháp: Bồ tát hay tùy thuận căn tánh chúng sinh và dung lời nói hay ho ủy dụ họ trụ nơi chân lý

    3. Lợi hành nhiếp pháp: Bồ Tát khởi hạnh từ thiện nơi thân, khẩu ý làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, nhân đó họ được trụ nơi chân lý

    4. Đồng sự nhiếp pháp: Bồ tát dung pháp nhãn thấy rõ căn tánh của chúng sinh, tùy theo chỗ ưa mu ốn của hòa phân thân thị hiện khiến họ được thấm nhuần lợi ích, nhân đó họ được an trụ nơi chân lý




  1. Đại Thừa bốn thệ: Còn gọi là Tứ Hoằng Thệ Nguyện:

    1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ: nơi cảnh khổ đé, Bồ Tát quán thấy chúng sinh vô biên bị khổ sanh tử áp bức nên phát nguyện độ thoát họ ra khỏi ba cõi

    2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn: Y nơi cảnh tập đế, Bồ Tát thẩm sát phiền não hoặc nghiệp vô lượng hay chiêu tập quả khổ sanh tử nên phát nguyện đoạn trừ và khiến cho chúng sanh cũng đoạn trừ

    3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học: Y nơi cảnh đạo đế, Bồ Tát thẩm sát đạo pháp vô lượng có thể đưa tới Niết Bàn, tự mình biết rồi lại nguyện cho tất cả chúng sinh đều chứng biết.

    4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: Y nơi cảnh diệt đế, Bồ tát thẩm sát quả Bồ Đề tối thắng không chi hơn tự mình thành tựu lại nguyện cho tất cả chúng sinh cũng đều được thành tựu.




  1. Mười minh: Chỉ cho Thập Tín: 1. Tín tâm; 2. Niệm tâm; 3. Tinh tấn tâm; 4. Tuệ tâm; 5. Định tâm; 6. Bất thối tâm; 7. Hộ pháp tâm; 8. Hồi hướng tâm; 9. Giới tâm; 10. Nguyện tâm




  1. Mười hạnh: 1. Hoan hỷ hạnh; 2. Nhiêu ích hạnh; 3. Vô sân hận hạnh; 4. Lợi ích hạnh; 5. Ly si loạn hạnh; 6. Thiện hiện hạnh; 7. Vô trước hnạh; 8. Tôn trọng hạnh; 9. Thiện pháp hạnh; 10. Chân thật hạnh




  1. Mười hướng: Chỉ cho Thập hồi hướng. Hồi hướng là khời long đại bi cứu độ chúng sanh, xoay chuyển căn lal2nh của mười hạnh hướng về ba chỗ:

        1. chỗ sở chứng chân như thật tế;

        2. chỗ sở cầu vô thượng Bồ Đề;

        3. chỗ sở độ tất cả chúng sanh

Thập hồi hướng gồm có:

  1. Cứu tất cả chúng sanh mà lìa tướng chúng sanh bị độ;

  2. Bất hoại: Trước lìa chúng sanh tưởng là hoại; hoại tức không, bất hoại tức giả, không và giả chẳng phải hai. Chính rõ trung đạo mà qui thú nơi bổn giác;

  3. Đẳng nhất thiết Phật: Tánh bổn giác trạm nhiên thường trú mà cái tri năng giác ngang hang Phật giác;

  4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng: Được trí năng giác trước kia cùng khắp tất cả chỗ;

  5. Vô tận công đức tạng hồi hướng: Công đức nhiều không cùng nên tất cả thế giới của đức Như Lai có thể xen lẫn cùng nhau không ngăn ngại;

  6. Tùy thuận bình đảng thiện căn hồi hướng: Đối với lý địa của chư Phật, khởi nhân chân chánh của muôn hạnh và hiển chứng được đạo nhất thừa tịch diệt;

  7. Tùy thuận đẳng quán nhứt thiết chúng sanh hồi hướng: Đã tu những nhân chân chánh thì thiện căn thành tựu có thể quán biết mười phương chúng sinh đồng một bổn tánh, tánh đã bình đẳng thì mới làm cho thiện căn của chúng sanh thành tựu, không sơ sót, không cao thấp;

  8. Chân như tướng hồi hướng: Lìa vọng là chân, không khác là như, nghĩa là tất cả pháp tánh vốn chân như;

  9. Vô phược giải thoát hồi hướng: Tướng chân như đã hiện thì trí tuệ rõ ràng, trí tuệ rõ rang thì y báo chánh báo trong mười phương thấy nhiếp một cách viên dung tự tại vô ngại;

  10. Pháp giới vô lượng hồi hướng: Khi đã chứng được tánh đức chân như thành tựu viênmãn trùm nhiếp cùng khắp thì không còn phân biệt sự sai khác cái tướng của mười cõi.




  1. Mười nguyện: Thập nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền: 1. Lễ kính chư Phật; 2. Xưng tán Như Lai; 3. Quảng tu cúng dường; 4. Sám hối nghiệp chướng; 5. Tùy hỷ công đức; 6. Thỉnh chuyển pháp luân; 7. Thỉnh Phật trụ thế; 8. Thường tùy Phật học; 9. Hằng thuận chúng sanh; 10. Phổ giai hồi hướng




  1. Bồ Tát mười địa: Mười đẳng cấp của Bồ Tát, thường gọi là Thập Địa Bồ Tát:

  1. Sơ địa: Hoan hỷ địa: Bồ tát thấy chúng sanh tâm bị tà kiến chướng ngại, nên khởi tâm tu theo hạnh xả trong thân tâmngoài của cải không lẫn tiếc. Do đó cảm quả tâm được hoan hỷ

  2. Nhị địa: Ly cấu địa: Bồ tát th61y chúng sinh tạo mười nghiệp ác tâm đạo vào hạnh tà nên phát từ tâm tu mười nghiệp lành xa lìa được dục cấu

  3. Tam địa: Phát Quang địa: Bồ Tát thấy chúng sanh mê hoặc tối tăm che mất pháp lành nên phát tâm quảng đại đúng như pháp mà tu hành, nhân đó trí huệ phát ra sang suốt

  4. Tứ địa: Diệm Tuệ địa: Bồ Tát thấy chúng sanh phiền não nên phát tâm đại từ tu 37 phẩm trợ đạo, nhân đó phát ra diệm tuệ

  5. Ngũ địa: Nan Thắng địa: Bồ Tát thấy các bậc hạ thừa đắm trệ vào cảnh hữu dư Niết Bàn, ưa sự vắng lặng độc thiện nên phát từ tâm tu lập bình đảng giác hạnh ngộ được chân đế và tục đế, được trí không sai biệt

  6. Lục địa: Thiện Hiện địa: Bồ Tát thấy chúng sanh bị đọa vào sanh tử nên phát tâm đại bi nên tu hành bình đẳng lợi sanh, nhân đó trí tuệ được hiện tiền

  7. Thất địa: Viễn Hành địa: Bồ Tát vì thệ nguyện độ sinh nên phát tâm từ bi gia công tu tập tất cả những “pháp bồ đề phận” ngộ được không, vô tướng, vô nguyện tam muội

  8. Bát địa: Bất động địa: Bồ Tát không bỏ nhiệm vụ độ sinh gia công tu tập đạo hạnh thanh tịnh, lìa sự phân biệt chấp trước về tâm, ý, chứng được vô sinh pháp nhẫn, tất cả phiền não không còn lay động được

  9. Cửu địa: Thiện Huệ địa: Bồ Tát dung vô lượng trí quán sát cảnh giới chúng sanh đều biết như thật, được trí tuệ vô ngại; khôn khéo nói khắp các pháp khiến cho chúng sanh đều lợi ích

  10. Thập địa: Pháp vân địa: Bồ Tát dung vô lượng trí tuệ quán sát và hiểu biết rõ ràng pháp tam muội hiện tiền chứng được đại pháp dung thân làm mây trùm khắp tất cả chúng sinh đày đủ tự tại

Từ sơ địa đến tứ địa thiên về Không, nên gọi là Minh Giải vì có nhiều công soi xét được bên trong

Từ ngũ địa đến thất địa thiên về Giả nên gọi là Tri kiến, vì dung bên ngoài nhiều.

Từ địa thứ tám trở đi chuyển được tạng thức rồi mới được bình đảng cho nên địa sau cùng gọi Song Chiếu (chiếu Không, chiếu Giả).




  1. Năm tội sâu: Tiếng Hán gọi là Ngũ Nghịch, gồm có các trọng tội như sau: 1. Giết cha; 2. Giếc mẹ; 3. Giết A-La-Hán; 4. Phá hòa hiệp của chúng tăng; 5. Làm cho thân Phật chảy máu




  1. Vô Gián Ngục: Còn gọi là Địa ngục A Tý. Trong ngục này từ sự chịu khổ cho đến tâm hạnh đều không gián đoạn một lúc nào nên gọi là Vô Gián




  1. Nhất Xiển Đè: Danh từ phiên âm của Phạn ngữ (Sanskrit) Icchantika. Hán âm là Ychănti, dịch nghĩa là đoạn thiện căn, là người phá bỏ mọi căn lành của mình, hoặc cũng được dịch là bất tín cụ, là người không có đủ niềm tin vào Phật pháp. Người đã đoạn diệt những can lành và vì vậy, khó được cứu độ, dù họ có tu tập tinh cần đến mức nào cũng không thể đạt giải thoát.




  1. Mười Thiện: (Thập thiện) Là mười thiện được thực hiện qua Thân (3), Khẩu (4) và Ý (3).

Thập thiện bao gồm:

1. Bất sát sinh: Không hại mạng sống chúng sanh;

2. Bất thâu đạo: Không hại mạng sống chúng sanh; nhũng tài vật người ta không cho;

3. Bất tà dâm: Khop6ng làm việc dâm dục không chánh đáng;

4. Bất vọng ngữ: Không nói dối hay nói điều xằng bậy;

5. Bất lưỡng thiệt: Không nói lời hai chiều;

6. Bất ác khẩu: Không xấu người hay nói lời ác hại;

7. Bất ỷ ngữ: Không nói thêu dệt, bịa đặt;

8. Bất tham dục: Không tham lam;

9. Bất thận khuể: Không giận dữ;

10. Bất tà kiến: Không ôm ấp những ý niệm và hiểu biết sai lầm.


  1. Năm giới: Năm giới cấm của hang Phật tử tại gia, gồm có: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. không nói dối và 5. Không uống rượu hay dung những chất làm say sưa




  1. Bốn Tâm Vô Lượng: Bốn long vô lượng, bốn đức vô lượng mà Phật và Bồ tát thi hành để làm lợi ích, an lạc, độ khổ não, hoạn nạn cho vô lượng chúng sanh trong vô lượng thế giới. Gồm có:

1. Lòng Đại Từ: Tấm lòng lành, do tấm lòng ấy mà làm lợi ích, an lạc cho chúng sanh, không phân biệt thân hay sơ, hữu tình hay vô tình, theo đạo Phật hay không theo đạo Phật.

2. Lòng Đại Bi: Tấm lòng thương xót, do tấm lòng ấy mà cứu tai nạn, khổ não cho tất cả chúng sanh mọi loài.

3. Lòng Đại Hỷ: lòng vui mừng, tự mình vui và mừng cho tất cả chúng sanh khi họ đều làm được điều lành.

4. Lòng Thí Xả: Tha thứ cho người, tự mình hy sinh để giúp cho chúng được an lạc, không kể kẻ la người quen, kẻ oán người thân.


Trong Kinh Niết Bàn, Đức Phật nói: Tu lòng Từ để dứt lòng tham dục. Tu lòng Bi để dứt trừ lòng sân hận. Tu lòng Hỷ để dứt trừ lòng chẳng vui. Tu lòng Xả để dứt trừ lòng tham dục và sân hận của chúng sanh.
Tứ Vô Lượng có hai thứ: Thế gian Tứ Vô Lượng và Xuất thế gian Tứ Vô Lượng. Bồ Tát trước tu và đắc Thế Gian Tứ Vô Lượng, tức là làm xong những việc Từ, Bi, Hỷ, Xả giúp ích cho đời. Kế đó, Bồ Tát phát nguyện cầu thành Phật. Sauk hi ấy, mới tu và đắc Xuất Thế Gian Tứ Vô Lượng, tức là làm xong những việc Từ, Bi, Hỷ, Xả độ thoát cho các nhà tu hành. Chùng ấy mới kêu là Đại Tứ Vô Lượng, tức là đủ bốn đức Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ và Đại Xả.


  1. Mười Trí Lực: Gồm có:

1. Thế tục trí: Trí khôn của kẻ phàm phu hay là trí khôn do tục sự ở thế gian.

2. Pháp Trí: Trí khôn quán tưởng bốn đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo nơi Dục giới.

3. Loại trí: Trí khôn quán tưởng bốn đế về hai giới thế gian và dục giới, biết này, biết kia, đồng loại.

4. Khổ trí: Lúc dứt trừ kiến hoặc trong Tam giới, quán tưởng Khổ đế nơi Dục giới mà dứt đi, nghĩa là cái trí về đạo Giải Thoát vậy.

5. Tập trí: Cái trí giải thoát được nghiệp khổ báo Tam giới và Lục thú nhóm lại.

6. Diệt trí: Cái trí chiếu rõ cái lý Diệt đế nơi Dục giới giải thoát.

7. Đạo trí: Cái trí chứng được l1y Đạo đế.

8. Tha tâm trí: Cái trí biết tâm niệm của người khác.

9. Tận trí: Tức Lậu tận trí là cái trí dứt được các phiền não.

10. Vô sanh trí: Cái trí chứng được lý vô sanh của hàng Thánh Nhân.

Mười trí trên do Tiểu Thừa giáo lập ra đặng thâu nhiếp hết thảy các trí.
Đại thừa giáo lại nói về thuyết Mười Trí mà Đức Như Lai có đủ:

1. Tam thế trí: cái trí thông đạt ba đời.

2. Phật pháp trí: Cái trí thông đạt pháp Phật

3. Pháp giải vô ngại trí: Cái chứng được lý vô ngại của các pháp.

4. Pháp giới vô biên trí: Cái trí rộng bao quát tất cả các pháp vô cùng tận.

5. Sung mản nhất thiết thế giới trí: Cái trí đầy khắp cả hết thảy các thế giới.

6. Phổ chiếu nhất thiết thế gian trí: Cái trí chiếu khắp hết thảy thế gian.

7. Trụ trì nhất thiết thế giới trí: Cái trí thường trụ tại hết thảy các thế giới.

8. Tri nhất thiết chúng sanh trí: Cái trí biết hết thảy chúng sanh.

9. Tri nhất thiết pháp trí: Caí trí biết hết thảy các pháp.

10. Tri vô biên chư Phật trí: Cái trí biết cả vô biên chư Phật.


  1. Đại Bi ba niệm: Ba long đại bi thường trụ của Phật nhiếp hóa chúng sanh:

1. Chúng sanh tin Phật, Phật chẳng sanh long vui mừng, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí.

2. Chúng sanh chằng tin Phật, Phật chẳng sanh long lo buồn, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí.

3. Đồng thời một hạng tin, một hạng chẳng tin, Phật biết vậy, chẳng sanh long vui mừng và lo buồn, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí.


  1. Bốn vô úy: Cũng gọi là Tứ Vô Sở Úy, nghĩa là bốn đức dạn dỉ, chẳng sợ:

1. Nhứt thiết vô sở úy: Có trí biết tất cả nên chăng sợ chi hết.

2. Lậu tận vô sở úy: Dứt hết các phiền não nên chẳng sợ chi hết.

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Giải thuyết chỉ chỗ ngăn hại đạo nên chẳng sợ chi hết.

4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Giảng thuyết dạy dứt hết các sự khổ nên chẳng sợ chi hết.




  1. Tám tự tại ngã: Tám đức tự tại của Phật. Như lai đác Niết Bàn là thể nhập Đại Ngã, hoàn toàn tự tại, có đủ tám đức:

1. Ngài dùng một than mà thị hiện ra rất nhiều than, nhiếu như số trần.

  1. Thân như vi trần của Ngài bủa khắp tam thiên đại thiên thế giới.

  2. Cái đại than của Ngài nhẹ nhàng bay lên trên không, bay đến các thế giới khác.

  3. Ngài hiện ra vô lượng hình thể các loại mà ở tại một cõi.

  4. Sáu căn của Ngài đều tự tại. Ngài có thể dung một căn mà thế cho các căn.

  5. Ngài đắc tất cả các pháp nhưng trong tâm Ngài vẫn tưởng là không đắc.

  6. Ngài thuyết pháp một cách tự tại, những lẽ Ngài giảng nói đều tự tại, dầu trải qua vô lượng kiếp, ý nghĩa cũng vẫn còn.

  7. Ngài tự bủa mình khắp nơi mà người ta chẳng thấy, dường như hư không.

Muốn biết them chi tiết, xin đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển 23.




  1. Băm hai tướng tốt: Ba mươi hai tướng đặc biệt của Phật:

1)Bàn chân bằng phẳng; 2) Chỉ dưới bàn chân có ngàn cái xoay tròn như hình cả ngàn cây căm bánh xe; 3) Ngón tay dài, đầu ngón tay nhỏ và nhọn; 4) Tay, chân đều dịu mềm; 5) Trong kẽ tay và kẽ chân có da mỏng như giăng lưới; 6) Gót chân đầy đặn; 7) Trên bàn chân nổi cao đầy đặn; 8) Bắp vế tròn như bắp chuối; 9) Khi đứng, hai tay dài quá gối; 10) Nam căn ẩn kín; 11) Thân hình cao lớn và cân phân; 12) Những lỗ chân long thường ánh ra sắc xanh; 13) Những long trên mình uốn về bên hữu; 14) Thân thể sáng chói như vàng thắm; 15) Quang mình thường có hào quang chiếu ra một tầm; 16) Da mỏng và mịn; 17) Lòng bàn chân, bàn tay, hai vai và trên đảnh, bảy chỗ ấy đầy dặn; 18) Hai nách đầy đặn; 19) Thân thể oai nghiêm như sư tử; 20) Thân thể vuông chắn, ngay thẳng; 21) Hai vai tròn trịa, cân phân; 22) Bốn mươi cái răng; 23) Răng tráng, trong, đều nhau và khít; 24) Bốn cái răng cửa lớn hơn; 25) Gò má nổi cao như hai mép của sư tử; 26) Nước miếng đủ chất thơm ngon; 27) Lưỡi rộng dài, mềm mỏng, khi le ra đến chân tóc; 28) Giọng nói trong trẻo, nghe xa như giọng nói của Phạm Thiên; 29) Mắt xanh biếc; 30) Lông nheo dài, đẹp; 31) Chòm long trắng giữa hai chân mày thường chiếu sáng; 32) Trên đỉnh đầu, thịt nổi cao lên như một bới tóc.


  1. Tám mươi vẻ đẹp: 80 tướng tốt phụ theo 32 tướng trang nghiêm của Phật:

1)Móng tay bầu tròn; 2) Móng tay màu như đồng đỏ; 3) Móng tay láng; 4) Ngón tay tròn trịa; 5) Ngón tay đẹp; 6) Ngón tay nhọn đàng đầu; 7) Gân máu ẩn kín; 8) Mắt cá ẩn kín; 9) Những khớp xương chắc chắn; 10) Hai bàn chân bằng nhau; 11) Gót chân rộng rãi; 12) Đường chỉ trong bàn tay thì láng; 13) Đường chỉ trong bàn tay thì bằng nhau; 14) Đường chỉ trong bàn tay ăn sâu; 15) Đường chỉ trong bàn tay không quanh quẹo; 16) Đường chỉ trong bàn tay thì chạy dài; 17) Môi đỏ như trái tần bà; 18) Tiếng thốt ra không to lắm; 19) Lưỡi mềm, mịn và đỏ; 20) Tiếng nói dịu ngọt và trong, nghe như tiếng voi hay tiếng sấm; 21) Nam căn đầy đủ; 22) Cánh tay dài; 23) Tay chân sáng láng; 24) Tay chân mịn màng; 25) Tay chân rộng rãi; 26) Tay chân không có lệch xệ; 27) Tay chân không cợm xương; 28) Tay chân đều đủ và mạnh mẽ; 29) Tay chân rất cân phân với nhau; 30) Xương đầu gối rộng lớn và đầy; 31) Tay chân tròn trịa; 32) Tay chân rất láng; 33) Tay chân đều; 34) Rún sâu; 35) Rún đều; 36) Cái hạnh của Ngài thanh tịnh; 37) Ngài dễ chịu, dễ thương; 38) Ngài tỏa ra chung quanh mình hào quang rất sáng, rất trong làm tan mất sự mờ ám; 39) Tướng đi đằm thắm oai nghiêm như tượng vương; 40) Tướng đi oanh liệt như sư tử; 41) Tướng đi trang nhã như bò thần; 42) Tướng đi như nga vương; 43) Vừa đi vừa xoay về phía hữu; 44) Từ hông chí bàn tọa tròn trịa; 45) Từ hông chí bàn tọa thì láng; 46) Từ hông chí bàn tọa không có chênh lệch; 47) Cái bụng hình cây cung; 48) Một cái than thể mà không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được; 49) Mấy cái răng cửa thì bầu tròn; 50) Mấy cái răng cửa thì nhọn đàng đầu; 51) Mấy cái răng cửa đềuvới nhau; 52) Cái mũi rộng lớn; 53) Cặp mắt sáng; 54) Cặp mắt trong; 55) Cặp mắt hiền; 56) Cặp mắt dài; 57) Cặp mắt mở lớn; 58) Cặp mắt như hai kiến hoa sen xanh; 59) Cặp chân mày bằng nhau; 60) Cặp chân mày đẹp; 61) Cặp chân mày đâu với nhau; 62) Cặp chân mày rất cân phân đều đặn; 63) Cặp chân mày đen; 64) Hai gò má đầy đặn; 65) Hai gò má bằng với nhau; 66) Hai gò má đều, xinh đẹp; 67) Thấy Ngài, không ai dám mắng và rấy, vì hình thể Ngài tốt đẹp đủ điều; 68) Ngũ quan và trí giác của Ngài chịu quyền chế ngự của Ngài một cách nghiêm chỉnh; 69) Các cơ thể đầy đủ và trang trọng; 70) Mặt và trán đối nhau rất cân phân; 71) Cái đầu rất nở nang; 72) Tóc đen; 73) Tóc bằng ngọn với nhau; 74) Tóc có hang ngũ vén khéo; 75) Tóc có mùi thơm; 76) Tóc không cứng sợi; 77) Tóc không rối; 78) Tóc rất đều; 79) Tóc uốn lại; 80) Tóc có hình những chữ thánh, như chữ Srivastsa, chữ Savastika, chữ Nandyàvasta, chữ Vardhamàna.


  1. Thân Kim Cang: Cũng được gọi là Kim cang thể hay Vóc kim cang để chỉ cho cái hình vóc đầy đủ, bền bỉ, chẳng hoại. Thân thể của Phật kiên cố như chất kim cương.



  1. Ngọc Nhu Ý: Hay Như Ý Châu. Một thứ châu báu, nhờ nó mà cầu lấy mọi vật đều được theo như ý mình. Tiếng Phạn gọi là Ma Ni Châu (Cintamani). Nghĩa bong chỉ sự quý báu của Phật Pháp.




  1. Xích thằng : Sợi dây màu đỏ, ràng buộc ái ân.




  1. Phạm hạnh : Hạnh tu thanh tịnh của người xuất gia đoạn tuyệt dâm dục. Người tu phạm hạnh đạo Phật sẽ đạt quả Niết Bàn, vãng sanh về cõi Tịnh độ hay sanh lên cõi Trời (Phạm chí) thanh tịnh.

(Cuốn Hạ)
1. Tâm Tàm : Cảm giác xấu hổ với bản thân do việc xấu mình đã làm.


  1. Tâm Quý : Cảm giác xấu hổ khi làm việc xấu mà để người khác thấy hoặc biết.




  1. Phát lộ : Tự nguyện sám hối trước đại chúng hay trước Tam Bảo.




  1. Năm tướng suy : Năm tướng xấu hiện ra nơi thân của một vị Trời như điềm báo trước vị Trời ấy khi mạng chung sẻ bị đọa lạc vào ba cõi dữ (súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục).




  1. Năm thiên sứ : Vì người ta gọi Vua Diêm Vương là Ngũ điện Thiên Tử nên sứ giả của Ngài gọi là Ngũ Thiên Sứ Giả.




  1. Lam Phất : Gọi đủ là Uất Đầu Lam Phất, tiếng Phạn là Udraka-Ramaputra. Ông tu theo phái Du-Già ở gần thành Vương Xá, nước Ma-kiệt Đà. Ông là một trong hai vị thầy giỏi nhứt và đầu tiên của Thái Tử Tất-Đạt-Đa. Thái Tử tu theo Ông và chứng được định Phi-tưởng phi-phi-tưởng. Nhưng vì không tìm ra câu trả lời cho mục đích giải thoát nên Tất Đạt-Đa đã từ giã Ông để đi tìm chân lý cao cả hơn.




  1. Thân chồn : Tron Kinh có chép rằng mặc dầu đắc phép Phi-tưởng Phi-phi-tưởng định nhưng vì một lúc chẳng kìm hãm được vọng tưởng, mà thành sa ngã. Trong khi ngồi nhập định trên núi, nghe chim thú kêu la, tọa thiền gầnsông nước bị tôm cá làm rối loạn, tâm thần bất định, nhân đó nổi sân, Ông Lam Phất lỡ lời nguyện sẽ làm con Phi-ly (chồn bay) để btắ chim trên trời và lặn xuống nước để giết loài tôm cá, nên dù có được sanh lên cõi chốn Phi-ly năm trăm đới như đã nguyện trong cơn sân hận.




  1. Giây đen địa ngục : Tiếng Hán là Hắc thằng địa ngục ; tiếng Phạn la Kalasutra, địa ngục dây đen. Là một trong 8 Đại địa ngục. Trong địa ngục này, dây trói, cưa, dao màu đen. Kẻ đọa vào địa ngục này thấy ngục tốt lấy dây sắt nóng mà trói mình tồi mới đem chém, cưa và có gió độc thổi làm cho nhũng dây sắt nóng trói họ, thiêu đốt cháy cả da thịt, khổ sở muôn bề.




  1. Hắc nhĩ : Tai đen (Trong Câu Xá Luận cuốn 8, coi Phật học đại từ điển, trang 1066d) là nhiều hình cụ họp chung, không hở một chút, nên tai mắt đều đen tối, đó là lời giải thích của ngài Trí Chứng.




  1. Ba Ba bốn ngục : A ba ba là một trong bốn ngục cực lạnh ; 3 ngục kia là A tra tra, A la la và A bà bà.




  1. Tu La : Gọi đủ là A-tu-la, là hạng Trời nhưng không có hình thể đoan chính. Là một trong 6 nẻo luân hồi, khi thì được xem là hạnh phúc hơn người, khi thì bị xem là đau khổ hơn người. Loại A-Tu-La hạnh phúc là các loài chư thiên cấp thấp, sống trên núi Tu Di hoặc trong các lâu đài trong hư không. Loại A-Tu-La đau khổ là loài luôn luôn sống trong giận dữ và chống lại chư thiên.




  1. Cưu Bàn Trà : Một loại quỷ hung dữ, chuyên ăn lấy tinh khí của người, tiếng Phạn la Kumbhănda.




  1. La Sát : Loại hung thần ác quỷ có hình tướng và mặt mày rất ghê tởm, thích ăn thịt người. Giống đực kêu la La-Sát-bà (Râkchasas), giống cái kêu La-Sát-tư (Râkchasis). Hồi Đức Phật hoằng pháp tại Na-càn-ha-la (Nagarahâra), có năm con quỷ La sát cái thường biến ra loài rồng mà phá hại người. Nhân dân đến thỉnh cầu Ngài hàng phục. Đức phật hóa độ được chúng và làm cho năm con quỷ La sát này quy y Phật, Như vậy loài quỷ La Sát cũng có thể phát tâm Bồ đề trở thành Hộ Pháp.




  1. Ứng hiện : Còn gọi la Ứng hóa thân hay Ứng thân, Hóa thân. Ấy là một trong ba thân của Phật. Đức Phật vì long từ bi, tùy theo cơ duyên của chúng sanh mà hiện thân ra để giáo hóa và cúu độ. Ngoài sự hóa ra thân Phật, Ngài cũng hiện thân ra các thân khác như Bồ tát, Thanh văn, chư thiên và loài người v.v… Sự hóa hiện của Ngài rất nhiệm mầu và không thể lường.




  1. Cõi Diêm Phù: Còn gọi la Diêm Phù Đề. Tiếng Phạn la Jambudvipa, là một trong bốn châu ở địa cầu. Nó ở về phía Nam núi Tu Di, cũng kêu là Thiềm Bộ Châu, tức là trái đất mà chúng ta đang sống. Tên Diêm Phù Đề có bởi cây Diêm Phù (Jambul) mà khi còn là Thái Tử, Đức Phật đã ngồi dưới gốc cây này nhập Sơ thiền, trong khi theo Vua cha tham dự lễ Hạ Diền.




  1. Ba ác: Ba cõi khổ: Súc sanh, Ngã quỷ và Địa ngục.




  1. Tám nạn: Tám nạn rủi, tám chỗ chướng nạn. Nếu chẳng may sanh vào tám chỗ (cảnh ngộ) này chẳng có thể tu học cho thành đạo được: 1) Địa ngục; 2) Ngã quỷ; 3) Súc sanh; 4) Châu Uất Đan Việt (tức là Bắc Câu Lư Châu) vì người ở xứ này cứ hưởng sự sung sướng mãi nên tu học không được; 5) Cảnh Trời trường thọ (Vô Tưởng Thiên), ở đây không có tâm tư-tưởng nên không tu học được; 6) Manh (đui mù), lung (điếc), ấm á (câm ngọng); 7) Thế trí biện thông: Vì ỷ mình thông minh biện bác theo thế sự mà không lo tu học; 8) Sanh ra trước hay sau Phật: hai thời kỳ này không có Phật pháp nên chẳng thể tu học.




  1. Bốn loài: Bốn cách chúng sanh được sanh ra

1. Noãn sanh: sanh ra từ trứng như loài chi,

2. Thai sanh: sanh ra từ bào thai như người, lừa ngựa,

3. Thấp sanh: sanh ra từ nơi ẩm ước như giun, rắn, cá,

4. Hóa sanh: tự nhiên mà hóa ra, sanh ra do sức mạnh của Nghiệp, như những thần thức sanh ra tại cõi Tiên, cõi Cực Lạc hoặc đi đọa địa ngục, ngạ quỷ, hoặc những vật cởi lốt, đổi hình như loài bướm bởi sâu, tầm mà hóa sanh ra.


19. Sáu nẻo long vòng: Sáu đường lộn đi lộn lại. Chúng sanh từ vô thỉ tới nay, sanh ra rồi chết đi, rồi lại sanh ra, long vòng mãi trong sáu cõi Trời, Người, A-tu-la (thần), Súc sanh, Ngã quỷ và Địa ngục, như một cái bánh xe xoay tròn, hết lên rồi xuống, hết xuống rồi lên, không bao giờ chấm dứt.
20. Ba tai ách: Ba họa lớn (đại tai): Thủy tai, Hỏa tai, Phong tai; hoặc ba họa nhỏ (tiểu tai): Cơ cẩn ta (nạn đói), Tật dịch tai (nạn bệnh dịch), Đao binh tai (nạn chiến tranh).

tải về 119.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương