Tài liệu giới thiệu hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện Cty tnhh phát Triển Điện Toán y khoa Hoàng Trung


Phân tích hiện trạng CNTT chung ngành y tế Việt Nam



tải về 277.91 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích277.91 Kb.
#32903
1   2   3   4   5   6   7   8

Phân tích hiện trạng CNTT chung ngành y tế Việt Nam:


CNTT hóa ngành y tế là yêu cầu cấp bách của ngành y tế Việt Nam.

- Bộ Y Tế Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của CNTT trong ngành y tế và xem việc CNTT hóa ngành y tế là công việc cấp bách.

Năm 1999 Bộ Y Tế đã phát hành phần mềm B-Soft và sau đó năm 2004 phát hành Medisoft 2003. Mục tiêu của việc phát hành phần mềm dùng chung Medisoft 2003 này là thu thập các dữ liệu hoạt động bệnh viện theo mẫu tờ bìa bệnh án chung, từ đó trích xuất ra các báo cáo chuẩn gởi lên Bộ Y Tế.

Qua thực nghiệm, cả B-Soft và Medisoft 2003 đã không đáp ứng được thực tế vì có nhiều lỗi chương trình và tốc độ xử lý dữ liệu quá chậm.

Hơn nữa Medisoft 2003 chỉ để phục vụ cho việc báo cáo số liệu cho cấp trên (Bộ Y Tế) mà không phục vụ cho việc quản lý của lãnh đạo bệnh viện và không có tính năng trợ giúp chuyên môn cho nhân viên y tế. Phần mềm cũng không giúp cho Sở Y Tế các địa phương thu thập số liệu thống kê bệnh viện, thậm chí còn đá, đụng với các phần mềm quản lý khác của các Sở Y Tế.

Vì những lý do đó, hầu hết các đơn vị y tế không còn sử dụng các loại “phần mềm khung” nữa mặc dù việc sử dụng Medisoft 2003 là một yếu tố bắt buộc, có ảnh hưởng đến việc chấm điểm thi đua của bệnh viện.

Trước tình hình đó, ngày 13/9/2006 Bộ Y Tế đã cho phép/kêu gọi các đơn vị y tế tự trang bị cho mình các phần mềm quản lý bệnh viện thích hợp, tuân thủ các chuẩn của Bộ Y Tế đề ra.

Tháng 12 năm 2006 Bộ Y Tế ra văn bản “HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MỘT SỐ PHÂN HỆ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN” đề nghị các tiêu chí cần phải có khi trang bị phần mềm y tế (xem phụ lục đính kèm).

- Ứng dụng CNTT tại các đơn vị y tế - lực bất tòng tâm:

Hầu hết các lãnh đạo Sở Y Tế và Bệnh Viện đều nhận thức rõ tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong y tế.

Những lợi ích ưu việt của CNTT khi ứng dụng trong quản lý y tế rất rõ ràng như: lưu trữ và khai thác dữ liệu bệnh viện nhanh và chính xác. Việc khai thác dữ liệu một cách có hệ thống giúp ích cho quản lý và chuyên môn như: thống kê số liệu, truyền tin giữa các cấp quản lý, giám sát hoạt động bệnh, nghiên cứu y học, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tiến hành bệnh viện không giấy – không phim, chia sẻ bệnh án giữa các bệnh viện… Rất nhiều những ích lợi khác càng ngày được phát hiện càng nhiều.

Từ nhận thức đó, hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam đã trang bị máy vi tính từ lâu nhằm đưa CNTT vào quản lý.

Vấn đề còn lại là ai sẽ xây dựng các phần mềm quản lý y tế đáp ứng tất cả các yêu cầu đó?

Đã có nhiều công ty phần mềm danh tiếng tham gia soạn phần mềm cho bệnh viện. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các cty này đều không có sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu thực tế vì lý do hoạt động bệnh viện cực kỳ phức tạp, đòi hỏi nhà sản xuất phần mềm phải có kiến thức toàn diện về quản lý, chuyên môn, hành chánh của bệnh viện và am hiểu các hoạt động tác nghiệp của nhân viên y tế.

Khảo sát của Bộ Y Tế Việt Nam cho thấy chỉ có 5% bệnh viện có trang bị phần mềm quản lý y tế, tuy nhiên những phần mềm này không thật sự là phần mềm quản lý bệnh viện đúng nghĩa. Các phần mềm đó là những bộ phận rời rạc cho một vài khâu chức năng như thu viện phí, cấp phát thuốc. Các bệnh viện chưa có được một hệ thống phần mềm mang tính liên hoàn có khả năng liên kết tất cả các đơn vị chức năng lại thành một hệ thống dữ liệu chung.

Các bệnh viện lớn đã thử nghiệm nhiều phần mềm khác nhau trong quản lý hoạt động bệnh viện nhưng kết quả thường không theo ý muốn. Sau khi cài đặt và sử dụng chương trình bộc lộ các khiếm khuyết như: quy trình phức tạp, làm tốn thêm nhân sự, tính toán sai, không áp dụng được công thức cho nhiều đối tượng khác nhau, xuất báo cáo không chuẩn… Việc mua phần mềm từ các công ty không chuyên nghiệp về CNTT y khoa chẳng khác nào mua trâu vẽ bóng.

Có thể nói, ứng dụng CNTT trong y tế rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm, do thiếu một nhà sản xuất phần mềm y khoa chuyên nghiệp.

- Chính phủ điện tử trong ngành y tế:

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề án 112 nhằm xây dựng chính phủ điện tử, nhưng kết quả thực hiện sau 5 năm vẫn còn khá khiêm tốn, nếu không nói là thất bại. Trong đề án Chính Phủ Điện Tử, quản lý Sở Y Tế là một mảng quan trọng. Đến nay, theo tình hình chung của đề án 112, các Sở Y Tế cũng chưa có được một phần mềm quản lý cho hoạt động của riêng mình. Tháng 4/2007 Thủ Tướng Chính Phủ đã xóa sổ đề án 112 đồng thời kêu gọi tiếp túc thúc đẩy phát triển CNTT quốc gia.

Những công việc mang tính truyền thông như quản lý dịch bệnh, quản lý tiêm phòng, quản lý y dược tư nhân, thông tin, thông báo, tin tức chuyên ngành y khoa… hoàn toàn có thể xây dựng được bằng giải pháp mạng internet.

- Giải pháp nào cho những vấn đề trên?

Qua phân tích, vấn đề mấu chốt của việc xây dựng phần mềm quản lý y tế là nhà xây dựng phần mềm y tế phải là sự phối hợp giữa một bác sĩ y khoa và các kỹ sư công nghệ thông tin. Đội ngũ này phải có kiến thức toàn diện về các mặt: quản lý hành chánh bệnh viện, quản lý chuyên môn bệnh viện, thực hành chuyên môn y dược, có tiếp xúc các phương tiện y khoa hiện đại và có kiến thức phân tích và lập trình CNTT vững chắc.

Với sự phát triển của các công cụ sản xuất phần mềm hiện nay như ASP.NET, C#.NET và giải pháp mạng Web 2.0 việc thực hiện phần mềm quản lý bệnh viện liên hoàn và hoàn chỉnh không còn là vấn đề khó khăn.

Cty Hoàng Trung đã có được các yếu tố quan trọng hành đầu là:


  • Giám đốc công ty là một Bác sĩ y khoa điều hành, chỉ đạo, soạn kế hoạch, giám sát xây dựng hệ thống phần mềm.

  • Lãnh hội được các phương pháp xây dựng phần mềm tiên tiến nhất hiện nay.

  • kinh nghiệm trong việc xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện, có nhiều khách hàng thử nghiệm hệ thống.

  • Bắt được khuynh hướng ứng dụng Web 2.0 vào hệ thống mạng bệnh viện và liên viện.

Mô hình giải pháp tổng thể của hệ thống:


I. Tổng quan mô hình:

Hầu hết các nhà sản xuất phần mềm không có kiến thức chuyên môn quản lý y tế nên không phân biệt rõ ràng giữa quản lý hành chánh bệnh việnquản lý chuyên môn bệnh viện. Từ đó, việc phân tích thiết kế hệ thống trở nên rối ren và kém hiệu quả.



Đối với hệ thống quản lý bệnh viện:

Hệ thống quản lý bệnh viện được chia thành 2 mảng lớn: quản lý hành chánh và quản lý chuyên môn. Hai mảng này có thể xây dựng độc lập và có thể giao tiếp dữ liệu với nhau tùy yêu cầu.



  1. Hệ thống quản lý hành chánh:

Hệ thống quản lý hành chánh bao gồm các phân hệ như:

  • Phân hệ quản lý nhân sự.

  • Phân hệ quản lý tài sản (vật tư, trang thiết bị).

  • Phân hệ quản lý tài chánh kế toán.

  • Phân hệ quản lý công văn…

  1. Hệ thống quản lý chuyên môn:

Hệ thống quản lý chuyên môn là đặc thù riêng của ngành y tế, phân biệt với các đơn vị hành chánh khác. Tất cả những gì liên quan đến bệnh nhân và dữ liệu bệnh nhân được đưa vào hệ thống quản lý chuyên môn.

Hệ thống quản lý chuyên môn tập hợp nhiều phân hệ, mỗi phân hệ thực hiện một nhiệm vụ riêng và các phân hệ liên kết nhau về dữ liệu. Các phân hệ bao gồm:



  • Phân hệ tiếp nhận bệnh nhân: tiếp nhận và truy tìm thông tin bệnh nhân.

  • Phân hệ viện phí nội – ngoại trú: quản lý việc đóng viện phí của bệnh nhân.

  • Phân hệ khám chữa bệnh ngoại trú: dùng cho các bác sĩ phòng khám, cung cấp các tiện ích cần thiết cho bác sĩ phòng khám như toa thuốc điện tử, chỉ định cận lâm sàng, tiếp nhận kết quả CLS online, phiếu hẹn, giới thiệu, xử trí kết quả…

  • Phân hệ quản lý xét nghiệm: quản lý dữ liệu xét nghiệm, tự động hóa xuất dữ liệu từ các máy xét nghiệm.

  • Phân hệ quản lý chẩn đoán hình ảnh: quản lý tài liệu hình ảnh y khoa, lưu trữ tài liệu hình ảnh từ các máy siêu âm, nội soi, X quang, CT, MRI, Giải phẫu bệnh, Tế Bào Học, Soi đáy mắt …

  • Phân hệ quản lý ngân hàng máu.

  • Phân hệ quản lý phẩu thuật – thủ thuật.

  • Phân hệ bệnh án điện tử (24 bệnh án chuyên khoa theo chuẩn của Bộ Y Tế)

  • Phân hệ quản lý bệnh án nội trú: quản lý xuất nhập viện.

  • Phân hệ quản lý dược nội trú – ngoại trú – bảo hiểm y tế

  • Phân hệ quản lý vật tư tiêu hao.



Ngoài ra, nhằm quản lý chung còn có các phân hệ điều hành như:

  • Phân hệ quản tri mạng: cấp quyền sử dụng mạng.

  • Phân hệ báo cáo, giám sát: lập báo cáo lên cấp trên (Sở Y Tế, Bộ Y Tế). Giám sát theo yêu cầu riêng của lãnh đạo.

Đối với các dữ liệu khoa học, sẽ có phân hệ thống kê nghiên cứu khoa học, giúp các bác sĩ thống kê dữ liệu khoa học theo nhu cầu.

Tất cả các phân hệ kể trên được liên kết nhau trên cùng một cấu trúc cơ sở dữ liệu, tùy theo tính chất công việc mà các phân hệ có thể chia sẻ và sử dụng dữ liệu của nhau.

Các phân hệ được thiết kế dưới dạng ứng dụng Web 2.0 và kỹ thuật AJAX. Đây là xu hướng mới của các mô hình phần mềm chạy trên hệ thống mạng.

Đối với hệ thống quản lý Sở Y Tế

Yêu cầu hiện nay của Sở Y Tế là quản lý hành nghề y dược tư nhân, lập cổng thông tin để phát tin và thu thập dữ liệu từ các đơn vị y tế.

Ngày nay, với sự phát triển của mạng ADSL, tốc độ truyền tin nhanh chóng, việc ứng dụng Cổng Portal cho Sở Y Tế không còn là vấn đề quan trọng về mặt kỹ thuật.


  • Cổng Giao Tiếp: nhiều đơn vị y tế cùng tham gia đưa và nhận tin trên cùng 1 portal tùy theo quyền truy cập được cấp.

  • Đăng ký hành nghề y dược tư nhân: việc đăng ký và cấp giấy phép được thực hiện thông qua mạng Internet giúp tiết giảm thời gian do thủ tục hành chánh.

  • Tiếp nhận thông tin báo cáo từ các đơn vị y tế: các đơn vị có thể gới báo cáo trực tiếp vào hệ thống dữ liệu của Sở Y Tế tùy theo phân quyền hoặc gởi các file thông tin dưới dạng thức XML đến admin của Sở Y Tế. Việc nhập liệu và xử lý dữ liệu sẽ hoàn toàn tự động.

Đối với hệ thống quản lý của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng.

- Hệ thống quản lý chủng ngừa: Các Trung tâm y tế dự phòng quận huyện được trang bị phần mềm quản lý tiêm chủng riêng của mình hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý chủng ngừa của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh. Các đơn vị cơ sở cấp xã phường có thể sử dụng mạng internet để nhập liệu trực tiếp hoặc nhập liệu vào mẫu báo cáo và chuyển về trung tâm dưới dạng XML.

- Hệ thống quản lý dịch bệnh: Các đơn vị y tế tuyến dưới nhập liệu trực tiếp vào phần mềm Web của TTYTDP tỉnh chạy trên Internet hoặc gởi thông tin về trung tâm dữ liệu dưới dạng tập tin XML.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 277.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương