Tài liệu giới thiệu hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện Cty tnhh phát Triển Điện Toán y khoa Hoàng Trung


Quản lý cận lâm sàng ngoại trú (xem phần quản lý cận lâm sàng)



tải về 277.91 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích277.91 Kb.
#32903
1   2   3   4   5   6   7   8

2.1.5

Quản lý cận lâm sàng ngoại trú (xem phần quản lý cận lâm sàng)

2.1.6

Quản lý dược tại khoa khám bệnh (xem phần quản lý dược).

2.2 QUẢN LÝ KHOA LÂM SÀNG/ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

2.2.1 Quản lý thông tin người bệnh

- Quản lý các thông tin hành chính theo phiếu nhập viện và biểu mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế.



2.2.2 Quản lý thông tin bệnh tật

- Mã hóa bệnh tật theo ICD-10 4 chữ số;

- Quản lý đầy đủ các thông tin về chẩn đoán bệnh:

+ Chẩn đoán của tuyến trước

+ Chẩn đoán phòng khám.

+ Chẩn đoán nguyên nhân.

+ Chẩn đoán nhiều bệnh kèm theo.

+ Tiền sử bệnh tật.

+ Chẩn đoán bệnh chính vào viện.

+ Chẩn đoán bệnh chính vào khoa.

+ Chẩn đoán bệnh chính ra khoa.

+ Chẩn đoán bệnh chính ra viện.

+ Chẩn đoán khi tử vong.

+ chẩn đoán sau khi mổ tử thi



2.2.3 Quản lý thông tin về khoa, giường bệnh:

- Quản lý giường bệnh: số giường, loại giường, giá tiền, chuyển giường của từng loại giường.

- Xuất khoa, chuyển khoa cho người bệnh.

- Xuất viện, chuyển viện.



2.2.4 Quản lý thông tin phẫu thuật thủ thuật

- Lên lịch, chỉ định phẫu thuật thủ thuật cho người bệnh: Tên, ngày - giờ thực hiện, phẫu thuật viên chính, người gây mê và các thành viên tham gia; loại phẫu thuật thủ thuật, giá của từng phẫu thuật thủ thuật…

- Quản lý các thông tin trong biên bản phẫu thuật: kết quả thực hiện phẫu thuật thủ thuật …

2.2.5 Quản lý báo cáo thống kê

- Kết xuất được báo cáo thống kê hoạt động điều trị theo 11 biểu mẫu thống kê bệnh viện.

- Kết xuất được các báo cáo theo yêu cầu của BHXH và các đối tượng khác (nếu có).

- Kết xuất được các báo cáo thống kê theo yêu cầu của bệnh viện.



2.3 QUẢN LÝ CẬN LÂM SÀNG

Mô-đun quản lý cận lâm sàng được ứng dụng theo từng giai đoạn khác nhau tùy theo khả năng và hạ tầng cơ sở thông tin của từng bệnh viện. Từ quản lý các chỉ định cận lâm sàng (thống kê và tính viện phí), quản lý kết quả cận lâm sàng (phục vụ chuyên môn và bệnh án điện tử), kết nối với máy xét nghiệm để kết xuất kết quả trực tiếp. Đây là một mô-đun phức tạp đòi hỏi phải có sự kết nối với các mô đun khác như quản lý khoa khám bệnh; quản lý các khoa lâm sàng điều trị nội trú; quản lý kho dược - vật tư y tế, quản lý viện phí.



2.3.1 Quản lý danh mục cận lâm sàng:

- Thống nhất sử dụng tên theo danh mục cận lâm sàng của Bộ Y tế ban hành trong “Mẫu hồ sơ bệnh án” để đồng bộ quản lý giữa chuyên môn và tài chính, giữa danh mục giá của BHYT và danh mục giá dịch vụ, bao gồm:

+ Danh mục các nhóm xét nghiệm: Sinh hóa; Huyết học; Tế bào; Vi sinh; Giải phẫu bệnh...

+ Danh mục các xét nghiệm thăm dò chức năng: Điện tim, điện não, lưu huyết não, miễn dịch,…

+ Danh mục các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ; Nội soi; Siêu âm; CT-Scanner, MRI …

2.3.2 Quản lý cận lâm sàng cho người bệnh ngoại trú:

- Quản lý các chỉ định các xét nghiệm của người bệnh từ khoa khám bệnh: mã người bệnh; tên người bệnh; tên phòng khám chỉ định; tên xét nghiệm; ngày -giờ thực hiện; tên bác sỹ yêu cầu …



2.3.3 Quản lý cận lâm sàng cho người bệnh nội trú:

- Quản lý chỉ định cận lâm sàng của từng người bệnh.

- Quản lý kết quả cận lâm sàng của người bệnh.

- Các tai biến xảy ra trong khi người bệnh được thực hiện thăm dò cận lâm sàng

- Chuyển tải thông tin như: phim, hình ảnh, âm thanh của người bệnh và thông tin lấy từ các máy thăm dò CLS (nếu có).

2.3.4 Quản lý kết quả cận lâm sàng tại các khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình

ảnh

- Cho phép cập nhật, lưu trữ, hiển thị các kết quả thăm dò CLS của người bệnh đã được thực hiện tại khoa CLS kèm theo thông tin của người bệnh:

- Thông tin hành chính và thông tin bệnh tật của người bệnh.

- Thông tin về khoa và người chỉ định thăm dò cận lâm sàng.

- Thông tin về kết quả thăm dò cận lâm sàng: tên xét nghiệm; ngày giờ yêu cầu; ngày giờ lấy mẫu; ngày giờ thực hiện; người thực hiện; kết quả của xét nghiệm; ngày giờ trả kết quả; người nhập liệu;…

- Hướng tới kết nối với các máy xét nghiệm để kết xuất kết quả trực tiếp.



2.3.5 Quản lý giá cận lâm sàng (Xem phần quản lý Viện phí).

2.3.6 Quản lý vật tư, hóa chất phục vụ cận lâm sàng (Xem phần Quản lý Dược, Vật

tư tiêu hao, hoá chất cận lâm sàng)



2.3.7 Quản lý báo cáo thống kê và kết xuất dữ liệu

- Kết xuất được ra các biểu mẫu thống kê hoạt động cận lâm sàng (biểu mẫu về chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm) của biểu mẫu thống kê bệnh viện;

- Kết xuất được các báo cáo thống kê theo yêu cầu quản lý của bệnh viện;

2.4 QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN

2.4.1 Quản lý thông tin thuốc-vật tư

- Xây dựng danh mục chuẩn thuốc - vật tư tiêu hao thống nhất cho toàn bệnh viện.

- Quản lý được các thông tin về hạn sử dụng của thuốc, có khả năng lập bảng theo dõi hạn sử dụng thuốc và có khả năng cảnh báo thuốc sắp hết hạn sử dụng

- Đáp ứng được yêu cầu thu hồi thuốc theo quyết định thu hồi hay đình chỉ lưu hành thuốc do Cục Quản lý Dược ban hành.

- Xây dựng được từ điển tra cứu thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc

2.4.2 Quản lý các thông tin xuất nhập, cấp phát thuốc và vật tư

Phần mềm quản lý dược bệnh viện bao gồm hai chức năng chính là:



2.4.2.1 Quản lý xuất nhập tại kho dược

- Thiết kế hệ thống các danh mục phục vụ cho tác nghiệp xuất nhập. Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép khai báo mới, sửa chữa hay huỷ bỏ từng loại danh mục trên.

- Xây dựng màn hình nhập liệu cho chức năng nhập thuốc vào kho dược từ các đầu vào khác nhau: nhập từ nhà cung cấp, nhập thuốc trả lại từ khoa phòng, nhập thuốc pha chế trong bệnh viện bao gồm các thông tin theo yêu cầu quản lý của Bộ Y tế.

- Xây dựng màn hình nhập liệu cho chức năng xuất thuốc từ kho dược tương ứng với các loại xuất khác nhau: xuất trả nhà cung cấp, xuất kho lẻ … bao gồm đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý của Bộ Y tế.

- Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép lập danh sách các thuốc vật tư phục vụ cho các chức năng xuất khác: xuất phòng dịch, xuất huỷ, xuất thanh lý, xuất mất/hỏng/vỡ… Dựa trên danh sách này thiết kế chức năng của chương trình duỵệt xuất cho từng trường hợp tương ứng trên trong đó bao gồm lập biên bản xuất, phiếu xuất…

2.4.2.2 Quản lý cấp phát thuốc cho bệnh nhân.

- Xây dựng màn hình nhập liệu cấp phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn, cần phân biệt giữa bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân điều trị ngoại trú, trong trường hợp cần thiết phải lập được “Số sao đơn điều trị ngoại trú”.

- Chương trình được thiết kế phải có chức năng dự trù thuốc qua mạng cho bệnh nhân điều trị nội trú trên cơ sở bệnh án điều trị của bệnh nhân. Phân biệt được dự trù thuốc điều trị cho bệnh nhân hay dự trù thuốc bù tủ trực theo bệnh nhân.

- Xây dựng chức năng hoàn trả thuốc cho các trường hợp bệnh nhân tử vong, bệnh nhân đổi thuốc hay trốn viện… và chức năng duyệt nhập thuốc hoàn trả, lập phiếu nhập thuốc hoàn trả từ khoa phòng.



2.4.2.3 Các tiêu chí chung cho quản lý xuất nhập và cấp phát thuốc.

- Phần mềm phải thực hiện quá trình xuất nhập theo nguyên tắc nhập trước xuất trước và dựa trên hạn sử dụng của thuốc theo đúng quy định tồn trữ và phân phối thuốc.

- Quản lý được việc nhập xuất và các phát theo các nguồn kinh phí khác nhau:nguồn ngân sách, nguồn BHYT, nguồn viện trợ…

- Phần mềm phải đáp ứng được các yêu cầu tổng hợp, báo cáo thông tin nhập xuất tồn nhanh chóng và chính xác.

- Cung cấp chức năng tra cứu tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau.

- Các biểu mẫu phiếu, sổ sách được in từ phần mềm phải tuân theo đúng quy chế Dược chính.

- Phần mềm phải kết xuất được các mẫu biểu, báo cáo thống kê về công tác dược bệnh viện quy định trong hệ thống báo cáo thống kê bệnh viện của Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra phải đáp ứng được các biểu mẫu báo cáo thống kê khác theo yêu cầu quản lý của Sở y tế, bệnh viện.

2.5 QUẢN LÝ THANH TOÁN VIỆN PHÍ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ

Mô-đun viện phí và thanh toán Bảo hiểm y tế có tính quyết định về hiệu quả của phần mềm quản lý bệnh viện. Mô-đun này kết nối với tất cả các mô-đun hoạt động chuyên môn như: quản lý khoa khám bệnh; xét nghiệm và thăm dò chức năng; quản lý nội trú; quản lý dược… được cài đặt tại phòng tài vụ và các điểm thu viện phí trong bệnh viện. Tại các bệnh viện có triển khai phần mềm quản lý bệnh viện nên thống nhất dùng 1 phần mềm để quản lý thanh toán BHYT, tránh nhập thông tin nhiều lần, gây lãng phí nhân lực và phiền hà cho người bệnh.



2.5.1 Quản lý thống nhất danh mục các dịch vụ y tế

- Thống nhất quản lý danh mục các dịch vụ y tế về tên gọi (theo Bộ Y tế) giữa quản lý chuyên môn, quản lý thu chi người bệnh dịch vụ và quản lý tài chính BHYT. Sử dụng tên gọi và mã phẫu thuật thủ thuật theo danh mục của Bộ Y tế ban hành; sử dụng tên gọi và mã về dịch vụ cận lâm sàng (bao gồm cả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) danh mục của Bộ Y tế ban hành.

- Quản lý giá của các dịch vụ điều trị: chuyên môn, cận lâm sàng, phẫu thuật, thủ thuật, thuốc, vật tư tiêu hao … theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.

2.5.2 Công khai tài chính người bệnh

- Cho phép tính toán viện phí cho tất cả các đối tượng người bệnh tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình điều trị và với bất kỳ hình thức thu phí nào;



2.5.3 Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng:

- Người bệnh thanh toán trực tiếp: người bệnh dịch vụ, người nghèo (thực thanh thực chi) …

- Người bệnh thanh toán gián tiếp: các nhóm đối tượng người bệnh có thẻ BHYT thanh toán toàn phần và thanh toán một phần chi phí; trẻ em dưới 6 tuổi chưa tham gia BHYT …

- Người bệnh được miễn phí: đối tượng chính sách, người nghèo thống kê được tổng số tiền bệnh viện đã miễn cho người bệnh.

- Các đối tượng khác nếu có …

2.5.4 Quản lý viện phí ngoại trú

- Quản lý thu viện phí người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh: tiền khám bệnh; tiền cận lâm sàng; tiền phẫu thuật thủ thuật; tiền các dịch vụ điều trị tại phòng khám …



2.5.5 Quản lý viện phí nội trú

- Quản lý tiền tạm ứng tạm thu vào viện (với các đối tượng người bệnh thanh toán trực tiếp);

- Quản lý chi phí điều trị: tiền thuốc, máu, dịch truyền; tiền giường; tiền phẫu thuật, thủ thuật; tiền dịch vụ cận lâm sàng (xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh)

- Công khai tài chính từng ngày của người bệnh: cho phép tính toán chi phíđiều trị của người bệnh tại bất kỳ thời điểm nào..

- Cho phép in các loại phiếu thanh toán theo biểu mẫu đã ban hành, in hoá đơn đặc thù.

- Ngoài ra đối với người bệnh BHYT cần phải quản lý phí các dịch vụ kỹ thuật cao BHYT chi trả và các khoản BHYT không chi trả;



2.5.6 Quản lý viện phí của người bệnh có thẻ BHYT

- Quản lý phí các dịch vụ kỹ thuật cao BHYT chi trả và các khoản BHYT không chi trả (người bệnh phải tự chi trả).

- In báo cáo và kết xuất được dữ liệu chi tiết về chi phí khám chữa bệnh của đối tượng người bệnh có thẻ BHYT theo định dạng dữ liệu của cơ quan BHXH Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu chi tiết của đối tượng tham gia BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ được cán bộ giám định của BHXH rà soát xác nhận để lưu trữ và chuyển dữ liệu về tổng hợp tại BHXH tỉnh, thành phố.

2.5.7 In hóa đơn, báo cáo cho phòng tài chính kế toán:

- Cho phép in hoá đơn thu tiền đặc thù (tuỳ thuộc bệnh viện đăng ký dịch vụ).

- In báo cáo thu viện phí theo các loại từ BN dịch vụ: báo cáo viện phí phòng khám; báo cáo tạm ứng tạm thu; thanh toán ra viện; thất thu,…

- Kêt xuất dữ liệu và in được biểu thống kê về hoạt động tài chính viện phí và

bảo hiểm y tế trong hệ thống biểu mẫu thống kê bệnh viện.

2.6 QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG

2.6.1

Quản lý nhân sự

- Quản lý các thông tin của nhân viên trong hồ sơ lý lịch.

- Quản lý quá trình đào tạo cán bộ công chức.

- Quản lý thông tin hợp đồng.

- Truy cứu được từng vấn đề của tiểu sử bản thân từng cán bộ công chức viên chức (quá trình công tác, quá trình đào tạo, gia cảnh, đi nước ngoài...)

- Quản lý báo cáo thống kê: In và kết xuất báo cáo về tình hình nhân sự theo mẫu thống kê của Bộ y tế quy định & một số vấn đề cần quan tâm tùy từng đơn vị (VD: Thống kê độ tuổi trung bình của toàn viện, toàn khoa hoặc mức lương bình quân của toàn viện, toàn khoa …)



2.6.2

Quản lý tiền lương và BHXH

- Quản lý hệ số lương, phụ cấp của từng cán bộ công chức viên chức.

- Quản lý về BHXH:

+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương nộp BHXH

+ Bảng đối chiếu nộp BHXH

+ Danh sách điều chỉnh mức lương phụ cấp nộp BHXH

- Quản lý chấm công,ví dụ:

+ Chấm công theo từng tháng.

+ Chấm công thêm giờ.

+ Chấm công thủ thuật - phẫu thuật.

+ Chấm công phân công trực chuyên môn.

+ Chấm công bồi dưỡng trực…,



2.6.3

Quản lý báo cáo thống kê

- Quản lý thông tin và in các báo cáo thống kê theo yêu cầu của cơ quan Tài chính Nhà nước, ví dụ:

+ Bảng thanh toán tiền lương.

+ Bảng tổng hợp tiền lương.

+ Các bảng chấm công…,

- Một số biểu mẫu báo cáo hay sử dụng trong phần mềm quản lý nhân sự và

tiền lương:

+ Lý lịch nhân viên

+ Lý lịch trích ngang

+ Lý lịch, quá trình đào tạo, gia cảnh

+ Danh sách cán bộ nhân viên bệnh viện.

+ Quá trình công tác.

+ Danh sách nhân viên nghỉ việc.

+ Thống kê nhân sự.

+ Đăng ký sử dụng lao động.

+ Danh sách đề nghị ký hợp đồng lao động.

+ Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH.

+ Danh sách cán bộ, nhân viên đề nghị nâng lương.

+ Thống kê lao động tiền lương.

+ Báo cáo chất lượng cán bộ, nhân viên đơn vị bộ phận, trực thuộc

+ Báo cáo số lượng cán bộ, nhân viên giữ các chức vụ lãnh đạo do bổ nhiệm.

+ Báo cáo danh sách, tiền lương và chất lượng cán bộ viên chức.

+ Báo cáo tổng hợp ngạch,bậc và phụ cấp cán bộ, viên chức.

+ Báo cáo tăng giảm biên chế - quỹ lương.

+ Danh sách và kết quả nâng bậc lương (theo Bộ y tế).

+ Báo cáo theo yêu cầu của bệnh viện.

+ Tổng hợp báo cáo về Bộ Y tế (Medisoft 2003)

2.7 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO TUYẾN

- Quản lý công tác đào tạo tuyến dưới.

- Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám sức khoẻ định kỳ tuyến dưới (nếu có).

- Quản lý chương trình y tế (nếu có và tuỳ từng cơ sở).

- Quản lý các báo cáo của các công tác trên.

2.8 QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ

- Xây dựng danh mục chuẩn các trang thiết bị thống nhất sử dụng trong toàn bệnh viện.

- Thiết kế hệ thống các danh mục phục vụ cho tác nghiệp xuất nhập và cấp phát trang thiểt bị. Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép khai báo mới, sửa chữa hay huỷ bỏ từng loại danh mục trên.

- Quản lý được các thông tin tình trạng sử dụng của trang thiết bị, có khả năng kết xuất các báo cáo về tình trạng trang thiết bị hiện tại.

- Xây dựng giao diện nhập liệu cho các chức năng nhập trang thiết bị gồm có: nhập trang mới thiết bị và nhập lại thiết bị từ khoa phòng.

- Thiết kế màn hình làm việc cho chức năng cấp phát trang thiết bị cho các khoa phòng, điều chuyển trang thiết bị giữa các khoa phòng và chức năng điều chuyển trang thiết bị ngoại viện.

- Xây dựng màn hình nhập liệu cho các thông tin sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị. Xác định được trường hợp sửa chữa nâng cấp làm tăng giá trị thiết bị để có cơ sở tính khấu hao.

- Xây dựng màn hình chức năng lập danh sách thanh lý thiết bị xin thanh lý và chức năng thanh lý thiết bị.

- Cập nhật được đầy đủ các thông tin cần thiết của quy trình quản lý do Bộ Y tế, Sở y tế ban hành.

- Phải tự động hoá quá trình tính toán, cung cấp chức năng tra cứu, tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau.

- Các biểu mẫu báo cáo thống kê được kết xuất từ phần mềm phải đáp ứng đủ, tuân theo các mẫu giấy phiếu thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành

- Đáp ứng được báo cáo thống kê theo yêu cầu của Sở y tế, bệnh viện.





Trang /

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 277.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương