Tài liệu cơ bản về Vương quốc Ma-rốc I khái quát



tải về 20.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích20.99 Kb.
#30869
Tài liệu cơ bản về Vương quốc Ma-rốc

I) Khái quát:

- Tên nước:   Vương quốc Ma-rốc (Le Royaume du Maroc)

- Thủ đô:      Ra-bát (Rabat)

- Vị trí địa lý: Ma-rốc nằm ở Bắc Phi, giáp biển Bắc Đại Tây dương và Địa Trung hải, kề An-giê-ri và Tây Sahara.

- Khí hậu: Vùng ven biển Địa trung hải và Đại Tây dương khí hậu ôn hoà, càng đi về phía Nam, khu vực cận sa mạc và sa mạc Sahara khí hậu càng nóng và khô. Tại Rabat, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 13oC, tháng 7 là 230C.



- Diện tích: 458.730 Km2 (nếu tính cả vùng tranh chấp với Cộng hòa A-rập Xa-ra-uy Dân chủ là 710.850 Km2).

- Dân số:     34,343 triệu (7/2009)

- Dân tộc:  99% là người A-rập và Béc Be

- Tôn giáo:     Đạo Hồi chiếm 98%, 1% đạo Thiên chúa.

- Ngôn ngữ chính thức: tiếng A-rập là quốc ngữ, ngoài ra tiếng Pháp và Tây ban nha được sử dụng rộng rãi.

- Đơn vị tiền tệ:  Dirham ( 1USD = 8,06 Dirham, tỷ giá năm 2009).

- Quốc khánh: 30/7/1999 (ngày Vua Mohammed VI lên ngôi)

- Vua:  Mô-ha-mét VI (Mohammed VI) (lên ngôi sau khi vua Hassan II từ trần 23/7/1999)

- Thủ tướng: Áp-bát En Pha-xi (Abbas El Fassi) (từ 19/09/2007)

- Chủ tịch Quốc hội:  Áp-đen-oa-hát Ra-đi (Abdelwahad Radi) (từ 9/4/2010)

- Bộ trưởng Ngoại giao: Ta-íp En Pha-xi Phi-ri  (Taieb El Fassi Fihri) (từ 15/10/2007)

 II) Lịch sử

- Vương quốc Ma-rốc hình thành vào thế kỷ 11 với một nền thương mại rất phát triển. Ma-rốc có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia châu Âu, Trung cận đông và các nước châu Phi. Từ 1901, thực dân Pháp xâm lược Ma-rốc. Năm 1912, Pháp, Tây ban nha ký Hiệp ước Madrid cùng nhau chiếm đóng Ma-rốc. Cũng năm 1912 với Hiệp ước Fès, Ma-rốc trở thành xứ bảo hộ của Pháp, phía Bắc vẫn do Tây ban nha kiểm soát.

- Trước cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ma-rốc, Pháp phải công nhận độc lập của Ma-rốc (7/4/1955) và Tây ban nha phải công nhận độc lập của Ma-rốc (7/4/1956). Ngày 14/8/1957 Vua Mohamed V lập Vương quốc Ma-rốc. Khi Mohamed V chết, con trai Hassan II lên thay. Sau khi Hassan II chết, con trai là Mohammed VI lên ngôi vua và trị vì từ 7/1999.

 III) Chính trị

a. Đối nội :

- Thể chế: Quân chủ lập hiến và đa nguyên chính trị; Vua có thực quyền.

- Lập pháp: Thượng viện 270 ghế ( nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm), Hạ viện 325 ghế ( nhiệm kỳ 5 năm):

Bầu cử Hạ viện 7/9/2007 với kết quả các Đảng: Istiqhal (PI) (đảng độc lập- một trong 2 đảng cầm quyền) 49 ghế, Đảng Công lý và Phát triển ( PJD) 40, Phong trào Nhân dân (MP) 36, Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập ( RNI) 34, Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP- một trong 2 đảng cầm quyền) 33. Số ghế còn lại thuộc về 18 chính đảng khác và các ứng viên không đảng phái.

Bầu cử Hội đồng tư vấn (Thượng viện) 3/10/2009 có kết quả các Đảng: PI 52, PJD 46, MP 41, RNI 39, USFP 38, Liên minh hợp hiến (UC) 27, PPS 17, FFD 9, Phong trào Dân chủ và Xã hội (MDS) 9, Al Ahd 8 và 39 ghế còn lại thuộc về các đảng khác.

- Ngày 19/9/2007, Vua Mohamed VI đã cử ông Abbas El Fassi  (nguyên là Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ mãn nhiệm) làm Thủ tướng thay ông Driss Jettou. Ngày 15/10/2007, Vua phê chuẩn Chính phủ mới gồm 33 Bộ trưởng và Quốc Vụ khanh, trong đó có 5 Bộ trưởng và 2 Quốc vụ khanh là nữ.

                 b. Đối ngoại:

                 Ma-rốc là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn A-rập (ACL), Tổ chức Hội nghị hồi giáo (OIC)...vv.

  IV) Kinh tế

- Tài nguyên: có trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới (54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới), đứng thứ 2 thế giới về sản lượng (khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn), ngoài ra có sắt, măng gan, chì, thiếc, muối.

- Mặt hàng xuất khẩu chính : phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản. Mặt hàng nhập khẩu chính : dầu thô, hàng sơ chế, máy và thiết bị, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu.

- Một số bạn hàng chính: Pháp, Tây ban nha, Anh, Ý, Đức, Trung quốc, A-rập Xê-út.

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 18,8%, Công nghiệp 32,6%, Dịch vụ 48,6% (năm 2009).

- GDP đạt 91,84 tỷ USD; Tăng trưởng bình quân GDP : 5,1% ; Bình quân thu nhập đầu người : 1700 USD/năm ( 2009)

  V) Quan hệ với Việt Nam:

a. Quan hệ chính trị, kinh tế

1. Chính trị:



- Ngày lập quan hệ ngoại giao: 27/3/1961. Tháng 3/2006, hai nước đã mở Đại sứ quán và cử Đại sứ thường trú tại thủ đô của nhau.

- Việt Nam và Ma-rốc có quan hệ hữu nghị hợp tác tốt. Hai nước ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

2. Kinh tế:

- Quan hệ kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn hạn chế. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt  khoảng 31 triệu USD (2009).

  b. Trao đổi đoàn:

- Đoàn Việt Nam thăm Ma-rốc: Thứ trưởng Thương mại Đỗ Như Đính (2001), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình (2002), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân (2003), Bộ trưởng Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc (2004), Thủ tướng Phan Văn Khải (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2005), Thứ trưởng Ngoại giao Đào Việt Trung (3/2008) họp UBHH Việt Nam- Ma-rốc lần thứ nhất, Thứ trưởng Công thương Lê Dương Quang (6/2008), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (7/2009), Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền (12/2009).

- Đoàn Ma-rốc thăm Việt Nam: Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao và Hợp tác (2002), Chủ tịch Hạ viện (2003), Bộ trưởng Hải sản (2003), Bộ trưởng Đặc trách- Đặc phái viên của Vua Ma-rốc (2 lần vào 2005 và 2006), Thủ tướng Ma-rốc (11/2008) - đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Ma-rốc kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao. 

  c. Các Hiệp định và Thoả thuận đã ký:

- Hiệp định thương mại (2001), Hiệp định khung hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, Nghị định thư hợp tác giữa 2 Bộ Ngoại giao, Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt, Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp, Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ma-rốc, và Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI với Tổng Liên đoàn giới chủ Ma-rốc (2004), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Ma-rốc (2008).

  d. Thông tin về Đại sứ quán phụ trách của 2 nước:

1/ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc:

Ambassade du Vietnam au Maroc

No 27, rue Mezzouda, Souissi,

Rabat, Royaume du Maroc

Tel: 00 212 5 37 65 92 56

Fax: 00 212 5 37 65 92 10

E-mail: vnambassade@yahoo.com.vn

  2/ Đại sứ quán Ma-rốc tại Việt Nam:

Số 9, phố Chu Văn An, Hà Nội, Việt Nam

Tel:   37 345586/87



Fax:  37 345589

:

tải về 20.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương