TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa thổ nhĩ KỲ



tải về 69.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích69.64 Kb.
#30959
BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á



TÀI LIỆU CƠ BẢN

NƯỚC CỘNG HÒA THỔ NHĨ KỲ




A. THÔNG TIN VỀ THỔ NHĨ KỲ

I. Khái quát

- Tên nước: Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ (Republic of Turkey)



- Thủ đô: Ankara

- Ngày quốc khánh: 29/10/1923

- Vị trí: nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp với Ac-me-ni, Grudia, Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Xiri, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy lạp và Bulgari.



- Diện tích: 780.580 km2

- Khí hậu: Mùa đông lạnh, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 200 C.

- Dân số: 71,9 triệu người (tháng 7/2008), trong đó người Thổ chiếm 80%, ng­ười Kurk chiếm 17%, còn lại là người Armeni, Arab...  



- Địa hình: Cao nguyên (Anatolia); đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; có một số dãy núi cao.

- Tài nguyên thiên nhiên: than đá, quặng sắt, đồng, crôm, vàng, đất sét…

- Ngôn ngữ: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (chính thức), Kurdish, Dimli (or Zaza), Azeri, Kabardian.

- Tôn giáo: 99% dân số theo Đạo Hồi ngoài ra còn có tín đồ Thiên  chúa giáo và Do thái giáo.

- Đơn vị tiền tệ: 1Lira/1 USD = 1,3179

- Tổng thống: Ahmet Necdet Sezer

- Thủ tướng: Recep Tayyip Erdogan   

- Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Abdullah Gul

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 7/6/1978

II. Lịch sử

Thổ Nhĩ Kỳ có nền văn minh lâu đời (từ hơn 2000 năm trước công nguyên). Từ 1200 trước CN, Thổ Nhĩ Kỳ bị Hy Lạp, La Mã xâm chiếm, đô hộ.

Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Thổ Nhĩ Kỳ bị đế quốc Arập thôn tính, truyền bá đạo Hồi vào Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thế kỷ 14 Thổ trở thành một đế quốc phong kiến cường thịnh (đế quốc Ottoman), thôn tính phần lớn vùng Trung Đông, Bắc Phi và đô hộ khu vực này cho đến đầu thế kỷ 20.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, là đồng minh của nước Đức bại trận, Thổ Nhĩ Kỳ bị Anh, Pháp, Hy-lạp chia nhau chiếm đóng.

Năm 1919 dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kamal nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng lên chống chế độ phong kiến và quân chiếm đóng nước ngoài. Tháng 4/1920 chính phủ đầu tiên do M.Kamal đứng đầu đã được thành lập.  Ngày 29 tháng 10 năm 1923 nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập.

III. Chính trị

Hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ có những đảng phái chính trị chủ yếu sau :

1- Đảng Công lý và Phát triển ( Justice and Development Party-AKP).
2- Đảng Nhân dân Cộng hoà (CHP).
3- Đảng Con đường chân chính (True Path Party-DYP).
4- Đảng Hành động Quốc gia (Nationalist Action Party-MHP).
5- Đảng Dân chủ cánh tả (Democratic Left Party-DSP).

IV. Kinh tế

Là nền kinh tế lớn thứ 17 và có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 4 trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng phát triển, mỗi năm Thổ Nhĩ Kỳ khai thác 900.000 tấn crôm (đứng đầu thế giới). Trữ lượng dầu lửa 300 triệu tấn. Sản lượng dầu khoảng 42.000 thùng/ngày. Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập khẩu dầu thô, chiếm 10,5% tổng giá trị nhập khẩu.  A rập Xê - út là nước cung cấp dầu chủ yếu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Công nghiệp chiếm 28,6% GDP. Ngoài ra còn có công nghiệp dệt, chế tạo máy, chế biến thực phẩm cũng tương đối phát triển. Các sản phẩm xuất  khẩu chủ yếu là: rau, quả, hàng may mặc, sắt, thép. Đặc biệt ngành xây dựng phát triển mạnh, hiện Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 300 công ty xây dựng hoạt động ở ngoài nước với doanh số 30 tỷ USD. 



  • Nông nghiệp phát triển mạnh. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 8,5 % GDP. 

  • Ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá phát triển, mỗi năm đem lại  8-10 tỉ USD.

  • Tăng trưởng kinh tế năm 2008: 4,5%.

  • GDP năm 2008: 798,9 tỉ USD

  • Thu nhập bình quân đầu người năm 2008: 12.900 USD

  • Lạm phát năm 2008:10,2 %.

V. Đối ngoại

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO nhưng đang trong quá trình đàm phán (từ năm 1999) gia nhập EU. Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tốt với các nước khu vực Ban-căng, Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ.  Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, Canada, Trung Quốc và mong muốn mở rộng quan hệ với các nước khác như Việt Nam và ASEAN. 



B. QUAN HỆ VIỆT NAM – THỔ NHĨ KỲ

I. Quan hệ chính trị - ngoại giao

  • Ngày 7/6/1978, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

  • Tháng 2/1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội.

  • Tháng 10/1999, Việt Nam mở Văn phòng Đại diện Thương mại tại Istanbul.

  • Tháng 7/2002, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul.

  • Tháng 10/2003, Việt Nam nâng TLSQ tại Istanbul lên Đại sứ quán và chuyển về Ankara.

Hai nước đã tiến hành 4 lần họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ. Lần thứ nhất họp từ 28/2 đến 2/3/2000 tại Hà Nội, lần thứ hai họp từ 24/9 đến 25/9/2004 tại Ankara, lần thứ ba họp vào 31/8/2006 tại Hà Nội và lần thứ tư họp vào tháng 11/2008 tại Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ tịch phân ban về phía Việt Nam là Bộ trưởng Công Thương, đồng chủ tịch phân ban về phía Bạn là Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Thổ Nhĩ Kỳ. Tại các kỳ họp của UBHH hai bên đã ký được các văn kiện sau tạo thêm khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế thương mại: Hiệp định hợp tác Du lịch, Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp; Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; Thoả thuận hợp tác giữa các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước.

Các hiệp định đã ký giữa hai nước:

  • Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (tháng 8/1997).
    -  Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại (tháng 2/1998).
    -  Thoả thuận miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao (ngày 11/6/1998).
    -  Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học và giáo dục (28/10/1999).
    -  Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp (2/3/2000).
    -  Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường (2/3/2000).
    -  Hiệp định hợp tác du lịch (8/2004).
    -  Thoả thuận Hợp tác hai Bộ Ngoại giao  (23/6/2005);
    -  Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, hộ chiếu đặc biệt (đối với TNK).
    - Thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam

  • Hiệp định hợp tác Du lịch, Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp; Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; Thoả thuận hợp tác giữa các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước (11/2008)

II. Quan hệ kinh tế - thương mại

Quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua phát triển rất tốt đẹp. Đáng chú ý là Kỳ họp lần thứ 4 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tại Ankara vào tháng 11/2008 diễn ra thành công tạo đà cho 2 nước tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực: ngoại thương, đầu tư, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, môi trường, nông lâm nghiệp, dệt may, da giầy, đóng tàu và bưu chính viễn thông. Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của 100 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và gần 20 doanh nghiệp Việt Nam đã thu được những kết quả thiết thực. Toạ đàm đã tập trung vào 4 lĩnh vực: thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến thực phẩm, dịch vụ và du lịch.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi có quan hệ th­ương mại chính thức Bạn cũng đó dành cho Việt nam những ưu ái nhất định nh­ư:


  • Tr­ước đây, hàng năm Thổ Nhĩ Kỳ vẫn dành cho Việt nam một hạn ngạch hàng dệt may nhất định để xuất khẩu vào EU. Tận dụng hết hạn ngạch này trị giá lên tới hàng chục triệu USD.

  • Ủng hộ Việt Nam vào WTO mà không cần phải đàm phán song ph­ương.

Là một trong những n­ước đầu tiên tuyên bố xóa bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO ngày 11/1/2007.

Từ năm 1993 - 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã có nhưng ở mức rất thấp chỉ khoảng từ vài trăm nghìn USD đến vài triệu USD. Kể từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng rất mạnh. Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nư­ớc đạt 29,25 triệu USD vượt xa các năm tr­ước đó. Mức tăng trư­ởng trong giai đoạn từ 2000-2006 là rất cao, từ 17% đến 85%, trong đó năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tới 85% so với năm trước đó và đạt tốc độ tăng kỷ lục. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai n­ước đạt 170 triệu USD, tăng 52% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đạt tới 243,13 triệu USD, tăng 43% so với 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt mức 440,93 triệu USD, tăng 64% so với 2007. Với đà này kim ngạch hai chiều giữa hai nước sẽ có bước phát triển vượt bậc và dự kiến có thể đạt tới 1 tỷ USD vào cuối năm 2010 (năm cuối cùng của kế hoạch kinh tế lần thứ 9 của Thổ Nhĩ Kỳ).

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ luôn tăng, đặc biệt từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng rất mạnh, cụ thể: năm 2002/2001: tăng 80%, 2003/2002: tăng 43%, 2004/2003: tăng 46%, 2005/2004: tăng 37%, 2006/2005: tăng 136%, 2007/2006: tăng 42%, năm 2008/2007: tăng 64%.

Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng thường xuyên hàng năm. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: máy tính và sản phẩm linh kiện điện tử, giày dép, cao su tự nhiên, gạo, hàng dệt may, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, chè, hàng lưu niệm, xe đạp và phụ tùng, mây tre đan, cà phê, rau quả, gốm sứ... và nhập khẩu phôi thép, sắt thép, vật liệu xây dựng, bông, hóa chất, phụ tùng ôtô… của Thổ Nhĩ Kỳ.



Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

giai đoạn 2003 - 2008

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Việt Nam XK sang Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam NK từ Thổ Nhĩ Kỳ

2003

55,22

30,48

24,73

2004

76,78

45,90

30,88

2005

103,09

60,18

42,90

2006

170,12

141,78

28,33

2007

243,13

201,77

41,36

2008

440,93

330,49

110,44

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam -Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008

(Đơn vị: USD)

 STT

TÊN HÀNG XK

TRỊ GIÁ USD

TÊN HÀNG NK

TRỊ GIÁ USD

1

Sắt thép các loại

60.092.711

Sắt thép các loại

54.086.166

2

Hàng dệt may

54.770.505

Linh kiện ôtô

16.790.285

3

Chất dẻo nguyên liệu

43.261.794

Vải các loại

12.574.696

4

Phôi thép

42.362.167

Hàng hoá khác

8.850.856

5

Vải

28.342.556

Máy móc, thiết bị, dụng cụ&phụ tùng

6.179.288

6

Cao su

21.581.901

Chất dẻo nguyên liệu

2.635.520

7

Giày dép các loại

19.489.231

Hoá chất

2.611.781

8

Sợi các loại

12.793.528

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.973.780

9

Gỗ & sản phẩm gỗ

6.724.027

Thức ăn gia súc&nguyên liệu

1.929.030

10

Hạt tiêu

6.034.936

Các sản phẩm hoá chất

1.460.705

11

Máy vi tính, sản phẩm điện tử&linh kiện

5.930.646

Tân dược

1.109.372

13

Sản phẩm chất dẻo

5.537.496







14

Hàng hoá khác

3.623.084







15

Chè

2.388.695







16

Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù

2.388.415







17

Hạt điều

2.038.656







18

Gạo

1.906.175







19

Sản phẩm gốm, sứ

1.852.667







20

Sản phẩm mây, tre, cói & thảm

1.166.816







21

Dây điện & dây cáp điện

1.151.502







Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Việt Nam cùng Thổ Nhĩ Kỳ trao đổi hoạt động buôn bán ngoại thương nhiều loại mặt hàng như: nông sản, cà phê, thủ công mỹ nghệ,… Theo thống kê của Ban Thư ký Ngoại thương Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi năm Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ với trị giá khoảng 600-700 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 0,52-0,60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu gồm: đồ gốm sứ như bình, lọ, chén, đĩa, hàng mây tre đan như các loại giỏ, sọt, khay, mành, trúc…



Trong những năm tới, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học kỹ thuật... đặc biệt thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Nếu hai nước biết phát huy thế mạnh sẵn có của mình thì con số này sẽ đạt khoảng 1 tỉ USD vào những năm tới.
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 69.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương