Tại công văn số 446/vksndtc-v1 ngày 24/02/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định với nội dung



tải về 15.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích15.07 Kb.
#19930
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Tại công văn số 446/VKSNDTC-V1 ngày 24/02/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định với nội dung: “Qua 02 năm thực hiện Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã gặp những vướng mắc nhất định, vì chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tư pháp; về xác định cụ thể mức thiệt hại vật chất được bồi thường; các trường hợp bị oan sai (trong trường hợp đình chỉ điều tra nào được coi là oan sai).”

Trả lời:


Ngày 17/03/2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 388/2003/UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Để thi hành đúng đắn và thống nhất các quy định của Nghị quyết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các ngành: Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01 ngày 25/03/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết. Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 388, ngành kiểm sát nhân dân đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết 96 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị oan, ngành Kiểm sát đã tiến hành thương lượng để bồi thường được 55 người, trong đó khôi phục danh dự, thương lượng thành và hoàn tất bồi thường được 45 người với tổng số tiền 1.104.559.000 đồng; còn 10 trường hợp thương lượng nhưng không thành về số tiền bồi thường nên đã có 7 người khởi kiện ra Toà án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự mà Nghị quyết 388 quy định (có 3 người chưa khởi kiện). Hiện còn 31 trường hợp Viện kiểm sát các cấp đang tiếp tục giải quyết bằng thương lượng.

Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và thực tiễn áp dụng Thông tư liên tịch số 01 đã nảy sinh một số vướng mắc nhất định, đó là:

1- Việc thống nhất nhận thức về một số quy định của Nghị quyết 388: do Nghị quyết có một số nội dung quá cô đọng, nên các cơ quan tư pháp trung ương trong quá trình xây dựng Thông tư liên tịch số 01 chưa thể hướng dẫn cụ thể, đó là các quy định tại Điều 1 Nghị quyết 388 về khái niêm “không thực hiện hành vi vi pham pháp luật”, “không thực hiện hành vi phạm tội”. Các khái niệm nêu trên chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như trong các văn bản pháp luật khác. Do vậy, thời gian qua các cơ quan tư pháp có lúng túng trong việc xác định các trường hợp bị oan, vì chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền; đó là trường hợp đình chỉ điều tra nào được coi là bị oan, hiểu thế nào là “không thực hiện hành vi phạm tội “.Để tháo gỡ vấn đề này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang cùng các ngành hữu quan nghiên cứu, đề xuất với Uỷ ban thường vụ Quốc hội có ý kiến; mặt khác, từ thực tiễn thi hành Nghị quyết 388 thời gian qua để xác định các trường hợp được đình chỉ điều tra theo các Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1985 hoặc Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được xác định oan là những trường hợp: đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm hoặc theo điển b khoản 1 Điều 139 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1985; điểm b khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, là hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm.

2- Về bồi thường thu nhập thực tế của người bị oan, Điều 9 Nghị quyết 388 quy định: “Người bị tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng bị mất thì được bồi thường về khoản thu nhập đó”. Nội dung Điều 9 gồm 2 khái niệm là “thu nhập thực tế” và “thu nhập ổn định”; do đây là vấn đề lớn nên khi lãnh đạo liên ngành bàn bạc để hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01 chỉ mới hướng dẫn về khái niệm “thu nhập ổn định” để xác định trường hợp bị oan có thu nhập ổn định và không có thu nhập ổn định, mà chưa hướng dẫn khái niệm “thu nhập thực tế”; về vấn đề này Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát của Quốc hội để tiếp tục hướng dẫn bổ sung vào Thông tư 01.

3- Về các trường hợp đình chỉ điều tra do “miễn tố” trước đây mà nay họ có đơn yêu cầu bồi thường vì cho rằng bị oan, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận bồi thường vì cho rằng trường hợp “miễn tố” là miễn trách nhiệm hình sự. Về các trường hợp được “miễn tố” trước ngày có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm cả trường hợp người có hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc chưa cần thiết xử lý về hình sự; hoặc cả trường hợp người không thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, để kết luận đối với trường hợp “miễn tố” trước đây là oan hay không cần phải kiểm tra nội dung của vụ việc đó để có kết luận, như trường hợp của ông Phan Duy Bình ở tỉnh Bình Định trước đây được Viện kiểm sát miễn tố, nhưng sau khi kiểm tra thì trường hợp này được miễn tố do không thực hiện hành vi phạm tội nên được bồi thường theo Nghị quyết 388.

Một số vấn đề khác mà cử tri kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp thu để phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung để việc thực hiện Nghị quyết 388 được thống nhất và có hiệu quả hơn.







Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 15.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương