Thuyết minh tỉnh Khánh Hoà



tải về 276.01 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích276.01 Kb.
#12965
1   2   3   4   5

Đèo Cả

Đèo Cả là tên một dãy núi cao thuộc hệ thống núi đông Trường Sơn, có sườn phía đông dốc đứng và tiếp xúc thẳng với biển Đông. Trên đỉnh đèo Cả – nơi có QL1 chạy qua là ranh giới phân chia giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ( cách thành phố Nha Trang 90 km và thị xã Tuy Hòa 30 km). Đây là một địa danh rất nối tiếng được khách phương xa biết đến bởi dưới chân có Vũng Rô sâu thẳm và bãi biển Đại Lãnh được xếp vào loại đẹp nhất nước ta.

Dãy đèo Cả có cấu trúc địa chất khá điển hình, đó là một phức hệ đá xâm nhập bao gồm hầu như một loại đá Granit ( đá hoa cương) kết tinh hạt rất thô, độ bền cực cao, mức độ nứt nẻ thấp và thường có những monolith (khối), kích thước lớn – một nguyên liệu thiên nhiên lý tưởng cho nghệ thuật tạo hình và cho công nghệ đá trắng lát. Phức hệ đá Granit đèo Cả được các nhà địa chất học điển hình hóa và lấy tên gọi chung cho tất cả các thành tạo xâm nhập được hình thành vào cuối thời cainozo, có cùng cấu tạo và thành phần ở suốt một dãy của Nam Trung Bộ – phức hệ đèo Cả.

Đường thiên lý bắc nam uốn lượn khuất khúc, quanh co trên 10km lưng chừng đèo Cả. Đèo Cả thuộc địa phận tỉnh Phú Yên thì rất dốc. Sau những cánh đồng lúa bát ngát của Tuy Hòa là đột ngột núi cao xuất hiện với nhiều hẻm vực. QL1 lúc ẩn, lúc hiện trên lưng chừng đèo, cố gắng nâng dần bình độ đạt đến đỉnh cao, khiến cho du khách nhiều phen hồi hộp đến toát mồ hôi khi nhìn thấy những hẻm sâu thăm thẳm dưới chân đèo. Ở địa phận của tỉnh Khánh Hòa, dộ dốc của đèo tương đối thấp hơn, dưới chân là biển Đông, Vũng Rô xanh ngát một màu. Cuối đèo Cả là cánh cung Đại Lãnh, một làng chài, một bãi biển nức tiếng gần xa.

Trên đèo Cả có đỉnh núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) cao 706m, đứng sừng sững, uy nghi, sáng sớm và chiều chiều mây phủ tứ bề, khi ẩn khi hiện. Trong “Lịch triều hiến chương loạn chí” có ghi: “ Thạch Bi Sơn ở bờ biển là chỗ phân chia địa giới giữa các triều trước với nước Chiêm Thành”. Vua Lê Thánh Tông từng sai đục đá làm bia để giới hạn và lưu lại những tích. Tuy nhiên cho tới nay những nhà khảo cổ học đã dày công tìm kiếm xung quanh và trên tảng Đá Bia khổng lồ này, song vẫn chưa tìm thấy bút tích nói trên.

Núi Đá Bia nhô hẳn mình ra biển Đông kéo dài tạo nên một bán đảo che chắn sóng gió cho Vũng Rô. Bởi vậy cảng Vũng Rô tuy có sâu, nơi sâu nhất có thể đạt mức nước là 16m mà quanh năm vẫn sóng yên biển lặng. Trước năm 1975 nơi đây từng là cảng quân sự của Mỹ – Ngụy, đảm bảo tiếp tế hậu cần cho những căn cứ quân sự kéo dài tới 20 km suốt từ Đà Nông đến Đông Tác. Và cũng thật thú vị khi du khách biết rằng chính nơi đây Vũng Rô cũng là nơi tiếp nhận vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến đấu từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường quân khu V, được chuyên chở bằng những con tàu không số của Hải quân Việt Nam, làm điên đảo những bộ óc chuyên tính toán bằng máy móc của Lầu Năm Góc – Hoa Kỳ. Biết bao tấn vũ khí đạn dược, muối, gạo, thuốc men đã được bốc lên từ Vũng Rô và vận chuyển trên những đọan đường này để tới tay các chiến sỹ giải phóng, các chiến sỹ cách mạng mật trong các căn cứ và đô thị. Ở Vũng Rô hiện nay vẫn còn xác một con tàu không số từ miền bắc vào bị lộ. Các chiến sỹ của ta tranh thủ bốc hết hàng, đặt bộc phá đánh đắm tàu, đặt thuốc nổ đánh sập cửa hang, không cho địch cướp toàn bộ vũ khí trong hang, sau khi đã chuyển được một phần lên căn cứ.

Dừng chân trên đèo Cả, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ có dịp ngắm toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ, núi Đá Bia uy nghi, những hòn đảo xa, gần quy tụ lại tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt vời. Du khách còn biết lưu luyến và thương mến nơi đây hơn khi biết rằng Vũng Rô và Thạch Bi Sơn đã bao phen chững kiến những thăng trầm của lịch sử đất nước, tạo nên những điển tích vẫn còn lưu luyến đến ngàn đời sau.

Truyền thuyết về tượng Hòn Vọng Phu trên đỉnh đèo Cả
Ngày xưa có hai anh em sống cùng chung với nhau rất hòa thuận, người anh luôn dành hết những sự ưu ái của mình cho người em gái. Một ngày kia đang lúc vui đùa với nhau người anh vô tình làm người em gái bị ngã để lại một vết thương dài ở đầu. Nhưng rồi chinh chiến xảy ra, hai anh em thất lạc không biết được tông tích của người em gái. Thời gian dần trôi, người anh trở thành một người thương buôn giàu có; người em trở thành một thiếu nữ xinh đẹp đảm đang hiền thục, giỏi thêu thùa dệt vải. Ông trời thật trớ trêu, ông tơ bà nguyệt lại se duyên cho hai anh em này lại lấy nhau. Họ sống rất hạnh phúc trong sự đầm ấm thương yêu của nhau và có một bé trai rất kháu khỉnh. Một ngày nọ, người chồng mới lấy lược chải tóc cho vợ phát hiện một vết sẹo to trên đầu vợ mình, bèn sinh nghi, hỏi vợ về nguồn gốc vết sẹo. Nàng thật thà kể lại đầu đuôi câu chuyện! Trời như sập đổ đầu người anh! Người vợ bao nhiêu năm nay anh chung sống lại là người em thân yêu thất lạc lâu nay.

Người anh bối rối không biết tính sao? Anh quyết định ra đi, ra đi vĩnh viễn không về đây là giải pháp tốt nhất để sự thật mãi im lặng. Người vợ thấy chồng đi đã lâu mà không về, ngày ngày bồng con lên núi mong ngóng chồng về, chờ mãi chờ mãi nàng đã hóa đá với nỗi niềm mong một ngày đoàn tụ.


Tại Lạng Sơn cũng có Hòn Vọng Phu – nàng Tô Thị nhưng lại là chờ chồng đi chinh chiến mà vẫn không về nên hóa đá, mặt hướng về phía Bắc.

Vũng Rô

Trong chiến tranh Việt Nam đường mòn Hồ Chí Minh đã chi viện cho Việt Nam trên dãy Trường sơn , tuy nhiên để góp công vào sự chiến thắng cuả quân ta chống Mỹ cứu nước, một con đường khác góp phần không nhỏ và đã tạo nên thắng lợi đó là con đường Hồ Chí Minh trên biển.

Bên tay phải là cảng Vũng Rô, là một cảng biển rộng, nơi sâu nhất có thể lên đến 15-16 m. Vũng Rô được chắn bởi núi Đá Bia hùng vĩ. Trước năm 1975, đây là cảng quân sự chiến lược đảm bảo cho việc tiếp tế hậu cần cho các căn cứ quân sự Mỹ và quân đội Sài Gòn. Đây đã từng là nơi để cho những con tàu thông số đi trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển cập vào đây chi viện hàng hoá, súng ống, đạn dược…phục vụ cho miền Trung cũng như miền Nam để giải phóng đất nước.

Cảng Vũng Rô hiện nay rất kín gió do có hệ thống núi bao quanh , cho nên đó là một cảng rất tốt nên có rất nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển cây Bàng …


Tại cảng Vũng Rô, nơi tiếp nhận những con tàu thông số để di chuyển vũ khí, đạn dược từ ngoài Bắc vào. Tại nơi đây dẫn đến sự kiện do Mỹ-Ngụy đã phát hiện ra đường mòn Hồ Chí Minh là do Vũng Rô này. Nếu không có sự kiện Vũng Rô vào ngày 15-2-1965 thì đường mòn Hồ Chí Minh trên biển không bị lộ.
Ở dưới đây còn rất nhiều một số xác của những con tàu thông số nằm dưới đây. Bắt đầu từ đó mà việc vận chuyển vũ khí trở nên khó khăn.
Vừa qua năm 2005 người ta đã làm lễ cho những người tham gia trên con tàu thông số rất lớn.

Mốc lịch sử năm 1954 sau khi Pháp bị chúng ta đánh tan buộc người Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định Giơnevơ với các nước Đông Dương, trong đó có một điều khoản dành riêng cho Việt Nam chúng ta là nước Việt Nam chúng ta dự kiến tạm thời sau 2 năm tổng tuyển cử bầu ra một chế độ độc lập để thống nhất được 2 miền. Trong khoảng thời gian này có 2 tháng ai ờ ngoài Bắc, tất cả lực lượng của Pháp dồn hết dân tập kết vào miền Nam, lực lượng của miền Nam tập trung ra hết một phía. Cho nên một số người dân ngoài Bắc theo Pháp vào Nam đa phần là công giáo, một số người miền Nam những người theo cách mạng đi ra Bắc người ta gọi là tập kết ra Bắc. Miền Bắc sau naêm 1954 thực hiện những kế hoạch 3 năm, 5 năm tiến lên xã hội chủ nghĩa vững mạnh chi viện cho miền Nam. Ở miền Nam người Pháp đã xây dựng một chế độ cộng hoà, còn ở miền Bắc là xã hội chủ nghĩa, hay còn gọi là quá độ thời kỳ chủ nghĩa. Người Pháp đã đặt chế độ Ngô Đình Diệm lên và được Mỹ ủng hộ, cũng chính Ngô Đình Diệm lập ra bầu cử. Sau trận đánh Điện Biên Phủ do lực lượng nước ta còn non trẻ cho nên chỉ giải phóng được một nửa đất nước. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 trải dài đến 1960 là thời kỳ chúng ta gần như không đánh trả.Vì vậy mà Pháp đã đưa ra nhiều bộ luật giết hại rất nhiều người dân, nhưng chúng ta không đánh trả vì như vậy là chúng ta đã sai hiệp định, cho đến năm 1960 nhân dân đã không chịu được sự áp bức bóc lột nên dẫn đến bùng nổ phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre. Khoảng năm 1958 bác Hồ cũng như đảng và nhà nước đã thấy được những âm mưu này và không thể nào hòa hoãn được, buộc chúng ta phải đánh bằng vỏ tre, và chúng ta đã thắng .

Hiện tại Vũng Rô còn xác một con tàu không số từ miền Bắc vào bị lộ. Các chiến sĩ đã tranh thủ bốc dỡ hàng hóa và đặt mìn đánh đắm tàu.

Mũi Kê Gà

Dân địa phương còn gọi là Mũi Điện. Nằm trong cụm du lịch Đèo Cả-Vũng Rô, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 40 km về phía Nam. Đây là điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam, có tọa độ địa lý 12053’40” Vĩ độ Bắc và 109027’12” Kinh độ Đông. Trên mũi Đại Lãnh có tháp Hải Đăng được xây dựng cách đây 112 năm (1890). Đỉnh ngọn Hải Đăng cao 110 m so với mặt nước biển.

Dưới chân núi Mũi Đại Lãnh có Bãi Môn rộng khoảng 16 ha, có con suối nước ngọt chảy từ trong núi ra, không bao giờ cạn, đây là bãi tắm rất lý tưởng, có thể hình thành khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí thể thao, cắm trại và tổ chức các hoạt động đón bình minh sớm nhất đất nước.

Núi Đá Bia

Qua khỏi cua Đá Đen trên đèo Cả phía tỉnh Khánh Hòa, khách lữ hành dễ nhận ra Bên phía tay phải có Núi Đá Bia hay còn được gọi là Thạch Bia Sơn cao 65m rộng 27m; núi cao 706m, bởi trên đỉnh núi có một tảng đá rất lớn. Theo một tư liệu của Pháp (được ông Võ Liệu dịch, đăng trên tạp chí Giáo Dục Phổ Thông số 44, năm 1962), núi Đá Bia còn có một tên gọi khác lý thú do người Pháp đặt: “Ngón tay của Chúa”.


Núi Đá Bia là một trong số nhiều đỉnh cao của quần sơn Đại Lãnh, nằm ở phía bắc Đèo Cả. Cái làm cho ngọn núi này trở thành linh sơn (núi thiêng) chính là một khối đá cao lớn, cách xa cả chục kilomet vẫn nhìn rõ, nhô cao trên đỉnh núi như một chiếc sừng tê giác khổng lồ. Theo sử cũ thì vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông trong lần cử binh Nam tiến đánh Chăm Pa đã qua đây. Trước cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp nhà vua đã cho dừng binh. Thấy tảng đá kỳ lạ nằm trên đỉnh núi như thế nhà vua đã chú ý. Sau khi chiến thắng Chăm Pa vua quyết định lấy đèo Cả làm giới tuyến tự nhiên giữa Đại Việt và Chăm Pa và để ghi nhận sự kiện này, vua đã cho người tìm đường lên tận đỉnh núi khắc vào một mặt của tảng đá một dòng chữ Hán như sau:

“Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong
An Nam quá thử, tướng chu binh chiết”

Có nghĩa là: Chiêm Thành qua đây, quân thua nước mất. An Nam qua đây, tướng chết binh tan. Đây như một lời thề không xâm phạm lẫn nhau của vua Lê Thánh Tông. Sau đó núi này được đặt tên là Thạch Bi Sơn. Ngày nay do thời gian tàn phá những chữ chạm khi xưa đã không còn nữa nhưng Thạch Bi Sơn vẫn sừng sững như thách đố thời gian và làm một điểm nhấn cho không gian dưới chân đèo Cả. Đến gần, tùy theo góc nhìn mà chiếc sừng tê giác khổng lồ này có những hình dạng rất khác nhau: một tấm bia đá khổng lồ, một con sư tử nằm xuôi theo sườn dốc, một thầy tu đang ngồi thiền hoặc một nhà sư đang xuống núi.

Người Phú Yên còn gọi khối đá là chiếc Linga vĩ đại của tỉnh Phú Yên (Linga: cột đá thiêng hình sinh thực khí của giống đực, biểu tượng của thần Siva theo tín ngưỡng Chămpa). Không ít lần Đá Bia bị sét đánh làm cho màu đá càng trắng ra chứ không đổ.

Đã từ nhiều đời nay, người Phú Yên chỉ cần nhìn Đá Bia là có thể dự báo đúng thời tiết: nếu mây phủ Đá Bia thì chắc chắn trời sẽ mưa. Sườn bắc của khối núi Đèo Cả là sườn hứng mưa, đặc biệt vào mùa chính của gió đông bắc (tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Vào mùa này trung bình cứ 3 ngày thì có đến 2 ngày mưa. Vùng núi Đồng Cọ thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo. Người địa phương gọi kiểu mưa đặc biệt này là "Mưa Đồng Cọ".


Khi có mưa Đồng Cọ ắt có gió Tu Bông. Tu Bông - tên chữ là Tụ Phong (họng gió) - là một địa điểm phía nam Đèo Cả thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, đối diện với Đồng Cọ qua một khe núi sâu. Sau khi trút mưa ở Đồng Cọ, gió đông bắc bị ép vào khe núi này, thoát ra Tu Bông thành một loại gió tố rất mạnh. Cây cối Tu Bông có thân cong như cánh cung. Khách bộ hành có thể bị gió xô xuống ruộng.
Chế độ thời tiết lắm mưa nhiều mây đã làm cho khu rừng đặc dụng Bắc Đèo Cả có một hệ thực vật rất đặc biệt. Ngày trước, đây là vùng cung cấp trầm hương và kỳ nam nổi tiếng. Hiện nay vẫn còn một tập đoàn cây quý như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, đặc biệt là cây đát và tuế lá dừa. Cây đát có hạt rất đặc biệt: khi bóc vỏ, hạt đát cho một cùi trắng trong, dẻo, không thể thiếu trong món chè trái cây nổi tiếng ở Nha Trang.
Tuế lá dừa là một loại cây cảnh đẹp, có thể cao đến 6 mét, mọc dày trên sườn núi, nhất là phía Bắc Đèo Cả. Ngoài ra lau núi cuối năm nở hoa trắng xóa. Trong gió lạnh, những trảng bông lau dập dờn như làn sóng, tạo ra hình ảnh nên thơ của Đèo Cả suốt cả trăm năm qua.
Thực ra tên Đèo Cả mới có từ thời Pháp thuộc, khi quốc lộ 1A được mở. Trước đó, đường thiên lý Bắc Nam là một tuyến đường núi nhỏ hẹp, hiểm trở, khó đi, nằm về phía tây đường Đèo Cả bây giờ, được gọi là đường Gia Long. Khối núi Đại Lãnh hiểm trở đã góp phần làm dừng bước chân nam tiến của Vua Lê Thánh Tông năm 1471. Nhà vua phải lập một tiểu vương quốc ở vùng đất Phú Yên bây giờ gọi tên là nước Hoa Anh, làm vùng đệm giữa Đại Việt và Chiêm Thành để tránh đụng độ quân sự trực tiếp giữa hai nước. Nhưng trên thực tế, quân đội Chiêm Thành do thông thạo những tuyến đường mòn xuyên qua khối núi Đại Lãnh, đã không ít lần đột nhập cướp phá nước Hoa Anh.

Năm 1653, tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Tần, Cai cơ Hùng Lộc tấn quân đến tận Phan Rang, thâu tóm vùng đất Khánh Hòa này vào xứ Đàng Trong, chấm dứt vai trò biên giới của vùng núi Đại Lãnh suốt 182 năm không dứt tiếng gươm khua ngựa hí.


Hơn 100 năm sau, địa thế chiến lược của vùng núi Đại Lãnh đã thu hút nhiều cuộc hành quân và giao chiến đẫm máu giữa hai nhà Nguyễn (Tây Sơn và Nguyễn Ánh) trong hơn 3 thập niên nội chiến (1771-1802).
Tháng 1 năm 1947, chỉ 24 ngày sau lệnh toàn quốc kháng chiến, Đèo Cả trở thành chiến trường xung yếu, nơi trung đoàn 80 bộ đội địa phương kịch chiến với giặc Pháp, mở đầu cho hàng loạt trận đánh ác liệt trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này của quân dân Phú Yên và Khánh Hòa. Từ tháng 11-1964 đến tháng 2-1965, 4 chuyến tàu không số chở vũ khí chi viện cho miền Nam đã cập bến Vũng Rô - một vùng biển nước sâu, kín đáo và đẹp như tranh vẽ nằm ngay dưới chân Đèo Cả.

Từng mét vuông ở vùng núi Đèo Cả như nhuộm đỏ máu trong suốt nửa thiên niên kỷ không ngớt giao tranh của lịch sử dựng nước và giữ nước.

Ngày nay, với phong cảnh non xanh nước biếc, Đèo Cả - Vũng Rô - Đá Bia đã trở thành vùng du lịch nổi tiếng trên còn đường thiên lý Bắc Nam. Như thuở nào, Đèo Cả vẫn mù sương như muốn dấu lịch sử bi hùng dưới sắc xanh của tuế là dừa. Tuy nhiên, trong tiếng gào rít của gió Tu Bông, dường như vẫn âm vang lời thơ hào hùng của Hữu Loan những ngày đầu kháng chiến chống Pháp 1946:

"Đèo Cả! Đèo Cả!


Núi cao ngất
Mây trời ai lao sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá Bia mù sương…"

Ga Hảo Sơn

Năm 1858 khi người Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng liên quân Pháp, Tây Ban Nha nhưng họ đã không thành công bởi vì gặp sự kháng cự của quân triều đình đặc biệt dưới sự chỉ huy của ông Nguyễn Tri Phương, thế là người Pháp buộc phải thay đổi chiến lược, thay vì đánh chiếm Đà Nẵng trước họ chuyển vào Sài Gòn và sau đó đánh dần vào 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Năm 1889 cơ bản là họ đã lập xong ách thống trị và đô hộ ở nước Việt chúng ta. Sau đó người Pháp bắt đầu khai thác kinh tế ở nước ta như khai thác dầu mỏ, cao su, sức người, sức của…để phục vụ cho việc khai thác này họ đã đặt ra con đường để vận chuyển những hàng hóa mà họ khai thác bằng con đường đầu tiên đó là con đường xe lửa. Đến cuối thế kỷ 19 người Pháp bắt đầu xây dựng đuờng ray, đường sắt và khi đường sắt hoàn thành thì người Pháp đã xây dựng từ Nam ra Bắc và ngược trở lại. Nơi 2 đường sắt gặp nhau rơi đúng ngay ga Hảo Sơn .

tải về 276.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương