Thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 406.06 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích406.06 Kb.
#14543
  1   2   3   4   5


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

-------  -------



THUYẾT MINH

DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

MÃ SỐ 03-NCCD-2010


Tiêu chuẩn cho trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật

tiếp cận và sử dụng thông tin


HÀ NỘI – 12/2010

MỤC LỤC


2

Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam 2

4

Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam 4



1 TÊN TIÊU CHUẨN 1

1


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam 1

2 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

a. Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 1

2.1.1 Nhận định chung 1

2.1.2 Đặc điểm, phân loại dạng khuyết tật 2

2.1.3 Phân loại khuyết tật theo khả năng tiếp cận trang thông tin điện tử 4

2.1.3.1 Khuyết tật giác quan 5

2.1.3.2 Khuyết tật thể chất 6

2.1.3.3 Khuyết tật nhận thức 7

2.1.4 Nhu cầu, tình hình sử dụng trang thông tin điện tử của người khuyết tật 7

2.1.4.1 Thực trạng tiếp cận thông tin của người khuyết tật 7

2.1.4.2 Sử dụng trang thông tin điện tử 8

2.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa cho trang thông tin điện tử nói chung. 10

2.1.1 Giới thiệu về W3C 10

2.1.2 Giới thiệu về IETF 10

2.1.3 Giới thiệu về ISO/IEC 11

2.1.4 Một số tiêu chuẩn về trang thông tin điện tử của W3C, IETF và ISO/IEC 12

b. Tình hình tiêu chuẩn hóa cho trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng thông tin trên thế giới. 18

a. Giới thiệu về WAI(Web Accessibility Initiative) của W3C 18

b. WCAG 1.0 18

2.2.1. WCAG 2.0 18

c. Tình hình tiêu chuẩn hóa cho trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng thông tin tại Việt Nam 19

3 LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN 19

1.1 Lý do xây dựng tiêu chuẩn 19

1.2 Mục đích xây dựng tiêu chuẩn 20

1.3 Giới hạn phạm vi xây dựng tiêu chuẩn 20

4 SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN 21

1.4 Sở cứ chính 21

1.5 Hình thức thực hiện 21

22


Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam 22

5 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN 30

33

Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam 33



1.6 Tên của bộ tiêu chuẩn 30

1.7 Bố cục của tiêu chuẩn 30

1.8 Nội dung chính của tiêu chuẩn 30

1TÊN TIÊU CHUẨN


Tiêu chuẩn cho trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng thông tin.”

Mã số: 03 – NCCD-2010

2ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

2.1.1Nhận định chung


Người khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta dành rất nhiều sự quan tâm cho đối tượng này, tuy nhiên, do số lượng người khuyết tật ở nước ta còn đông. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương đã công bố “Các kết quả suy rộng mẫu” chủ yếu ở cuộc điều tra được tiến hành vào 1/4/2009:

  • Nếu tính từ mức độ khó khăn trở lên và được gọi là khuyết tật thì cả nước có 12,1 triệu lượt người bị khuyết tật (trong đó một bộ phận người có từ 2 loại khuyết tật trở lên), chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở lên. Trong đó khuyết tật về NHÌN có 3,9 triệu lượt người (chiếm 33%), khuyết tật về NGHE có 2,5 triệu lượt người (chiếm 20%), khuyết tật về VẬN ĐỘNG có 2,9 triệu lượt người (chiếm 24%), khuyết tật về GHI NHỚ có 2,8 triệu lượt người (chiếm 23%).

  • Nếu nghiên cứu những người có ít nhất một trong bốn loại khuyết tật nêu trên (nghe, hoặc nhìn, hoặc vận động, hoặc ghi nhớ), thì cả nước có 6,1 triệu người từ 5 tuổi trở lên (chiếm 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên). Tỷ lệ khuyết tật của nam là 7,1%, nữ là 8,5%, thành thị là 6,5% và nông thôn là 8,4%. Tỷ lệ của loại khuyết tật này tăng dần theo độ tuổi, từ 1,1% của nhóm 5-9 tuổi đến 72,3% của nhóm 80 tuổi trở lên. Vùng có tỷ lệ khuyết tật thấp nhất là Đông Nam bộ (5,9%) và cao nhất là Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (9,7%). Trong số người khuyết tật, loại đặc biệt nặng (không thể nhìn, nghe, vận động hoặc ghi nhớ) có 574 nghìn người, chiếm 0,7% dân số từ 5 tuổi trở lên và 4,7% tổng số người khuyết tật.

Do vậy, người khuyết tật gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề huy động các nguồn lực từ xã hội trợ giúp họ hoà nhập cộng đồng cũng như phát huy tiềm năng của chính người khuyết tật. Những khó khăn mà người khuyết tật ở Việt Nam gặp phải trong công tác huy động nguồn lực xã hội mà người khuyết tật gặp phải là: Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế; Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách khiến nhiều người khuyết tật gặp trở ngại hoà nhập; Huy động sự ủng hộ từ bản thân nội lực các cơ quan tổ chức trong nước chưa nhiều; Chưa biết sử dụng có hiệu quả nguồn ủng hộ từ các tổ chức quốc tế mà nguyên nhân chính là do năng lực quản lý; Điều kiện giao thông chưa tiếp cận; Các chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm còn chưa đi vào chiều sâu và hiệu quả; Bản thân nhiều người khuyết tật còn chưa khẳng định được tiếng nói của chính mình trong xã hội do mặc cảm, tự ti….

Phụ nữ và nam giới khuyết tật có khả năng và có nguyện vọng trở thành những thành viên có ích cho xã hội. Tại các nước phát triển và những nước đang phát triển để tạo dựng xã hội hòa nhập hơn cùng cơ hội việc làm cho người khuyết tật đòi hỏi phải cải thiện điều kiện tiếp cận giáo dục cơ sở, đào tạo nghề liên quan đến nhu cầu thị trường lao động và việc làm phù hợp với kỹ năng, nguyện vọng và khả năng của người khuyết tật, đồng thời có những thay đổi cần thiết phù hợp cho người khuyết tật. Nhiều xã hội cũng đã nhận ra rằng cần phải xóa bỏ cả những rào cản khác đối với người khuyết tật – cụ thể là tạo tiếp cận với môi trường vật thể, cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, đấu tranh loại bỏ những thái độ và định kiến sai lệch về người khuyết tật.


2.1.2 Đặc điểm, phân loại dạng khuyết tật


Điều 1 trong Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người khuyết tật “không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khuyết tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.

Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội (LĐTBXH) là hai bộ chính soạn thảo ra các chính sách và cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng, chăm sóc và điều trị, hỗ trợ và cung cấp phúc lợi xã hội cho người khuyết tật.  Theo dự thảo luật người khuyết tật tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, tháng 5-2010:



  • Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng tật và do những rào cản có thể cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.

  • Rào cản xã hội là sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận và những rào cản khác cản trở sự tham gia bình đẳng của người khuyết tật vào hoạt động xã hội.

  • Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục người khuyết tật chung với người không khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.

  • Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục người khuyết tật tại các lớp dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.

  • Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục dành riêng cho người khuyết tật.

  • Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là tổ chức cung cấp chương trình, nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.

  • Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khác vì lý do khuyết tật của người đó.

  • Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì lý do khuyết tật của người đó.

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho lao động là người khuyết tật bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật có sử dụng từ 51% lao động là người khuyết tật trở lên.

  • Sống độc lập là việc người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân, thông qua sự trợ giúp của Nhà nước, hỗ trợ của gia đình và xã hội.

  • Tiếp cận là việc bảo đảm cho người khuyết tật sử dụng một cách bình đẳng như những người khác các công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, các dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và các dịch vụ khác để có thể hòa nhập đầy đủ vào đời sống xã hội.

  • Tổ chức của người khuyết tật là các tổ chức xã hội tự nguyện do người khuyết tật thành lập, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

  • Tổ chức vì người khuyết tật là các tổ chức xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ.

Theo Điều 3 của dự thảo, phân chia dạng tật và hạng tật như sau :

Dạng tật bao gồm:

a) Khuyết tật vận động;

b) Khuyết tật nghe nói;

c) Khuyết tật nhìn;

d) Khuyết tật thần kinh;

đ) Khuyết tật trí tuệ;

e) Khuyết tật khác.

2.1.3Phân loại khuyết tật theo khả năng tiếp cận trang thông tin điện tử


Để đánh giá khuyết tật và khả năng tiếp cận trang thông tin điện tử liên quan đến từng loại khuyết tật, trong tài liệu này đã sử dụng phân loại khuyết tật như sau:

  • Khuyết tật giác quan:

    • thị giác,

    • thính giác

    • xúc giác

  • Khuyết tật thể chất:

    • giọng nói

    • khéo léo

    • thao tác

    • vận động

    • sức mạnh và độ bền

  • Khuyết tật nhận thức:

    • trí tuệ

    • trí nhớ

    • ngôn ngữ và đọc viết

2.1.3.1Khuyết tật giác quan


a) Thị giác

Định nghĩa:

Thị giác (hoặc tầm nhìn) liên quan đến khả năng cảm nhận sự hiện diện của ánh sáng và cảm nhận hình thức, kích thước, hình dạng và màu sắc của các kích thích thị giác.



b) Thính giác

Định nghĩa:

Thính giác liên quan đến khả năng nghe của con người. Những người khiếm thính được phân loại theo mức độ mất thính lực:

- Những người khó nghe (với mức mất thính lực trung bình (AHL) là 50 dB đến 60 dB)

- Những người bị nặng tai (với mức mất thính lực trung bình là 70 dB đến 90 dB)

- Những người điếc hoàn toàn (với mức mất thính lực trung bình lớn hơn 92 dB)

c) Xúc giác

Định nghĩa

Xúc giác liên quan đến khả năng cảm nhận các bề mặt, kết cấu, chất lượng và nhiệt độ của chúng.


2.1.3.2Khuyết tật thể chất


a) Giọng nói

Định nghĩa

Giọng nói được sản sinh trong miệng và thanh quản và phụ thuộc vào hoạt động phối hợp của nhiều cơ bắp.



b) Khéo léo

Định nghĩa

Khéo léo được định nghĩa là kỹ năng thao tác, là sử dụng phối hợp bàn tay và cánh tay để nhấc và cầm các vật thể, thao tác và tháo lắp các vật thể bằng cách sử dụng các ngón tay và ngón cái. Khéo léo cũng liên quan đến việc thuận dùng tay phải hay tay trái.

Suy giảm về khéo léo là suy giảm hoặc mất khả năng cùng thu các ngón tay và ngón cái hoặc không có khả năng để tách chúng một cách bình thường. Các thao tác phức tạp hơn, chẳng hạn như đồng thời đẩy và quay trong đó yêu cầu duy trì cả hai áp lực đẩy và xoắn của cổ tay có thể gây đau hoặc không thể thực hiện được.

c) Thao tác

Định nghĩa

Thao tác gắn chặt với khéo léo và thường liên quan đến các hoạt động như mang vác, di chuyển, thao tác các vật thể và bao gồm các hoạt động sử dụng chân, bàn chân, tay để với, nhấc, đặt, kéo, đẩy, đá , túm, thả, quay, ném và nắm bắt.

Thao tác có thể bị suy giảm do không có khả năng sử dụng cả hai tay (hoặc chân) để thực hiện một số chức năng hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi suy giảm trong chuyển động khớp.

d) Vận động

Định nghĩa

Vận động là khả năng di chuyển tự do từ nơi này đến nơi khác. Có nhiều dạng vấn đề về vận động, từ những khó khăn nhỏ trong chuyển động, đến phải ngồi xe lăn hoặc bị nằm liệt giường.



e) Sức mạnh và độ bền

Định nghĩa

Sức mạnh liên quan đến lực được tạo ra bởi sự co của cơ hoặc nhóm cơ. Nó cũng phụ thuộc vào sức chịu đựng hay khả năng chịu đựng (khả năng duy trì lực) và có thể liên quan tới chức năng tim và phổi.


2.1.3.3Khuyết tật nhận thức


a) Trí tuệ

Định nghĩa:

Trí tuệ là khả năng biết, hiểu và suy luận.

Suy giảm trí tuệ dẫn đến khó khăn trong nhận thức và giải quyết vấn đề và có thể bao gồm khó khăn trong việc nhận thông tin.

b) Trí nhớ

Định nghĩa

Trí nhớ liên quan đến khả năng hồi tưởng, học tập.

Suy giảm trí nhớ bao gồm suy giảm trí nhớ ngắn hạn, suy giảm trí nhớ dài hạn hoặc cả hai. Trí nhớ ngắn hạn là quan trọng hơn đến việc sử dụng các sản phẩm và dịch vu ICT.

c) Ngôn ngữ và đọc viết

Định nghĩa

Ngôn ngữ và đọc viết là chức năng tâm thần cụ thể của việc nhận biết và sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và thành phần khác của ngôn ngữ.

Các bệnh đột quỵ hoặc mất trí nhớ gây suy giảm khả năng ngôn ngữ. Những người bị bệnh này có thể vẫn nghĩ như trước, nhưng không thể bày tỏ suy nghĩ của họ thành từ ngữ.

Chứng khó đọc thường được xem là một suy giảm ngôn ngữ, mặc dù có một số bằng chứng rằng nó có thể do khiếm khuyết thị lực. Người ở mọi lứa tuổi với chứng khó đọc gặp khó khăn với đọc và viết.


2.1.4Nhu cầu, tình hình sử dụng trang thông tin điện tử của người khuyết tật

2.1.4.1Thực trạng tiếp cận thông tin của người khuyết tật


Người khuyết tật có nhu cầu tiếp cận thông tin rất lớn. Người khuyết tật gặp những khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin đối với người không bị khuyết tật. Sự phát triển liên tục của cơ sở hạ tầng truyền thông đã giúp người sử dụng có cơ hội kết nối và chia sẻ nhiều lĩnh vực khác nhau (khoa học, kỹ thuật, thương mại, xã hội….) và đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, khả năng khai thác dữ liệu trên Internet của người khuyết tật là chưa cao. Bởi do hạn chế của hầu hết các trang thông tin điện tử Tiếng Việt không có đủ các chức năng hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận nội dung của trang thông tin điện tử. Và hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể đối với thiết kế và xây dựng trang thông tin điện tử đảm bảo người khuyết tật có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

2.1.4.2Sử dụng trang thông tin điện tử


Hiện nay, máy tính và mạng Internet trở thành phương tiện chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc tiếp cận thông tin đối với Người khuyết tật: đọc báo, đọc thông tin, nghe nhạc... Chúng đem đến cho người khuyết tật cơ hội tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại trên Internet.

Nhưng, để có khả năng sử dụng kho tri thức nói trên, người khuyết tật cần phải được đào tạo tới một trình độ nhất định để giao tiếp với máy tính thông qua các chương trình đọc màn hình như Jaws, các phần mềm phóng to….. Khả năng kết nối Internet chưa phù hợp với đời sống của người khuyết tật.

Hiên nay đã có một vài trang web được chú ý thiết kế theo tiêu chuẩn của W3C và WAI theo ý tưởng “dành cho mọi người”, như Trang web của Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam (www.forum.wso.net). Diễn đàn người khuyết tật của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam bao gồm tất cả các tổ chức liệt kê trong website này. Hoạt động này nhằm thúc đẩy việc hợp tác cùng làm việc và hiểu biết hơn nữa giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan bộ trực thuộc chính phủ, những vấn đề như các dịch vụ phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ, lao động việc làm, giáo dục hội nhập, nâng cao nhận thức và tiếp cận những địa điểm công cộng không rào cản. Khoảng 6 tháng một lần tổ chức các hội thảo mang tính toàn quốc và chương trình hoạt động hàng tháng được cung cấp tới các thành viên của Diễn đàn và những đơn vị, cá nhân quan tâm qua đường thư điện tử. Nguồn dữ liệu được phát triển theo các mục đa dạng khác nhau dựa vào các mối quan tâm chung, bao gồm nguồn nhân lực sẵn có để đào tạo và thảo luận, danh sách. Đây là trang thông tin điện tử khá chuẩn và có bộ sưu tập thông tin chuyên biệt dành cho người khuyết tật khá đầy đủ từ luật pháp, tin tức hoạt động, việc làm và cơ hội giáo dục đào tạo…

Trang web của Trung tâm tin học Sao Mai giới thiệu về hoạt động cơ quan tổ chức của trung tâm cùng với các dự án (www.saomaicenter.org). Trung Tâm Tin Học Vì Người Mù Sao Mai (viết tắt là SMCC) được ra đời với ý nghĩa là một Trung tâm đào tạo học và hỗ trợ tin học dành cho người khiếm thị tại Việt Nam. Trung Tâm được thành lập vào năm 2001 (dựa trên sự thỏa thuận ký kết giữa Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Thành Phố Hồ Chí Minh và Hiệp Hội Mantovan Ý) như là một thành qủa mang tính xã hội của dự án đào tạo tin học với sự tài trợ của Hội Liên Hiệp Châu Âu trong suốt hai năm. Hiện tại, Trung Tâm hoạt động như là một chi nhánh của Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Thành Phố Hồ Chí Minh. (viết tắt là HSDCA). Trung Tâm Tin Học Vì Người Mù - Sao Mai vừa thành lập diễn đàn khả năng tiếp Cận trang thông tin điện tử tại địa chỉ Diễn Đàn. Diễn đàn này nhằm tạo ra một nơi cho các người thiết kế và phát triển web trao đổi các vấn đề liên quan đến việc tạo ra các trang web mang tính tiếp cận cho người khuyết tật. Các chủ đề chính của diễn đàn sẽ là các chuẩn tiếp cận của W3 và điều khỏan 508 của Mỹ.

Trang thông tin điện tử của Hội Internet Việt Nam ISOC Viêt Nam (www.isoc-vn.org). Society - "ISOC" là một tổ chức quốc tế hoạt động phi lợi nhuận, phi chính phủ và bao gồm các thành viên có trình độ chuyên ngành. Tổ chức này chú trọng đến: tiêu chuẩn, giáo dục và các vấn đề về chính sách. Với trên 150 tổ chức thành viên và 8.600 thành viên cá nhân, ISOC bao gồm những con người cụ thể trong cộng đồng Internet.

"Nhằm đảm bảo sự phát triển và sử dụng Internet rộng rãi vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước Việt Nam". Các thành viên ISOC tại Việt Nam đã bắt đầu gặp gỡ và thảo luận những vấn đề liên quan đến Internet nói chung. Cùng với UNDP tại Hà Nội, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn tròn về nhiều vấn đề. Đây là một hoạt động thường xuyên. Chúng tôi có ý định liên kết hợp tác với văn phòng UNESCO tại đây để có thể tạo được hiệu quả cao hơn cho cả 2 bên và đồng thời sử dụng ví thê vốn có của ISOC là một tổ chức phi chính phủ toàn cầu được UNESCO công nhận.

Nhìn chung, khả năng khai thác dữ liệu trên Internet của người khuyết tật là chưa cao. Sở dĩ có điều này là do hạn chế của hầu hết các website Tiếng Việt như trình bày với nhiều khung, nhiều bảng, các liên kết mang biểu tượng hình ảnh và ít số tiêu đề thể hiện nội dung trang thông tin điện tử. Mặt khác số những người khuyết tật có thể khai thác các website khó tiếp cận này thường không nhiều: ví dụ đối với người bị khiếm thị khả năng nghe hiểu tiếng Anh của họ thường thấp mà những trang thông tin điện tử trình bày như vậy lại yêu cầu một trình độ ngoại ngữ tương đối để tiếp cận tốt vì người khiếm thị chỉ có thể thông qua nghe thông tin trên màn hình và kích hoạt vào các liên kết để duyệt trang thông tin điện tử, chứ không thể sử dụng các biểu tượng như mọi người.

Tóm lại, với người khuyết tật, việc tiếp cận với CNTT là một giải pháp tích cực giúp họ có thể dễ dàng trao đổi thông tin với cộng đồng.



  1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
    vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
    vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
    vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
    vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
    vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
    vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
    vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
    vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
    vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
    vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

    tải về 406.06 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương