Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức



tải về 259.8 Kb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu05.01.2023
Kích259.8 Kb.
#54107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Quan điểm và lí thuyết dạy học hiện đại - Khóa 1

Tóm tắt:


Các lý thuyết học tập của tâm lý học dạy học tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổ chức và thực hiện tối ưu quá trình học tập của HS. Có rất nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, trong đó có ba nhóm chính là thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. Mỗi một lý thuyết học tập có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Trong thế kỷ 20, đôi khi người ta đã giật mình vì mỗi khi có một mô
hình lý thuyết mới được đưa ra với những tuyên bố như những lý thuyết tổng quát, toàn năng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một lý thuyết học tập nào mang tính tổng quát và hoàn thiện, và các nhà nghiên cứu chuyên môn không còn tham vọng phát triển một lý thuyết học tập tổng quát. Người ta đã nhận ra rằng mỗi cách tiếp cận có những có giá trị riêng, nhưng chúng không thể miêu tả được một cách tổng quát cơ chế của việc học tập, như đôi khi người ta thường khẳng định. Ngày nay, người ta tìm cách phát triển các mô hình lý thuyết cho các cách học tập riêng rẽ. Trong vận dụng thì cần vận dụng phối hợp các lý thuyết một cách thích hợp

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN


  1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án

  1. Khái niệm dự án

Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là ―Project‖, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội...
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.
Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Có mục tiêu được xác định rõ ràng,

  • Có thời gian qui định cụ thể.

  • Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn.

  • Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác).

  • Mang tính phức hợp, tổng thể

  • Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt

Có nhiều loại dự án khác nhau. Dựa theo nội dung của dự án có thể phân biệt các loại sau:


- Dự án đầu tư – xây dựng: đầu tư xây dựng, đầu tư trang thiết bị
- Dự án nghiên cứu - phát triển: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới, các máy móc, thiết bị, kết cấu kỹ thuật; xây dựng các chương trình, phần mềm
.v.v…
- Dự án tổ chức: xây dựng tổ chức mới, thay đổi tổ chức, …
- Dự án hỗn hợp: bao gồm một số nội dung đã nêu trên.
Quá trình thực hiện một dự án được phân chia thành các giai đoạn khác nhau. Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây:
- Xác định mục tiêu dự án (giai đoạn chuẩn bị / giai đoạn khả thi)
- Lập kế hoạch dự án (lập kế hoạch và thiết kế dự án)
- Thực hiện dự án (thực hiện và kiểm tra)
- Kết thúc dự án (đánh giá)

  1. tải về 259.8 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương