Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức



tải về 259.8 Kb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu05.01.2023
Kích259.8 Kb.
#54107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Quan điểm và lí thuyết dạy học hiện đại - Khóa 1

Lý thuyết kiến tạo:

Thuyết kiến tạo là một nhánh của lý thuyết Tâm lý học hành vi mà Piagie J. ; Vygotsky L. X. là đại diện cho quan điểm nghiên cứu này. Đây là một lý luận dạy học trọng yếu, một nhận thức mới của giáo dục, hưng khởi từ


Châu Âu và có ảnh hưởng rộng rãi đối với hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận của DH hiện nay.
Một trong những nhận thức mới của chủ nghĩa kiến tạo cho rằng:
Học tập không phải tri thức do chuyển tải của thầy giáo sang học sinh, mà là người học được học trong một môi trường xã hội (GV, kiến thức, đối tượng học tập…).
Trong quá trình học tập người học chủ động dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản thân để thu thập những tri thức, kinh nghiệm mới.
Thông qua sự hỗ trợ của kinh nghiệm mới và cũ, tiến hành lý giải, gia công, cải tạo, “đồng hoá” và “thích ứng” một cách đầy đủ, từ đó xây dựng kết cấu tâm lý mới (các tri thức mới) của cá nhân.
Thầy giáo là người tổ chức, cố vấn, giúp đỡ, chủ đạo trong việc xúc tiến quá trình DH qua dẫn dắt phát huy động cơ, hứng thú để quá trình học tập của người học diễn ra chân thực trong môi trường tương tác.
Ý nghĩa của thuyết này nhấn mạnh sự tương tác giữa chủ thể với môi trường xung quanh, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nắm nội dung và tri thức học tập [4, tr. 42-45]. Đây cũng là thuyết đề xướng cho quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm.
Nhấn mạnh môi trường học tập chân thực và tác động xã hội qua lại cũng là hai nhân tố cơ bản của tư tưởng của DH theo hướng phát triển KNHTHT.
Bởi trong DHHT, người học dưới sự hướng Ứng dụng vào DH, Gelasser W. cho rằng sự thành công giáo dục ở nhà trường được xét không chỉ ở phương diện thành tích học thuật mà còn ở đào tạo trong môi trường ấm áp và tinh thần hợp tác xây dựng. Bởi những quan hệ này góp phần lớn vào sự thành công trong học tập của học HS.
Ông cho rằng nếu HS ở trường không thoả mãn được nhu cầu có tình bạn và lòng tự tôn thì không thể vui vẻ và có hứng thú trong học tập [94]. Lý thuyết nhu cầu coi trường học là một môi trường quan trọng thoả mãn nhu cầu của HS. HS đến trường là gia nhập xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu. Bởi, chỉ có thoả mãn các nhu cầu họ mới cảm thấy hứng thú và thấy ý nghĩa trong học tập và từ đó mới thu được thành công. DH hướng vào phát triển KNHTHT lấy quan điểm này làm cơ sở, lợi dụng việc tổ chức học tập cùng nhau, giao lưu bạn bè và chia sẻ để thoả mãn các nhu cầu tạo nên động cơ học tập. William Gelasser khi nói về học tập hợp tác đã nhấn mạnh: HS, SV có hai nhu cầu cơ bản đó là hữu nghị (hay tình bạn) và tự tôn (lòng tự trọng - muốn được người khác tôn trọng mình), đây là cơ sở cho học tập hợp tác.



tải về 259.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương