Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá



tải về 0.95 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích0.95 Mb.
#2096
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Tàu (chở) hàng
Dùng để chở hàng, khác với loại tàu (chở) khách (passenger ship)
Full reach and burden
Sức chứa và sức chở hàng toàn vẹn
Thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi chứa và chở hàng của các hầm và boong tàu được dành toàn vẹn cho người thuê sử dụng. Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, buồng hành khách và các khu vực được dùng vào các mục đích ngoài việc chứa và chở hàng không được tính vào phạm vi đưlợc quyền sử dụng của người thuê. Nhưng trong hợp đồng thuê định hạn, buồng hành khách được tính vào phạm vi sử dụng của người thuê. Thí dụ: Toàn bộ phạm vi chứa và chở hàng của các hầm, boong, nơi bốc hàng thông thường (Nhưng không được vượt quá gây trở ngại cho khả năng chất xếp và chuyên chở của con tàu) và tất cả buồng hành khách đều sẽ do người thuê tùy ý sử dụng (...the whole reach and burden of the vessel’s holds, decks and usual places of loading (but not more than she can reasonably stow and carry) and all passenger accom-modation shall be at the charterers’ disposal...) “Freight shall be considered as fully earned upon shipment and non returnable in any event whether or not the voyage shall be performed and whether or not the vessl and / or cargo shall be lost” “Cước sẽ được xem như là đã thu đủ lúc gửi hàng và không hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào cho dù chuyến đi sẽ được thực hiện hay không và cho dù con tàu và/hoặc hàng chuyên chở sẽ bị tổn thất hay không” Nguyên tắc cơ bản của luật hàng hải Anh – Mỹ và của nhiều nước khác quy định: “Người chuyên chở chỉ thu được cước khi hàng được vận chuyển đến đích và sẵn sàng được giao cho người nhận. Nếu tàu bị tổn thất hoặc không đi đến đích theo yêu cầu thì người chuyên chở sẽ không có quyền thu chút cước nào” Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của mình, chủ tàu thường bổ sung vào hợp đồng thuê tàu hoặc vận đơn đoạn thuật ngữ nói trên để bảo đảm thu đủ cước lúc gửi hàng mà không phải hoàn trả lại cho người thuê mặc dù hành trình của tàu gặp trắc trở như đã nêu. Tất nhiên, về phần mình, người thuê tàu sẽ cân nhắc việc chấp nhận quy định sửa đổi bổ sung này và có thể có giải pháp đảm bảo an toàn đề phòng rủi ro mất cước (Freight risk) bằng cách bảo hiểm cước.
Freight ad valorem
Cước theo giá trị hàng
Trong chuyên chở hàng bằng tàu chợ phổ thông hoặc bằng tàu container chuyên dùng, chủ tàu thu cước theo giá trị đối với mặt hàng có giá trị cao (Goods of great value). Đối với các mặt hàng thông thường, giá trị không cao, chủ tàu áp dụng thu cước theo trọng lượng hoặc thể tích hàng chuyên chở. Chủ nhân các loại hàng chuyên chở có giá trị cao cần phải khai báo rõ giá trị để người chuyên chở xem xét và định mức cước tương ứng. Giá trị hàng được khai báo là cơ sở để tính toán bồi thường tổn thất nếu có xảy ra sau này do lỗi của người chuyên chở.
Freight market
Thị trường thuê tàu (Thị trường vận tải biển)
Là nơi giao dịch thuê và cho thuê tàu giữa người có nhu cầu chuyên chở (Chủ hàng, hành khách) và người có tàu kinh doanh chở thuê (Chủ tàu) Được hình thành rõ nét từ những năm cuối thế kỷ 19 với các trung tâm thuê tàu chủ yếu (Thị trường thuê tàu London, thị trường thuê tàu NewYork, thị trường thuê tàu Tokyo, Hamburg, Oslo,...) dựa trên cơ sở 2 yếu tố cơ bản là hàng hóa – hành khách và tàu buôn. Thị trường thuê tàu về thực chất là nơi mua bán sản phẩm vận tải đường biển mà giá cả được biểu thị bằng giá cước thuê tàu, là phản ánh tập trung các mối quan hệ cung – cầu và quan hệ lợi ích của người thuê tàu và người chuyên chở. Thị trường thuê tàu tổng hợp gồm 2 lĩnh vực: Lĩnh vực thuê tàu hành khách (Passenger freight market) và lĩnh vực thuê tàu hàng (Cargo freight market). Lĩnh vực thuê tàu hàng có quy mô rộng lớn, có tổ chức khá phức tạp phân chia thành nhiều bộ phận thị trường (Freight market sectors) và có tác dụng quyết định đối với phát triển của ngoại thương đường biển thế giới.
Freight payable at destination or freight to collect
Cước trả tại đích đến hoặc cước trả sau
Thuật ngữ dùng để chỉ người thuê tàu trả cước tại đích đến của hàng hóa, có nghĩa là trả cước sau khi tàu hoàn thành chuyến vận chuyển. Để được rõ ràng, chính xác hơn, trong hợp đồng vận tải đôi khi người ta còn ghi thêm: Cước trả trước khi dỡ hàng (Before breaking bulk) hoặc sau khi dỡ hàng (After dis-charging) tại cảng đích.
Freight index
Chỉ số cước
Trong nghiên cứu tình hình thị trường thuê tàu, người ta thường lấy mức cước tại một khu vực hoặc tuyến chuyên chở vào một thời điểm nào đó làm chỉ số cước gốc và xuất phát từ đó mà tìm ra và so sánh sự biến động tăng giảm của giá cước trong một khoảng thời gian cần xem xét, để làm cơ sở góp phần dự đoán xu hướng phát triển của giá cước trong những năm tới. Thí dụ: - Chỉ số cước tàu chợ (Liner freight index) - Chỉ số cước tàu chạy rông (Tramp freight index) - Chỉ số cước tàu container (Container freight index)
Freight note
Thông báo cước
Là chứng từ do người chuyên chở hoặc đại lý, đại diện người chuyên chở gởi đến chủ hàng hoặc đại lý của họ, thông báo về số tiền cước chuyển chở phải trả trước khi được trao vận đơn tại cảng bốc hoặc cảng dỡ hàng.
Freight payable on in-taken quantity
Cước trả theo khối lượng hàng xếp xuống tàu
Trong chuyên chở hàng có khối lượng lớn bằng tàu chuyến, người ta có thể lấy khối lượng xếp xuống tàu tại cảng gửi hoặc lấy khối lượng hàng dỡ lên bờ tại cảng đến làm cơ sở để tính cước, tùy chủ tàu và người thuê thỏa thuận. Nhưng trên thực tế, chủ tàu thường yêu cầu người thuê trả cước theo khối lượng hàng xếp xuống tàu tại cảng gửi.

Freight ton (freight unit)
Tấn cước
Là đơn vị đo lường phổ biến của một mặt hàng chuyên chở (Thông thường là tấn hay mét khối) được dùng làm cơ sở để tính cước. Cần lưu ý vì còn có những sai biệt về đơn vị đo lường ở một số nước do tập quán sử dụng lâu đời để lại cho nên phải quy định rõ, cụ thể đơn vị đo lường trong hợp đồng để tránh hiểu lầm, gây tranh chấp.
Frustration
Mất tác dụng
Hợp đồng thuê tàu mất tác dụng khi nó không còn đạt được mục đích kinh tế mong muốn do con tàu gặp phải một sự cố bất ngờ ngoài sự kiểm soát và ngoài trách nhiệm của các bên đương sự làm hỏng kế hoạch dự tính. Thí dụ: Tàu bị bão gây hư hỏng nặng mà nếu sửa chữa để có thể tiếp tục hành trình theo hợp đồng thì phải kéo dài thời gian, tăng thêm nhiều phí tổn và hai bên đương sự sẽ không đạt được mục đích kinh tế. Do đó, hợp đồng thuê tàu được đặt trong tình trạng mất tác dụng nghĩa là không tồn tại nữa và không bên nào chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hợp đồng này.
Full and down
Đầy tàu và tận mớn
Dùng để chỉ hầm tàu được xếp đầy hàng đồng thời tàu đạt đến dấu chuyên chở tối đa cho phép, phù hợp với khu vực địa lý chuyên chở và mùa tiết...
Full and complete cargo
Hàng đầy đủ và trọn vẹn
Chỉ khối lượng hàng đầy đủ và trọn vẹn cho sức chở bằng tấn hoặc mét khối của con tàu.
Full container load (FCL)
Chở trọn container
Dùng để chỉ hàng được chở đầy một container và người chuyên chở sẽ thu cước theo đơn vị container (CBR hoặc FAK)

G

Grain cargo certificate
Giấy chứng nhận chở ngũ cốc
Chứng từ do giám định viên xác nhận con tàu thích hợp cho tiếp nhận và vận chuyển hạt ngũ cốc rời được người chuyên chở lập và xuất trình cho người gửi hàng cùng lúc với thông báo sẵn sàng bốc hàng lên tàu theo qui định của hợp đồng vận tải.
Gantry crane
Cẩu khung
Loại cẩu được đặt trên khung đỡ (gantry), di động trên ray hoặc trên bánh cao su, có sức nâng khỏe và nhanh, thường được bố trí bốc / dỡ container hàng lên xuống tàu qua bên trên lan can (Lift-on / Lift-off)
Gasvoy
Mã hiệu của mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu chở khí thiên nhiên (natural gas) do Hiệp hội BIMCO soạn thảo.
Geared ship
Tàu có trang bị bốc / dỡ hàng: cẩu đòn, cần trục...
Gearless ship
Tàu không có trang bị bốc / dỡ hàng
Gencon
Là mã hiệu của mẫu hợp đồng thuê tàu thống nhất chở hàng tổng hợp do Hiệp hội vận tải biển quốc tế và Ban-tích (BIMCO) xây dựng và được nhiều nước sử dụng rộng rãi trong đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tàu chở bách hóa.
General average
Tổn thất chung
Là tổn thất do “hành động tổn thất chung” gây ra cho tàu và hàng hóa trong một chuyến đi trên biển, nhằm bảo vệ lợi ích của tất cả các bên (Chủ tàu, chủ hàng). Do đó mỗi bên phải cùng nhau gánh chịu Tổn thất chung khác với tổn thất riêng (Particular average) là loại tổn thất chỉ liên quan đến lợi ích riêng của chủ tài sản nào đó (Chủ tàu hay chủ hàng) trong chuyến đi chung trên biển và người này phải tự mình gánh chịu mà không đòi hỏi được các chủ tài sản khác cùng đóng góp. Tổn thất chung bao gồm: 1. Hy sinh tổn thất chung (General average sacrifices): Là những thiệt hại vật chất của: - Tàu: Do dập tắt đám cháy trên tàu, chặt bỏ thiết bị vật dụng bị đổ nát, động cơ tàu bị hỏng do chạy máy quá giới hạn cho phép để vượt cạn,... - Hàng: Vứt bỏ hàng để làm nhẹ tàu, hàng ngấm ướt do dập đám cháy trên tàu, hư hỏng khi phải dỡ hàng tại cảng lánh nạn... 2. Chi phí tổn thất chung (General average expenditures) Bao gồm các chi phí cứu hộ (Phí lai dắt, phí sang mạn hàng,...), chi phí tại cảng lánh nạn (Phí vào và rời cảng, phí dỡ hàng, phí sửa chữa tàu, chi phí lương bổng thuyền viên trong thời gian tàu lưu tại cảng lánh nạn,..._ và các chi phí khác có liên quan (Phí giám định, phí tính toán phân chia đóng góp tổn thất chung,...) Tổn thất chung là một sự cố hàng hải thừơng xảy ra và cách giải quyết khá phức tạp đòi hỏi tính chính xác và có thời gian. Vì thế, trước đây rất lâu người ta đã cố gắng soạn thảo và áp dụng thống nhất các văn bản luật pháp về tổn thất chung như: Quy tắc York-Antwerp 1924, quy tắc York-Antwerp 1950 Hiện nay các nước thống nhất sử dụng quy tắc York-Antwerp 1994 (York-Antwerp Rules 1994) mà nội dung gồm 7 quy tắc từ A đến G và 22 điều khoản nhằm diễn giải rõ ràng các trường hợp tổn thất chung, các hy sinh và chi phí tổn thất, cách tính toán đóng góp tổn thất chung và thủ tục tiến hành.
General average act.
Hành động tổn thất chung
Theo diễn giải của Quy tắc A York-Antwerp 1994 được quốc tế công nhận phổ biến: Được coi là hành động tổn thất chung chỉ khi nào hành động ấy có chủ định (Intentionally) và hợp lý (Reasonably) vì sự an toàn chung (Common safety) khi gặp hiểm họa, đã gây ra những hy sinh và phí tổn bất thường nhằm bảo vệ tài sản thoát khỏi hiểm họa trong một chuyến đi chung trên biển. Thí dụ: - Vứt bỏ hàng để làm nhẹ tàu. - Tự nguyện đưa tàu vào cạn để tránh tai nạn. - Bơm nước vào hầm hàng để dập tắt lửa - Đưa tàu vào cảng lánh nạn để cứu chữa...
General average clause
Điều khoản tổn thất chung
Điều khoản trong hợp đồng thuê tàu hoặc vận đơn quy định nơi và quy tắc xử lý tổn thất chung (thường áp dụng quy tắc York-Antwerp)
General average deposit
Tiền ký quỹ tổn thất chung
Khi xảy ra trường hợp tổn thất chung, chủ tàu có quyền yêu cầu người nhận hàng đóng một số tiền ký quỹ nào đó trước khi nhận hàng, làm cơ sở bảo đảm việc chi trả phần phải đóng góp tổn thất chung (general average contribution). Tiền ký quỹ được đưa vào tài khoản liên doanh của chủ tàu và chủ hàng. Người đóng tiền ký quỹ sẽ nhận được biên nhận làm bằng chứng (deposit receipt) Số tiền ký quỹ kể cả tiền lãi của nó sẽ do những chuyên viên tính tổn thất chung (average adjuster) sử dụng để chi trả tổn thất chung và/hoặc tổn thất riêng, và/hoặc các phí khác. Nếu số tiền ký quỹ vượt quá mức đóng góp thì số dư thừa sẽ được hoàn trả cho người nộp. Cũng có một số trường hợp, chủ tàu chấp nhận người nhận hàng (hoặc công ty bảo hiểm lô hàng) làm giấy bảo đảm chi trả mà không phải nộp tiền ký quỹ (Letter of guarantee)
General cargo
Hàng bách hóa
Là các loại hàng thông thường, được đóng thành đơn vị: thùng, kiện, hòm, bó, sọt, bình, vại…để bốc xếp, vận chuyển được an toàn và tiện lợi. Còn được viết tắt là Generals Cách bốc dỡ và công cụ bốc dỡ hàng bách hóa rất khác biệt với cách bốc dỡ và công cụ bốc dỡ hàng rời là loại hàng không bao bì được chở trần (Bulk cargo) Khoang chứa hàng bách hóa thường chiếm nhiều dung tích hơn khoang chứa hàng rời vì nó bao gồm cả bao bì hàng hóa và khoảng trống chất xếp (Broken stowage)
General purpose container
Container đa dạng, dùng để chở hàng bách hóa.
Good ship or vessel
Tàu tốt
Thuật ngữ dùng khi mở đầu một hợp đồng thuê tàu nói về con tàu được thuê, hàm ý là con tàu thích hợp cho yêu cầu chuyên chở và đủ khả năng đi biển nếu không có quy định hạn chế gì khác. Khái niệm “tốt” ở đây chưa đủ rõ ràng và dứt khoát.
Grab discharge
Dỡ hàng bằng gầu ngoạm
Đối với các loại hàng rời như: Than, quặng, phân bón được quy định dỡ hàng bằng gầu ngoạm, hợp đồng thuê tàu thường kèm theo điều kiện không được xếp hàng vào két sâu (Deep tank), vì việc này gây khó khăn phức tạp cho thao tác dỡ hàng và có thể gây thiệt hại cho két sâu. Nhưng nếu người thuê tàu muốn sử dụng két sâu để chứa hàng thì phải được thỏa thuận của người chuêyn chở, phải tự mình trang trải chi phí dỡ hàng và do đó cũng sẽ được chấp nhận tăng thêm thời gian dỡ hàng tương ứng.
Grain cargo certificate
Giấy chứng chở ngũ cốc
Chứng từ do giám định viên xác nhận con tàu thích hợp cho tiếp nhận và vận chuyển hạt ngũ cốc rời được người chuyên chở lập và xuất trình cho người gửi hàng cùng lúc với thông báo sẵn sàng bốc hàng lên tàu theo quy định của hợp đồng vận tải.
Gross charter or gross terms or liner terms
Thuê tàu theo điều kiện rộng hay thuê theo điều kiện tàu chợ
Theo cách thuê này, người thuê tàu chỉ phải trả tiền cước chuyên chở mà không phải gánh chịu thêm loại phí nào khác có liên quan. Chủ tàu sẽ phải gánh chịu ngoài phí khai thác con tàu ra, các loại phí bốc dỡ hàng, phí kiểm kiện, cảng phí... Các điều kiện thuê này được áp dụng phổ biến trong thuê tàu chợ nên còn được gọi là “Thuê theo điều kiện tàu chợ” Ngược lại với cách thuê theo điều kiện rộng là cách thuê theo điều kiện hẹp (Net charter), quy định người thuê phải gánh chịu phí bốc / dỡ và chất xếp hàng (Free in and out and free stowed to the ship) nhưng không bao gồm cảng phí. Các thuật ngữ “Gross charter và Net charter” chỉ thường được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Gross Tonnage (GT)
Dung tích (dung tải) toàn phần
Theo Điều 7 của công ước về dung tải (Tonnage) 1969 và có hiệu lực từ 1982, dung tích toàn phần áp dụng cho các tàu biển có chiều dài bằng hoặc hơn 24m thay thế cho dung tích đăng ký toàn phần (Gross Register Tonnage) trước kia và bao gồm toàn bộ không gian khép kín của tàu, được đo theo một công thức quy định: - Dung tích toàn bộ các hầm chứa hàng hoặc buồng chứa hành khách nếu có. - Dung tích buồng máy - Dung tích toàn bộ các kho chứa nhiên liệu, nước ngoạt và thực phẩm. - Dung tích buồng ăn, buồng ngủ câu lạc bộ thuyền viên. - Dung tích buồng hải đồ và điện báo thông tin , nhưng không bao gồm dung tích buồng lái, buồng vệ sinh và lối đi lại, dung tích đáy đôi. Đơn vị đo dung tích tàu là m3 (đơn vị đo dung tích đăng ký cũ: 1RT = 100 cubic feet)
Gross weight
Trọng lượng (hàng) cả bì
Là tổng trọng lượng hàng chuyên chở (Cargo gross weight) bao gồm trọng lượng tịnh của hàng hóa (Cargo net weight) và trọng lượng của bao bì (Cargo package weight)
Groupage Bill of lading (Master bill of ladingk)
Vận đơn gộp chugn hàng (vận đơn người chuyên chở thực)
Là vận đơn do người chuyên chở thực cấp cho người giao nhận kiêm người gom hàng đã thuê trọn container để gửi hàng lẻ của nhiều chủ hàng đến cùng một cảng đích. Mỗi chủ hàng lẻ được nhận riêng một vận đơn gom hàng (House bill of lading) để làm bằng chứng giao nhận hàng.
Guaranteed space per ton
Khoảng chứa hàng cam kết cho mỗi tấn
Trong thuê tàu chở ngũ cốc rời, người thuê thường muốn chọn các con tàu có tỷ số dung tích tịnh cao so với trọng tải tịnh vì nó có lợi cho chất xếp và chuyên chở ngũ cốc là loại hàng có hệ số chất xếp cao. Vì lẽ đó, người thuê yêu cầu chủ tàu bảo đảm cụ thể trong hợp đồng khoảng chứa bằng mét khối cho mỗi tấn ngũ cốc. Thí dụ: “Chủ tàu bảo đảm cho người thuê tùy ý sử dụng nếu có yêu cầu, khoảng chứa hàng cam kết cho mỗi tấn ngũ cốc là...mét khối trong chuyến vận chuyển, nếu không đạt được như thế, tiền cước sẽ được hạ thấp theo tỷ lệ” (Theo hợp đồng Centrocon chở ngũ cốc từ River-Plate đi các nơi).

H

Hague Rules
Quy tắc Hague
Là quy tắc luật pháp chi phối vận chuyển hàng đường biển, quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng dựa trên công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc luật pháp liên quan đến vận đơn (The International Convention for the Unification of certain Rules of Law relating to Bill of lading), được ký kết tại Brussels, ngày 25/8/1924. Quy tắc đã được hơn 60 quốc gia phê chuẩn và áp dụng.
Hague – Vixby Rules
Quy tắc Hague – Vixby
Là quy tắc Hague được bổ sung và sửa đổi bởi nghị định thư 1968 (Protocol 1928) Về cơ bản, điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng trong quy tắc Hague – Vixby không có gì thay đổi so với quy tắc Hague.
Hamburg Rules
Quy tắc Hamburg
Là quy tắc luật pháp chi phối hợp đồng vận tải đường biển, dựa trên công ước Hamburg (Hamburg Convention) ký kết ngày 31/3/1978 tại Hamburg và có hiệu lực từ 1/1/1992 Quy tắc này là kết quả đấu tranh của nhóm 77 nước đang phát triển nhằm mục đích thay thế quy tắc Hague và có nhiều tiến bộ, công bằng hơn khi quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng. Tuy nhiên, hiện nay quy tắc Hamburg vẫn chưa được 1 số nước có đội tàu chở thuê phát triển mạnh tán thành và áp dụng.
Handy max
Loại tàu chở hàng rời có sức chở 25,000 tấn trọng tải
Handy sized bulker
Loại tàu chở hàng rời có sức chở 30,000 – 35,000 tấn trọng tải
Harbour dues
Cảng phí
Số tiền mà chủ tàu phải nộp cho quản lý cảng về sử dụng cảng trong việc kinh doanh.
Hatch of hatchway
Miệng hầm (Tàu)
Là khoảng trống hình chữ nhật dùng làm lối đưa hàng ra, vào hầm chứa hàng của con tàu. Miệng hầm rộng, hẹp tùy theo đặc điểm con tàu chuyên dùng chở loại hàng chuyên chở và được bao bọc bởi một gờ chắn bằng kim loại bền chắc (Hatch coaming) Miệng hầm có nắp đậy kín bằng vật liệu dẻo, bằng kim loại hoặc bằng gỗ phủ bạt (Hatch cover) để phòng nước mưa, nước biển xâm nhập.
Heavy grain
Ngũ cốc nặng
Trong chuyên chở ngũ cốc, người ta thường quan tâm và phân làm 2 loại: - Loại hạt ngũ cốc có trọng lượng nặng gồm: Lúa mì, lúa mạch đen, ngô, gạo... - Loại hạt ngũ cốc có trọng lượng nhẹ (Light grain) gồm: Đại mạch, yến mạch, hướng dương, cao lương... Loại ngũ cốc có trọng lượng nhẹ chiếm nhiều khoảng chứa nên có hệ số chất xếp cao hơn loại ngũ cốc trọng lượng nặng. Nhưng trên thực tế, người ta thường lấy ngũ cốc trọng lượng nặng làm đơn vị tính cước. Điều này gây thiệt thòi cho người chuyên chở nếu mặt hàng cụ thể thuộc ngũ cốc trọng lượng nhẹ. Vì lẽ đó, chủ tàu thường yêu cầu trả thêm một mức phụ phí nhất định khi chở hàng ngũ cốc trọng lượng nhẹ.
Head Charter or Head Charter – Party
Hợp đồng gốc
Là hợp đồng thuê tàu đầu tiên được ký kết giữa chủ tàu và người thuê. Thuật ngữ được dùng để phân biệt với hợp đồng thuê tàu thứ cấp được ký kết giữa người thuê tàu và người thứ ba, khi cho thuê lại tàu (sublet)
Heavy lift
Hàng nặng quá cỡ
Chỉ loại hàng mà trọng lượng vượt quá mức nâng thông thường do tàu quy định và bị buộc phải sử dụng thiết bị nâng hàng riêng để bốc, dỡ (heavy lift crane or heavy lift derrick)
Hire money or Hire
Tiền thuê tàu định hạn
Được tính trên cơ sở bao nhiêu tiền/ngày cho cả tàu hoặc tấn trọng tải/tháng tùy thỏa thuận và thường được trả trước theo định kỳ tháng hoặc quý.
Hold (Cargo hold)
Hầm hảng, Khoang hàng
Là nơi chất xếp, chứa và bảo quản hàng hóa của con tàu trong quá trình vận chuyển. Tùy tính chất hàng chuyên chở mà hầm hàng được cấu tạo và trang bị thích hợp thành các loại: Hầm hàng khô (Dry cargo hold); hầm hàng rời (Bulk cargo hold); hầm mát, lạnh và đông sâu (Chilled, cold and deep-freeze hold), hầm cách nhiệt (Insulated hold), hầm quặng ( Ore hold),... Điều kiện hầm hàng về trang thiết bị, về vệ sinh, về thông gió, ...tốt, xấu là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến gìn giữ phẩm chất hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Hold cleaning
Dọn vệ sinh hầm hàng
Việc làm sạch hầm hàng là nhiệm vụ của tàu trước khi nhận xếp và chở lô hàng mới.
Hull insurance
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu bao gồm các đối tượng: Vỏ tàu, máy tàu và trang thiết bị của tàu Theo điều kiện của Hiệp hội bảo hiểm London, các rủi ro chính được bảo hiểm là: - Tai nạn lúc bốc / dỡ hàng và tiếp nhiên liệu. - Thiên tai gây ra như: Động đất, núi lửa phun, gió lốc, sét đánh,... - Tàu mắc cạn, bị lật hoặc bị đắm, mất tích. - Tàu đâm va tàu khác hoặc đâm va vật thể cố định (Trang thiết bị cầu cảng... kể cả tảng băng) - Nổ trên tàu, nổ nồi hơi, gãy trục máy hoặc do khuyết tật ngầm của vỏ hay máy tàu. - Hư hỏng do sơ suất bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thuyền viên, hoa tiêu hay thợ sửa chữa tàu mà những người này không phải là người được bảo hiểm. - Đóng góp hi sinh và chi phí tổn thất chung. - Chi phí hợp lý và cần thiết nhằm cứu chữa tàu và hạn chế tổn thất. Nhưng cần lưu ý: Các tổn thất nói trên không có nguyên nhân do sự thiếu cần mẫn của người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản trị tàu. Các trường hợp mà người bảo hiểm được miễn trách bồi thường gồm có: - Tàu không đủ tính năng hàng hải. - Hàng động ác ý hoặc sơ suất bất cẩn của người được bảo hiểm - Rủi ro chiến tranh. - Rủi ro đình công. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của mình mà người được bảo hiểm có thể sửa đổi hoặc bổ sung một vài điều kiện của Hiệp hội bảo hiểm London, với sự thỏa thuận của người bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể được ký theo thời hạn 12 tháng hoặc theo chuyến nếu thời hạn dưới 3 tháng.
Husband (Ship’s husband)
Người chăm nom tàu
Là người thay mặc chủ tàu chăm nom quản lý con tàu (ví như người chồng của “cô tàu”)
Husbandry
Việc chăm nom quản lý tàu (duy tư, sửa chữa...)
Hygroscopic cargo
Hàng dễ hút ẩm
Chỉ loại hàng nhạy hút ẩm trong không khí và chịu ảnh hưởng đó mà thay đổi trọng lượng trong chuyến đi biển dài ngày.

I

ICC (International Chamber of Commerce)
Phòng thương mại quốc tế
Là một tổ chức thương mại quốc tế phi chính phủ, thành lập từ năm 1919, tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử cho đến nay. Trụ sở đóng tại Paris (Pháp). Mục tiêu của Phòng Thương Mại Quốc Tế là phục vụ và thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nước trên cơ sở cạnh tranh công bằng, góp phần xây dựng trật tự kinh tê quốc tế. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm nhiều lĩnh vực quan trọng như: Ngoại thương, du lịch, thanh toán quốc tế, vấn đề cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề trọng tài giải quyết tranh chấp...
Ice Clause
Điều khoản đóng băng
Được ghi trong vận đơn hoặc hợp đồng thuê tàu, quy định người thuê và chủ tàu cùng nhau thỏa thuận giải pháp xử lý trường hợp tàu đến không vào được vì cảng đóng băng: thuyền trưởng có quyền điều tàu đến 1 cảnh an toàn khác để dỡ hàng hoặc người thuê chọn cách lưu giữ tàu để đợi băng tan hay phá băng và chấp nhận chịu phạt dỡ chậm hàng hoặc lưu tàu nếu điều đó xảy ra.
ICHCA (International Cargo Handling Coordination Association)
Hiệp hội quốc tế về phối hợp làm hàng Thành lập vào 01/01/1952 với 9 nước thành viên tại London (Anh) nhằm mục đích lúc đầu rút ngắn thời gian bốc dỡ hàng của tàu tại cảng khẩu. Năm 1964, mụch đích hoạt động được mở rộng nhằm nâng cao khả năng hiệu quả kinh tế trong vận chuyển hàng hóa thông qua hợp tác, phối hợp giữa phương tiện vận tải – cảng khẩu – các nghiệp vụ có liên quan khác. Số lượng thành viên gốm: Các chủ tàu, chủ hàng, đại lý vận tải, đại lý giao nhận, các công trình sư đóng tàu, nhà bảo hiểm,...lên đến 1000 người thuộc hơn 70 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hoa Kỳ...) Chủ tịch Ban quản trị tổ chức được bầu luân lưu 4 năm 1 lần giữa các quốc gia thành viên. Các tổ công tác trực thuộc nghiên cứu nhiều chuyên đề về thúc đẩy quay vòng nhanh của con tàu, cơ khí hoá bốc dỡ, đánh ký mã hiệu hàng, đào tạo công nhân bốc dỡ, phác thảo kiểu tàu mới... Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thu thập được phổ biến đến các thành viên bằng tạp chí thông tin xuất bản hàng quý hoặc bằng bản thông báo xuất bản định kỳ 1 tháng/lần hoặc bằng hội thảo kỹ thuật khi cần thiết.
Каталог: data -> upload file -> File
File -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
File -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039
File -> Trung tâm văn phòng phẩM – in quảng cáo việt hưng địa chỉ: 635a kim Mã Ba Đình – Hà Nội
File -> 1. Đặc tính giống
File -> Qua thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái, các giống ngô Pacific cho kết quả tốt nhờ đặc tính ngắn ngày, chống chịu tốt, năng suất cao, phù hợp thị hiếu
File -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 845 /bgdđt-ktkđclgd v/v Phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BÁC ƯU 64 & BÁC ƯU 903
File -> HÃy trồng giống ngô lai pacific 963 pacific 848
File -> BẢng giá notebook

tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương